huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Monthly Archives: August 2013

Tìm hiểu lớp từ cổ Việt-Hán

TÌM HIỂU VỀ LỚP TỪ CỔ VIỆT HÁN QUA CÁC CỨ LIỆU NGỮ ÂM LỊCH SỬ

(About the Viet-Han ancient words class through
the historical phonetic data)[1]

Phan Anh Dũng

Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên Huế

Tóm tắt:

Bài viết đưa ra bảng so sánh các từ cổ Việt-Hán trong tiếng Việt với các tư liệu phục nguyên âm thượng cổ Hán ngữ của các từ này theo các tác giả Bernhard Karlgren  ( 高本漢 ), William H. Baxter  ( 白一平 ) , Vương Lực  ( 王力 ) … Từ đó rút ra một số nhận xét đánh giá về nguồn gốc lớp từ cổ Việt Hán này.

 1.      Khái quát.

Bài này tiếp tục một số bài viết trước của tác giả về mối quan hệ giữa Hán ngữ cổ đại với các ngôn ngữ họ Nam Á (Austro-Asia). Và đặt vấn đề xem xét lại nguồn gốc của Hán ngữ, phải chăng Hán ngữ có thể không phải chỉ có nguồn gốc Tạng Miến mà còn có một phần có gốc từ họ Nam-Á mà đại diện tiêu biểu là nhóm Mon-Khmer ?

Các nghiên cứu về xếp loại ngôn ngữ cho tiếng Việt đã chỉ rõ rằng, về lớp từ cơ bản tức là lời ăn tiếng nói hàng ngày thì tiếng Việt phải xếp vào họ Nam Á, nhóm Môn-Khmer, phản ánh “tiếng mẹ đẻ” của người Việt chính là tiếng nói của cư dân bản địa vùng châu thổ sông Hồng và xa hơn là miền Trung Việt Nam cổ xưa… nhưng các vấn đề như có thanh điệu phức tạp, xu hướng đơn âm hóa triệt để, kho từ vựng có nhiều từ chung chịu ảnh hưởng của họ Thái-Kadai và Hán-Tạng .v.v. thì lại cho thấy tiếng Việt có thể xếp vào họ Hán Tạng hay Thái-Kadai, đó cũng là cách phân loại của các nhà ngôn ngữ học khoảng năm 1950 về trước, chỉ sau này khi có các số liệu thống kê về số lượng từ cơ bản thì xu hướng xếp tiếng Việt vào họ Nam Á (Mon-Khmer) mới thắng thế.

Người viết cho rằng sau khi vất bỏ các yếu tố hoang đường thì truyền thuyết ghi trong sử Việt về Lạc long quân vốn là dòng dõi Thần Nông có thể phản ánh một sự thực lịch sử, đó là có một nhóm tộc thuộc thị tộc Thần Nông khoảng gần 5000 năm trước đã từ vùng Hồ Động đình dịch chuyển về phía Nam xuống vùng Lưỡng Quảng rồi đi tiếp xuống vùng đồng bằng sông Hồng khoảng hơn 4000 năm trước [2], đó là lúc đồng bằng sông Hồng vừa phát lộ trở lại sau sự kiện “đại hồng thủy” – biển tiến Flandri. Nhóm thị tộc Thần Nông này đã hợp huyết với cư dân bản địa gốc Mon-Khmer ở vùng Thanh Hóa, Hòa Bình cùng tiến xuống biển khai thác vùng đồng bằng vừa mới phát lộ. Cũng theo quan điểm của người viết thì chính cuộc thiên di của thị tộc Thần Nông (Lạc Long Quân) nói trên đã đem đến cho kho từ vựng của người Việt lớp từ “cổ Việt Hán”, lớp từ này tách biệt hẳn về thời gian tới khoảng hai nghìn năm so với lớp từ “Hán Việt” du nhập về sau trong hơn nghìn năm Bắc thuộc, nên cả người Hán lẫn người Việt bình thường (không phải người nghiên cứu về ngôn ngữ) nhìn qua thì khó hình dung ra nguồn gốc chung của chúng.

