huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Tiếng Việt

Nghĩa gốc của chữ Hán lang 郎 vốn là làng

(Bài gốc đăng trên Văn hóa Nghệ An: http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/nghia-goc-cua-chu-han-lang-von-la-lang )
Nhân đọc bài của sư Thích Viên Như về nguồn gốc từ “quê hương”:

https://nghiencuulichsu.com/2018/02/05/nguon-goc-hai-tu-que-huong/

Người viết không rành về Dịch học lắm nên chỉ xin bàn về khía cạnh ngữ âm lịch sử và chữ viết:

Người viết từng để ý từ gần chục năm trước một hiện tượng “hơi lạ” là trong cấu tạo chữ Hán “Hương 鄉” lại có chứa chữ Lang 郎 tức là “làng” của tiếng Việt. Nếu dựa vào nghĩa của chữ lang 郎 trong tiếng Hán là “chức quan” hay “anh chàng” thì không lý giải được việc xuất hiện chữ lang 郎 trong thành phần cấu tạo chữ hương 鄉 (nghĩa là làng, quê).

Tự điển Hán Việt của Thiều Chửu chú về chữ Lang như sau:

郎 Lang

(1): Chức quan. Về đời nhà Tần nhà Hán thì các quan về hạng lang đều là sung vào quan túc vệ, về đời sau mới dùng để gọi các quan ngoài, như: thượng thư lang 尚書郎, thị lang 侍郎 v.v… Ở bên ta thì các quan cai trị thổ mán đều gọi là quan lang.

(2): Chàng, một tiếng gọi về bên con trai, là cái danh hiệu tốt đẹp.

(3): Anh, chàng, vợ gọi chồng là lang.

Nhưng nếu đặt giả thuyết có vẻ “ngược đời” cho rằng chữ này vốn của nhóm người gốc Bách Việt tạo ra thì lại thấy ý nghĩa thật rõ ràng, “郎” là “làng” của người Việt. chính là thành phần chỉ nghĩa (làng, quê) của chữ hương 鄉.

Tra cứu kỹ hơn ở các từ thư cổ thì thấy chữ lang 郎 sách Thuyết văn Giải tự của Hứa Thuận (許慎, khoảng năm 58-147, thời Đông Hán) chú nghĩa chính là “魯亭也” (Lỗ đình dã – Đình của nước Lỗ). Do chữ lang có bộ ấp 邑 nên “đình” ở đây chắc không phải “cái đình” mà chỉ một địa khu tầm cỡ làng, vì Tự điển Hán Việt Thiều Chửu có chú một nghĩa của chữ đình 亭 như sau : phép nhà Hán chia đất cứ 10 dặm là 1 đình, 10 đình là 1 làng, nên người coi việc làng gọi là đình trưởng 亭長 tức như lý trưởng bây giờ. Nghĩa này của chữ lang 郎 gần như trùng với nghĩa “làng” của tiếng Việt còn nghĩa trong tiếng Hán là “chức quan” hay “anh chàng” không liên quan gì đến sự xuất hiện của bộ ấp 邑 cả, các nghĩa đó vốn chỉ là chữ giả tá mượn âm của chữ gốc “lang=làng” mà thôi.

Lưu ý là sách Thuyết Văn giải tự là cuốn từ điển thuộc hàng cổ nhất của TQ giải nghĩa đình là “dân sở an định dã” (chỗ dân cư ở yên định) tức chỉ làng xóm, và đó là nghĩa gốc của chữ đình, đến thời Khang Hy tự điển vẫn đặt nghĩa này là nghĩa đầu tiên, chỉ đến gần đây nghĩa “cái đình” mới được đặt lên trước, như ở tự điển Thiều Chửu.

Truy ngược về giải nghĩa chữ lang theo Thuyết Văn  là “đình  nước Lỗ” thì tức là người nước Lỗ gọi thôn ấp (tức đình) là lang (tức làng).

Phải chăng vì nghĩa gốc của lang 郎 vốn là “làng” của người Việt nên đã bị đào thải trong Hán ngữ (lý do thì tự nhiên thôi, người đọc chắc đều hiểu).

Nói thêm là nghĩa “làng” cũng có liên quan tới cái “đình 亭”, văn hóa cổ truyền của người Việt từ hàng nghìn năm nay vẫn coi cái đình làng chính là đại biểu của làng, một vùng đất nếu đã gọi làng thì không thể thiếu cái cái đình, nếu vì chiến tranh hay thiên tai mà đình làng bị hủy hoại thì trước sau cũng phải tính việc dựng lại.

