Chủ thể nhà Hạ là dân Việt cổ ?
Bài này tôi đưa lên FB cá nhân lâu rồi.
Do có liên quan đến chủ đề mới đưa lên ở bài trước “Thần Nông, Nghiêu, Thuấn đều là dân man di” nên tôi tập hợp về blog cá nhân này để các bài viết có tính hệ thống. Chú ý là trong bài trên khi dẫn các tên Đế Nghiêu, Đế Thuấn .v.v. theo cú pháp thuận của tiếng Việt do thiếu thời gian nên tôi không dẫn nguồn sách, nay có thể nói rõ nguồn sách là Sơn Hải Kinh, một trong những sách cổ nhất của TQ.
===
Về các vấn đề như người Việt tự nhận là dòng dõi Thần Nông, “nhận xằng” 12 con giáp có nguồn gốc từ tiếng Việt, “nhận xằng” cương vực nhà nước Văn Lang phía bắc tới tận hồ Động đình .v.v. nếu chính người Việt nói với nhau thì dễ bị chụp mũ là “tinh thần dân tộc cực đoan”, “sự ngộ nhận thảm thương”, “phản khoa học” chi chi gì gì ấy …
Vì vậy về vấn đề này từ lâu tại hạ đã chủ ý nhất quyết không dẫn tư liệu ở sử sách Việt, mà chỉ lục tìm chính trong sách vở của Tàu để khỏi bị quy chụp này nọ.
—
Vừa rồi tại hạ thấy 1 cuốn sách “Sơn hải kinh khảo cổ” trên mạng TQ có liên quan ít nhiều đến các vấn đề trên, phần giới thiệu (thay lời nói đầu) của sách đó có ở đây:
http://luoyue.org/show.aspx?tid=a6e2148e-d67e-451f-b7f0-42916a7061c6
(Rất tiếc, đến hiện tại trang “Lạc Việt” này đã bị gỡ bỏ, chắc do các nhà cầm quyền bên TQ)
Tại hạ xin “tóm lược của tóm lược” ra tiếng Việt như sau:
– Sơn Hải Kinh là một cuốn sách cổ của TQ, ra đời vào đời Chu, hình thức là sách địa lý nhưng lại ghi chép cả những chuyện thần thoại từ rất xa xưa …
– Cuốn sách “Sơn hải kinh khảo cổ” ở trên sau khi khảo cứu cách tư liệu trong Sơn hải kinh đi đến một nhận định quan trọng rằng chủ thể của nền văn hóa nhà Hạ là dân “tiên Việt” (người Việt cổ) (nguyên văn viết : “中国夏朝的主体是先越之民” – Trung Quốc Hạ triều chủ thể thị tiên Việt chi dân)
Một số luận cứ của sách đó là:
1- Dân cư nhà Hạ là nhóm dân tộc trồng lúa nước (稻 đạo, khác với lúa mì lúa mạch ở phương Bắc).
2- Dân cư nhà Hạ sử dụng ngôn ngữ Việt cổ làm công cụ giao tế, vì Sơn Hải Kinh ghi nhiều tên gọi thuận theo cú pháp tiếng Việt như Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Vũ (Vua Nghiêu, Vua Thuấn, vua Vũ) … đều là theo cú pháp Việt, nếu theo Hán Ngữ thì phải đảo ngược là Nghiêu Đế, Thuấn Đế, Vũ Đế v.v.
(Nói thẳng ra: thời đó ngôn ngữ của nhóm Hán-Tạng chưa phải là ngôn ngữ nhà nước được chấp nhận như ngày nay, ở Trung quốc thời đó có thể có nhiều dân tộc tiếng nói khác nhau, nhưng đều dùng tiếng Việt cổ làm ngôn ngữ giao tiếp chung !?)
Cả Thiên can, Địa chi (12 con giáp) âm đọc cổ cũng là theo âm đọc tiếng Choang, Thái (Có lẽ người viết cuốn sách Tàu trên không biết hay đã lờ đi các bài viết của học giả Nguyễn Cung Thông rằng 12 con giáp có nguồn gốc gần với tiếng Việt (Kinh) hơn là tiếng Choang, Thái, có thể xem một bài ví dụ ở đây: <link>
3- Phương thức “ngọc liễm táng” (liệm bằng ngọc khi chôn người chết) ở vùng kinh đô nhà Hạ (Tung Sơn, Trịnh Châu tỉnh Hà Nam) khi truy nguyên thì có từ thời văn hóa Lương Chử hơn 5000 năm trước.
Mà Lương Chử gần Hàng Châu nằm ở phía Nam Trường Giang, vốn là đất Bách-Việt cổ.
Ảnh trang bìa cuốn sách “Sơn Hải Kinh khảo cổ”
Hạ triều khởi nguyên dữ tiên Việt Văn hóa nghiên cứu.