Về cội nguồn lớp từ cổ Việt Hán, xuất phát từ chỗ thị tộc Lạc Long Quân vốn là một trong các nhóm tộc Bách Việt thời thượng cổ ở lưu vực Trường Giang (phía Nam hồ Động Đình) chứ không phải nhóm Hán tộc phương Bắc ở lưu vực Hoàng Hà, nên người viết cho rằng lớp từ này có gốc Nam Á hay cận Nam Á, và có thể có pha trộn ít nhiều với họ ngôn ngữ Hán-Tạng và Thái-Kadai, vì vùng Hồ Bắc và Hồ Nam vốn là vùng bản lề tiếp xúc của các nhóm tộc Khương (phía Tây Bắc), Hán (phía Bắc và Đông Bắc) và Bách Việt (phía Đông và Nam), Thái-Kadai (Nam và Tây Nam). Các số liệu dẫn chứng dưới đây cũng cho thấy lớp từ cổ Việt Hán bảo lưu được nhiều vết tích ngữ âm cổ và gần với âm Hán thượng cổ hơn là âm Hán trung cổ, vì vậy người viết đã dùng cách gọi “lớp từ cổ Việt Hán” (đặt chữ Việt trước chữ Hán) để nhấn mạnh nguồn gốc cận phương Nam của lớp từ này.

Về sau khi có cuộc thiên di lớn về phía Bắc và “hòa hợp dân tộc” giữa nhóm thị tộc Thần Nông của Viêm Đế với nhóm Hán tộc “chính gốc” phương Bắc của Hoàng Đế ở lưu vực Hoàng Hà, lớp từ “cổ Việt Hán” này có thể đã tham gia hình thành Hán ngữ thượng cổ. Như vậy Hán Ngữ cổ không hẳn là “thuần Tạng-Miến” mà có thể có một phần pha trộn Mon-Khmer.

Về vấn đề các nhóm tộc cổ xưa ở lưu vực Trường Giang nói một thứ ngôn ngữ phương Nam, dẫn chứng mà các nhà nghiên cứu hay nhắc đến là chữ giang  江 vốn có biểu âm là chữ “công”, phù hợp với các ngôn ngữ phương Nam “krông”=”không”=”sông” … Trong bài viết dự Hội thảo nhân một năm ngày mất Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn [15] người viết cũng có dẫn ra cứ liệu cho thấy từ “địa 地”, phục nguyên âm thượng cổ theo Baxter là “djejs” có thể cùng gốc với tiếng Mon-Khmer “đây” và tiếng Việt “đất”[3]. Hơn nữa nếu dựa vào bản đồ thiên di của người thượng cổ phát nguyên từ Châu Phi như dưới đây thì các nhóm tộc ở lưu vực Trường Giang vốn từ đồng bằng sông Hồng thiên di về phía bắc cách nay khoảng 1,5 vạn năm, nên việc họ nói một thứ ngôn ngữ phương Nam gần với họ tiếng Việt (Mon-Khmer) là việc khá tự nhiên (http://tieba.baidu.com/f?kz=724009126):

 2.      Số liệu thống kê và vài nhận xét ban đầu.

Xin xem hai bảng thống kê về lớp từ cổ Việt Hán ở phần phụ lục dưới đây, tuy chỉ là số liệu thống kê sơ bộ nhưng cũng thấy lớp từ này không phải là nhỏ, bảng 1 có hơn 250 chữ. Các số liệu đó đều rút từ tài liệu phục nguyên âm thượng cổ Hán của các nhà nghiên cứu nổi tiếng như Bernhard Karlgren[4] (高本漢 , Cao Bản Hán), William H. Baxter[5] (白一平 , Bạch Nhất Bình) , Vương Lực[6] (王力) … Lưu ý trong bảng đó chúng tôi chủ ý chọn những từ thuộc, hoặc khá gần, lớp từ cơ bản của tiếng Việt, và tránh những từ có vẻ quá gần với âm Hán Việt (âm Hán Trung cổ) để loại trừ khả năng nó là “đọc trại” của âm Hán Việt diễn ra sau khi VN đã giành lại độc lập.

Vài nhận xét sơ bộ:

-         Những từ đã thống kê phần nhiều đều là những từ khá cơ bản và thông dụng của tiếng Việt.

-         Số lượng từ có thể coi là “thượng cổ Việt Hán” khá lớn dầu mới chỉ thống kê sơ qua, điều đó đủ cho thấy trong tiếng Việt tồn tại một lớp từ còn lưu giữ dấu vết âm Hán thượng cổ cực kỳ xa xưa, theo người viết có thể là từ thời đại Tam Hoàng-Ngũ Đế hay giai đoạn từ Hạ tới đầu Thương.