Lưu ý chữ Nôm “làng” không viết bằng chữ lang 郞 mà dùng chữ lang khác 廊, tuy nhiên Khang Hy Tự điển chú rằng chữ 廊 đó cũng có thể viết là lang 郞.

又通作郞。《前漢•董仲舒傳》蓋聞唐虞之時,遊於巖郞之上 . 《註》晉灼曰:堂邊廡。巖郞,謂嚴峻之郞也。

hựu thông tác lang. [Tiền Hán • Đổng Trọng Thư truyện] cái văn Đường-Ngu chi thì, du ư nham lang chi thượng. [Chú] Tấn Chước viết: đường biên vũ. Nham lang: vị nghiêm tuấn chi lang dã. (Dịch thoát ý: Từng nghe thời vua Đường Ngu đi chơi trên nham lang. Tấn Chước ghi chú rằng đó là hàng lang bên nhà. Nham lang là cái hành lang cao nghiêm)

Nham lang 巖廊 theo Tự điển Hán Việt Thiều Chửu là “mái hiên cao”, tại sao vua Nghiêu-Thuấn (Đường Ngu[1]) lại trèo lên mái hiên cao mà chơi ? Người viết đồ rằng Tấn Chước (học giả đời Tấn) có lẽ đã giải thích sai vì không còn biết (hay cố tình xuyên tạc) nghĩa cổ của người Việt “lang 廊/郞” là làng chứ không phải cái “hành lang” bên tường nhà, “nham lang” là làng ở chỗ núi cao, trèo lên núi cao chơi thì hợp với câu “nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy” (người nhân chơi nơi núi non, người trí chơi miền sông nước) … chứ cái hành lang thì quá nhỏ bé tầm thường đối với vua Nghiêu-Thuấn !

Nếu cách giải thích chữ lang 郎 trong cấu tạo chữ hương 鄉 vốn nghĩa là “làng” của người Việt ở trên là đúng, thì lại nảy ra vấn đề là: Vì sao “đình” (một phần làng) của người nước Lỗ lại gọi là “lang/làng” giống với tiếng Việt của chúng ta? Có phải đó là sự đồng âm tình cờ mà người viết cố tình “nhận vơ” không, hay phải chăng người nước Lỗ vốn không phải Hán tộc chính gốc? Lưu ý khu vực nước Lỗ ở Sơn Đông thời xưa bị coi là đất Đông Di (nghĩa là man di phía Đông), sau này vua nhà Chu phân phong con cháu đến cai trị (là Cơ Bá Cầm, con trai của Chu Công Cơ Đán), nên sau đó sách vở Trung Quốc cứ “lải nhải” luận điệu rằng “nước Lỗ là dòng dõi nhà Chu”, nhưng thực ra có lẽ đó chỉ là tầng lớp cai trị thôi, chứ dân cư đến thời Khổng Tử cũng chưa chắc đã Hán hóa 100%.

Việc nghĩa gốc của chữ lang 郎 vốn là làng mà sách Thuyết Văn Giải tự đã ghi chép được có thể là đầu mối quý giá để xem xét ý nghĩa của tên nước Văn Lang 文郎 của người Việt thời Hùng Vương, hay tên nước Dạ Lang 夜郎 cổ ở vùng Quý Châu (Trung Quốc). Do sử Trung Quốc chỉ có ghi chép về “Dạ Lang Quốc” mà không có nước “Văn Lang” nên có thuyết cho rằng các sử gia Việt “ăn cắp” cái tên “Dạ Lang” mà ngụy tạo thành tên “Văn Lang”, nhưng việc nghĩa gốc của chữ lang 郎 chính là làng của tiếng Việt lại cho thấy cách giải thích làm bộ như “khoa học, nghiêm túc”, tránh các tư tưởng “dân tộc chủ nghĩa cực đoan” đó thật ra lại có màu sắc định kiến khá nặng !
Nói thêm về di chỉ Khả Lạc mới phát hiện ở Trung Quốc gần đây:

https://baike.baidu.com/item/可乐遗址

Di chỉ Khả Lạc 可乐 (âm pinyin: KELE một âm pinyin khác của chữ lạc 乐/樂 là yue4 đồng âm với chữ Việt 越/粵) được các học giả Trung Quốc nhận định là quốc đô của nước Dạ Lang cổ, có điều lạ là âm đọc hai chữ này hơi giống tên Khả Lũ tức Cổ Loa của người Việt (tức là Kẻ Chủ, Kẻ Chúa theo giải thích của Giáo sư Trần Trí Dõi), theo người viết thì nên tìm hiểu thêm về vấn đề này chứ có lẽ đây không phải sự giống nhau tình cờ ?

