huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

admin

Nghiên cứu văn bản Nôm “Xuất gia sa di quốc âm thập giới”

Bài đã đăng https://tapchinghiencuuphathoc.vn

NNC.Phan Anh Dũng

1. Khái quát

Việc phiên chú và giới thiệu văn bản Xuất gia sa di quốc Âm thập giới của Tổ Như Trừng Lân Giác[1] đã được tác giả Thích Minh Tâm đăng trong Thông báo Hán Nôm học 2000, tr.435-439, (sau sẽ gọi là Bản A); về sau lại được giới thiệu trong sách Chùa Liên Phái, danh lam nổi tiếng Hà Thành của TT. Thích Gia Quang[2] và GS. Nguyễn Tá Nhí, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội, 2009 (sau sẽ ký kiệu là Bản B). Tuy nhiên đối chiếu với văn bản mà chúng tôi sưu tầm được (ký hiệu là Bản C) thì có khá nhiều sai lệch. Không kể những lỗi sai chắc do đánh máy hoặc in ấn như “tại nhân” gõ ra “tạo nhân” (câu 8 của bản B) hay “trâu cày” in lầm thành “trầu cày” (câu 232 của bản A) thì vẫn có nhiều chỗ sai biệt hẳn về văn từ, ngữ nghĩa, như câu 59 ở bản A là “bể ái hay hào”, bản B là “bể ái hay bào” thì bản C lại là “bể ái hay dào”, chữ nôm dào 滛 nghĩa là trào ra, dạt dào, dồi dào,… có vẻ đúng nghĩa hơn cả.

Vì vậy chúng tôi thấy nên khảo cứu dị bản giữa các bản trên, ngõ hầu cung cấp cho người đọc một bản chuẩn mực nhất, xứng đáng với công lao và tầm vóc của tổ Như Trừng Lân Giác trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

2. Khảo về văn bản

Bản A được tác giả Thích Minh Tâm giới thiệu như sau: “Hiện ở chùa Liên Phái Hà Nội còn giữ được một bản in năm 1726. Toàn văn viết theo thể lục bát, lời văn súc tích, song cũng rất gần với lời ăn tiếng nói của dân. Đây có thể coi là văn bản Nôm thế kỷ 18, có niên đại xác định, cung cấp nhiều tài liệu có giá trị. Do vậy chúng tôi xin phiên âm giới thiệu toàn văn…” nhưng tiếc là tác giả không giới thiệu kèm ảnh chụp nguyên bản Nôm. Trong đợt đến số hóa văn bản ở chùa Liên Phái cuối năm 2022, chúng tôi cũng chưa được tiếp xúc văn bản Nôm này. Trao đổi với một số nhà nghiên cứu thì có ý kiến cho là bản A thực ra là bản B (xem giới thiệu bản B ở dưới), có thể tác giả Thích Minh Tâm đã nhầm.

Bản B cũng không in kèm nguyên bản chữ Nôm, ở cuối bản phiên âm này có câu ghi “Trùng san ngày tốt tháng 12 năm Đinh Tỵ niên hiệu Cảnh Thịnh 5 (1797)”, đối chiếu kho sách Viện nghiên cứu Hán Nôm thì đây là bản in theo ván khắc tại chùa Sùng Phúc, phủ Thường Tín, năm Cảnh Thịnh 5 (1797), 11 tr. Kí hiệu: AB.366. Có một thông tin đáng chú ý đó là bản AB.366 này còn có một bài tựa của Tổ Như Trừng cũng viết bằng chữ Nôm, rất quan trọng để giúp người đọc hiểu rõ về các giới phẩm Phật giáo gắn với ngũ giới, thập giới,… Cuối bài tựa đó ghi rõ niên đại là “Bảo Thái thất niên tuế tại Bính Ngọ (1726), Tân Sửu nguyệt, thập ngũ nhật. Thư vu Liên Tông tự Ly Trần Viện” và có con dấu “Lân Giác Sa môn”. Đây là một văn bản quan trọng mà các bản in sau này đều bỏ qua một cách đáng tiếc, vì vậy chúng tôi sẽ phiên chú đầy đủ bài tựa đó ở đoạn sau, theo đúng bản Nôm AB.366 ở thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Bản C nằm trong bộ Lễ tụng tập yếu chư nghi, đây là một bản in dạng “tuyển tập” gồm nhiều sách khác nữa nên khá dày. Sách chủ yếu là chữ Hán nhưng có kèm nhiều bản diễn âm ra chữ Nôm, chẳng hạn ngoài bản Sa di quốc âm thập giới dành cho bên tăng còn có bản quốc âm Sa di ni uy nghi dành cho bên ni, chúng tôi dự định sẽ phiên âm và giới thiệu ở một bài khác. Chúng tôi sử dụng bản in lại trong Việt Nam Phật điển tùng san, ở cuối sách đó có ghi là: Thành Thái thập tứ niên, tuế tại Nhâm Dần (1902), đó là năm in của sách gốc mà bộ Việt Nam Phật điển tùng san đã in lại.

Để bổ sung về văn bản chúng tôi còn có bản in từ ván lưu ở chùa Bổ Đà gồm 5 tờ (10 trang) khắc trên 5 ván, ở gáy sách chỉ khắc ngắn gọn 4 chữ là Quốc âm thập giới, sau sẽ gọi là bản D, niên đại của bản D hiện chưa xác định được, nhưng dựa vào một số chữ bản D giống với C mà khác với A, B thì bản D cũng là một bản muộn nhưng sớm hơn bản C (khoảng trước đời Thành Thái một chút).

Do bài văn không dài lắm nên 4 bản trên có lẽ cũng khá đủ để khảo chú và khôi phục tương đối sát nguyên tác.

3. Về nội dung

Như tiêu đề đã phản ánh rõ, đây là 10 giới luật của Sa di trong các sách Luật nghi chữ Hán được diễn ra quốc âm và ghi bằng chữ Nôm. Cụ thể 10 giới đó là : 1. Sát sinh, 2. Thâu đạo (trộm cắp), 3. Dâm dục, 4. Vọng ngôn, 5. Ấm tửu,  6. Hương hoa, 7. Xướng ca, 8. Cao sàng (tham giường chiếu cao sang), 9. Phi thời (tham ăn uống), 10 Tróc trì (tham tiền tài).

Thích Gia Quang và GS. Nguyễn Tá Nhí nhận xét: “Tổ Như Trừng được giáo dục rất nghiêm cẩn, nên vốn chữ nghĩa hiểu biết rất rộng. Sau khi xuất gia ngài được Tổ Chân Nguyên trao truyền giáo pháp, nên rất quan tâm đến kinh sách…”, ngài Thích Minh Tâm thì nhận định : “Toàn văn viết theo thể lục bát, lời văn súc tích, song cũng rất gần với lời ăn tiếng nói của dân…”, chúng tôi xin bổ sung một nhận xét nữa là lối văn súc tích, giản dị, bình dân đó có phong cách giống với lối văn của Tổ Chân Nguyên, người đã truyền tâm ấn cho Tổ Như Trừng. Cái hay trong bài văn này có lẽ là ở chỗ có các câu thành ngữ, tục ngữ bình dân được đưa vào và vận dụng khá nhuần nhuyễn như đoạn nói về giới thứ tư: “Có không bày đặt nên lời”, “Chỉ hươu rằng ngựa”, “nói vẻ vang”, “lưỡi hai chiều”, “giả tên dối họ”, “miệng hằng gang thép”, “dạ hằng gai chông”, “Ngàn vàng khôn chuộc”,… Ngoài ra, các từ cổ dùng trong bài cũng nên thống kê để phục vụ các nhà nghiên cứu, vì đã rõ được thời điểm sáng tác của tác phẩm này là năm 1726 nên dựa vào đó có thể so sánh đánh giá niên đại của các bản Nôm bị mất phần ghi năm in (nếu có các từ cổ tương tự).

Để các nhà nghiên cứu và mọi người có thêm tư liệu tìm hiểu về thân thế sự nghiệp và tấm lòng cao thượng của Tổ Như Trừng Lân Giác, chúng tôi xin phiên âm chú giải lại toàn bộ bài Luật nghi này, lấy bản C làm bản trục, vì bản này ở trong bộ Lễ tụng tập yếu chư nghi là sách rất phổ thông, đã được nhiều chùa in lại nhiều lần. Về hình thức trình bày, chúng tỗi vẫn dùng lại các chú giải xét thấy phù hợp của các TT. Thích Gia Quang và GS. Nguyễn Tá Nhí, chỉ bỏ vài chú thích không phù hợp với bản C mà chúng tôi chọn làm bản trục, và vẫn để chú thích ở cuối bài, còn những chú thích riêng của chúng tôi thì để ở chân trang. Khi chú thích chúng tôi cũng đã có chủ ý tránh trùng lặp với các vị tiền bối chẳng hạn về chữ cổ thì chúng tôi thiên về cách lý giải theo ngữ âm lịch sử.

Vì lời tựa ở cổ bản 1726 cũng rất quan trọng để hiểu rõ việc phân chia giới phẩm Phật giáo thành ngũ giới, thập giới,… nên chúng tôi cũng phiên chú đầy đủ và đưa vào để việc giới thiệu tác phẩm kinh điển này của Tổ Như Trừng Lân Giác được trọn vẹn.

BÀI TỰA XUẤT GIA SA DI QUỐC ÂM THẬP GIỚI

(Theo bản AB.366 lưu ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm)

Lân Giác Sa di Như Như Trừng Trừng phiên thích.

Thượng Phúc huyện, Sùng Phúc tự tàng bản.

Tự:

Giới là phép Bụt vậy. Bụt định làm giới phẩm bốn đàn. Cho thế nhân công phu ngày tháng tu tập tiến dần.

Đàn thứ nhất trao năm giới cho kẻ còn tại gia. Nam xưng rằng Ưu bà tắc, cũng xưng rằng Ổ ba sách già. Nữ xưng rằng Ưu bà di, cũng xưng rằng Ổ ba tư già. Ấy là giới phẩm thiện nam tín nữ đàn.

Thứ hai trao mười giới cho kẻ mới xuất gia. Nam xưng rằng Sa di tăng. Nữ xưng rằng Sa di ni. Ấy là giới phẩm tiểu tăng trường trai thế phát đàn.

Thứ ba nam thụ hai trăm năm mươi giới xưng rằng Tỉ khưu tăng, cũng xưng rằng Bật sô tăng. Nữ thụ năm trăm giới xưng rằng Tỉ khưu ni, cũng xưng rằng Bật sô ni. Vì nữ nhân tính đa tham dục, vậy nên giới luật gia bội. Ấy là giới phẩm đấng cao tăng.

Đàn thứ tư bốn trăm giới xưng rằng Bồ tát. Ấy là Tiến sĩ nhà thiền. Rất[3] phẩm tu hành. Sau nữa mới hầu tiến lên Phật.

