Thần Nông, Nghiêu, Thuấn đều là dân man di ?
Tóm lược :
Bài này có một phát hiện quan trọng: vua Thuấn là người Đông Di, tức là dân “man di” chứ không phải người Hoa Hạ.
Thông tin này có nhiều hệ quả ghê gớm. Như sách “Sử ký” nói vua Thuấn nam vỗ yên Giao Chỉ, các tài liệu Trung Quốc hay nhắc đi nhắc lại điều đó, hàm ý rằng Giao Chỉ (tức Việt Nam thời cổ) thời xưa đã là đất thuộc TQ, chịu sự “giáo hóa” của người Hoa Hạ … nhưng giờ nếu không hiểu lộn ngược lại thì cũng phải xem xét lại cách suy diễn đó.
Thêm nữa khi khảo thêm các cứ liệu ngôn ngữ và di truyền ADN thì có khả năng từ Thần Nông tới Nghiêu, Thuấn cũng đều là dân “man di”, cũng không phải người Hoa Hạ … gay go thật
Xem bài trên FB ở link :
https://www.facebook.com/share/p/DHrE1Q1nKitAa6c4/?mibextid=oFDknk
Do bài trên FB dễ bị trôi đi nên xin copy về blog cá nhân này (có chỉnh sửa):
Hôm nay tình cờ đọc lại sách Mạnh Tử thấy có câu này, nếu phân tích kỹ sẽ thấy nhiều điều để nói, (Theo Khâm Định Tứ khố toàn thư, Mạnh Tử Quyển 3-4, trang 91) :
“孟子曰:舜生於諸馮遷於負夏卒於鳴條東夷之人也 – Mạnh Tử viết: Thuấn sinh ư Chư Bằng thiên ư Phụ Hạ tốt ư Minh Điều, Đông Di chi nhân dã “. (Mạnh Tử nói rằng vua Thuấn sinh ở Chư Bằng, thiên di tới Phụ Hạ chết ở Minh Điều, là người Đông Di vậy).
- Chư Phùng 諸馮 đọc theo cổ âm là Chư Bằng là vùng đất ở Sơn Đông, Trung Quốc : https://baike.baidu.hk/item/%E8%AB%B8%E9%A6%AE/9292151
- Mà cụ Bình Nguyên Lộc căn cứ các dữ liệu nghiên cứu chỉ số xương sọ thì viết rằng nhóm Đông Di ở vùng Hoa Đông, cụ thể là Sơn Đông cổ xưa vốn là người Việt thuần chủng.
- Tôi từng đưa lên nhóm này thông tin ở Sử ký sách ẩn của Tư Mã Trinh nói Viêm Đế dòng Thần Nông Thị ban đầu định đô ở đất Trần, sau dời về Khúc Phụ (kinh đô nước Lỗ thời Chu), như vậy truyền thuyết của người Việt nhận là dòng dõi Thần Nông có cơ sở, vì Khúc Phụ ở Sơn Đông vốn là vùng đất Đông Di, nhóm Thần Nông phải khác với nhóm Hoa Hạ gốc Hoàng Hà.
- Hãy để ý các tên Thần Nông, Đế Đồi, Đế Thừa, Đế Minh … (Dòng Thần Nông), cho đến Đế Nghiêu, Đế Thuấn đều theo cú pháp thuận như tiếng Việt (chữ Đế đặt trước) khác với tên Hoàng Đế của nhóm Hoa Hạ (chữ Đế đặt sau), như vậy việc các “đế” này là người Đông Di khác với Hoa Hạ là có cơ sở về mặt ngôn ngữ .
- Lại xét, Sử Ký của Tư Mã Thiên nguyên gốc không có Tam Hoàng, mà chỉ bắt đầu từ Hoàng Đế mà thôi, việc đưa các “đế” của các nhóm Bách Việt hay Đông Di vào chính sử TQ có lẽ bắt đầu diễn ra từ thời Hán, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất TQ và các nhóm Bách Việt ở Hoa Nam đã Hán hóa, hòa nhập vào xã hội TQ, còn vùng Hoa Đông (nhóm Đông Di) thì đã Hán hóa sớm hơn có lẽ từ giữa đời Chu ?
—
Xin xem ảnh, mấy chữ “Đông Di chi nhân dã” có gạch đỏ.