Tra trong Kinh Thi là tuyển tập thơ ca dân gian lớn của Trung Quốc nửa đầu thời Chu không thấy xuất hiện các chữ đình 亭, đình 停, lang 郎, lang 廊, trong khi chúng là các từ khá phổ thông trong Hán ngữ hiện đại. Tất nhiên chưa thể  căn cứ vào đó để bảo rằng thời Chu chưa có các chữ đó, mà chỉ có thể nói rằng thời đó chúng chưa phổ biến, có thể giải thích rằng đó là các từ gốc Bách Việt, mà Hán tộc vào thời đó vẫn còn quanh quẩn khu vực Hoàng Hà, chưa đặt được quyền thống trị lên vùng Trường Giang và Nam Trường Giang của nhóm Bách Việt, nên các từ ngữ gốc Bách Việt khi đó dẫu đã có mặt thì cũng chưa phổ biến trong Hán ngữ.

Người đọc có thể tham khảo thêm bài cùng chủ đề:
http://www.vanhoanghean.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/kha-nang-chu-da-han-co-nguon-goc-nam-a

[1] Ghi chú: Đường Ngu tức là vua Nghiêu (họ Đào Đường) và vua Thuấn (họ Hữu Ngu).

Trao đổi trên FB của bác Đại Cồ Việt

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10214967080280559&id=1535424222

(Nội dung trao đổi thấy hay hay nên tại hạ kéo về blog của mình)

Nguyen Dai Co Viet

Đọc sách. Bài viết về mối liên hệ giữa “tên chữ” (viết bằng chữ Hán) với “tên nôm” (trong khẩu ngữ người dân). Có mấy suy nghĩ thế này.

1. Tên chữ và tên nôm, cái nào có trước cái nào, rất khó nói. (1) Tên nôm có trước, người ta theo đó đặt tên chữ, lựa chữ Hán nào gần âm nhất, (2) Tên chữ có trước, khẩu ngữ nói nhiều rồi trại âm đi, thành tên nôm. Hai giả thiết này tương đương nhau. Nếu không có cớ xác đáng thì khỏi bàn luận.

2. Đấy là khi tên chữ với tên nôm còn nhìn thấy mối liên hệ về ngữ âm, chứ tên chữ chẳng may phạm vào huý là phải đổi. Có cả tỉ lí do khiến tên chữ của một địa danh thay đổi qua năm tháng. Tên nôm cũng vậy. Chỉ cần chúng thay đổi không cùng nhịp, khi ấy thì hai thằng (chữ và nôm) chẳng ăn nhập với nhau nữa.

3. Từ Liêm (tên chữ), có tên nôm là Trèm (ở HN nên Trèm = Chèm), chắc hẳn tên chữ (2 âm tiết) có sau tên nôm Tlèm (>trèm), vì việc dùng hai mã chữ Hán ghi cho từ có phụ âm đầu kép, thì dễ hiểu hơn là việc hai âm tiết “từ liêm” hợp nhất thành “tlèm”.

4. Đông Ngạc (tên chữ) có tên nôm là Kẻ Vẽ. Hai tên này không có liên quan đến nhau. Sự đứt gãy mối liên hệ chứng tỏ đã có sự biến đổi xảy ra.

Mình có cái giả thiết này, có thể là rất bố láo. Nguyên tên chữ không phải Đông Ngạc mà là Đông Mạc. Mạc, nghĩa là Vẽ (nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn-CPN). Sau vì lí do chính trị nào đó, tên chữ “Mạc” phải đổi làm “Ngạc”, còn tên nôm thì đổi (?) thành Vẽ.

Nội dung (3) và (4) chủ yếu liên quan đến quê người viết.