Phật như quốc vương, giới như pháp luật, Tăng như triều thần. Quốc vương định pháp luật cho triều thần. Triều thần vâng pháp luật chưng[4] quốc vương, truyền pháp luật cho dân thứ. Thửa[5] rằng Phật pháp dữ vương pháp đồng. Tượng vi pháp ấy vậy.

Như Như thấy trong luật tạng giới pháp cẩn nghiêm, hội thấy[6] chúng tăng thụ trì thất thố. Hoặc có kẻ trường trai thế phát mà thụ năm giới phẩm tại gia, khiến cho kẻ tại thế tục gia thời chẳng có giới phẩm mà thụ. Hằng thấy thau vàng hỗn tạp, nhân chưng ngọc ít đá nhiều, chẳng thuyết[7] kẻ có biết mà chẳng tu, khá thương kẻ có lòng tu, mà thầy hổ[8] thầy chẳng truyền, mình nói mình chẳng biết.

Vậy Như Như thể lòng[9] từ mẫn, gác để chẳng đành, nhân cứ trong luật tạng mười giới xuất gia, ngụ[10] tiếng quốc âm, mở đường thuận tiện, tuy chẳng ích tới kẻ cao nhân đại sĩ, song cũng lợi cho người nhập học tiểu tăng. Nhẫn[11] có ai nhân đấy mà nên, thời Như Như vun (bón) cội Bồ đề, lau đài minh kính cũng là công vậy.

Thời Bảo Thái thất niên tuế tại Bính Ngọ Tân Sửu nguyệt thập ngũ nhật thư vu Liên Tông tự Ly Trần Viện.

(Cuối bài tựa có đóng hai con dấu:Dấu trên chữ khắc chìm: Lân Giác Sa Môn. Dấu dưới chữ khắc nổi có thể đọc: Thích Ấn Như Như, Như Như Thích Ấn, Thích Như Như Ấn.

Nhận xét của người phiên bản Nôm: Bản Nôm nay là một ánh văn hay và khúc triết, ý tứ minh bạch rõ ràng, trừ vài từ hơi cổ ra thì người bình thường ngày nay đọc cũng hiểu được ngay. Văn hay nhờ có dùng một số ẩn dụ ví von khá bình dân, câu chữ tuy không đối chuẩn theo luật biền ngẫu nhưng vẫn có nhịp điệu dễ nghe dễ đọc, ví dụ “Phật như quốc vương, giới như pháp luật, Tăng như triều thần”, “Hằng thấy thau vàng hỗn tạp, nhân chưng ngọc ít đá nhiều” , “bón cội Bồ đề, lau đài minh kính”,…)

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Nghien Cuu Van Ban Nom Xuat Gia Sa Di Quoc Am Thap Gioi 1

XUẤT GIA SA DI QUỐC ÂM THẬP GIỚI

1. Lân Giác Sa di Như Như phiên dịch

Như Như vâng giáo Chân Nguyên

Diễn dương luật tạng lưu truyền lâu xa.

Lành thay kẻ mới xuất gia

5. Gượng trao mười giới gọi là Sa Di.

Trước đàn bốn nguyện ba qui

Thế trừ lĩnh lấy điền y vận mình.

Thứ nhất là giới sát sinh

Từ bi đạo ấy lưu tình tại[12] nhân.

10. Muôn loài hễ giống có thân

Thửa tình[13] muốn sống dễ phân khác[14] gì.

Cũng dòng một tính[15] linh tri.

Vẩy lông sừng vuốt hình tuy chẳng cùng.

Luân hồi chuyển kiếp khôn thông

15. Hoặc là cha mẹ vợ chồng anh em.

Đổi thân lạ dấu khôn tìm

Lộn vào sâu bọ muông chim khác loài.

Giết lầm ăn lỡ dông dài

Trả ân làm oán bao nài nghiệp duyên.

20. Vậy nên điện bụt am thiền

Tiếc ngài phải dạy[16] che đèn há nga[17].

Nước ăn lấy vải lọc qua

Bước đi phòng kẻo xông pha đạp giày[18].

Chớ nuôi muông[19], giữ trâu cày

25. Gửi lòng không khó[20] ăn mày thập phương.

E trừ sâu lá bọ tương

Thuốc dùng thảo mộc kẻo phương vật loài.[21]

Thâu đạo là giới thứ hai

Ngay lòng lọ phải then cài chửa tin.

30. Một tơ xem bẵng[22] muôn nghìn

Của người chẳng những bạc tiền mới răn.

Chẳng cho chẳng lấy làm ngần[23]

Cành cây ngọn cỏ mỗ phân mựa hề[24]

Kinh rằng: “Một gã Sa di

35. Trộm bánh tăng chúng trai thì ba phen.

Một Sa di trộm đường phèn

Vật khinh tình trọng ngỡ hèn[25] chẳng phân.

Một Sa di trộm trái[26] ăn

Ba người ấy phải đọa thân tam đồ

40. Khuyên ai ai nghĩ đấy cho

Liếc gương kẻ trước mà tu sửa mình

Nếu còn vật mắt gian manh[27]

Lọn đời chay lạt công trình bỏ đâu

Răn lòng chẳng những xuyên thâu

45. Tổn nhân ích kỷ thấy âu chớ làm

Bao giờ lọt khỏi[28] nguồn tham

Độ mình mới biết trần phàm khác xa

Dâm dục[29] là giới thứ ba

Cổ kim biết[30] mấy tay già chịu non.

50. Đã rằng bỏ rẻ vợ con

Tăng phòng sao có khuê môn tảo tần.

Nếu mà dục giới đã gần

Máy Thiền dễ động khôn phân cõi bờ.

Tấc mây vầng nguyệt nên mờ

55. Vô tâm đổi[31] cảnh bao giờ chửa hay.

Hái ba năm đốt một giây

Dái khi tiếc[32] củi mà cây chẳng còn.

Vật chi nguyệt phấn hoa son[33]

Khứng mài gan sắt cho mòn cớ sao.

60. Ví như[34] bể ái hay dào[35]

Chớ thì còn gửi[36] mình vào làm chi.

Kinh rằng: “Có bật sô ni,

Mộng lòng dâm dục lại khi pháp màu

Rằng dâm chẳng sát chẳng thâu.

65. Hại người chẳng có tội đâu tới[37] mình.

Bỗng không mãnh hỏa tự sinh

Phút giây cháy hết thân hình chẳng dư”.

Vọng ngôn là giới thứ tư

Chẳng cho hư thực thực hư dối người.

70. Có không bày đặt nên lời

Chỉ hươu rằng ngựa tơi bời dọc ngang

Ỷ ngữ là nói vẻ vang[38]

Quyến người động dục mua thương chác hờn.

Phỉnh phờ thêu dệt dỗ mơn

75. Khiến lòng đá sắt nên sờn nên xiêu.

Lưỡng thiệt là lưỡi hai chiều

Ở đây nói đó xui yêu kết thù.

Miệng bằng tráo trở[39] xiểm vu[40]

Giả tên dối họ bôn xu chẳng thường.

80. Ác khẩu là nói[41] dữ dàng

Đe loi[42] chửi mắng được càng tranh năng.

Hại người gươm giáo đâu bằng

Miệng hằng gang thép dạ hằng gai chông.

Khẩu nghiệp vốn ấy[43] gian hùng

85. Diệt trừ khỏi cả mới mong tót vời

Ngàn vàng khôn chuộc một lời

Ví rằng nói khó chẳng chơi chớ lầm.

Ấm tửu là giới thứ năm

Kẻo cho cuồng dược bá xâm tính thường.

90. Để cho trí tuệ chủ trương

Kẻo hao tinh huyết kẻo thương khí thần.

Hãy suy từ cõi hương lân[44]

Xưa nay vì rượu bỏ thân mấy người.

Thần men một đoạn vui cười

95. Tính mình khác đã năm mười dặm xa [45]

Lại thêm rủ nguyệt quyến hoa

Trong khi chẳng tỉnh, ai là có khôn.

Huống đà đứng cửa sa môn

Thế gian một tiếng suy tôn là Thày.

100. Tròn đầu vuông áo dường này

Mộng trần chửa tỉnh còn say lấy gì?

Trăm năm thể đã định kỳ

Tưởng rằng rùa hạc thực thì thước gang[46].

Sá tua phản chiếu hồi quang

105. Tỉnh hồn trong giấc hoàng lương mới màu

Còn mang thuốc dại trong bầu

Thì mê hồ điệp thể âu đến già.

Thứ sáu là giới hương hoa

Hình dung chẳng được lượt là điểm trang.

110. Cho hay thì sự vẻ vang

Thoáng qua vẫn tựa một tràng mộng xuân.

Hoa trước mắt, vật ngoài thân

Vô mùi mà lại có phân động tình

Ví dù giới tịnh tuệ minh

115. Hương nào hơn nữa hương mình thơm tho.

Áo xiêm thì dùng vải thô

Ruột tằm lông thú chẳng cho đoái hoài

Thói thường tía lạt thắm[47] phai

Ta thì áo vải chỉ gai đạo bền.

120. Cho hay dòng bụt giống tiên

Giày[48] rơm nón lá cũng nên chẳng nề.

Thế tình bỗ bã rằng quê

Ta xưng nạp tử dầu chê mặc lòng

Đòi khi[49] bia tạc ấn phong

125. Nghiệm thay hễ sắc thì không có gì.

Nghĩ câu “nhất thiết hữu vi”

Mà xem lọ phải nói[50] chi nữa là

Thứ bảy là giới xướng ca

Kẻo cho tơ trúc xâm pha tính tình.

130. Hễ loài cầm sắt tiêu sênh

Cùng nơi múa hát dập dình nhởn nhơ

Miễn loài đánh đáo bạc cờ

Cùng nơi điếm rượu lầu thơ chơi bời.

Tăng Ni tu chửa trọn đời

135. Giữ cầm giới pháp mựa dời bản chân.

Chẳng nghe vả chẳng tới gần

Lánh mình cho tuyệt thanh trần mới yêu[51].

Gì hơn suối chảy thông reo

Thanh cao đã gác trần hiêu[52] mới tìm.

140. Yên vui mà chẳng hoang dâm

Lại thêm sảng khí dưỡng tâm ngụ nhàn

Kệ mầu câu nhiệm muôn vàn

Màng chi thanh sắc trong đoàn lợi danh

Số là hằng thuận chúng sinh

145. Cho nên lại phải diễn kinh làm đàn

Khoa nghi lễ nhạc bách ban

Mở quyền ra độ thế gian đạo tràng.

Thứ tám là giới cao sàng

Dựng lề khiêm hạ dứt đường kiêu căng.

150. Phép xưa giường dùng đằng thằng

Như Lai tám ngón đo bằng chẳng qua.

