huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Monthly Archives: June 2012

Thất Chát thành thi

Xưa từng nghe Tào Thực thất bộ thành thi  !
Hôm qua chat với Quang Lê,
Mới biết chú em này
“Thất Chát thành thi” chẳng kém.
Dưới đây là bài đó, chỉ sửa đôi chữ cho hợp vần:

Đêm khuya canh cánh
Những vì sao cũng lạnh bởi sương khuya
Gió hiu hiu hoa rủ cánh mềm
Bên ly rượu chợt nhớ bạn miền Huế đẹp
Hàn trạo Hương giang đồng cổ nguyệt
Cao sơn lưu thuỷ thục tri âm
Ngâm vài câu nhắn nhủ bạn đồng tâm
Trăng tháng tám đệ huynh tầm hội ngộ
Chát chát tom tom, chung lại cổ
Đem mấy vần phổ nhạc thử tay hoa
Cầm tiêu một khúc khoan hòa.

Vùng Lĩnh Nam lập quốc từ thời Đường Ngu ?

Trên diễn đàn viethoc, trong chủ đề http://www.viethoc.org/phorum/read.php?11,33998,59292,quote=1#REPLY, bác huongho vừa dẫn sách Thông Điển của Đỗ Hữu 杜佑 thời Đường (801):
通典卷第一百八十四 – 州郡十四

http://ishare.iask.sina.com.cn/f/23826745.html

Lướt qua mấy trang đầu tại hạ chợt đọc thấy một thông tin hết sức quan trọng:


自嶺而南當唐虞三代為蠻夷之國
Tự Lĩnh nhi nam đương Đường Ngu Tam Đại vi man di chi quốc.

Tạm dịch: Từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam, ngang với đời Đường Ngu và Tam Đại là (một) nước man di.

===
Đường Ngu tức là vua Nghiêu họ Đào Đường ( 2337 TCN–2258 TCN) và vua Thuấn họ Hữu Ngu.
Tam Đại tức 3 đời Hạ (bắt đầu từ vua Vũ), Thương, Chu .

Như vậy truyền thuyết về thời đại Hồng Bàng – Hùng Vương của người Việt đâu phải là chuyện tự người Việt bịa đặt ra, ban đầu do Trần Thế Pháp “bịa ra” trong Lĩnh Nam Trích Quái, rồi sử quan đô tổng tài thời Lê là tiến sĩ Vũ Quỳnh “ghi bậy” vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư  như có người từng quy kết?

Để ý Thông Điển (801) có trước Việt Sử Lược và Lĩnh Nam Trích Quái đến khoảng nửa thiên niên kỷ.

Dẫu sách Tàu đã viết theo kiểu miệt thị gọi nước của người Việt là “man di” đi nữa thì vẫn là một “quốc” chứ không viết là một “xứ” hay một bộ lạc, hơn nữa ngay câu sau lại nhắc tới “quân” tức là “vua” của “man di chi quốc” này nên hiển nhiên phải hiểu theo nghĩa “quốc gia” … Thông tin này cũng phù hợp với thông tin của TS Nguyễn Việt cho biết đã tìm thấy nha chương bằng ngọc, biểu hiện của quyền lực, trên đất nước ta với niên đại khoảng 3500-3800 năm trước trong một ngôi mộ cổ ở Xóm Rền (Phù Ninh, Phú Thọ), khoảng 3800 năm trước là khoảng gần cuối nhà Hạ  (thế kỷ 21 TCN – 16 TCN). Nha chương này có cùng chất liệu với các vòng ngọc tìm thấy trong ngôi mộ cổ đó nên có khả năng lớn là được chế tác tại chỗ, chứ không phải là từ TQ truyền sang qua con đường giao lưu buôn bán.

