huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

HIỆN TƯỢNG ĐỒNG NGHĨA GIỮA CHỮ NÔM VIỆT VÀ CHỮ VUÔNG CHOANG

Nguồn: Tạp chí Hán Nôm số 2/1997 :

Ghi chú: Chủ nhân blog này (fanzung) có ý định viết thêm một bài khảo cứu so sánh chữ khối vuông Choang với chữ Nôm Việt về ngữ âm, nhưng nhận thấy bài viết của GS Nguyễn Quang Hồng trong tạp chí Hán Nôm số 2/1997 đã khảo cứu khá toàn diện vấn đề này, nếu viết lại cũng không tránh khỏi trùng lặp hoặc liên tục phải ghi trích dẫn, nên quyết định đăng lại nguyên văn bài của GS Hồng, chỉ chuyển mã font “Chữ Nôm Khải” cũ về dạng Unicode để tiện phổ biến quốc tế, và bổ sung một số hình lấy từ cuốn “Từ điển chữ Choang cổ”.

HIỆN TƯỢNG ĐỒNG NGHĨA GIỮA

CHỮ NÔM VIỆT VÀ CHỮ VUÔNG CHOANG


NGUYỄN QUANG HỒNG

O. LỜI DẪN

01. Đồng () hay Tráng ( hoặc ) mà ở Việt Nam vẫn quen gọi là Choang, là một dân tộc có số dân đông thứ hai, sau dân tộc Hán, trong cộng đồng các dân tộc ở Trung Quốc. Hiện người Choang có hơn 13 triệu người, phần lớn (12 triệu) cư trú ở tỉnh Quảng Tây, số còn lại phân tán ở các tỉnh Quảng Đông, Vân Nam, Quý Châu. Đó cũng là địa bàn mà tổ tiên người Choang đã sinh sống từ thời cổ đại.

Về nguồn gốc người Choang vốn thuộc nhóm người Tây Âu (Việt và Âu Việt) và cũng liên quan đến nhóm Lạc Việt trong khối Bách Việt cổ. Còn người Việt (Kinh) ở Việt Nam thì bắt nguồn từ nhóm Lạc Việt và qua sự chung đụng với nhóm Tây Âu mà phát triển về sau. người Tày, người Nùng ở Việt Bắc chẳng những gần gũi với những Choang ở Trung Quốc về địa bàn cư trú, mà cũng gần gũi cả về quan hệ huyết
thống.

Tiếng Việt và tiếng Choang, xét về nguồn gốc sơ thủy, có thể thuộc những ngữ hệ khác nhau (chi Môn – Khmer ngữ hệ Nam á đối với tiếng Việt, chi Đồng Thái ngữ hệ Hán – Tạng đối với tiếng (Choang ?). Song do quan hệ tiếp xúc và hòa nhập lâu dài (từ thời Bách Việt cổ), giữa tiếng Việt và tiếng Choang (cũng như một số ngôn ngữ khác ở vùng này) đã có không ít nét tương đồng xét về vốn từ ngữ cơ bản, cũng như về cơ cấu ngữ âm và ngữ pháp.

Người Choang cũng như người Việt đã chịu ảnh hường sâu sắc cửa văn minh chữ Hán. Biểu hiện nổi bật của ảnh hưởng đó là cả người Việt lẫn người đều thu nạp và dung hòa rất nhiều từ ngữ gốc Hán vào tiếng nói của dân tộc mình, đồng thời lợi dụng nét bút và nguyên tắc biểu âm biểu ý của chữ Hán để tạo ra chữ viết hình vuông cho dân tộc mình. Đó là chữ Nôm của người Việt và chữ vuông của người Choang.

Chứng tích về chữ vuông Choang có niên đại sớm nhất hiện còn là tấm bia ĐẠI TỤNG BI (tên đầy đủ là Trừng Châu Vô Ngu huyện lục hợp kiên cố đại tụng bi), do Thứ sử Trình Châu là Nghi Kính soạn và dựng năm Vĩnh Thuần nguyên niên (tức năm 682), đời Đường. Trong tấm bia này cùng với chư Hán, thấy có nhiều chữ vuông được đọc và hiểu theo tiếng Choang. Ví như chữ

đọc là na và có nghĩa là “ruộng” (), là chữ mà trong các văn bản chữ vuông Choang và cả văn bản chữ Nôm Tày đều có mặt

Chữ vuông Choang chưa bao giờ được coi là văn tự chính thức của dân tộc Choang và cũng chưa hề được chuẩn hóa. Do đó, tình thạng thiếu thống nhất, một từ nhiều chữ, một chữ nhiều âm đọc khác nhau là khá phổ biến. Tình hình náy cũng có phần tương tự như chữ Nôm Việt. Tuy nhiên, với chư Nôm Việt, ngoài các văn bản viết tay đã có hàng loạt tác phẩm hữu danh và khuyết danh được đem ra khắc bán và in ấn hẳn hoi. Còn với chữ vuông Choang thì hầu như không thấy các văn bản khắc in, mà các tác phẩm chữ vuông Choang đều lưu truyền theo phương thức chép tay. Đâu cũng là tình trạng của văn bản chữ Nôm Tày ở nước ta.