Bình luận
Hoàng Huy Lê
Hoàng Huy Lê Không hiểu những địa danh mà tên chữ là trích điển cố điển tích thì có tên nôm không a nhỉ, VD như Trung Hòa, Nhân Chính, Vụ Bản, Nhật Tân, Ước Lễ… (có Nhân Mục đọc thành Mọc, thì chắc tên Hán có trước sẽ hợp lí hơn)
Nguyen Dai Co Viet
 1. Có những địa danh chỉ có tên chữ, hoặc trước đây đã từng có tên nôm, nhưng đã bị quên lãng. 2. Làng có tên nôm hầu hết sẽ có cả tên chữ, để quản lí hành chính. 3. Đúng thế, có những trường hợp phải ngờ là tên chữ có trước, tên nôm có sau. 4. Nhưng để có một sự chứng minh thuyết phục thì phải có rất nhiều chứng cứ, chứ riêng tên gọi không thôi thì không được. “Ở nhà là Bưởi, là Na, khi ra đến phố em thành Hằng Nga”.
Hoàng Huy Lê
Hoàng Huy Lê Có mấy bạn sinh viên tên nôm, giờ phải nghĩ tên chữ cho các bạn ấy mà cũng khó phết đấy ạ.
Anh Dũng Phan
Anh Dũng Phan Mọc chắc không phải là biến âm của mục, vì chữ mục 苜 trong tên cỏ “mục túc”, Baxter phục nguyên âm thượng cổ là “mot” cho thấy -o- có trước.
Trong các cặp từ võ/vũ, tòng/tùng, thọ/thụ … thì chắc o cũng có trước, sau này khi cần tránh húy người ta hay lấy âm cổ ra đọc, vừa đảm bảo tránh húy, vừa không làm sai lệch nghĩa của từ… :)
Hoàng Huy Lê
Anh Dũng Phan
Anh Dũng Phan Hoàng Huy Lê Sorry, vì bấm lộn nút post nên chưa có đoạn giải thích, tôi đã sửa rồi đó :)
Nguyen Dai Co Viet
Nguyen Dai Co Viet Anh Dũng Phan Em có bài viết Về nguồn gốc vần O trong tiếng Việt hiện đại, đăng trên t/c Ngôn ngữ năm 2012, số 8. Khi nào rảnh anh đọc chơi.
Anh Dũng Phan
Anh Dũng Phan Gởi bài qua email cho tôi chứ cơ quan tôi không có thư viện.
Mà quen làm việc trên mạng nên thẻ thư viện tỉnh cũng vất mấy chục năm rồi :)
Hoàng Huy Lê
tạm chưa bàn chuyện o-u, nhưng cũng như anh đã nói, sau này người ta có thể dùng âm cổ hơn để đọc chệch. Ví dụ về kiêng húy rõ ràng cũng rất nhiều: Câm – Kim (Nguyễn Kim), Lị – Lợi (Lê Lợi), Ki – Cơ (Lê Long Cơ)… Hoặc đôi khi o-u tồn tại song song, VD thọ – thụ, tòng – tùng… Vì thế ta chỉ biết có cả 2 cách đọc ấy, chứ chưa chắc kết luận được cái tên mang âm tố /o/ phải có trước cái tên mang âm tố /u/. Ở đây em nghiêng về việc “Nhân Mục” có trước, “Mọc” đọc chệch (dùng âm cổ hơn để đọc chệch cũng là đọc chệch, và cũng là xuất hiện sau) bởi vì: 1/ Nhân Mục là từ thuần gốc Hán, lại là chữ trong nho giáo, được các nước đồng văn sử dụng nhiều (Nhân Mục vương hậu ở Triều Tiên chẳng hạn), nên tên này không ra đời sớm quá được; 2/ Tên chữ đặt 2 âm tiết, sau này tên nôm rút lại còn 1 và đọc chệch đi, việc này dễ chấp nhận hơn là tên 1 âm tiết trước rồi lại đặt thêm tên chữ 2 âm tiết, trừ phi tên nôm kia hoàn toàn không liên quan.opoolooooooooooooooooo
Anh Dũng Phan
Anh Dũng Phan Hoàng Huy Lê lý luận của bác cũng có lý … nhưng sẽ nảy ra câu hỏi: trước khi có tên Nhân Mục thì làng Mọc có tên là gì ? Tôi không tin là dân Việt man di đến mức cái tên làng, tên bộ lạc của mình cũng không biết đặt … trước khi có chữ Hán :)
Hoàng Huy Lê

em chỉ giả thiết, và rõ ràng là rất khó khảo cái chuyện “trước tên là gì”. Vậy thì ta phải khảo xem làng đó hình thành từ bao giờ, có thật hình thành từ thời… Hùng Vương để phải có tên nào đó trước khi chữ Hán du nhập vào không. Rất nhiều làng hiện nay cũng mới chỉ hình thành được mấy trăm năm thôi, lúc ấy các cụ sẵn chữ để đặt tên làng rồi, bên trên em liệt kê được vài nơi hoàn toàn dùng chữ của Nho gia để đặt. Trường hợp cụ thể của Nhân Mục thì e là khó khảo, thậm chí đến tận làng cũng chả chắc đã biết (vì tộc phả chắc chắn là chỉ ghi lại khi có chữ Hán/ có người biết chữ Hán), nên em không dám giả thiết xa hơn nữa. Đợi các nhà nghiên cứu làm rõ vậy.