Phiên âm trang sách Thông Điển ở trên:
——–
CỔ NAM VIỆT
Tự Lĩnh nhi nam đương Đường Ngu Tam Đại vi man di chi quốc, thị Bách Việt chi địa, diệc vị chi Nam Việt.
Hoặc vân Nam Việt chi quân diệc Hạ Vũ chi hậu ? Án Âu Việt (U Việt?), Mân Việt Vũ hậu Thiếu Khang chi thứ tử sở phong chi địa, tức Nam Việt phi kì chủng dã. Cố Dư địa chí vân: đông nam hữu nhị Việt kì nghĩa vị tường. Hoặc viết tự Giao Chỉ chí ư Cối Kê thất bát thiên lý Bách Việt tạp xứ các hữu chủng tính, cố bất đắc tận vân Thiếu Khang chi hậu.
Cổ vị chi Điêu Đề.
vị điêu đề khắc kì ngạch dã, Lễ ký Vương chế viết: Nam phương viết Điêu Đề.
Phi Vũ Cống cửu châu chi vực, hựu phi Chu lễ chức phương chi hạn.
Tấn thư, Tùy thư tịnh vị Giao Quảng chi địa, vi Vũ Cống Dương Châu vực, kim kê kì phong lược khảo kì trấn sổ tắc Vũ Cống chức phương giai bất cập thử, cố liệt ư cửu châu chi ngoại.
Tại thiên văn Khiên Ngưu Vụ Nữ tắc Việt chi Nam phận dã.
Vị Hán chi Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam giai kì phân dã. Kim Nam Hải, Nghĩa Ninh, Hải Phong, Ân Bình, Nam Lăng, Chiêu Nghĩa, Lâm Giá, Cao Yếu, Trạch Giang, Cảm Nghĩa, Lâm Giang, Phù Nam, Tấn Khang, Lâm Phong, Khai Dương, Cao Lương, Thủy An chi nam cảnh. Bình Lạc,
Mông Sơn, Chính Bình, Khai Giang …

=======

Tại hạ tạm dịch theo vốn hiểu biết hạn hẹp của mình:

ĐẤT NAM VIỆT CỔ

Từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam ngang với đời Đường Ngu và Tam Đại là một nước man di, nằm trong đất Bách Việt, cũng gọi là Nam Việt.
Có kẻ nói quân trưởng của Nam Việt là dòng dõi của vua Hạ Vũ ? Nhưng xét Âu Việt, Mân Việt mới là đất phong của con thứ của Thiếu Khang, đời sau của Vũ, thì Nam Việt không phải dòng giống ấy đâu. Xưa sách Dư Địa Chí có viết: đông nam có hai Việt, nghĩa ấy còn chưa rõ. Lại có sách viết từ Giao Chỉ tới Cối Kê bảy tám ngàn dặm, dân Bách Việt cư trú nhiều nơi đều có dòng có họ, như vậy không thể quy kết tất cả là hậu duệ của Thiếu Khang được.

Thời cổ gọi là (người) Điêu Đề.
Nói điêu đề nghĩa là chạm trổ nơi trán.
Sách Lễ ký phần Vương chế viết: (người) phương Nam gọi là (người) Điêu Đề.

Không nằm trong phạm vi Chín Châu của sách Vũ Cống, cũng không nằm trong giới hạn phân phong của sách Chu Lễ.
Tấn thư, Tùy thư đều gọi là đất Giao Quảng, cho là thuộc vào Dương Châu của sách Vũ Cống, nay thống kê các đất phong, khảo qua nhiều trấn trong sách Vũ Cống hay sách phân phong mà đều không khớp, vì vậy phải kể là nằm ngoài phạm vi chín châu.

Theo thiên văn địa phận sao Khiên Ngưu, Vụ Nữ ứng với địa phận phía nam của đất Việt.
Thời Hán gồm địa phận các quận Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam.
Nay (tức thời Đường) là đất Nam Hải, Nghĩa Ninh, Hải Phong, Ân Bình, Nam Lăng, Chiêu Nghĩa, Lâm Giá, Cao Yếu, Trạch Giang, Cảm Nghĩa, Lâm Giang, Phù Nam, Tấn Khang, Lâm Phong, Khai Dương, Cao Lương, Thủy An, Bình Lạc,
Mông Sơn, Chính Bình, Khai Giang .v.v.

——-

Chú thích:
1. Thiếu Khang 少康 là vua thứ 6 nhà Hạ trị vì từ 2079 TCN – 2058 TCN

2. Nhà Hạ có: Vua Vũ , Vua Khải , Thái Khang , Trọng Khang , Hậu Nghệ (cướp ngôi nhà Hạ) , Thiếu Khang (khôi phục nhà Hạ) …

3. Vũ Cống : sách địa lý xưa , chia Trung Nguyên làm 9 châu : Ký , Duyện , Thanh , Từ , Dương , Kinh , Dự , Lương , Ung (trong đó không có phần đất của người Bách Việt ),  nói về hình thể địa lý, sông ngòi, núi non, thổ nhưỡng …  của từng châu một .

4. Âu Việt: Đây là một tên phiên âm, có lẽ chỉ vùng đất U-Việt, Vu-Việt cổ nằm ngay cạnh đất Mân-Việt, tức vùng đất Ngô, Việt thời Chiến Quốc, đừng nhầm với “Âu” trong tên nước “Âu Lạc” của An Dương Vương.

