Trao đổi trên FB của bác Đại Cồ Việt
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=10214967080280559&id=1535424222
(Nội dung trao đổi thấy hay hay nên tại hạ kéo về blog của mình)
Đọc sách. Bài viết về mối liên hệ giữa “tên chữ” (viết bằng chữ Hán) với “tên nôm” (trong khẩu ngữ người dân). Có mấy suy nghĩ thế này.
1. Tên chữ và tên nôm, cái nào có trước cái nào, rất khó nói. (1) Tên nôm có trước, người ta theo đó đặt tên chữ, lựa chữ Hán nào gần âm nhất, (2) Tên chữ có trước, khẩu ngữ nói nhiều rồi trại âm đi, thành tên nôm. Hai giả thiết này tương đương nhau. Nếu không có cớ xác đáng thì khỏi bàn luận.
2. Đấy là khi tên chữ với tên nôm còn nhìn thấy mối liên hệ về ngữ âm, chứ tên chữ chẳng may phạm vào huý là phải đổi. Có cả tỉ lí do khiến tên chữ của một địa danh thay đổi qua năm tháng. Tên nôm cũng vậy. Chỉ cần chúng thay đổi không cùng nhịp, khi ấy thì hai thằng (chữ và nôm) chẳng ăn nhập với nhau nữa.
3. Từ Liêm (tên chữ), có tên nôm là Trèm (ở HN nên Trèm = Chèm), chắc hẳn tên chữ (2 âm tiết) có sau tên nôm Tlèm (>trèm), vì việc dùng hai mã chữ Hán ghi cho từ có phụ âm đầu kép, thì dễ hiểu hơn là việc hai âm tiết “từ liêm” hợp nhất thành “tlèm”.
4. Đông Ngạc (tên chữ) có tên nôm là Kẻ Vẽ. Hai tên này không có liên quan đến nhau. Sự đứt gãy mối liên hệ chứng tỏ đã có sự biến đổi xảy ra.
Mình có cái giả thiết này, có thể là rất bố láo. Nguyên tên chữ không phải Đông Ngạc mà là Đông Mạc. Mạc, nghĩa là Vẽ (nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn-CPN). Sau vì lí do chính trị nào đó, tên chữ “Mạc” phải đổi làm “Ngạc”, còn tên nôm thì đổi (?) thành Vẽ.
Nội dung (3) và (4) chủ yếu liên quan đến quê người viết.