Cao hơn thì phạm há nga[53]

Sá tua gìn giữ tiết ta chớ dời

Nơi ngồi, nằm, chốn nghỉ ngơi

155. Mựa dùng trạm trổ vẽ vời gấm thêu.

Thuở xưa đệm cỏ ngồi hiêu[54]

Nằm hang ở núi còn nhiều vẻ hay

Huống chi dõi xuống đời nay

Đã cao giường phản lại dày[55] chiếu chăn.

160. Hơn xưa biết đã mấy phân

Lọ là rộng rãi sắc thân làm gì

Quốc sư tích cũ còn ghi

Trầm hương toà báu nhân vì vua ban.

Làm cho mười kiếp nghiệp oan

165. Lại lo báo[56] được tai nàn mới xong.

Ví dù chẳng chút sai lòng

Oan hồn Triều Thác còn ngong lấy[57] gì.

Thứ chín là giới phi thì

Cứ từ nhật ngọ làm kỳ bữa chay.

170. Một rằng thiên thực rạng ngày

U đồ[58] ngã quỷ nghiệp đầy về âm

Nếu nghe khua bát động mâm

Dạ thèm dậy lửa cháy xâm yết hầu.

Vả còn ý nhiệm cơ mầu

175. Ngụ trong giới ấy để sau mật truyền

Hễ đà lạc phát tu thiền

Ăn từ bán nhật dĩ tiền mà thôi[59].

Bui khi thời khí xảy xui

Giá[60] sương nắng gió phỉ phui[61] chẳng hằng

180. Sự chăng được chớ há rằng[62]

Bấy giờ giới ấy dường bằng bỏ rơi

Thửa trong giây phút biến dời

Rộng cho khi có mặt trời cũng nên[63].

Đã lành lại giữ cho tuyền

185. Xuất gia giới luật mười thiên rạch ròi.

Ngoan tăng sao bỗng quen mui

Bảo nhau nói lý mà lui khá cười.

Tróc trì là giới thứ mười

Chẳng nề phân biệt của người của ta.

190. Bạc vàng châu báu ngọc ngà

Tơ hào chẳng được tay tra[64] bắt cầm.

Giống hay hoặc tính mê tâm[65]

Gây tham mống hoạ cổ câm (kim) đùng đùng.

Mượn gương người Khải người Sùng

195. Giơ xem phải thấy vô dùng hay chăng.

Huống chi bỏ tục làm tăng

Nam minh đã quyết côn[66] bằng hoá bay.

Một bình một bát lọn tay

Dày mỏng và[67] tấm đổi thay đông hè.

200. Tuyết sương thì đói bụng ve

Chẳng cầu yêu trọng, chẳng e khấu thù.

Gió xuân đắp đổi trăng thu

Mặc dầu thích ở ngao du rừng thiền.

Nương nhờ phúc lộc tự nhiên

205. Cửa nhà cơm áo tuỳ duyên thế tình.

Dầu ai đon hỏi[68] lợi danh

Lắc đầu biếng thốt xưng mình bần tăng. [69]

Sắt son một tấm lòng hằng

Giữ mười giới ấy khăng khăng chớ dời

210. Bao giờ trong sạch cả mười

Vậy sau sẽ nhắc lên vời (vị) Tỉ khiêu.

Tỉ khiêu giới đã vẹn thâu

Thì Bồ tát giới mới hầu bước lên.

Bấy giờ giới túc công viên

215. Thần khâm quỷ phục đích nên Tăng già.

Thẳng lên chín phẩm đài hoa

Ngõ đền thửa chí xuất gia bấy chầy

Thiết vì mười giới trước nay

Xa đường nặng gánh ghê thầy phao tuông.

220. Trí ta bền giữ chớ buông

Đúc mười giới ấy ba vuông bảy tròn.

Nguyện dĩ thử công đức

Tiêu không vãng thế khiên

Quang hiển hiện thế nhân

Viên thành lai thế quả

Chân Nguyên thường hạo hạo

Tính tướng tự Như Như

Dữ pháp giới chúng sinh

Đồng đăng hoa tạng giới

Dịch ý:

Nguyện đem công đức này

Trừ hết tội kiếp trước

Làm hiện nhân đời nay

Hoàn thành quả sắp tới

Chân Nguyên thường bát ngát

Tính tướng tự Như Như

Cùng chúng sinh pháp giới

Bước sang cõi hoa tạng.

Trùng san ngày tốt tháng 12 năm Đinh Tỵ, niên hiệu Cảnh Thịnh 5 (1797).

Phần Chú thích của các cụ Thích Gia Quang, Nguyễn Tá Nhí: (chúng tôi bỏ vài chú thích không phù hợp với bản C mà chúng tôi lấy làm bản trục, và các chú thích về từ cổ vì đã lập bảng kê từ cổ riêng)

1. Chân Nguyên: tức Chân Nguyên hoà thượng, pháp danh Tuệ Đăng, một vị cao tăng đời Lê, biên soạn trước thuật rất nhiều.

2. Diễn dương: diễn Nôm để hoằng dương

3. Gượng: tạm thời.

6. Thế trừ: cắt tóc

Điền y: áo của nhà sư

Vận mình: mặc vào người

7. Lưu tình tại nhân: để tình cảm vào nhân ái

11. Linh trị: hiểu biết

12. Vẩy lông sừng vuốt: chỉ các loài cá chim thú

13. Khôn thông: khó thông tỏ hết

15. Đổi thân: thay đổi thân làm kiếp khác

20. Ngài: sâu bọ, con thiêu thân.

23. Muông: chó giữ nhà

24. Không khó: trống rỗng, nghèo nàn, không có gì

26. Phương hại: tổn hại

27. Thâu đạo: trộm cắp

28. Ngay lòng: lòng ngay thẳng

29. Một tơ: một sợi tơ, một chút

31. Mầu: mẫu mực, khuôn thước

34. Trai thì: đồ ăn chay đúng thì

38. Tam đồ: ba đường ác gồm ngã quỷ, súc sinh, địa ngục

44. Tổn nhân: hại người khác

46. Độ mình: tự cứu độ cho bản thân mình.

Trần phàm: cõi phục tục ở trần gian

53. Vầng nguyệt: vầng trăng, ý nói một tấc mây cũng che mờ vầng trăng.

63. Chẳng sát chẳng thâu: Không sát sinh không trộm cắp

65. Mãnh hoả: lửa cháy mạnh, ý nói lửa mạnh tự sinh ra cháy đốt sạch chẳng còn gì.

70. Chỉ hươu bằng ngựa: Triệu Cao, tướng của nhà Tần, tác oai tác phúc, cho người dắt hươu qua sân rồi chỉ vào bảo đó là ngựa. Các quan sợ oai Triệu Cao đành phải nói theo là ngựa.

72. Quyến người động dục: xúi giục người ta động lòng ham muốn

78. Bôn xu: chạy vạy.

88. Cuồng dược: thuốc độc, thuốc điên dại

Bá xâm: dính dáng đến, phạm vào.

93. hần men: thần rượu

102. Rùa hạc: hai loài vật sống rất lâu, người xưa dùng để ví với việc người sống lâu.

104. Hoàng lương: giấc mộng kê vàng, ý nói công danh phú quý ở đời chỉ ngắn ngủi bằng giấc mơ.

106. Hồ điệp: bươm bướm. Trang Chu nằm mơ không biết mình hoá ra bướm hay bướm hoá ra mình.

112. Vô mùi: không có mùi vị

114. Giới tịnh tuệ minh: giới luật thanh tịnh, trí tuệ minh mẫn

122. Nạp cử: chỉ thiền tăng, vì các vị thiền tăng thường hay mặc áo nạp y để đi đây đó thuyết pháp.

123. Ân phong: ban cho ấn tín, phong cho chức tước, ý nói được làm quan, hưởng vinh hoa phú quý.

125. Nhất thiết hữu vi: tất cả mọi việc làm

128. Tơ trúc: đàn sáo

129. Cầm sắt tiêu sênh: tên bốn thứ nhạc cổ

140. Ngụ nhàn: hưởng nhàn, ý nói sống ở nơi yên ắng thì tâm tính được an dưỡng thanh nhàn.

141. Kệ mầu câu nhiệm: kinh kệ rất mầu nhiệm.

145. Bách ban: trăm loại

148. Khiêm hạ: khiêm tốn nhún nhường

149. Đằng thằng: dây mây để đan giường

150. Chẳng qua: không vượt qua.

152. Tiết ta: tiết chế bản thân

166. Triều Thác: tên một viên quan đời cổ của Trung Quốc, bị oan khuất nên khi chết oan hồn đòi báo thù.

168. Nhật ngọ: giữa trưa

169. Thiên thực: bữa ăn của trời

170. Ngã quỷ: quỷ đói

172. Xâm: lấn tới

175. Lạc phát: cắt tóc

176. Bán nhật dĩ tiền: từ nửa ngày trở về sớm, ý nói sư tăng chỉ được ăn từ trưa trở về sáng. Còn nếu sau buổi trưa mà ăn là phi thì thực.

178. Hằng: thường, thường lệ

187. Tróc trì: nắm giữ

191. Hoặc tính mê tâm: tâm tính mê hoặc

193. Người Khải người Sùng: tức Vương Khải và Thạch Sùng, hai phú gia giầu có đời Tấn ở Trung Quốc.

196. Nam minh: biển nam

Côn bằng: tức cá côn và chim bằng. Theo truyền thuyết cổ, cá côn và chim bằng tượng trưng cho loài có chí lớn.

213. Giới túc công viên: đầy đủ giới luật, công đức và viên mãn.

4. Phụ lục: Liệt kê các từ cổ dùng trong bài:

Có thể chia thành 2 nhóm:

1. Nhóm các từ cổ ngày nay không dùng nữa hoặc ít dùng;

2. Các từ hiện còn dùng nhưng nghĩa trong bài là nghĩa cổ, khác nghĩa hiện nay.

– Nhác (có ở bản A). Nếu không phải đánh máy nhầm thì có lẽ là một dạng cổ âm của khác.

– Nga là từ cổ nghĩa là chơi bời, còn hàm ý bừa bãi, há nga là “há chơi”

– Ngần là ngấn, là mức, ý nói phải có khuôn phép, ngấn dùng trong bài này là một cách nói cổ

– Mỗ là mấy, chút. Khả năng từ nguyên là “mỗi” (“một”).

– Mựa là chớ. Khả năng từ nguyên của mựa là chữ vô 無 Hán ngữ.

– Hèn: kém cỏi không quan trọng, bản D ghi bằng chữ nhàn 閑 phản ánh cổ âm có lẽ đọc gần như “nhèn”, cách ghi này có từ thời thơ Quốc Âm Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.

– Ngong (từ cổ): trông ngóng.

– Sá tua (từ cổ): nên, cần phải

– Miễn (từ cổ): và, cùng. Cổ âm có thể là m-lẫn dẫn đến cách ghi và đọc là miễn, hiện nay đọc thành lẫn như trong cách nói “cả A lẫn B”.