-         Từ các bảng thống kê thấy Baxter phục nguyên với nhiều tiền âm tố và phụ âm đầu kép nên chúng tôi cho rằng Baxter phục nguyên ở mức xưa hơn Karlgren và Vương Lực, có lẽ Baxter không dừng ở mức thượng cổ Hán ngữ mà đã gần tới mức proto-Tạng-Hán (tiền Hán Tạng ngữ), một số từ phải lần đến mức của Baxter mới nhận ra dấu vết tương quan với từ cổ Việt , như rồng (b-rjoŋ, k- rjoŋ), sông (kroŋ), lúa (luʔ=đạo 稻).

-         So sánh tương đối trong phạm vi bảng thống kê thấy âm Việt hiện đại của các từ cổ Việt Hán có vẻ gần âm thượng cổ Hán nhất, sau đó mới đến âm Mân Nam rồi âm Quảng Đông, còn âm chính thống của tiếng Hán ngày ngay (Pinyin) lại xa âm Hán thượng cổ hơn cả. Điểm ngạc nhiên là xem trên bản đồ thì Quảng Đông gần VN hơn Mân Nam, nhưng nhiều từ cổ âm tiếng Việt có vẻ giống Mân Nam hơn Quảng Đông.

-         Đối với nhóm từ “tươi, lười, tỏi” phục nguyên của 3 tác giả Karlgren, Vương Lực, Baxter đều không có -i cuối mà thống nhất là -n. Nhìn qua ví dụ đó thì tiếng Việt có vẻ như đã biến âm nhiều so với âm thượng cổ trong khi tiếng Hán (tiên  鮮, lãn  懶, toán  蒜) còn giữ khá gần. Nhưng xét kỹ hơn thấy phần biểu âm của chữ “lãn” là chữ “lại”, cho thấy chứng tích của âm cuối -i hay -j thời cổ. Theo GS Nguyễn Tài Cẩn thì thời Kinh Thi nhóm này còn gieo vần với -j , đến Đạo Đức Kinh thì chỉ còn vần với -n, gieo vần với -j còn có thể là -l, -r  nhưng nói chung là -i xưa hơn cả -n.

 

3.      Vấn đề niên đại lớp từ cổ Việt Hán:

1- Từ bảng phụ lục có thể thấy là âm tiếng Việt hiện đại của lớp từ cổ Việt Hán còn bảo lưu được nhiều ngữ âm Hán thượng cổ, thậm chí có vẻ còn gần âm Thượng cổ Hán hơn cả âm Hán Trung cổ tức âm Hán Việt định hình khoảng đời Đường.

- Ví dụ về phụ âm đầu (thanh mẫu) : nhóm từ buồng, buộc, búa, bùa, bay, buôn … còn giữ phụ âm đầu b- thời Thượng cổ, trong khi âm Hán Trung cổ đã chuyển thành f-   (phòng, phọc, phủ, phù, phi, phán …)

- Ví dụ về vần (vận mẫu): các từ vốn vận bộ ca  歌 tiếng Việt vẫn còn giữ được âm cuối -i, phù hợp với vận bộ ca Thượng cổ vốn có âm cuối là -r, -l, -j. Như ngài (nga), vãi (bá), mài (ma), lưới (la), lái (đà), cái (cá), trái (tả) … Xin xem chi tiết hơn ở phần phân tích thống kê ở dưới về những từ cổ Việt Hán có âm cuối “-i” này, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn từng viết: “Ở trường hợp từ thuần Việt, tuổi của âm cuối *-i như vậy là rất cao, vì nó không những lên đến thời Việt Mường chung mà còn lên đến thời Proto Việt Chứt cách đây đã trên 3000 năm. Có thể có trường hợp -i còn có nguồn gốc xa hơn nữa …”, con số trên 3000 năm này ít nhiều gợi ý cho chúng ta mức độ cổ của lớp từ cổ Việt Hán.