Anh Dũng Phan
Đúng vậy, do sử sách của ta thất lạc nhiều quá nên phải dùng các suy luận gián tiếp thôi.
Theo các dữ liệu cổ địa chất thì đồng bằng Bắc bộ mới nổi lên trở lại sau thời kỳ Đại hồng thủy (biển tiến Flandri) khoảng 4000 năm nay thôi, nên các làng xã cổ nhất cũng không thể có niên đại quá số đó. Vùng xung quanh Hà Nội thì đã có dấu vết dân cư trước thời Bắc thuộc, riêng các vùng ven biển thì thời gian hình thành rất muộn, sau công nguyên.
Cứ liệu dân số thời Tây Hán trong Hậu Hán Thư cho biết dân số quận Giao Chỉ đông gấp 10 lần quận Nam Hải (tỉnh Quảng Đông TQ hiện nay) cho thấy đây là một vùng dân cư rất trù mật từ trước Công nguyên !
Nguyen Dai Co Viet
Nguyen Dai Co Viet Anh Dũng Phan Trước khi có tên Mọc, làng Nhân Mục có tên gì khác chúng ta không biết, anh ạ. Vì tên đất tên làng thay đổi nhiều lần trong lịch sử.
Oto Thanh Thieu
Oto Thanh Thieu Oh em họ Nguyễn quê nội làng Vẽ ạ , cụ tổ là Nguyễn Khả Trạc, tháng Giêng lại về giỗ tổ ở ngõ Trung, thăm ông bà cụ kị ngoài Nghĩa trang Tiểu Vương ạ.
Nguyen Dai Co Viet
Nguyen Dai Co Viet Bắt tay đồng hương cái. Chả biết có họ hàng gì với nhau không nhỉ. Các cụ cùng làng với nhau kiểu gì chả có tí quan hệ.

Oto Thanh Thieu
Oto Thanh Thieu Có, an tâm, ít nhất cùng họ Nguyễn 
Tran van Quyen
Tran van Quyen anh về Vẽ thì alo em caphe ở Vẽ nhé. Em đang ở xóm 3 tức ngõ Hòa của làng Vẽ
Anh Dũng Phan
Anh Dũng Phan Về giả thuyết Đông Ngạc vốn là Đông Mạc của bác Nguyen Dai Co Viet, sao bác không nghĩ đến chữ Họa 畫, còn có âm là Hoạch (vạch) cũng là vẽ. Chữ hoạch 畫 hình như Baxter phục nguyên âm thượng cổ là gʷreks, đọc giọng mũi thì “gʷ” thành ra “ng”, gʷrek thành ra “nguệch”.
Mà trong tiếng Việt lại có từ “nguệch ngoạc” để mô tả việc vẽ nữa :)
Nguyen Dai Co Viet
Nguyen Dai Co Viet Vì 畫 hoạ và 禍 hoạ đồng âm. Tại em chưa thấy làng nào có tên chữ lại thiếu cát tường như thế.
Anh Dũng Phan
Anh Dũng Phan Vì vậy họ đã chọn chữ Ngạc gần đồng âm với Hoạch để tránh âm “họa” mà :)
Nguyen Dai Co Viet
Nguyen Dai Co Viet Anh Dũng Phan Em ngờ là Đông Ngạc không cổ đến mức dùng âm Hán cổ đâu ạ. Em xem lịch sử thì Phan Phu Tiên (cuối tk 14, đầu tk15) đã đẻ ở làng nay gọi là Đông Ngạc. Không rõ làng lập từ khi nào, trải bao nhiêu tên.
Anh Dũng Phan
Anh Dũng Phan Tôi vừa tra Khang Hy tự điển thì chữ 畫 không có âm họa:

《Đường vận 》《Tập vận 》《Vận hội 》《Chính vận 》 hồ mạch thiết, hoành nhập thanh.(tức đọc HOẠCH)
Hựu 《Quảng vận 》《Tập vận 》《Vận hội 》《Chính vận 》hồ quái thiết, âm thoại (話)
Hựu 《Vận bổ 》 hồ đối thiết, âm huệ

Như vậy đến đầu thời Tống 畫 vẫn chưa bị đồng âm với chữ họa 禍, âm họa có lẽ mới có từ thời Trung nguyên âm vận, do dân Tàu bỏ mất các âm cuối tắc k/t/p …


Cơ sở xác định nguồn gốc tiếng Việt (qua 2 bài báo của A.G. Haudricourt)

 

(Nguồn:  http://ngonngu.net/?p=283 )

 

1. Về phương pháp xác định nguồn gốc ngôn ngữ

Trong lịch sử, có những ngôn ngữ mà vì một lí do nào đó đã bị chia tách ra thành nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ bị chia tách đó thường được gọi là ngôn ngữ mẹ hay ngôn ngữ cơ sở. Như vậy, về nguyên tắc, có thể tìm tòi ngược dòng thời gian lịch sử của những ngôn ngữ được giả định là vốn cùng “sinh ra” từ một ngôn ngữ mẹ, để quy chúng vào những nhóm, những chi, những ngành, những dòng… khác nhau, tuỳ theo mức độ thân thuộc nhiều hay ít.