– Bản C ghi quả, còn các bản A,B,D đều ghi trái là từ cổ hơn.

– Vật mắt : là một cách nói cổ.

– Bào (ở bản B): khả năng bào 泡 là một dạng ghi âm hay biến âm của trào 潮.

Xét ví dụ chữ Nôm “trả”, nhiều sách Nôm cổ ghi bằng chữ Hán bả 把, do tiếng Việt cổ có tổ hợp âm đầu kép b-l- nếu -l- suy giảm thì sẽ còn lại b- (blả=>bả). Sau này ở tiếng Việt tổ hợp b-l- biến mất thay bằng gi- ứng với cách đọc “giả” hiện còn dùng ở nhiều địa phương Bắc Bộ, hay chuyển thành t-l rồi thành tr- ứng với cách đọc “trả” phổ thông ngày nay. Từ phân tích đó thì cổ âm của trào có thể là b-lào và có một biến âm khả dĩ là giào, như vậy chữ dào 滛 ở bản C có lẽ nguyên phải đọc là giào mới đúng.

– Vẻ vang: là từ cổ, nghĩa là hào nhoáng bề ngoài, khác nghĩa ngày nay.

– Đe loi: Từ cổ nhưng ý nghĩa chưa rõ lắm, âm đọc cũng cần khảo cứu lại.

– Đòi thì, đòi khi: là cách nói cổ nghĩa là nhiều khi.

– Hiêu 囂 chỉ dáng vẻ ung dung thong thả của người đạt đạo (chữ này cổ, không chỉ ngày nay mà cả nhiều tác phẩm Nôm thời xưa cũng ít gặp).

– Bui : một, duy, chỉ, còn dùng làm từ đệm. Bui khi: một khi, có khi.

– Phỉ phui hay bẻ bui chỉ sự xúi quẩy không suôn sẻ.

– Và là từ cổ nghĩa là vài (một vài), vốn là một biến âm của vài.

– Thửa : Từ đệm cổ (vốn là chữ sở 所 của Hán Ngữ).

– Đon hỏi (bản C), là từ cổ có trong một số phiên bản Truyện Kiều.

– Muông: chó giữ nhà, từ cổ ngày nay ít dùng, chỉ còn dùng trong từ kép muông thú.

– Không khó: trống rỗng, nghèo nàn, không có gì. Là cách nói cổ.

– Bẵng (từ cổ): bằng, giống như

– Mầu: mẫu mực, khuôn thước

– Dái (từ cổ): e, sợ (rằng)

– Khứng (từ cổ): chịu, chịu khó

– Chác (từ cổ): mua.

– Ngõ (từ cổ): ngõ hầu.

NNC.Phan Anh Dũng

***

1. Quốc âm thập giới, in từ ván chùa Bổ Đà (tài liệu sưu tầm).

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Nghien Cuu Van Ban Nom Xuat Gia Sa Di Quoc Am Thap Gioi 2

Phụ lục: Nguyên bản chữ Nôm, bản D in từ ván khắc lưu ở chùa Bổ Đà

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Nghien Cuu Van Ban Nom Xuat Gia Sa Di Quoc Am Thap Gioi 3 Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Nghien Cuu Van Ban Nom Xuat Gia Sa Di Quoc Am Thap Gioi 4 Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Nghien Cuu Van Ban Nom Xuat Gia Sa Di Quoc Am Thap Gioi 5 Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Nghien Cuu Van Ban Nom Xuat Gia Sa Di Quoc Am Thap Gioi 6 Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc Nghien Cuu Van Ban Nom Xuat Gia Sa Di Quoc Am Thap Gioi 7

Chú thích:
[1] Về tên hiệu của Tổ Như Trừng Lân Giác, theo tấm bia bài vị tháp tổ Cứu Sinh chùa Liên Phái thì là tên kép “Như Như Trừng Trừng”, trong cách sách ngài đứng in thường tự xưng theo lối kiêm nhường và thân mật là “Như Như”, còn hiệu Như Trừng là tên dùng trong cách sách vở có tính cách hàn lâm.
[2] Nay là Hòa Thượng, trú trì chùa Liên Phái.
[3] rất 窒: cực, tột (khác với trật 秩) dùng theo nghĩa cổ. Rất phẩm có thể hiểu là tột phẩm, bậc cao nhất.
[4] chưng: của, hay dùng làm tiếng đệm như chi, ấy, thế
[5] thửa (sở chữ Hán): vậy nên
[6] hội thấy: lại thấy.
[7] chẳng thuyết: chẳng bàn, chẳng nói tới
[8] hổ: là hổ thẹn (ngày nay vẫn còn dùng)
[9] thể lòng: động lòng
[10] ngụ: nhờ vào, dựa vào (tiếng)
[11] nhẫn: dầu, ví như
[12] Bản B: tạo nhân, chỉ là lỗi đánh máy vì phần chú giải vẫn ghi là tại nhân.
[13] Bản B: thìn. Có lẽ cũng là lỗi đánh máy.
[14] Bản A: Nhác. Có lẽ là một dạng cổ âm của khác.
[15] Bản A và B đều ghi “giống” là chữ trọng húy đời Nguyễn (tên húy vua Gia Long), nên bản C và D sửa ra “tính”. Nhưng nhiều chỗ khác các bản C/D cũng không sửa ví dụ chữ giống ngay ở câu trên, chúng tôi theo bản C chỉ vì muốn tránh dùng hai chữ giống ở hai câu liền nhau, đọc lên cảm giác lời thơ vụng.
[16] Bản A, B, D đều là: dặn, còn C là dạy, ý nghĩa cũng như dặn.
[17] Nga là từ cổ nghĩa là chơi bời, còn hàm ý bừa bãi, há nga là “há chơi” tức phải cẩn thận chớ có vô ý. Ý cả câu là phải che đèn kẻo con ngài (hay các loài bướm đêm khác) sa vào mà chết, làm tổn cái đức hiếu sinh của giới thứ nhất.
[18] Ba câu này đều hàm ý chớ hại đến những giống vật dù nhỏ mọn (bước đi chú ý chớ đạp sâu, kiến).
[19] Bản B phiên muông ra dưỡng và không có dấu phẩy nên thành câu vô lý. Câu này có 2 ý tiểu đối là không nuôi muông (chó), mà nên nuôi trâu.
[20] Không là không có của cải gì, khó là nghèo khó, lấy ý từ câu thành ngữ “nhà khó của không”. Ý nói sư phải sống cần kiệm, ăn thì xin của thập phương.
[21] Phương là phương hại, làm hại. Câu này rất lạ vì gần ba thể kỷ trước Tổ Như Trừng dường như đã thấy được tình trạng dùng hóa chất thuốc trừ sâu bừa bãi trong nông nghiệp hiện nay, đang gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường sống của con người và các sinh vật khác.
[22] Chữ Nôm 凭 hầu hết tác giả đều phiên bằng, đúng với âm chữ Hán 憑, nhưng theo chúng tôi phải đọc biến âm là bẵng mới sát với cách đọc cổ (về ý nghĩa thì như nhau). Việc chữ 凭 còn có cách đọc Nôm là vững cũng cho thấy nó có thể được đọc với vần trắc, thanh ngã.
[23] Ngần là ngấn, là mức, ý nói phải có khuôn phép, đặt ra mức độ, không được vi phạm.
[24] Mỗ là mấy, chút. Mựa là chớ. Đều là từ cổ, xem thêm phần khảo về từ cổ ở cuối bài này.
[25] Hèn bản D ghi bằng chữ nhàn 閑 phản ánh cổ âm có lẽ đọc gần như “nhèn”, cách ghi này có từ thời thơ Quốc Âm Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, rất tiếc là chúng tôi chưa có bản Nôm A nhưng đoán là cũng viết như D, chỉ có bản C sửa thành dạng hiện đại hơn dùng chữ hiền làm phần biểu âm ?.
[26] Bản C ghi quả, còn các bản A,B,D đều ghi trái là từ cổ hơn. Chọn phiên trái theo đa số.
[27] Bản B: Nếu có vật mặt gian manh. Chắc là lỗi đánh máy.
[28] Bản B:  phải, (ngược hẳn nghĩa câu).
[29] Các bản A,B,D là : Tà dâm.
[30] A,B : đã. C,D: biết.
[31] Bản B phiên “đối cảnh”. Chúng tôi theo “đổi cảnh” của bản A có ý nghĩa hơn (ý chỉ người ta thay đổi chân tính).
[32] Bản B: kiếm củi. Bản A: tiểu củi (có lẽ đánh máy sai). C,D đều là tiếc, ý cả hai câu dựa vào câu thành ngữ “kiếm củi ba năm đốt một giờ”, khi tiếc củi thì không còn cây mà kiếm nữa.
[33] A, B : hoa sen. Chắc in nhầm vì làm lạc vần câu thơ.
[34] A, B, D: hay, C: như. Bản C đã sửa lại bản gốc, và sửa cả chữ bào cuối câu thành dào/giào.
[35] B: bào, A : hào.  Bản C sửa ra dào có vẻ có nghĩa nhất. Chưa rõ hào ở bản A từ đâu mà có, còn bào ở bản B có thể là một dạng ghi âm cổ của trào, giào, dào, xin xem phần khảo chú từ cổ ở cuối bài.
[36] A, B, D đều là ghé. Bản C viết 㨳 phiên ghé hay gửi đều được, chúng tôi chọn phiên ra gửi.
[37] A,B : đến. C,D: tới.
[38] Vẻ vang ở đây là từ cổ, khác nghĩa ngày nay.
[39] Nguyên bản Nôm đáng lý đọc giáo giở theo giọng Bắc mới sát mặt chữ.
[40] A, B: xiểm xu. Bị trùng lặp chữ xu ở câu dưới.
[41] A,B: miệng. C,D: nói.
[42] B: Đe hơi. Chúng tôi theo A: Đe loi. Nhưng ý nghĩa hai chữ này chưa rõ lắm.
[43] A, B : là bốn. C, D : bốn ấy. Xét kỹ thì bên nào cũng có nghĩa, nhưng bốn ấy hơi khó hiểu, tạm phiên vốn ấy cho xuôi nghĩa.
[44] A: hương lâm, B: hương lên. Đều sai vần.
[45] A, B: Tính mình đã khác năm mười đoạn xa. Xem bản Nôm B thì chữ Nôm cũng là dặm 琰 (tức chữ diễm Hán), không hiểu sao các tác giả phiên ra đoạn?
[46] Ý nói đời người có trăm năm, so bằng tấc gang thôi, chẳng thể thọ như rùa hạc, nên phải sống sao cho đáng kiếp người, đừng đắm mình trong hũ rượu.
[47] A, B: son. C, D : thắm. Xét đang nói về quần áo nên thắm đúng nghĩa hơn son. Bản cả ba bản Nôm B, C, D đều ghi rõ chữ thắm ? (chữ châu 朱 chỉ nghĩa, chữ thẩm 審 chỉ âm), không hiểu sao A, B lại phiên ra son.
[48] A, B: hài . Chữ 鞋 phiên hài hay giày đều được, chúng tôi chọn giày cho nôm na
[49] A, B: Đời thì. D: Đòi thì. Các bản cổ là thì, là chữ húy tên vua Tự Đức nên bản C sửa ra khi.
[50] A, B, D: thuyết, có thể phiên thốt cho nôm na hơn, nhưng vẫn không nôm na bằng nói.
[51] Các bản A, B đều phiên yên, lạc vần so với câu dưới là chữ reo.
[52] Hiêu 囂 chỉ dáng vẻ ung dung thong thả của người đạt đạo.
[53] Há nga là “há chơi, há coi thường” đã có chú ở trên.
[54] Hiêu là thong dong tự tại đã chú ở câu trên. Bản B phiêu kiêu, không rõ căn cứ vào đâu.
[55] Bản B: dùng.
[56] Bản B: trả.
[57] Bản B: làm.
[58] Bản B: hồn. Có lẽ vì chữ “u hồn” dùng nhiều nên người phiên âm đã sửa, trong khi các bản A, C, D đều ghi là “u đồ”.
[59] Ăn từ bán nhật dĩ tiền là ăn trong buổi sáng trước khoảng bán nhật (trước giờ ngọ tức 12 giờ trưa)
[60] Bản B: Gió. Bị trùng lặp hai chữ gió trong cùng một câu.
[61] Bản B: bẻ bui. Phỉ phui hay bẻ bui chỉ sự trắc trở không suôn sẻ do thời tiết (xúi quẩy).
[62] Bản B: hằng.
[63] Ý đoạn này nói gặp khi thời tiết trắc trở hoặc có sự bất đắc dĩ thì cũng rộng cho phép ăn trong ngày (khi có mặt trời) chứ không bó buộc trong khoảng bán nhật dĩ tiền.
[64] Tra (từ cổ) : thò (tay). Có thể là thò (tay) ra hay thò (tay) vào nhưng ngày nay chỉ còn dùng theo nghĩa vào (tra tay vào túi, tra kiếm vào vỏ).
[65] Bản B : mê tân. Chắc lỗi đánh máy, vì sai vần cầm ở câu trước và câm ở câu sau.
[66] Bản B: còn bằng, nhưng chú thích vẫn ghi côn bằng, tức chỉ là do đánh máy sai.
[67] Chữ nôm và ? nghĩa là vài (một vài), thực ra cũng chỉ là một biến âm của vài.
[68] Bản A: đòi hỏi. Bản B: đon đả, chắc phiên sai vì bản Nôm B viết là 敦誨 phiên đon hỏi đúng hơn. Bản C cũng là : đon hỏi 敦誨, đây là từ cổ có trong một số phiên bản Truyện Kiều.
[69] Lưu ý là bản A, tức là cổ bản ban đầu (1726)  kết thúc ngay sau câu này. Còn bản D thì không có bài thơ tán bằng chữ Hán (ngũ ngôn bát cú), chỉ có bản B là có đầy đủ. Xét nội dung thì bản A đã diễn quốc âm đủ 10 giới, đoạn sau ở bản B chỉ là phần văn tán, có thể do đời sau thêm vào.