2- Về đại để thì âm Hán Thượng cổ thường được hiểu là ngữ âm tiếng Hán thời Chu, tuy nhiên thời Chu dài đến hơn 800 năm, mà một số từ cổ Việt Hán có thể đến thời Tần-Hán vẫn còn giữ ngữ âm thời Chu, cho nên nếu chỉ dựa vào sự giống nhau nêu trên thì vấn đề niên đại lớp từ cổ Việt Hán vẫn còn khá mơ hồ. Để có định lượng chính xác hơn một chút, chúng tôi căn cứ vào một đoạn mà Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn viết trong sách “Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt”, trang 323: “Những tiếng cổ Hán Việt như tươi, lười, tỏi, vãi chứng minh điều đó: đây là những tiếng có âm cuối -*r hay -*l có khả năng gieo vần với những tiếng có -*j ở giai đoạn Kinh Thi, nhưng đến Đạo Đức Kinh thì chúng chỉ còn gieo vần với những tiếng có -*n. Rõ ràng tươi, lười, tỏi, vãi … đã được du nhập trước quá trình diễn biến -r > -*n, nghĩa là trước thời Tây Hán khá lâu”.

Thời Đạo Đức Kinh là khoảng 600 năm trước CN, còn thời Kinh Thi là khoảng đầu thời Chu, 1000 năm trước CN, như vậy bước đầu chúng ta đã có những con số định lượng tương đối cụ thể cho niên đại lớp từ cổ Việt Hán, việc khảo sát chính xác hơn cần có thời gian.

3- Thêm một dẫn chứng có thể quy kết về niên đại, đó là phục nguyên âm cổ của chữ “chỉ”  趾 (chân), mà chúng tôi từng đưa ra ở bài viết trước [15]. Xin tóm tắt lại như sau: chữ chỉ趾nghĩa là chân, phục nguyên âm Thượng cổ theo Karlgren: ȶi ̯əg, trong khi từ “chân” của tiếng Việt theo Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn thời cổ vốn có âm cuối -ŋ, trong sách “Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt” trang 199  Giáo sư viết: “… chúng ta chỉ có hai ví dụ là từ chân và lên (và liên quan tới lên là từ trên). Ở hai từ này có lẽ ta phải phục nguyên  *-ŋ cho thời Proto Việt Chứt, hay chậm nhất thì cũng cho thời Proto Pọng Chứt chung”. Mà Proto Việt Chứt là khoảng hơn 3000 năm trước, tức là cuối đời Thương, tại thời điểm đó đã có sự đối ứng giữa âm cuối -g của Hán ngữ với -ŋ tiếng Việt cổ, còn thấy qua việc chữ “chi”  之 (là chữ vận bộ của chỉ  趾 , cũng có phục nguyên ȶi ̯əg) trong tiếng Việt được dịch thành “chưng”. Người viết ước đoán -g khi đó thực ra không đồng nhất đồng nhất hoàn toàn với -ŋ, mà thời điểm đồng nhất có thể còn xa hơn cả nghìn năm trước, tức là ứng với giai đoạn đầu thời đại Hùng Vương, có thể khi đó âm cuối  -g  và -ŋ  của “chỉ” và “chân” đồng nhất vào âm cuối -ʔ, giống như phục nguyên của Baxter là : tjəʔ .

4- Mức độ “vượt thượng cổ” của lớp từ cổ Việt Hán còn có thể thấy ở một từ đặc biệt, đó là từ thoát 脫 (lọt):

Chữ Hán Karlgren Vương Lực Baxter Cổ Việt HánViệt pinyin
(Đường âm)
t’wɑt thuat hlot lọt  thoát  tuo1
Baxter phục nguyên là hlot, khác rất nhiều âm Pinyin “tuo1” cũng như âm trung cổ (Đường âm) “thoát”, nhưng lại khá gần với tiếng thuần Việt “lọt”, người Việt vẫn hiểu “thoát lưới” cũng như “lọt lưới”…

Nếu ai còn nghi ngờ việc phục nguyên của Baxter thì xin xem thêm tài liệu [9] của chính người TQ, cũng phục nguyên âm thượng cổ Hán của  脫  là *hluat và còn cho cả âm Proto Tạng-Miến của nó là *g-lwat như hình dưới, chụp từ tài liệu [9], tài liệu này cũng ủng hộ nhận xét của chúng tôi là Baxter đã phục nguyên rất xa, tới gần thời Proto Hán-Tạng:

 

