Phép viết sử “Truyền nghi truyền tín” nghĩa là sao ?
Bài tựa sách Sài Sơn Thực Lục do sơn tăng Như Tùng trú trì chùa Thầy đứng in khoảng 1 thế kỷ trước viết: “Truyền nghi truyền tín. Sử pháp dã- Truyền nghi và truyền tín, đó là phép viết sử “ (xem hình các chữ khoanh đỏ ở cột 7, 8 hình 1).
—
Câu đó xuất xứ từ thành ngữ chữ Hán “信以傳信,疑以傳疑 – Tín dĩ truyền tín, nghi dĩ truyền nghi”, có thể xem chú giải ở trang baidu : https://baike.baidu.hk/item/信以傳信,疑以傳疑/2357968″
Thành ngữ đó khi nói về phép viết sử có thể hiểu đại khái như sau:
Phép viết sử phải trung thực. khách quan, chuyện “tín” ghi chép đã đành, mà chỗ còn nghi vấn cũng cứ chép lại đúng như sách xưa, không được bịa thêm hay cắt bỏ (che dấu) chi cả.
—
Ví như chuyện Hồng Bàng thị tức đời Hùng Vương trong Đại Việt sử ký toàn thư, sử quan Ngô Sĩ Liên trong phần bình luận truyện Sơn Tinh Thủy Tinh đã chú rõ đó là chuyện “nghi” (xem hình 2 các chữ khoanh đỏ ở cột 4), nhưng nghi thì cứ truyền nghi, nên cứ chép đúng theo sách sử đời trước mà thôi.
Nguyên văn lời Ngô Sĩ Liên : 若山精水精之事亦甚恠誕信書不如無書姑述其舊以傳疑焉 Nhược Sơn tinh Thuỷ tinh chi sự diệc thậm quái đản, tín thư bất như vô thư, cô thuật kì cựu dĩ truyền nghi yên. (Còn như việc Sơn Tinh, Thủy Tinh thì rất là quái đản, tin sách chẳng bằng không có sách, hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi)
=>Câu này cho thấy Ngô Sĩ Liên chép từ sách người xưa truyền lại chứ không phải là người bịa đặt ra chuyện. Ông vẫn biết rõ đó là truyện quái đản, cả chi tiết 18 đời Hùng Vương dài đến hơn hai nghìn năm đến đứa trẻ con cũng biết là vô lý nhưng ông vẫn ghi vào chính sử, vì câu đó là của sách sử đời trước truyền lại. nếu che dấu đi để “làm đẹp” cho sử ta mới là kẻ thiếu trung thực !
—
Lập luận của các học giả này chủ yếu là cho rằng các sử quan thời Lê Thánh Tôn có tinh thần dân tộc chủ nghĩa (muốn bịa ra sử VN “cho bằng với TQ” ?), hay muốn tô vẽ củng cố cho chế độ phong kiến đương thời .v.v. nhưng xét ra đây cũng chỉ là các ý kiến chủ quan hoặc định kiến của cá nhân các tác giả đó, những phán quyết “đao to búa lớn” đó không phải là “cứ liệu” hay “sử liệu” gì cả…
Chỉ có một thông tin có thể coi là sử liệu mà các học giả trên thường nhắc đến là câu trong sách “Khâm định Việt sử Thông giám cương mục” của Quốc sử quán triều Nguyễn : “lại phụ hội với ‘Liễu Nghị truyện’ của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ”
Tuy nhiên nhận định của họ dựa vào việc mặc nhiên coi chuyện Liễu Nghị là tiểu thuyết bịa đặt 100% mà không xem xét khả năng chuyện đó vốn có nguồn gốc lâu đời cả nghìn năm trước đời Đường, vốn là các truyền thuyết của nhóm dân cư cổ đại ở vùng hồ Động Đình phía nam sông Dương Tử, lưu ý cho đến trước đời Tần cư dân vùng này vẫn là dân Bách Việt chứ không phải nhóm Tần-Tạng (Chine-Tibetan).
====
Giới thiệu một địa chỉ tìm tài liệu
Xin gởi tới các bạn làm nghề nghiên cứu một địa chỉ để tìm sách và bài báo (books & articles):
https://1lib.fr
Ở Việt Nam thì nó sẽ chỉ sang địa chỉ :
https://vn1lib.org
Ví dụ gõ Truyện Kiều ở mục tìm sách (Books) thấy có cuốn Truyện Kiều của Trương Vĩnh Ký in lại năm 1911 cũng là một tài liệu quý.
Cám ơn Bác Khúc Thần đã share địa chỉ
Về địa giới phía Tây của nước Văn Lang
Trước đây tôi đã đăng rải rác các bài bàn về địa giới nước Văn Lang ghi trong sử Việt, giờ muốn tổng hợp lại.
1- Phía đông giáp Đông hải thì không có gì để nói.