Tài liệu tham khảo:
1. Thích Minh Tâm (2000), “Về văn bản Xuất gia Sa di quốc âm thập giới ở chùa Liên Phái, Hà Nội”, Thông báo Hán Nôm học, tr.424-434
2. TT. Thích Gia Quang – GS. Nguyễn Tá Nhí (2009), Chùa Liên Phái, danh lam nổi tiếng Hà Thành, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội
3. Xuất gia Sa di quốc âm thập giới, AB.366, Viện Nghiên cứu Hán Nôm
4. “Lễ tụng Tập yếu Chư nghi”, trong Việt Nam Phật điển tùng san, EFEO trợ san 1943.

 

Văn bản Nôm Lý Sự Dung Thông trong bộ mộc bản chùa Hòe Nhai

Tác giả: NNC Phan Anh Dũng, Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 11/2023

Tóm tắt: Chùa Hòe Nhai(1) là một chùa cổ, tổ đình của thiền phái Tào Động ở Việt Nam, trong kho mộc bản của chùa còn lưu giữ tư liệu cổ là bộ ván khắc tác phẩm chữ Nôm “Lý sự dung thông” của thiền sư Minh Châu Hương Hải do sư Giác Lâm trụ trì chùa Hòe Nhai khắc lại khoảng năm 1838 đời Minh Mạng. Trung tâm Tư liệu phật giáo Việt Nam đã thực hiện công tác số hóa kho mộc bản này nhằm bảo tồn, và phát huy giá trị di sản, nhận thấy đây là một tư liệu quý hiếm nên chúng tôi đã tiến hành khảo chú lý lịch của bộ ván khắc, đồng thời xin giới thiệu cả toàn văn tác phẩm này.
Từ khóa: Mộc bản, Lý sự viên thông, Minh Châu Hương Hải, Giác Lâm, Hòe Nhai, Hồng Phúc.

1. Giới thiệu văn bản và mộc bản:

Lý sự dung thông là tác phẩm văn học chữ Nôm của Thiền sư Minh Châu Hương Hải(2) (1628-1715), được soạn theo thể song thất lục bát, gồm 162 câu, diễn giải những tư tưởng Phật giáo rất cơ bản như quan niệm hòa đồng tam giáo, quan niệm về lối sống của Phật tử Việt Nam mà GS Lê Mạnh Thát đã bàn: “Một lối sống trượng phu trung hiếu” và “một thời kỳ mà cuộc sống đạo và đời hòa quyện chặt vào nhau, đúng như yêu cầu Cư trần lạc đạo mà Trần Nhân Tông đã đề ra”. Người phật tử phải hiểu đạo, thông suốt cả sự và lý để nắm bắt và uyển chuyển trong cuộc sống.

Văn bản được công bố đầu tiên trong Toàn Tập Minh Châu Hương Hải của GS Lê Mạnh Thát, có ghi rõ là theo bản chữ Nôm trong bộ Việt Nam Phật điển trùng san, quyển thứ tư do Hội Phật Giáo Bắc Kỳ đứng in năm 1943. Bản này vốn in lại bản Nôm trong cuốn Nhất thời lễ tụng nhật dụng hành trì tập yếu chư nghi tàng bản ở chùa Yên Ninh (Trăm Gian) Hải Dương, vốn được chư tăng miền Bắc sử dụng nhiều, ký hiệu nhóm bản này là bản A. Ở thời điểm công bố GS Lê Mạnh Thát cho biết chỉ có một bản A nên đã không thể mở ra công việc đối chiếu dị bản để tìm một văn bản gần với nguyên tác.

Sau đó có bài của tác giả Thích Đồng Dưỡng cho biết đã sưu tầm thêm được 3 bản chữ Nôm từ kho sách của Viện Hán Nôm(3): “Tại thư viện có ba bản đề Lý sự dung thông, nằm trong các kí hiệu AB 177, AB 322, AB 374. Hầu hết đều được đóng chung với các văn bản khác. Bản AB 177 được đóng với các văn bản nôm Phật Giáo như Phật thuyết Nhân quả bản hạnh, Tây phương tịnh độ ca, Ni bát kính pháp phương ngôn, Đạt Na thái tử hạnh, Giới thần bản hạnh. Các bản in có niên đại từ Cảnh Thịnh cho đến Minh Mệnh. Bản AB 322, AB 374 đóng chung với hai sách khác là Đạt Na thái tử hạnh và Hồng Mông tạo hóa chư duyên bản hạnh (gọi tắt là Hồng mông hạnh). Hai sách trên được sư Giác Lâm chùa Hồng Phúc (tức chùa Hòe Nhai) khắc in vào năm Minh Mệnh, riêng bản Đạt Na thái tử hạnh được khắc ván năm Minh Mệnh thứ 19 (1838). Bản AB 322 và bản AB 374 giống nhau từ văn bản cho đến cách sắp xếp các tác phẩm được đóng lại với nhau. Chúng tôi cho đối chiếu Lý sự dung thông trong ba tập văn bản này thì thấy rằng chúng có cùng một ván in.”, để tiện đề cập trong bài, tạm ký hiệu nhóm 3 bản trên (AB 177, AB 322, AB 374) là bản B. Ba bản nhóm B này có nhiều chữ khác với hai bản nhóm A, ngay cả tiêu đề cũng khác, ở nhóm B là Lý sự dung thông còn nhóm A đổi là Sự lý dung thông.

Tiếp đó lại phát hiện thêm được bộ ván Sự lý dung thông ở chùa Bổ Đà, đã được in rập và số hóa, qua đối chiếu thì bộ ván này khác với cả hai nhóm A, B ở trên, vậy xin ký hiệu là bản C.

Gần đây, Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam, khi thực hiện công tác số hóa tư liệu ở chùa Hòe Nhai (Hồng Phúc) đã phát hiện ra ván của các tác phẩm Nôm mà tác giả Thích Đồng Dưỡng đề cập ở trên, cho đến hiện tại (năm 2023) vẫn còn là Đạt Na thái tử hạnh, Hồng Mông tạo hóa chư duyên bản hạnh (còn đủ bộ), Lý sự dung thông (thiếu tờ 1) , Giới thần bản hạnh (thiếu nhiều). Sau khi thực hiện in rập và sao chụp số hóa chúng tôi đã có thêm một bản in Lý sự dung thông, khi đối chiếu tự dạng Dưỡng có nhã ý cung cấp, thì xác nhận nhóm truyền bản B ở trên chính là in từ bộ ván này (chẳng hạn tờ 4b có một chữ khá đặc biệt là chữ đảm 担 kỵ húy bằng cách thêm bộ xuyên trên đầu, khi so từng nét đều trùng khớp).

Về niên đại bản Nôm và ván in, do bản Nôm Lý sự dung thông không có thông tin về năm khắc và nơi tàng bản nên tác giả Thích Đồng Dưỡng dựa vào việc nó được đóng chung với các bản Hồng Mông Hạnh, Đạt Na Thái Tử Hạnh đều ghi niên đại Minh Mạng nên nhận định bản Lý sự dung thông cũng có niên đại đời Minh Mạng. Nhưng xét ra thì đó vẫn chỉ là ý kiến phỏng đoán, chúng tôi làm việc trực tiếp với bộ ván in chùa Hòe Nhai nên đã tìm ra chứng cứ chắc chắn hơn, đó là : tờ 9 của Đạt Na Thái tử hạnh và tờ 4 của Lý sự dung thông được khắc trên hai mặt của cùng một tấm ván, và mặt ván cuối của Đạt Na Thái tử hạnh là tờ 23 có khắc rõ niên đại là năm Minh Mạng thứ 19 (1838), do sư trụ trì chùa Hòe Nhai là Giác Lâm đứng ra san khắc. Vì vậy niên đại của mộc bản Lý sự dung thông cũng là năm 1838 (gần như chính xác, trừ phi có lý do hãn hữu bất ngờ nào khác).