——

 

GIỚI THIỆU MỘT BÀI CA TRÙ LẠ

 

Ca Trù vốn có nhiều điểm tương đồng với Ca Huế, đều là những di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của VN, nhưng tài liệu sách vở ghi chép về Ca Trù có phần đầy đủ hơn Ca Huế, ở Thư viện Quốc gia có nhiều cuốn sách chữ Nôm về ca trù, cuốn có niên đại cổ nhất là Ca trù Thể cách in năm Tự Đức Canh Thìn (1880). Tôi xin giới thiệu với các bạn một bài Ca Trù khá hay và lạ, chưa hề thấy trong các tuyển tập thơ Ca Trù từng đọc.

 

Điệu “Cổ thư”:

Hơi kim he hé

Vừng quế chênh chênh

Giọt hàn sương lác đác ố chồi ngô

Da bích hán yên vân bày trận nhạn

Thoang thoảng vỉ trầm hun (x) kiếp

Chuyện Dương phi đêm thất tịch mơ màng

Nao nao doành Hán bắc cầu Ô

Duyên Chức nữ buổi sơ thu tập ngập

Quang cảnh ấy trăm chiều bát ngát

Nỗi niềm này chín khúc ngẩn ngơ

Ơ khi vui miệng khéo ra đò

Thanh sắc dám đâu chiều liễu yếu

Trộm thấy ghi lòng từ đấy

Vâng tài tình thương đến phận đào non

Bỗng nên dan díu sợi tơ hồng

Lọ phải hẹn hò thơ lá đỏ

Đêm phong vũ bỗng tri âm chợt thấy

Mừng mừng thẹn thẹn xiết bao tình

Thực Vị Trăn cành thược dược cùng trao

Nói nói cười cười khôn xiết kể

Tình tình nghĩa nghĩa, ái ái ân ân

Trăm năm chỉ núi thề sông

Treo mảnh tình soi vạn cổ

Ân ái mấy thu nhường ấy

Chữ kì phùng từ mộc thạch cự ra tình

Bỗng đông tây đôi ngả vì đâu

Nỗi biệt hận dấu cầm ngư đau muốn khóc

Con tạo khắt khe mới nhẽ

Ông tơ dở dói làm chi

Gối cô miên chênh nửa mảnh sương đầm

Hồn hồ điệp chập chờn năm trống thỏ

Lầu Dạ vũ lúc hạt mưa sa trước chái

Phách Ba tiêu lạp đạp dỗ ca buồn

Trướng thu phong khi bóng thỏ xế bên mành

Đàn tất suất nỉ non vời khúc nhớ

Dạo trước chái nghe hồi quốc đổ

Sợ đau lòng khách ngoảnh tai đi

Tựa bên màn ngắm đóa hoa rơi

Sực nghĩ duyên mình bưng mắt lại

Ấy nỗi tương tư sao xiết kể

Hỡi người tri kỉ có hay chăng

 

 

Ghi chú:

- Có 1 chữ đánh dấu (x) không rõ tự dạng nên không phiên âm được

- Ba tiêu là cây chuối, tất suất là con dế. quốc là chim đỗ quyên.

 

Vài nhận xét:

Bản ca trù này xem qua tưởng như thơ không liền vần, nhưng để ý kỹ thì thấy thơ dùng nhiều vần lưng (ẩn) và vị trí gieo vần không cố định. ngoài ra dùng nhiều thể văn đối biền ngẫu nên dù không liền vần nhưng vẫn rất giàu nhạc điệu.

Tác giả dùng nhiều hình ảnh ví von, tuy là những hình ảnh cách điệu, ước lệ thường thấy trong cổ văn, nhưng dùng từ rất mượt mà, khá nôm na mà lại chuẩn xác nên không có vẻ khuôn sáo như thường thấy: “Giọt hàn sương lác đác ố chồi ngô, Da bích hán yên vân bày trận nhạn”, “Bỗng nên dan díu sợi tơ hồng, Lọ phải hẹn hò thơ lá đỏ”, “Gối cô miên chênh nửa mảnh sương đầm, Hồn hồ điệp chập chờn năm trống thỏ”… Hình ảnh lại khá gần gũi với người Việt “Phách Ba tiêu lạp đạp vỗ ca buồn” – chỉ cần biết ba tiêu là cây chuối là cảm nhận được ngay hình ảnh một miền quê đất Việt. Một số câu phần nào đã vượt khỏi ước lệ thường thấy ở Ca trù để đạt tới nghệ thuật tả thực: “Trộm thấy ghi lòng từ đấy”, “Sợ đau lòng khách ngoảnh tai đi”, “Sực nghĩ duyên mình bưng mắt lại” …

 

Huế 11-2008

Hình chụp bản nôm (đã cắt dán trang để dồn vào 1 ảnh):

bai ca tru la