2- Phía Bắc tới hồ Động Đình thì tôi đã dẫn cứ liệu ở Hậu Hán Thư cho biết người Lạc Việt từng cư trú ở huyện Trung Lư – Hồ Bắc, còn xa về phía Bắc hơn sử Việt nói nữa !
http://fanzung.com/?p=2379
3- Phía Nam tiếp giáp nước Hồ Tôn, có thể là tiểu quốc Chăm Aryaru ở vùng Phú Yên, tôi có đưa bài thông tin về sự hiện diện trống Đồng Đông Sơn ở Tây Nguyên, thực ra không nhằm chứng minh địa giới đó ở đèo Cù Mông phía bắc Phú Yên (dễ bị chụp mũ dân tộc chủ nghĩa !) mà muốn nói rằng sử Việt cũng có lý do gì đó khi viết như thế.
https://www.facebook.com/fananhzung/posts/2889280921085100
4- Bây giờ xin nói về địa giới phía Tây giáp Ba Thục (vùng Tứ Xuyên TQ).
Dữ liệu gen Y-ADN cho biết người Hán vùng Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên có tỉ lệ gen M88 là 11,8% (theo Xue, 2006), M88 là nhóm gen (haplogroup) đặc trưng của người Kinh, dữ liệu xin xem trang Wiki :
https://en.wikipedia.org/wiki/Haplogroup_O-K18…
Đó không phải con số nhỏ, vì dân số Thành Đô khoảng hơn 10 triệu nên sẽ có khoảng 1,18 triệu có gốc gác M88 (chính xác hơn thì chỉ tính đàn ông tức giảm đi một nửa). Con số đó là xấp xỉ dân số dân tộc H’Mông ở VN, nhiều hơn dân tộc Nùng và Dao, chỉ thua dân số người Tày và Thái ở VN.
Một liên hệ khác của nước Văn Lang với vùng Tứ Xuyên là nha chương tìm được ở Xóm Rền, Phú Thọ, rất giống nha chương khai quật được ở Tứ Xuyên (ở di chỉ Tam Tinh Đôi, cách đây khoảng 5000 đến 3000 năm, có thể lấy tròn là 4000 năm). Nhiều tác giả thận trọng cho rằng nó xuất hiện ở VN chỉ là do buôn bán trao đổi mà có, chứ hai bên không có liên hệ gì về văn hóa hay huyết thống, nhưng cứ liệu gen M88 hiện đại đã xác định là một phần dân cư Thành Đô có quan hệ huyết thống với người Kinh (!)
– Nếu lấy kinh đô Phong Châu của nước Văn Lang để định hướng thì Ba Thục lại ở hướng Bắc, nên có lẽ khi nói “phía Tây” là khi vùng đất trung tâm của dân Lạc Việt còn ở đâu đó vùng Hồ Nam chăng ?
– Từ cứ liệu gen M88 hiện diện ở vùng Ba Thục và cứ liệu dân Lạc Việc có cư trú ở Hồ Bắc trong Hậu Hán Thư, đều là các vùng tiếp giáp nhà nước Ân (Thương) thì truyền thuyết về thánh Gióng đánh giặc Ân của người Việt hóa ra không hẳn là “hoang tưởng” .
– Gọi là “địa giới nước” dễ bị phê phán vì cho đến nay “nước Văn Lang” chỉ được giới khoa học coi là một hình thức liên minh bộ lạc, chưa đạt tầm nhà nước, vậy trước mắt cứ tạm hiểu là “phạm vi đã từng cư trú” thôi, để tránh tranh cãi về cái không gian rộng lớn có vẻ phi lý của nước Văn Lang.
5- Ở trên là bàn về không gian địa lý còn về phạm vi thời gian tôi đã dẫn cứ liệu ở sách Thông Điển của Tể tướng nhà Đường là Đỗ Hựu thừa nhận vùng Lĩnh Nam lập quốc từ thời Đường Ngu, tức vua Nghiêu, tức khoảng 4200 năm trước, vậy con số hơn bốn nghìn năm không phải do các sử quan Đại Việt lấy các chuyện truyền kỳ vớ vẩn ghi vào chính sử:
(Trước đã đăng Văn hóa Nghệ An ở địa chỉ :
http://vanhoanghean.com.vn/…/mot-so-dau-tich-ngon-ngu-nam-v…
nhưng sau đó bị Văn hóa Nghệ An xóa đi , không rõ vì lý do gì ? Các bạn có thể xem ở blog của bác Trần Đức Anh Sơn :
https://anhsontranduc.wordpress.com/2015/09/27/mot-so-dau-tich-ngon-ngu-nam-viet-co-trong-tu-thu-trung-quoc/
…)
Tạm chọn con số 4200BP thời vua Nghiêu là mốc bắt đầu, còn độ dài tồn tại thì dựa vào chuyện nước Việt Thường hiến lịch rùa thời vua Nghiêu, đến chuyện Việt Thường hiến chim trĩ thời Chu Thành Vương là khoảng 1.200 năm, dài bằng cả nhà Hạ và Thương của Trung Quốc cộng lại cho thấy dù thực tế không đạt đến mức tổ chức nhà nước đi chăng nữa thì Việt Thường vẫn được thư tịch Trung Quốc thừa nhận là “nước”, có lịch sử lâu dài tính bằng nghìn năm.
Tóm lại lịch sử “hơn 4000 năm” vốn xuất phát từ chính thư tịch của Trung Quốc chứ không phải sử sách Việt Nam tự ý bịa ra.
16/01/2020