 4.      Vấn đề nguồn gốc lan truyền lớp từ cổ Việt Hán:

 Khoảng thời gian 1000-600 năm TCN tạm định ra ở mục trên tách xa hẳn với thời Bắc Thuộc, vậy những từ cổ Việt Hán truyền vào Việt Nam qua đường nào ? Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn có đưa ra cách giải thích là nhiều từ gốc Hán người Việt mượn gián tiếp qua Thái-Kadai, ở trang 322 “Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt” Giáo sư viết : “Các từ như ngan, bừa, cuốc, vãi, phân, bánh, mùa, cam, quýt, tỏi, ao, đầm, chèo… cũng đều có thể là từ gốc Hán; nhưng rất có thể chúng được du nhập vào ngôn ngữ Việt-Mường thông qua Thái-Kadai”. Tuy nhiên các cứ liệu di truyền học Y-ADN mới công bố gần đây lại cho thấy các chỉ số di truyền Y-ADN của người Việt khá xa với nhóm Tày-Nùng ở biên giới Việt-Trung mà lại gần với người Hán Quảng Đông, Quảng Tây và nhóm Choang ở vùng Nam Ninh, thủ phủ Quảng Tây, phía bắc sông Châu Giang. Cho nên người viết đi đến nhận định rằng lớp từ cổ Việt Hán đó là của tổ tiên người Việt truyền lại từ rất xưa, nhiều từ gốc gác có thể trước cả thời Chu nữa, chứ không phải là mượn của Hán ngữ gián tiếp qua Thái-Kadai, và với mức cổ như thế thì cũng không thể nói là mượn của Hán tộc nữa, chẳng qua là quan hệ cùng một gốc xuất xứ thôi. Khoảng 1000-600 năm TCN tức là trước giai đoạn Bắc thuộc khá lâu nên khó có thể cho là người Việt “học” lại người Hán lớp từ này trong thời Bắc thuộc rồi đọc trại đi như ý kiến của một số người.

Từng có giả thuyết cho rằng người Việt (Kinh) vốn từ vùng trung Việt hay trung Lào tiến ra xâm chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ của dân Thái-Kadai, hòa trộn với Thái-Kadai và sau đó đã học nghề trồng lúa cùng với nền văn minh nông nghiệp của dân Thái-Kadai… từ đó nhận định rằng nhóm Thái-Kadai mà đại biểu hiện nay là người Choang, Tày, Nùng  mới đúng là cư dân cổ xưa ở vùng đồng bằng sông Hồng chứ không phải dân Kinh. Nhưng niên đại của sự kiện trên có thể khoảng 3500 năm trước[7], tức là rất xa xưa, trước thời Bắc thuộc đến ngàn rưởi năm, trước cả lúc hình thành nền văn minh trống đồng của các nhóm tộc Lạc Việt, nên không thể tách rời người Việt (Kinh) khỏi nền văn minh Lạc Việt cổ với thể hiện tiêu biểu là trống đồng được. Sau đây là vài số liệu so sánh ngôn ngữ về các từ liên quan tới nghề nông giữa hai nhóm Việt-Mường và Thái-Kadai (gồm Tày và Thái đen là hai nhóm Thái-Kadai có địa bàn cư trú tiếp giáp với người Việt) cho thấy giả thuyết trên có điểm đáng ngờ:

Tiếng Việt Tiếng Mường Tiếng Tày Thái đen Tiếng Hán Chữ Hán
Trâu Tlu Vài Quãi Thủy ngưu  水牛
Ngúa Ngưu
Cày Cằl Thay Thay Canh
Bừa Pừa Phưa Ban Sừ
Ruộng Điền
Mạ Chả Cả Miêu
Lúa Khẩu Khảu Hòa, Đạo 禾稻
Thóc ? Khẩu Khảu Đạo, Mễ,Cốc 稻米穀
Gạo Cảo Khẩu Khảu Mễ, Cốc 稻米穀
Rơm Thóc Vàng Phưỡng Đạo can 稻杆
Rạ ? ? Phưỡng Đạo can 稻杆
           

Nhận xét bảng trên:

1- Các từ căn bản liên quan tới nghề trồng lúa tiếng Việt khác nhóm Thái-Kadai nhiều.

2- Tiếng Việt có các từ phân biệt rất chi tiết từ cây mạ cho tới cây lúa, hạt thóc, hạt gạo, rơm, rạ … trong khi Thái gọi chung thóc, lúa, gạo là “khảu”, gọi chung rơm, rạ là “phưỡng”. Tiếng Việt cũng có từ riêng “nghé” để gọi trâu con, còn bò con có tên riêng là “bê”.