Đối với mỗi ngôn ngữ, ba mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cũng như các tiểu hệ thống của nó biến đổi không đồng đều, có những mặt, những yếu tố… được bảo toàn rất lâu dài; nhưng cũng có những yếu tố đã biến đổi với những mức độ khác nhau. “Hầu như trong mỗi từ hoặc mỗi hình thức của từ lúc nào cũng có một cái gì đó mới và một cái gì đó cũ”.

Sự biến đổi ngữ âm (điều cần tìm kiếm đầu tiên trong khi nghiên cứu quan hệ cội nguồn của ngôn ngữ) không phải là những biến đổi hỗn loạn mà thường có lí do, có quy luật và theo hệ thống.

Và có một điểm đáng chú ý, được coi là tiền đề quan trọng trong việc phân loại các ngôn ngữ theo quan hệ cội nguồn, là tính võ đoán trong quan hệ ngữ âm với ý nghĩa. Bởi thế, ta có quyền giả định rằng: những từ gần gũi nhau về âm thanh có liên quan hoặc gắn bó với nhau ở ý nghĩa thường luôn luôn bắt nguồn từ cùng một gốc nào đó.

Nếu như phương pháp so sánh loại hình giúp quy các ngôn ngữ vào những loại hình khác nhau, hay phương pháp so sánh đối chiếu phát hiện những tương đồng và khác biệt chủ yếu trên diện đồng đại ở một hay nhiều bình diện, bộ phận của ngôn ngữ, thì để phát hiện ra sự thân thuộc giữa các ngôn ngữ về mặt cội nguồn người ta dùng phương pháp so sánh–lịch sử. Có thể nói, phương pháp so sánh–lịch sử từ việc so sánh, tìm ra các quy luật tương ứng về ngữ âm, từ vựngngữ pháp để rồi qua đấy xác định xác định nguồn gốc của một ngôn ngữ, hay quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ về mặt nguồn gốc.

2. Về các ý kiến khác nhau trong việc xác định nguồn gốc tiếng Việt

Hiện nay, quan điểm xếp tiếng Việt vào họ Nam Á (được nêu ra từ năm 1856) được nhiều người chấp nhận và được coi là có cơ sở khoa học nhất. Tuy nhiên, có những ý kiến khác không xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ này.

Ý kiến trước tiên phải kể đến là ý kiến của Taberd (1838): “tiếng Việt chỉ là một nhánh bị thoái hoá của tiếng Hán. Cơ sở để Taberd đưa ra ý kiến này là trong vốn từ của tiếng Việt hiện nay thì từ vựng có nguồn gốc Hán chiếm đa số. Tuy nhiên, mặc dù có tới 75% từ vựng tiếng Việt có gốc Hán nhưng đại đa số những từ đó đều là những từ văn hoá (những từ thể hiện trình độ phát triển của xã hội). Do đó, chúng phải là những từ vay mượn, chứ không phải là những từ mang tính nguồn gốc. Và theo Maspéro (1912): Bất cứ từ Hán nào vào tiếng Việt đều phải chịu sự chi phối của cơ cấu tiếng Việt.

Loại ý kiến thứ hai là những ý kiến xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Đảo. Đó là ý kiến của Bình Nguyên Lộc với hai cuốn Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (Sài Gòn, 1972) và Lột trần Việt ngữ (Sài Gòn, 1973), và gần đây là ý kiến của tác giả Hồ Lê (1996). Cơ sở của những ý kiến này là sự tương ứng từ vựng giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác nhau trong họ Nam Đảo. Tuy nhiên, phải nói ngay rằng, đây là những tương ứng chưa phải là những tương ứng mang tính hệ thống và do đó khả năng vay mượn là rất lớn. Khả năng này còn được đẩy lên cao hơn nữa khi mà, như chúng ta đã biết, sự cư trú đan xen giữa những cư dân Nam Á và cư dân Nam Đảo là có thực và diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Cần phải nói thêm rằng, tác giả Bình Nguyên Lộc đã cho rằng “có 40% từ Mã Lai trong vốn từ của tiếng Việt”, tuy nhiên “trong hai cuốn sách của ông chỉ thấy kể có khoảng dăm chục từ” (1)… Do vậy, có thể nói, việc nêu vấn đề tiếng Việt có quan hệ họ hàng với các ngôn ngữ Nam Đảo chỉ mang tính giả thiết và trong tình hình như vậy có thể nói giả thiết ấy chưa được chứng minh.