Ảnh chụp trang sách của Bình Nguyên Lộc “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam”, trong đó dòng nhận định “Hoa Đông (gốc Đông Di tức Việt thuần chủng)” :
Bổ sung:
—
1- Theo khảo chú ở trang đã dẫn trên về thôn Chư Bằng ở huyện Chư Thành, Sơn Đông https://baike.baidu.hk/item/%E8%AB%B8%E9%A6%AE/9292151 có viết : “清代學者焦循在《孟子正義》認為也在此地,雲:“今青州府有諸城縣,大海環其東北,説者以為即《春秋》書‘城諸’者”. Tạm dịch: Tiêu Tuần, một học giả thời nhà Thanh, trong “Mạnh Tử Chính Nghĩa” cho rằng: “Phủ Thanh Châu ngày nay có huyện Chư Thành, biển lớn bao quanh ở phía đông bắc. Người nói cho rằng đó là “Thành Chư” được viết trong kinh “Xuân Thu”.
Chịu khó phân tích thông tin này thì phát hiện ra cấu trúc tên gọi Thành Chư thời kinh Xuân Thu (Tây Chu) đảo ngược so với tên Chư Thành hiện nay, nhưng lại đúng cú pháp tiếng Việt (!!!)
Đây là thông tin khiến tôi đưa ra ý kiến cho rằng nhóm Đông Di đã Hán hóa về ngôn ngữ từ giữa đời Chu (ngoài ra tôi còn một số dữ liệu khác, từ từ sẽ đưa lên )
2- Khảo thêm về chữ Chư trong tên Chư Bằng, quê sinh của Đế Thuấn.
Phép viết sử “Truyền nghi truyền tín” nghĩa là sao ?
Bài tựa sách Sài Sơn Thực Lục do sơn tăng Như Tùng trú trì chùa Thầy đứng in khoảng 1 thế kỷ trước viết: “Truyền nghi truyền tín. Sử pháp dã- Truyền nghi và truyền tín, đó là phép viết sử “ (xem hình các chữ khoanh đỏ ở cột 7, 8 hình 1).
—
Câu đó xuất xứ từ thành ngữ chữ Hán “信以傳信,疑以傳疑 – Tín dĩ truyền tín, nghi dĩ truyền nghi”, có thể xem chú giải ở trang baidu : https://baike.baidu.hk/item/信以傳信,疑以傳疑/2357968″
Thành ngữ đó khi nói về phép viết sử có thể hiểu đại khái như sau:
Phép viết sử phải trung thực. khách quan, chuyện “tín” ghi chép đã đành, mà chỗ còn nghi vấn cũng cứ chép lại đúng như sách xưa, không được bịa thêm hay cắt bỏ (che dấu) chi cả.
—
Ví như chuyện Hồng Bàng thị tức đời Hùng Vương trong Đại Việt sử ký toàn thư, sử quan Ngô Sĩ Liên trong phần bình luận truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã chú rõ đó là chuyện “nghi” (xem hình 2 các chữ khoanh đỏ ở cột 4), nhưng nghi thì cứ truyền nghi, nên cứ chép đúng theo sách sử đời trước mà thôi.
Nguyên văn lời Ngô Sĩ Liên : 若山精水精之事亦甚恠誕信書不如無書姑述其舊以傳疑焉 Nhược Sơn tinh Thuỷ tinh chi sự diệc thậm quái đản, tín thư bất như vô thư, cô thuật kì cựu dĩ truyền nghi yên. (Còn như việc Sơn Tinh, Thủy Tinh thì rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi)
=>Câu này cho thấy Ngô Sĩ Liên chép từ sách người xưa truyền lại chứ không phải là người bịa đặt ra chuyện. Ông vẫn biết rõ đó là truyện quái đản, cả chi tiết 18 đời Hùng Vương dài đến hơn hai nghìn năm đến đứa trẻ con cũng biết là vô lý nhưng ông vẫn ghi vào chính sử, vì câu đó là của sách sử đời trước truyền lại. nếu che dấu đi để “làm đẹp” cho sử ta mới là kẻ thiếu trung thực !