Ngày nay người Choang đã có hệ thống chữ viết mới – Chữ Choang phiên âm, được đặt ra dựa theo các chữ cái La tinh. Song chữ vuông Choang vẫn là công cụ chuyên chở và kế thừa di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc Choang, vẫn hiện hữu trong đới sống văn hóa dân gian của người Choang.

02. Người Việt và người Choang, tiếng Việt và tiếng Choang, chữ Việt và chữ Choang, xét trên nhiều phương diện, dù là theo quan hệ cội nguồn hay quan hệ tiếp xúc, đều có không tít những hiện tượng rất đáng quan tâm nghiên cứu trong sự so sánh đối chiếu với nhau. Tuy nhiên, những công cuộc nghiên cứu so sánh như vậy cho đến nay hầu như vẫn chưa thực sự bắt đầu.

Quan tâm nghiên cứu những vấn đế về ngôn ngữ và văn tự trong quan hệ giao lưu tiếp xúc với nhau giữa các dân tộc trong cùng khu vực, tác giả bài này muốn lưu ý trước tiên đến hiện tượng đồng hình giữa chữ Nôm Việt và chữ vuông Choang.

Thuật ngữ đồng hình ở đây được hiểu một cách đơn giản là sự tương đồng, trùng hợp về hình chữ giữa các chữ vuông có mặt trong hai thứ văn tự đang xét đến. Theo truyền thống ngữ văn học Trung Hoa, bất cứ một chữ vuông nào (theo kiểu chữ Hán) cũng đều có thể xem xét theo ba khía cạnh khác nhau (và liên quan với nhau). Đó là: mặt hình thể của chữ (hình), mặt âm đọc của chữ (âm) và mặt ý nghĩa của chữ (nghĩa).

Bởi vậy, khi xem xét mặt hình thể của chữ, và từ đó chú ý đến hiện tượng đồng hình, Là chúng ta phải lấy hình chữ làm điểm tựa và tham chiếu với âm chữ nghĩa chữ để phân định và xử lý các lớp lang cụ thể.
Theo đó, ta sẽ có các khả năng (và trên thực tế cũng được thể hiện) phân định các lớp đồng hình chữ Nôm Việt và chữ vuông Choang như sau:

1. Đồng hình, gần âm, gần nghĩa
2. Đồng hình gần âm, khác nghĩa
3. Đồng hình, khác âm, gần nghĩa
4. Đồng hình, khác âm, khác nghĩa.

Cũng cần nói ngay rằng, giữa hai hệ thống chữ viết của hai ngôn ngữ khác nhau, thì chỉ có hình chữ mới có thể là tương đồng tuyệt đối, còn âm chữ và nghĩa chữ về nguyên tắc khó lòng trùng hợp một cách hoàn toàn. Bởi vậy, đối với âm và nghĩa, điều quan trọng là có thể tìm thấy, dù là trong một vài trường hợp, chúng có sự tương tự, gần gũi nhau.

Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét hiện tượng đồng hình giữa chữ Nôm Việt và chữ vuông Choang theo các lớp lang như đã phân định trên đây. Để tiện cho việc trình bày và phân tích cứ liệu, xin được lưu ý mấy điều quy ước sau đây.

a/ Các chữ viết tắt và kí hiệu:
– V: (Việt) – âm và nghĩa chữ Nôm đang xét trong tiếng Việt. Âm đọc được ghi theo chữ Quốc ngữ.

- C: (Choang) – âm và nghĩa chữ đó trong Hán ngữ. Âm đọc được ghi theo phương án phiên âm thông dụng hiện nay ở Trung Quốc, riêng thanh điệu được chuyển ghi theo chữ số: Âm bình: 1; Dương bình: 2; Thượng thanh: 3; Khứ thanh: 4;.
– HV: (Hán Việt) – Âm Hán Việt của chữ đang xét được ghi theo chữ quốc ngữ.
– Dấu #biểu hiện sự phân chiết hoặc ngược lại, sự tổ hợp.
– Dấu ~ : thay cho đối tượng đang xét được lặp lại (chữ, âm đọc, thành tố của chữ).

b/ Về chữ Choang phiên âm: để tiện theo dõi, đối chiếu xin được lưu ý:

- Một số phụ âm đầu được ghi bằng 2 chữ cái: mb [b], nd [d], ny [ ], ng [ ], by [pj], my [mj], gy [kj], gv
[kw], ngv [ w].
– Các âm a, o trong hai vần ac, oc là âm ngắn. Các âm i, u trong ie, ue là âm dài. Chữ w đọc như ư [ui] Việt.
– Thanh điệu chữ Choang phiên âm không ghi bằng dấu thanh, mà ghi bằng các chữ cái phụ âm ở cuối mỗi âm tiết: Thanh 1 : không ghi; Thanh 2 : -z; Thanh 3: -j; Thanh 4: -x; Thanh 5: -q; Thanh 6:
-h; Thanh 7 là thanh nhập bổng ghi bằng -p, -t, -k; Thanh 8 là thanh nhập trầm, ghi bằng -b, -d, -g ở cuối vần.