Ý kiến thứ ba, đáng chú ý hơn cả, cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc họ ngôn ngữ Thái. Cần phải nói ngay rằng, trong số những ý kiến không xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Á thì cách lí giải cho ý kiến này có vai trò quan trọng nhất. Ý kiến này được Henry Maspéro đề xuất vào đầu thế kỉ 20, và trong một thời gian dài, nó đã chi phối quan niệm về phân loại nguồn gốc ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ trên thế giới. Bằng phương pháp so sánh-lịch sử, với lập luận chặt chẽ, tỉ mỉ về các khía cạnh từ vựng cơ bản, ngữ pháp và thanh điệu, Maspéro đã làm những nhà nghiên cứu đương thời không có cách gì bác bỏ được. Cụ thể là:

Về từ vựng: giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ Thái cũng như với các ngôn ngữ Mon-Khmer đều có sự tương ứng;

Về ngữ pháp: tiếng Việt gần với tiếng Thái và khác rất xa với các ngôn ngữ Mon-Khmer hiện nay bởi các tiếng Mon-Khmer có cơ sở sơ sài về hình thái học trong khi đó tiếng Việt là một ngôn ngữ không có giá trị hình thái học.

Về thanh điệu: với Maspéro, thanh điệu tiếng Việt là một vấn đề quan trọng vì tiếng Việt hiện nay là một ngôn ngữ cũng có thanh điệu như các ngôn ngữ Thái và Hán. Trong khi đó, cho đến nay, các ngôn ngữ Mon-Khmer vẫn là các ngôn ngữ không có thanh điệu.

Tuy nhiên, những luận điểm của Maspéro không phải là không có hạn chế và những hạn chế đó sau này đã được A.G. Haudricourt chỉ ra một cách thuyết phục.

3. Về cơ sở để xác định nguồn gốc tiếng Việt qua hai bài báo của A.G. Haudricourt

3.1. Lập luận của A.G. Haudricourt trong việc chứng minh nguồn gốc Nam Á của tiếng Việt

Trong hai năm 1953 và 1954, A.G. Haudricourt đã lần lượt công bố hai bài báo quan trọng:

- Về nguồn gốc Nam Á của tiếng Việt

- Về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt

Với hai bài báo này, ông đề nghị phải xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Á, chứ không phải là họ Thái như H. Maspéro đã đề nghị. Cần phải nói ngay rằng, A.G. Haudricourt không phải là người đầu tiên nêu ra quan điểm xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Á. Mà, như đã trình bày ở trên, quan điểm này đã được đề xuất từ năm 1856, và hiện nay, đây là quan điểm nhận được nhiều sự đồng tình nhất bởi cơ sở khoa học của nó. Trong số những ý kiến ủng hộ đó, có thể coi lập luận của Haudricourt là đầy đủ nhất và là những lí lẽ đại diện cho cách phân loại này. Hơn thế nữa, qua lập luận của Haudricourt chúng ta còn có thể rút ra được những cơ sở để xác định nguồn gốc tiếng Việt.

Thứ nhất, về vấn đề từ vựng. Sau khi tiến hành khảo sát lại nhóm từ chỉ các bộ phận cơ thể trong tiếng Việt mà Maspéro đã dẫn ra để làm chứng cứ trong công trình so sánh của ông, Haudricourt đã chỉ ra rằng nhóm từ ấy về cơ bản là những từ thuộc về Mon-Khmer, chứ không phải là vừa gốc Thái vừa gốc Mon-Khmer như Maspéro đã chỉ ra. Vì vậy, trên phương diện từ vựng, quan hệ giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ Thái là quan hệ vay mượn.

Thứ hai, về vấn đề ngữ pháp, cụ thể là vấn đề cấu tạo từ bằng phương thức phụ tố. Hiện nay người ta vẫn nhận thấy dấu vết của phương thức này. Ví dụ điển hình là cặp từ giết – chết:

kchết     xát hoá    > giết

Ngoài ra, còn có một số cặp từ khác: cọc-nọc, kẹp-nẹp, con-non

Qua những cặp từ như vậy, chúng ta có thể chứng minh chúng là hệ quả của phương thức cấu tạo từ bằng phụ tố còn lưu giữ trong các ngôn ngữ Mon-Khmer. Tuy nhiên, điểm lập luận này, đối với Haudricourt, không phải là quan trọng nhất.

