Lại bàn về chữ Việt cổ
Chuyện chữ Việt cổ mà ông Đỗ Văn Xuyền công bố cách đây vài năm có thể tìm hiểu sơ qua ở trang này:
https://longtranvinh.wordpress.com/2015/01/21/chu-viet-co-khoa-da%CC%89u-tu%CC%A3/
Có một điều kỳ quái là với rất nhiều văn bản cổ thu thập được đó ông Xuyền không hề công bố được nội dung của dù chỉ một dòng chữ, để bàn dân thiên hạ biết người Việt cổ đã viết gì trong những văn bản đó (trong khi ông tự nhận là người đọc thông viết thạo chữ Việt cổ). Biết đâu trong những văn bản đó có chứa đựng những thông tin về lịch sử người Việt còn quý báu hơn chính “phát kiến” của ông Xuyền ?
Ví dụ 1 hình ở link trên có chú giải là “văn bản có chữ Việt cổ tìm được tại Sơn La“:
Không thấy ông Xuyền công bố nội dung của văn bản trên ?
Văn bản trên thấy rất mờ – không rõ vì sao họ chỉ công bố ảnh có độ phân giải thấp, nhưng những người đã học qua chữ Thái đều nhận ra đó chính là chữ Thái Việt Nam, cụ thể là kiểu chữ Thái Đen vùng Tây Bắc.
Tôi không rành chữ Thái lắm, mà văn bản lại viết kiểu chữ Thái cổ không có dấu thanh rất khó đọc, nhưng cũng đọc loáng thoáng được dòng đầu là :
“Khải Định pét pi chang bươn một cảu mự”
– Tiếng Thái thì pét là 8, cảu là 9 (tức là bát và cửu của Hán ngữ, về hệ đếm thì tiếng Thái-Kadai giống Hán-Tạng)
– Pi là năm (niên kỷ).
– Một là số 1 của tiếng Việt (người Thái cũng hay xài lẫn cả tiếng Việt )
– Mự là ngày.
Tôi đã có một bài đề cập đến vấn đề này đăng trên tạp chí Hán Nôm, có thể xem ở đây:
http://fanzung.com/?p=91
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23954-chu-viet-co-o-nam-duong-tu/