1. Đồng hình, gần âm, gần nghĩa

Những chữ đồng hình loại này, nếu xét theo mối liên hệ giữa chúng với các lớp từ ngữ mà chúng thể hiện, có thể chia làm hai tiểu loại:

- Những chữ ghi ngữ tố mượn Hán.
– Những chữ ghi ngữ tố ghi ngữ tố không phải gốc Hán(1).

1.1 Những chữ ghi ngữ tố mượn Hán

Cần phải phân biệt hai nhóm trong tiểu loại này.

1.1.1 Trước hết, dễ dàng nhận thấy rằng trong các văn bản chữ Nôm Việt cũng như văn bản chữ vuông Choang, đều có khá nhiều những chữ Hán được mượn dùng nguyên vẹn. Đó là trường hợp mượn ngữ tố mượn luôn các chữ Hán vốn có, trong số đó là có cả sự trùng hợp giữa Việt và Choang. Chỉ xin ghi ra đây vài chữ làm ví dụ ;

V: đáy, C: daej. Đều có nghĩa “dưới đáy, nơi tận cùng bên dưới” (HV: để, H: di3).

V: tơ, C: sei. Đều có nghĩa là “sợi chỉ, sợi tơ”. (HV: ti, H: si1)

V: đống, C: dong. Đều có nghĩa là “dồn chất các vật thành khối nhô lên” ( HV: đống, H: dong4).

V: đực, “con vật tính dương”, C: daeg – “đàn ông”. HV: đặc, H: te4). Tiếng Hán cổ có nghĩa “trâu đực, con vật đực”.

1.1.2. Đáng chú ý hơn là những trường hợp cả Việt và Choang đều mượn nghĩa tố Hán, song để ghi các ngữ tố đó, học đã tạo ra những chữ mới, trong số đó cũng có sự trùng hợp về hình chữ và cả cách tạo chữ.

a/ Thêm dấu phụ (dấu nháy) vào chữ vốn có của ngữ tố Hán (chữ Hán có thể được viết tắt, kiểu giản thể). Ví dụ:

 

 

b/ Thêm một bộ thủ (phụ thêm để trỏ nghĩa) vào chữ Hán vốn có và tạo thành chữ mới. Ví dụ:

 

c/ Thay đổi một thành tố (biểu âm hoặc biểu ý) của chữ Hán vốn có để tạo chữ mới:

d/ Tạo hẳn một chữ mới, không dùng lại một thành tố nào trong chữ Hán vốn có.

Đương nhiên, cũng có cả những trường hợp cùng ghi một ngữ tố mượn Hán, nhưng Việt và Choang đã tạo những chữ mới không đồng hình. Ví dụ:

 

 

1.2. Những chữ ghi ngữ tố không phải gốc Hán.

Để ghi những ngữ tố không phải gốc Hán, người Việt cũng như người Choang đều có sử dụng phương thức giả tá theo âm (mượn hình chữ và âm, đọc tương tự, không lấy nghĩa chữ Hán) và cả giả tá theo nghĩa (mượn hình chữ Hán, lấy nghĩa mà đọc theo âm bản ngữ. Tuy nhiên điều chúng ta quan tâm hơn ở đây là những chữ vuông tự tạo của người Việt và người Choang, xem chúng có xảy ra đồng hình hay không. Có thể khẳng định ngay rằng, những ngữ tố gần âm, gần nghĩa phi gốc Hán giữa Việt và Choang đã được ghi đồng hình một cách khá phổ biến, kể cả đối với các văn bản chữ vưông Choang lưu truyền ở địa phương(2).

a/ Những chữ đồng hình không hạn chế theo địa phương. Ví dụ:

 

V: bèo, C: biuz. Đều có nghĩa là “rau bèo, bèo bọt”.

V: bươn, C: banh. Đều có nghĩa là “xông xáo, bươn chải, bươn chạy”.

土+北 V: bậc, C: mbaek. Đều có nghĩa “bậc thềm”

V: cầm, C: gaem. Đều có nghĩa “nắm giữ trong tay”.

 

(Visited 214 times, 1 visits today)