Với hệ thống 3 truyền bản A, B, C như vậy đã tạm đủ để thực hiện đối chiếu dị bản nhằm tìm một văn bản gần với nguyên tác nhất, và qua đó còn có thể tìm hiểu thêm phần nào về ngữ âm lịch sử tiếng Việt và quá trình diễn biến của chữ Nôm, đó chính là nội dung của bài viết này.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2023 Van ban nom Ly su dung thong trong bo moc ban chua Hoe Nhai 2

2. Phiên chú toàn văn và đối chiếu dị bản:

LÝ SỰ DUNG THÔNG(4)
[1a] Bể làu làu trời thanh nguyệt rạng
Hội muôn lành(5) một áng đoàn viên
Tỏ lòng đông thổ tây thiên
Gần xa đầm ấm hương thiền nức xông
Rỡ(6) vừng hồng hoa khai bát nhã
Trồng(7) bồ đề kết quả tự nhiên
Đường lên hiền thánh phật tiên
Gồm no phúc tuệ vẹn tuyền chẳng sai
Diễn pháp tài thông hay sự lý
Cúng mười phương một vị chẳng dư
Thật quyền thể dụng như như
Tùy duyên đôi chữ lòng từ độ nhân
Xét nguồn cơn phật tri chính kiến
Ấn tâm truyền mật hiển đinh ninh
Hằng thìn pháp nhẫn vô sinh
Chỉ quán vặc vặc phân minh rẽ(8) ròi
Gương hằng soi cong nơi(9) thốn niệm
[1b]Chút(10) bả trần chẳng điểm thị phi
Rửa không non mạn thành nghi
Một lòng bình đẳng trí bi độ người(11)
Dầu chê(12) cười hương đồ đao cắt
Lý rành rành thể ắt(13) chiêm bao
Lông rùa sừng thỏ phân sao(14)
Nhẫn như không nhẫn, nhục nào nhục ai
Hạc xông, ngựa ruổi đường dài
Long phi, bằng cử nào ai sánh cùng
Dầu anh hùng tài năng tế thế
Trong ảo trường luống kể chiêm bao
Tứ sinh cửu hữu ra vào
Nhân thiên đạo nhãn lòng nào nhưng nhưng
Phải phiền chưng đức người thượng sĩ
Phương tiện dùng lợi kỷ lợi tha
Trong nơi danh giáo có ba
Nho hay giúp nước sửa nhà trị dân
Đạo thời dưỡng khí an thần
Thuốc trừ tà bệnh chuyên cần luyện đan
Thích độ nhân [2a] miễn tam đồ khổ
Thoắt cửu huyền thất tổ siêu phương
Nho dùng tam cương ngũ thường
Đạo gìn năm(15) khí giữ giàng ba nguyên
Thích giáo nhân tam quy ngũ giới
Thể một đường xa phải dụng ba
Luận chưng thánh tổ nho gia
Trong đời trị thế người là nhân sư
Sao bằng Đâu Suất vị cư
Lão Quân tiên chủ đại từ dược phương
Phật là vạn pháp trung vương
Làm thày ba giới đạo trường nhân thiên
Những thánh hiền nguồn nhân bể quả
Xưa tu hành trí đã rộng cao
Trong nơi ba giới ra vào
Mười phương tri thức ai nào khả nghi
Nguyệt in thanh hải tịnh trì
Thềm lan bóng trúc hề gì vén ngăn
Phên dày nước chảy khôn ngần(16)
Mây ruổi ngoài trần khá động non [2b] cao
Sự nài bao hang sâu tiếng dội
Đèn hãy dùng chớ nỗi chờ trăng
Đường lên diệu lộ cao thăng
Giải hạnh đôi chữ khá rằng dám sai
Tạng Như Lai làu làu thanh tịnh
Năm hương lòng hằng kính hằng tin
Đòi phen giải thoát tự nhiên
Dụng chân như trí gương thiền lắng thâu
Lộc dương theo dấu hay đâu
Nê ngưu vào bể(17) rộng sâu khôn tìm
Bao nhiêu chim bay về lạc tổ
Mây che ngoài lỡ(18) ổ hang xưa
Đêm chẳng ngừa nhọc treo gương đá
Ban rạng ngày trời đã phân minh
Uyên ương vẽ dạng xem hình
Cớ đâu lưới rách cho mình mấy(19) thông (?)
Hãy nhìn sáu tổ năm tông
Thiền hà muôn phái một dòng Tào Khê
Bể từ lạt(20) sạch nguồn mê
Máy thiêng(21) mở [3a] khép(22) đề huề độ sinh
Chuyển vô minh bội trần hợp giác
Vui thửa(23) bề diệu dược liên bang
Dầu ai hiểu biết tâm vương
Chứng vô thượng đạo lên đường Như Lai
Ra nhân đức nhuận ân oai

Làu làu viên tĩnh trong ngoài lặng thanh
Khá còn chấp tướng ngại(24) danh
Tùy cơ thuận nghịch tung hoành cùng ưa
Tấm gió đưa đèn lòng phắc phắc
Muôn niệm dùng vặc vặc chẳng sai
Tuy rằng nam có Thiên Thai
Bắc có Ngũ Đài một phép năng nhân
Dốc bốn ân đức nhờ tam bảo
Vin(25) tứ hoằng một đạo nguyên xưa
Cam lồ nước rẩy làm mưa
Muôn cây nhuần đượm(26) ơn nhờ xuân thiên
Trường hà tô lạc luyện nên
Quần sinh hóa dục công đền muôn công
Mặc dầu việt tổ siêu tông
Vin cành đếm(27) lá rồi lòng mới yên
Mặc dầu tĩnh tọa lâm tuyền
Thiền na [3b] chín quyết tinh chuyên đêm ngày
Mặc dầu vân thủy nước mây
Đầu đà thượng hạnh làm thầy độ sinh
Đạo viên minh ngại chi chân tục
Miễn lòng rồi tri túc thời nên
Năm mươi lăm phẩm dưới trên
Luyện Tam Muội hỏa chí bền Kim Cương
Nhân thiên mấy đấng phong quang
Tam hiền thập thánh một đàng cao siêu
Cày mây cuốc nguyệt tuy nhiều
Chứng vô thượng sĩ danh biêu mới nồng
Hai mươi lăm cửa viên thông
Mặc dầu tri thức tâm không ngại gì
Ưu Đàm hoa nở phải thì
Nhân duyên đại sự há vì một ai
Cắp non nhảy bể mới tài
Dùng Ba La Mật chứng ngoài tam không
Biết nơi thành tựu vun trồng
Ngỏ lòng Viên Giác tính đồng Hoa Nghiêm
Cao nhân chi có nữ hiềm
Thanh trần hủy dự càng thêm đức dày
Nửa câu bán(28) kệ biện hay
Biết [4a] lòng lọ phải nhọc bày danh ngôn
Máy càn khôn một bầu thế giới
Vốn chưa từng thành hoại hư không
Rừng Nho bể Thích dung thông
Linh đài vặc vặc vừng hồng rạng thanh
Bồ đề quả mãn viên thành
Ẩm quang còn ngợi thói lành muôn duyên
Xưa sau thiên thánh vạn hiền
Chứng nên thành phật thành tiên một lòng
Muôn điều nghìn mối rũ xong
Hằng sa tính đức há phòng niệm sinh
Tam tạng mười hai bộ kinh
Tòng tâm lưu xuất tượng hình thật không
Nhân Đà lịch kiếp dụng công
Tu hành như ảo mộng trung hồi trình
Trong mười tám cõi viên minh
Căn trần thanh tĩnh thái bình tự nhiên
Ấy lời khuyên phô(29) người thiền tử
Lẽ hiểu tường sự giữ tạm tu
Hằng rèn giới hạnh công phu
Lên đường tinh tiến nhẫn phù yên tâm
Ngày càng chuyển nhập, chuyển thâm
[4b]Nguồn nhân bể quả mựa lầm tóc tơ
Máy thiền cơ công này(30) định, tuệ
Phải tham tường mới kể chân tu
Dốc làm(31) chí cả trượng phu
Đạo lên trung hiếu ân thù vẹn hai
Cong khi khó nhọc mựa nài
Sức dùng hà đảm(32) Như Lai viên thành
Sạch lời đối đãi đua tranh
Bẻ sào nhân ngã, rửa thành mạn nghi
Thanh trần gác để(33) thị phi
Tịnh thân khẩu ý thanh quy làu làu
Nết hằng trau ngôn từ đức hạnh
Trí phen đòi lượng thánh hiền xưa
Bữa dùng đạm(34) bạc muối dưa
Bả bô thường tịnh sớm trưa phải thì
Cơ duyên chiết nhiếp(35) ân oai
Trong hằng thanh tịnh ngoài thì đoan trang
Cong nơi giềng mối sửa sang
Răn khuyên hậu học mở đàng tiến tu
Quy mô Phật pháp khuông phù
Để làm minh kính thiên thu dõi truyền
[TẤT]

3. Thống kê các chữ dị bản:

Trường hợp cùng một chữ Nôm các bản viết dạng khác nhau thì không coi là dị bản, sẽ khảo ở mục “về cung cách viết chữ Nôm”, ở đây chỉ bàn về các chữ là dị bản “thực sự”, có thể là chữ gần nghĩa hay khác nghĩa, chúng tôi lập được bảng thống kê sau:

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2023 Van ban nom Ly su dung thong trong bo moc ban chua Hoe Nhai 3

Qua bảng này nhận thấy C là bản trung gian giữa A và B, nhưng nghiêng về B nhiều hơn, cụ thể có 9 trường hợp C theo B, 5 trường hợp C theo A, còn lại 4 trường hợp C đứng riêng.