3- Con trâu là đầu cơ nghiệp nhà nông nhưng tiếng Việt “trâu” hay tiếng Mường “tlu” lại khác hẳn tiếng Thái đen “kvai” (quãi) và tiếng Tày “vài” (còn đọc là “hoài”), còn con bò tiếng Việt (hay mò tiếng Mường) cũng khác hẳn tiếng Thái đen “ngúa” (có lẽ ngúa cùng gốc với ngưu của nhóm Hán-Tạng ?). Trong lúc đó người Di tận Quý Châu TQ lại gọi con bò là “lɯ” khá giống với tiếng Việt Mường cổ gọi con trâu là “t-lu” … Người Di có thể từng là cư dân cổ xưa vùng Hồ Bắc, Hồ Nam, trong đó có vùng Tương Giang ở Hồ Nam từng được các nhà nghiên cứu TQ gọi là “Cổ Lạc Việt chi địa”, người Di cũng là một trong số ít tộc gốc Hán Tạng nhưng lại có một phần M88, là nhóm nhiễm sắc thể Y-ADN đặc trưng của người Kinh.

4- Người  Tày gọi con bò là “mò”, gọi bừa là “phưa”, gần giống tiếng Mường (là lưu ảnh của tiếng Việt cổ) nhưng có thể chính Tày đã mượn của Việt – Mường, vì so sánh thì Thái đen (ở vùng Tây Bắc VN, vốn từ Vân Nam thiên di xuống) gọi bò là “ngúa”, bừa là “ban”, có lẽ đó mới đúng là từ gốc Thái-Kadai.

5- Đặc biệt thú vị là vấn đề từ nguyên của cày/canh:

Từ “cày” trong tiếng Mường là “cằl” (theo từ điển Mường-Việt, Nguyễn Văn Khang chủ biên). Tiếng Việt không phát âm được phụ âm cuối -l nên ký âm “cằl” thường bị đọc ra “cằn”, nhưng xét cấu âm thì có lẽ “cằl” gần với “cănh” hay “canh” hơn, tức đọc gần giống từ Hán Việt “canh  耕” cũng có nghĩa là “cày” (Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt của GS Nguyễn Tài Cẩn cho biết có nhiều từ tiếng Việt có âm cuối -i, -y vốn gốc từ âm cuối -r, -l, -j tiếng tiền Việt-Mường). Nếu dựa theo các vết tích khảo cổ về nghề trồng lúa ở đồng bằng Bắc Bộ từ cả ngàn năm trước Công nguyên và hiện tượng là tiếng Việt không có từ nào khác thay thế cho “cày” cả thì phải mạnh dạn đặt giả thuyết cằl/cày là một từ mà tổ tiên Việt-Mường đã truyền lại từ thời xa xưa, trước thời kỳ Bắc Thuộc rất lâu, chứ không phải Việt-Mường mới đi mượn từ “canh” của Hán tộc sau khi bị đô hộ rồi đọc trại ra “cằl” rồi thành “cày”, và càng không phải là tiếp thu từ “thay” của nhóm Thái-Kadai.

Về nguồn gốc phương Nam của “canh”, “cằl”, “cày” tạm thời chưa bàn sâu vì vấn đề này dễ gây tranh cãi lạc đề. Tuy nhiên cũng phải nói thẳng ra rằng thời đại “Thần Nông”, ông tổ nghề trồng lúa, vốn cũng chỉ là truyền thuyết, chưa có cứ liệu khoa học chắc chắn nào chứng minh thị tộc Thần Nông là gốc Hán tộc ở Hoàng Hà, là gốc Khương ở Tứ Xuyên hay là gốc Bách Việt ở Trường Giang cả. Còn nếu đơn thuần căn cứ vào vị trí địa lý của lăng Viêm Đế thì lăng này ở huyện Viêm Lăng, tỉnh Hồ Nam, phía đông nam Hành Dương thị khá xa về phía nam của hồ Động Đình, lại nằm ngay trong vùng đất “Cổ Lạc Việt chi địa”, rất xa với vùng lưu vực Hoàng Hà, cội nguồn của Hán tộc. Vùng Tương Giang “Cổ Lạc Việt chi địa” này vốn là đất “man di”, mãi đến khoảng thế kỷ 3-4 trước CN mới bị nước Sở thôn tính, rồi sau đó nhập vào TQ thời Tần, Hán [8].

Continue reading