—
Lập luận của các học giả này chủ yếu là cho rằng các sử quan thời Lê Thánh Tôn có tinh thần dân tộc chủ nghĩa (muốn bịa ra sử VN “cho bằng với TQ” ?), hay muốn tô vẽ củng cố cho chế độ phong kiến đương thời .v.v. nhưng xét ra đây cũng chỉ là các ý kiến chủ quan hoặc định kiến của cá nhân các tác giả đó, những phán quyết “đao to búa lớn” đó không phải là “cứ liệu” hay “sử liệu” gì cả…
Chỉ có một thông tin có thể coi là sử liệu mà các học giả trên thường nhắc đến là câu trong sách “Khâm định Việt sử Thông giám cương mục” của Quốc sử quán triều Nguyễn : “lại phụ hội với ‘Liễu Nghị truyện’ của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ”
Tuy nhiên nhận định của họ dựa vào việc mặc nhiên coi chuyện Liễu Nghị là tiểu thuyết bịa đặt 100% mà không xem xét khả năng chuyện đó vốn có nguồn gốc lâu đời cả nghìn năm trước đời Đường, vốn là các truyền thuyết của nhóm dân cư cổ đại ở vùng hồ Động Đình phía nam sông Dương Tử, lưu ý cho đến trước đời Tần cư dân vùng này vẫn là dân Bách Việt chứ không phải nhóm Tần-Tạng (Chine-Tibetan).
====
Thông tin đặc biệt liên quan lịch sử dân tộc
Tôi tìm thấy trong Toàn Đường Thi một bài có nhắc đến tên Hùng Vương và tên “Việt”. Tôi nghĩ thơ văn thường viết theo cảm xúc và trí nhớ, ít bị ảnh hưởng bởi các sách vở có tính “chính trị” nên paste bài đó lên đây:
《別李明府》
韓翃
寵光五世腰青組,
出入珠宮引簫鼓。
醉舞雄王玳瑁床,
嬌嘶駿馬珊瑚柱。
胡兒夾鼓越婢隨,
行捧玉盤嘗荔枝。
《Biệt Lý Minh Phủ 》
-Hàn Hồng-
Sủng quang ngũ thế yêu thanh tổ,
Xuất nhập châu cung dẫn tiêu cổ .
Tuý vũ Hùng vương đại mạo sàng,
Kiều tê tuấn mã san hô trụ .
Hồ nhi hiệp cổ Việt tì tuỳ,
Hành bổng ngọc bàn thường lệ chi .
—-
Dịch ý bài thơ trên:
Được ân sủng năm đời lưng thắt dải thao xanh
Ra vào cung ngọc châu có kèn trống đưa dẫn
Khi say nhảy lên giường đồi mồi của vua Hùng mà múa
Con tuấn mã hý vang bên trụ san hô
Tùy tòng có đứa hầu trai người Hồ cầm trống với đứa nữ nô người Việt
Đứng bày hàng dâng bàn ngọc bày quả vải lệ chi (để ta) thưởng thức
—-
Chú ý bài thơ nhắc đến nhiều sản vật phương Nam:
– Ngọc châu gắn với tích “Châu về Hợp Phố”
– Đồi mồi theo sách Dị Vật Chí thì “xuất từ Nam Hải”
– Còn Lệ chi là quả vải thì ai cũng biết là đặc sản phương Nam rồi…
—-
Không rõ năm sinh năm mất của Hàn Hồng 韓翃, nhưng ông này đậu Tiến sĩ năm Thiên Bảo 13 (754), link tham khảo
https://zh.m.wikipedia.org/wiki/%E9%9F%93%E7%BF%83
—-
Thông tin này cho thấy giới trí thức tinh hoa TQ từ xưa đã biết rõ về sự tồn tại của nước Văn Lang và vua Hùng Vương, nhưng các tài liệu chính thức của họ tránh đề cập.
====
Đôi lời về vấn đề bản quyền thông tin:
Bài thơ trên dễ dàng tìm thấy trên google.com, có thể có người từng đọc thấy rồi, nhưng không phải ai cũng đủ tầm mắt và sự mẫn cảm của bậc tri thức để đánh giá về ý nghĩa và giá trị của thông tin.
Vì vậy xin các vị có sử dụng thông tin này nên ghi rõ người công bố đầu tiên.
Trước đây tôi từng đưa lên forum “viethoc” thông tin về việc người Lạc Việt có mặt ở tận Trung Lư, Hồ Bắc, TQ và việc có dấu vết chữ cổ Lạc Việt ở Cảm Tang, Bình Quả, TQ .v.v. thấy có nhiều tác giả sử dụng thông tin mà không ghi người phát hiện đầu tiên !!
===
TOÀN BỘ BÀI THƠ :
– Nếu cứ theo phần biểu âm 弘 thì đọc là Hoằng
– Thiết âm có sách ghi là hồ manh 胡萌 thiết đọc Hành