4. Về văn từ

Bài này dùng chủ yếu thể thơ lục bát nhưng có chen một số câu song thất lục bát, giúp vần điệu có tính biến thiên chứ không đều đều như thể lục bát. Một số chỗ gieo vần lưng ở chữ thứ 4 câu 8 là dấu tích của thơ lục bát thủa ban đầu khi còn chưa thống nhất vị trí gieo vần là chữ thứ 6, nhưng cũng giúp vần điệu biến hóa linh hoạt hơn, ví dụ:

Tuy rằng nam có Thiên Thai
Bắc có Ngũ Đài một phép năng nhân

Văn hay nhờ dùng nhiều thủ pháp ví von, thể hiện những tư tưởng có vẻ trừu tượng qua những sự vật khá cụ thể bình dân, như:
Sạch lời đối đãi đua tranh
Bẻ sào nhân ngã, rửa thành mạn nghi…
Bữa dùng đạm bạc muối dưa
Bả bô thường tịnh sớm trưa phải thì…
Rỡ vừng hồng hoa khai bát nhã
Trồng bồ đề kết quả tự nhiên…
Rửa không non mạn thành nghi
Một lòng bình đẳng trí bi độ người…
Rừng Nho bể Thích dung thông
Linh đài vặc vặc vừng hồng rạng thanh…
Cắp non nhảy bể mới tài
Dùng Ba La Mật chứng ngoài tam không …

5. Về cung cách viết chữ Nôm

Vấn đề này tác giả Thích Đồng Dưỡng đã trình bày khá rõ, được sự đồng ý của tác giả chúng tôi xin phép trích lại đoạn so sánh giữa hai nhóm bản B (tác giả gọi là AB 177) và nhóm bản A (tác giả gọi là bản Yên Ninh)

“Theo học giả Đào Duy Anh thì thông thường tỷ lệ chữ giả tá nhiều hơn tỉ lệ chữ hình thanh thì bản có số chữ giả tá sẽ có niên đại lớn hơn. Kết luận này khá chính xác về nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm ở ta. Qua đối chiếu, chúng tôi nhận thấy hai bản có sự dị biệt về tự dạng, sơ bộ khảo sát thấy có 74 chữ khác nhau. Ví dụ như sau, chữ Tỏ, bản AB 177 mượn chữ tố 訴,bản Nhật tụng thêm bộ hỏa 火 vào. Tức bản AB 177 theo lối giả tá, còn bản Nhật tụng theo lối hình thành, sáng tạo chữ mới. Chữ No, bản AB 177 mượn Nô 奴, bản Nhật tụng thêm bộ thực 食. Chữ Sao mượn chữ Lao 牢 còn bản kia thêm chữ hà 何 vào. Chữ đêm, bản AB 177 mượn điếm 店, còn bản Nhật tụng thêm bộ nhật 日 vào chữ điếm 店. Chữ Há, bản AB 177 lấy chữ Hà 呵, còn bản Nhật tụng thì thêm chữ khởi 豈 vào với chữ Ha. Chữ Bóng, bản AB 177 dùng chữ 俸 bổng để đọc, bản Nhật tụng viết theo lối hình thanh một bên bộ Nguyệt với chữ bổng nhưng bỏ bộ nhân. Trường hợp này khá nhiều, chúng tôi đơn cử một vài chữ để ví dụ minh chứng.

Một số chữ cùng âm nhưng bản AB 177 có tính cổ xưa hơn như chữ Một trong bản AB 177 viết 蔑 tức mượn miệt đọc thành một, còn bản Nhật tụng viết 沒. Chữ Ra, bản AB 177 cấu tạo gồm bộ khẩu 口với chữ la 羅, còn bản Nhật tụng thì phía trên chữ la dạng viết tắt, dưới thêm chữ xuất出. Cùng đọc là Chữ nhưng bản AB 117 mượn Tự 字, còn bản Nhật tụng viết theo lối nhà Nguyễn sau này.

Có một kiểu đọc tuy cùng một âm đọc nhưng hai bản sử dụng hai chữ khác nhau như chữ Thật, bản AB 177 dùng 實, bản Nhật tụng dùng 寔, có thể bản Nhật tụng ghi theo kiểu viết húy đời Nguyễn. chữ Hoa, bản AB ghi 花, bản Nhật tụng ghi 華.Chữ vóc, bản AB 177 ghi bốc theo kiểu chữ 仆, còn bản Nhật tụng ghi 僕.

Qua khảo sát cấu trúc chữ nôm trong hai văn bản, chúng tôi nhận thấy bản Lý sự dung thông trong AB 177 có tính cổ xưa hơn bản Nhật Tụng chùa Yên Ninh. Có thể khi biên soạn sách, sư Viên Giác đã “dọn” chữ nôm đời Lê cho hợp với lối đọc thời Nguyễn. Do đó, bản AB 177 gần nguyên bản hơn và bản này dùng để nghiên cứu khi chưa tìm ra bản in đợt đầu. Còn bản Nhật tụng chùa Yên Ninh dùng trong việc khảo dị, đối chiếu các bản với nhau.”

Đối với bản “trung gian” C khi xét về cách viết thì C lại gần với A hơn (tức C nghiêng theo cách viết mới), ví dụ các chữ ba (là số 3) bản C đều viết dạng có chữ tam chỉ nghĩa, các chữ ra , vào cũng viết đủ phần chỉ nghĩa, nhưng chữ sao 牢 thì vẫn viết dạng đơn như bản B. Về vấn đề cách viết ở bản C gần với A, tác giả Thích Đồng Dưỡng nhận xét rằng chùa Bổ Đà (nơi tàng bản C) là cơ sở cho chùa Yên Ninh (nơi tàng bản A), và vốn cùng sơn môn.

Tóm lại về cung cách viết thì bản B là bản có nhiều dấu tích cổ nhất.

6. Về chữ húy:

Chữ húy viết thật sự rõ ràng là trường hợp chữ đảm (húy vua Minh Mệnh, Nguyễn Phước Đảm) ở bản B viết húy 担 có bộ xuyên trên đầu, chú ý là chữ này chỉ đồng âm chứ không phải chữ chính húy 膽, có lẽ vì khi khắc bản B thì đang chính thời Minh Mạng nên người viết không những đã chọn dạng viết tránh thiên bàng rồi lại còn cẩn thận gia thêm bộ xuyên trên đầu. Còn các bản A, C đều viết dạng bình thường là 擔, vừa đồng âm vừa cùng thiên bàng với chữ phải húy.

Trường hợp húy chữ chủng 種, bản A viết bằng chữ Nôm trồng 槞 là dạng viết tránh húy, bản B vẫn để nguyên chữ chủng 種 (phạm húy), còn bản C viết một chữ có vẻ giống chữ “mầm” rõ ràng là để tránh chữ húy “chủng”.

Trường hợp chữ Tông 宗 (húy vua Thiệu Trị Nguyễn Phúc Miên Tông), chữ Hoa 華/花 (húy mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa), chữ Thì 時 (húy vua Tự Đức Nguyễn Phúc Thì) các bản đều không viết húy, đối với bản B thì không có vấn đề gì vì đã xác định thời gian khắc là đời Minh Mạng, tức khi chưa có luật húy các chữ Tông, Hoa, Thì. Nhưng với các bản A, C thì có vấn đề phải suy nghĩ vì bản A tức bản trong sách Nhất thời lễ tụng hành trì tập yếu chư nghi tàng bản ở chùa Yên Ninh, sách này có bài bạt ở sau phần đầu viết vào năm Tự Đức thứ 36 (1883) cho biết người khởi soạn là sư Viên Giác tức sư Thanh Lịch tự Phổ Tiến, hiệu là Tuệ Phụng Thích Vĩnh Vĩnh (1825-1885). Có lẽ bản thảo chưa kịp khắc in thì sư viên tịch (1885) nên được các học trò đứng ra khắc ván vào năm Thành Thái thứ 14 (1902) tại chùa Yên Ninh như ghi ở cuối sách. Dầu thời gian soạn 1883 hay in 1902 thì đều phải húy chữ Tông, Thì, Hoa, chẳng hạn trong bài bạt Nhất thời lễ tụng tập yếu – hội bạt của sư Viên Giác chữ thời (thì 時) đã được viết húy bằng cách bỏ nét ngang trong bộ nhật.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2023 Van ban nom Ly su dung thong trong bo moc ban chua Hoe Nhai 4

Việc các bản Nôm thời Lê in ở gần cuối sách lại không húy có khả năng do chúng được “in kèm” vào sau, người đứng in đã cho khắc lại y nguyên các bản in cũ khoảng thời Minh Mạng về trước, vốn không húy các chữ trên, lý do nữa là khi in năm 1902 thì chủ quyền nước ta đã mất vào tay thực dân Pháp, các luật húy của triều Nguyễn trở lên lỏng lẻo, chiếu lệ mà thôi?

7. Về từ cổ và ngữ âm cổ:

So sánh thời đại thì thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) sinh trước thiền sư Như Trừng Lân Giác (1996-1733) đến hơn hai thế hệ, nhưng bản Nôm Lý sự dung thông lại ít từ cổ hơn các bản Thập giới quốc âm, Ngũ giới quốc âm của thiền sư Như Trừng Lân Giác, (xin tham khảo bài viết về Ngũ giới quốc âm của chúng tôi)(36).

Chỉ có chữ “cong” (trong) như trong câu “Cong khi khó nhọc mựa nài” là phản ánh được thời gian sáng tác là khoảng nửa đầu thời Lê Trung hưng (khoảng trước 1700). Các từ như “phô”, “biêu”, “mựa”, “thể” ước khoảng cuối Lê đầu Nguyễn vẫn còn dùng nên không thực sự cổ lắm. Trường hợp từ “rẽ ròi” trong câu “Chỉ quán vặc vặc phân minh rẽ ròi” phần nào cũng cho thấy bản Nôm vốn là một bản cổ, vì việc bản A sửa ra “rạch ròi” chứng tỏ là từ “rẽ ròi” đến cuối đời Nguyễn đã là từ cổ, không còn thông dụng.

Ngoài ra trong cách viết chữ Nôm cũng có vài chữ mang dấu vết ngữ âm cổ, trong câu “Lý rành rành thể ắt chiêm bao”, chữ ắt bản A viết dạng phổ thông là 乙. Nhưng các bản B, C đều viết dạng (車+乙), kí hiệu 車 ở đầu thể hiện một dạng cổ âm có tiền âm tiết, ví dụ như k’ắt hay x’ắt chứ không phải là một âm đơn “ắt” như cách đọc ngày nay. Việc thêm kí hiệu 車 trong chữ Nôm thường chỉ gặp ở những chữ rất cổ và là từ phổ thông trong tiếng Việt như cách viết các chữ trước , , sau (do chữ viết có tính bảo thủ hơn ngữ âm, mà đây là các từ phổ thông nên cách viết cổ đã thành quen thuộc, kể cả sau này khi ngữ âm đã biến đổi không còn tiền âm tiết thì cách viết đã quen thuộc đó vẫn tiếp tục được sử dụng). Ngoài ra còn có chữ thiêng ở bản B, C cũng viết dạng cổ (灵+巨) , trong đó chữ cự 巨 cũng như xa 車 là dấu tích của một tiền âm tiết cổ.

Việc bản Nôm Lý sự dung thông của thiền sư Minh Châu Hương Hải ra đời trước lại ít từ cổ hơn các bản Nôm của thiền sư Như Trừng Lân Giác phải chăng do bản này đã từng được chỉnh lý lớn vào cuối đời Lê? Ngoài ra còn có thể do thiền sư Minh Châu Hương Hải vốn sinh trưởng ở Đàng Trong (Quảng Nam) mãi đến năm 54 tuổi (1682) mới chuyển ra Đàng Ngoài, nên ngôn từ sử dụng có tính trung lập, dùng những từ phổ thông người trong toàn quốc đều hiểu được chứ tránh dùng từ có tính địa phương và ít dùng từ cổ.