Điểm quan trọng ở đây chính là vấn đề thanh điệu. Haudricourt cho rằng, việc hiện nay tiếng Việt có hệ thống thanh điệu giống như tiếng Thái còn các ngôn ngữ Mon-Khmer không thanh điệu chưa nói lên điều gì về nguồn gốc. Bởi hệ thống thanh điệu có thể xuất hiện, có thể mất đi trong lịch sử của một ngôn ngữ. Hơn nữa, theo V.B. Kasevich, ở một số ngôn ngữ ở Đông Nam Á và Tây Phi tuy chúng đều có thanh điệu và thậm chí có những điểm giống nhau đến kì lạ về ngữ pháp nhưng “tuyệt đối rõ ràng là những ngôn ngữ này không phải là họ hàng” (tr.198).

Theo Haudricourt, thanh điệu tiếng Việt là một hiện tượng mới có, nói cách khác, trước đây tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ không có thanh điệu và hiện nay nó là một ngôn ngữ có thanh điệu giống như các ngôn ngữ Thái. Chính vì điều này mà Haudricourt đã chứng minh được rằng, về nguồn gốc, tiếng Việt tương tự như các ngôn ngữ Mon-Khmer:

– Giữa thanh điệu và phụ âm đầu có liên quan chặt chẽ đến nhau theo hướng các phụ âm đầu tắc vô thanh tương ứng với một thanh có âm vực cao, còn những phụ âm đầu hữu thanh thì tương ứng với thanh điệu có âm vực thấp.

– Thanh điệu tiếng Việt có sự tương ứng với cách kết thúc âm tiết:

+ Hai thanh ngang-huyền: âm tiết mở;

+ Hai thanh hỏi-ngã: âm cuối xát;

+ Hai thanh sắc-nặng: âm cuối tắc yết hầu.

Và cuối cùng, dựa trên kết quả phục nguyên, Haudricourt đã đưa ra sơ đồ về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt như sau:

Sơ đồ về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt
Đầu công nguyên
(không thanh)
Thế kỉ thứ VI
(ba thanh)
Thế kỉ XII
(sáu thanh)
Ngày nay
pa pa pa ba
sla, hla hla la la
ba ba
la la
pas, pah pả bả
slas, hlah hlà lả lả
bas, bah
las, lah
pax, pa?
slax, ba? hlá
bax, ba? pạ bạ
lax, la? lạ lạ

Từ những lí lẽ trên, A.G. Haudricourt đã khẳng định: “tốt nhất là chỉ nên xếp tiếng Việt là thành viên của nhánh Mon-Khmer thuộc họ Nam Á ở khu vực Đông Nam Á hiện nay”.

3.2. Cơ sở xác định nguồn gốc tiếng Việt

Chúng ta có thể nhận thấy tiếng Việt đã được các nhà nghiên cứu xếp vào nhiều họ ngôn ngữ khác nhau. Điều này cho thấy các ngôn ngữ trong khu vực, trong quá trình phát triển, có sự tiếp xúc và vay mượn của nhau rất nhiều. Cho nên, khi xác định nguồn gốc tiếng Việt không thể không tính đến yếu tố Thái, yếu tố Nam Đảo và đặc biệt là yếu tố Hán trong tiếng Việt.

Tuy nhiên chúng ta cần phải thấy rằng, hai vấn đề cơ bản và quan trọng nhất, vừa là phương pháp, vừa là cơ sở trong việc xác định nguồn gốc tiếng Việt, là vấn đề từ vựng cơ bản và vấn đề những biến đổi có quy luật của ngữ âm, cụ thể ở đây là quy luật hình thành thanh điệu. Tuy nhiên, việc nhận diện đâu là từ vựng cơ bản và việc xác định đâu là những từ mang tính nguồn gốc, đâu là những từ vay mượn là công việc không đơn giản. Và bất kì việc làm chủ quan, thiếu cẩn trọng hay nhầm lẫn nào cũng chắc chắn sẽ đưa ra những kết luận lệch lạc, sai lầm.

* A.G. Haudricourt (1953 và 1954)

(1) Cao Xuân Hạo, trang 94.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 1997.
  2. Trần Trí Dõi. Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia, H., 2000.
  3. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, 1998.
  4. Cao Xuân Hạo. Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt. Nxb Trẻ, 2001.
  5. A.G. Haudricourt (1953). Vị trí của tiếng Việt trong các ngôn ngữ Nam Á. (Hoàng Tuệ dịch). In trong Những bài viết về lịch sử tiếng Việt – Trần Trí Dõi biên soạn, Hà Nội, 1997.
  6. A.G. Haudricourt (1954). Về nguồn gốc các thanh của tiếng Việt. (Hoàng Tuệ dịch). In trong Những bài viết về lịch sử tiếng Việt – Trần Trí Dõi biên soạn, Hà Nội, 1997.