Nhận xét:

– Lý sự dung thông của thiền sư Minh Châu Hương Hải có thể coi là một trong những tác phẩm mở đầu loạt sách diễn Nôm các giáo lý cơ bản của Phật giáo do các thiền sư Minh Châu Hương Hải, Chân Nguyên Tuệ Đăng và Như Trừng Lân Giác biên soạn khoảng cuối TK 17 đầu TK 18.

– Tác phẩm này là một áng văn Nôm hay, ngôn từ trôi chảy, vần điệu nhịp nhàng, trình bày một cách nôm na bình dân những vấn đề tưởng như rất thâm diệu của Phật giáo.

– Qua đó càng thấy thêm tính quý hiếm có của bộ mộc bản của chùa Hòe Nhai, vừa có niên đại rất cổ kính (đời Minh Mạng), lại chứa một bài văn Nôm có nội dung rất giá trị, không chỉ về mặt tư liệu mà cả về giá trị văn chương. Sắp tới chúng tôi sẽ giới thiệu tiếp bộ ván của các tác phẩm có giá trị khác là Hồng Mông Hạnh, Đạt Na Thái Tử Hạnh cũng trong kho mộc bản chùa Hòe Nhai.

Tác giả: NNC Phan Anh Dũng, Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 11/2023

***

CHÚ THÍCH:
(1) Chùa Hòe Nhai là một tổ đình của phái Tào Động, tham khảo ở link sau: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_H%C3%B2e_ Nhai
(2) Có thể tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C6%B0%C6%A1ng_H%E1%BA%A3i
(3) Có thể xem tại link: http://lytranvien.blogspot.com/2011/06/ly-su-dung-thong.html.
(4) Theo truyền bản B. Bản nôm A và C đảo là : SỰ LÝ VIÊN THÔNG
(5) Bản A : thiêng . Bản B và C viết 苓 thì có thể đọc hai âm lành hay linh (đồng nghĩa với thiêng của bản A)
(6) Phiên theo bản B, viết là (呂+赤), bản C viết là (足+赤) chưa rõ nên đọc là gì. Còn bản A viết là hé (口+戲 ).
(7) Bản A viết chữ Nôm trồng 槞. Bản B để nguyên chữ chủng 種 (phạm húy). C viết chữ mầm có lẽ để tránh húy.
(8) Bản A sửa là rạch ròi. Phiên là rẽ ròi theo bản B (viết là(扌+禮 ) và C (viết là 扌+礼), nghĩa cũng như rạch ròi nhưng đây là từ cổ ít dùng.
(9) Hai chữ 工尼 GS LMT phiên : công này.
(10) Theo bản B, C . Bản A sửa là suốt 焠 .
(11) Chú ý bản B viết dạng cổ 㝵, không thêm bộ nhân, các bản A, C đều thêm bộ nhân :
(12) Theo bản A, C. Bản B là nói 吶 .
(13) Bản A viết 乙 . Các bản B, C đều viết dạng (車+乙), dấu hiệu 車 thể hiện một dạng cổ âm có tiền âm tiết, chẳng hạn như k’ắt hay x’ắt chứ không phải là một âm đơn “ắt” như cách đọc ngày nay.
(14) Bản B,C viết dạng cổ 牢 , bản A thêm bộ phận chỉ nghĩa 何 (hà) thành dạng  . Chú ý các trường hợp bản A sửa theo dạng chữ Nôm muộn đã được tác giả Thích Đồng Dưỡng đề cập khá chi tiết nên chúng tôi chỉ dẫn vài trường hợp như trên, còn từ đoạn
này về sau sẽ không chú thêm, trừ khi cách viết có gì bất thường.
(15) Bản A ngũ, B và C đều là năm.
(16) Theo B và c. Còn A là “Phiến dày nước chảy khôn ngăn”, bị trùng lặp vần ngăn ở câu trên.
(17) Bể theo bản B, A , riêng C sửa là biển.
(18) Bản B, C lỡ . Bản A : ngỡ
(19) Bản phiên của GS LMT : mối
(20) Lạt theo A và B. Riêng bản C viết là (卒+亇) có thể đọc là suốt như ở từ “trong suốt”.
(21) Chú ý bản B và C viết dạng cổ (灵+巨).
(22) Chữ Nôm các bản đều viết là 挾. GS LMT phiên ra giáp.
(23) Thửa theo B, C. Bản A : về
(24) B, C : ngại. Bản A : nghi
(25) Phiên vin theo bản B. Bản A và C: tiếp
(26) Bản A : đảo là đượm nhuận.
(27) Theo bản A. Bản B : Vẩy cành chấm lá, cũng có nghĩa.
(28) Bản phiên của GS LMT : nửa .
(29) Phô theo bản B. Bản A là dặn nhưng GS LMT phiên là nhủ. Còn bản C viết một chữ lạ và ảnh bản rập bị nhòe nên không rõ chữ gì.
(30) Có thể phiên cong nơi nghĩa là trong nơi, ở nơi cũng có nghĩa.
(31) Bản phiên của GS LMT : tâm.
(32) Chữ đảm 担bản B viết húy có bộ xuyên trên đầu (húy vua Minh Mệnh, Nguyễn Phước Đảm) dù chữ này chỉ đồng âm chứ không phải chữ chính húy 膽 . Có lẽ vì khi khắc bản B đang chính thời Minh Mạng. Còn các bản A, C đều viết dạng bình thường là 擔 vừa đồng âm vừa cùng thiên bàng với chữ phải húy.
(33) Bản B, C đều là chữ rẽ (扌+禮 hay 扌+礼 ) . Bản A sửa là để 底 . Gác rẽ cũng có nghĩa nhưng có thể nhiều người không hiểu nên
phiên theo bản A, mặc dù xác định B, C là nguyên tác.
(34) Nguyên bản B viết chữ xa là xa hoa, có lẽ là kiểu nói ngược cường điệu (muối dưa thì sao mà xa hoa ?), Bản A và C đã sửa thành đạm (đạm bạc), dễ hiểu và hay hơn, vậy xin theo bản A và C.
(35) B: nhiếp. A, C : tiếp.
(36) https://tapchinghiencuuphathoc.vn/nghien-cuu-van-ban-nom-xuat-gia-sa-di-quoc-am-thap-gioi.html

Phép viết sử “Truyền nghi truyền tín” nghĩa là sao ?


Bài tựa sách Sài Sơn Thực Lục do sơn tăng Như Tùng trú trì chùa Thầy đứng in khoảng 1 thế kỷ trước viết: “Truyền nghi truyền tín. Sử pháp dã- Truyền nghi và truyền tín, đó là phép viết sử “ (xem hình các chữ khoanh đỏ ở cột 7, 8 hình 1).

Câu đó xuất xứ từ thành ngữ chữ Hán “信以傳信,疑以傳疑 – Tín dĩ truyền tín, nghi dĩ truyền nghi”, có thể xem chú giải ở trang baidu : https://baike.baidu.hk/item/信以傳信,疑以傳疑/2357968″
Thành ngữ đó khi nói về phép viết sử có thể hiểu đại khái như sau:
Phép viết sử phải trung thực. khách quan, chuyện “tín” ghi chép đã đành, mà chỗ còn nghi vấn cũng cứ chép lại đúng như sách xưa, không được bịa thêm hay cắt bỏ (che dấu) chi cả.

Ví như chuyện Hồng Bàng thị tức đời Hùng Vương trong Đại Việt sử ký toàn thư, sử quan Ngô Sĩ Liên trong phần bình luận truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã chú rõ đó là chuyện “nghi”  (xem hình 2 các chữ khoanh đỏ ở cột 4), nhưng nghi thì cứ truyền nghi, nên cứ chép đúng theo sách sử đời trước mà thôi.
Nguyên văn lời Ngô Sĩ Liên : 若山精水精之事亦甚恠誕信書不如無書姑述其舊以傳疑焉 Nhược Sơn tinh Thuỷ tinh chi sự diệc thậm quái đản, tín thư bất như vô thư, cô thuật kì cựu dĩ truyền nghi yên. (Còn như việc Sơn Tinh, Thủy Tinh thì rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi)
=>Câu này cho thấy Ngô Sĩ Liên chép từ sách người xưa truyền lại chứ không phải là người bịa đặt ra chuyện. Ông vẫn biết rõ đó là truyện quái đản, cả chi tiết 18 đời Hùng Vương dài đến hơn hai nghìn năm đến đứa trẻ con cũng biết là vô lý nhưng ông vẫn ghi vào chính sử, vì câu đó là của sách sử đời trước truyền lại. nếu che dấu đi để “làm đẹp” cho sử ta mới là kẻ thiếu trung thực !

Tuy nhiên nhiều học giả hiện đại đã cố đem các nguyên tắc và khuôn phép “khoa học” ngày nay ra để suy diễn (nếu không muốn nói là quy chụp) rằng Ngô Sĩ Liên đã bịa đặt ra chuyện họ Hồng Bàng đưa vào Đại Việt sử ký toàn thư !? Theo tôi đó là nhận định chủ quan, thiếu căn cứ.
Lập luận của các học giả này chủ yếu là cho rằng các sử quan thời Lê Thánh Tôn có tinh thần dân tộc chủ nghĩa (muốn bịa ra sử VN “cho bằng với TQ” ?), hay muốn tô vẽ củng cố cho chế độ phong kiến đương thời .v.v. nhưng xét ra đây cũng chỉ là các ý kiến chủ quan hoặc định kiến của cá nhân các tác giả đó, những phán quyết “đao to búa lớn” đó không phải là “cứ liệu” hay “sử liệu” gì cả…
Chỉ có một thông tin có thể coi là sử liệu mà các học giả trên thường nhắc đến là câu trong sách “Khâm định Việt sử Thông giám cương mục” của Quốc sử quán triều Nguyễn : “lại phụ hội với ‘Liễu Nghị truyện’ của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ”
Tuy nhiên nhận định của họ dựa vào việc mặc nhiên coi chuyện Liễu Nghị là tiểu thuyết bịa đặt 100% mà không xem xét khả năng chuyện đó vốn có nguồn gốc lâu đời cả nghìn năm trước đời Đường, vốn là các truyền thuyết của nhóm dân cư cổ đại ở vùng hồ Động Đình phía nam sông Dương Tử, lưu ý cho đến trước đời Tần cư dân vùng này vẫn là dân Bách Việt chứ không phải nhóm Tần-Tạng (Chine-Tibetan).

====

 Hình 1 (từ sách Sài Sơn Thực Lục, có ở Viện NC Hán Nôm):
Truyền tín truyền nghi 01 Hình 2 (Từ sách Đại Việt sử ký Toàn Thư, có trên trang nomfoundation):Truyền tín truyền nghi 02