Chữ Nôm, Thái, Chăm – Application Privacy Statement
Introduction
This privacy statement describes how we use data in our browsers, websites, and services. Some of the data we use is considered “personal data” under applicable law. However, even when we use personal data, we generally have no way of actually identifying you as an individual, and our users are essentially anonymous to us.
The specific categories of data that we collect, use, or otherwise process can vary from product to product, from one purpose to another, and in some cases based on your location. This privacy statement sets out when, how, and why we process your data (including but not limited to personal data), as well as your rights under applicable law.
Definitions
First, let’s define some key terms. Many of these definitions are adapted (with changes) from the General Data Protection Regulation (or “GDPR”), the data privacy law which applies in the European Union as well as in Norway. We use the GDPR as a guidepost because it applies directly to our European companies and because we believe it sets the highest legal standard for user privacy. However, in some cases we have simplified definitions here for the purpose of clarity.
Personal data: “any information relating to an identified or identifiable natural person” as the GDPR says. This includes data such as your IP address, device IDs, advertising IDs, and location. Below where we describe how we process personal data, we also list the specific purpose for doing so, as well as our legal basis under the GDPR (as those terms are defined below).
Data controller: The person or company that decides whether and how to process personal data.
Data processor: Someone who processes personal data on behalf of a data controller.
Legal basis: the specific legal grounds we use for processing personal data. The GDPR sets out six specific grounds for processing personal data. The ones most relevant to our Applications are as follows:
Consent: When we process personal data based on your consent, that means you’ve expressly given us permission to do so.
Contractual grounds: When we process personal data because it is necessary to perform a contract, for example to provide you with a service as described in our Terms of Service or some other agreement.
Legitimate interest: When we process personal data based on legitimate interest, that means we have some use for the personal data (such as monetization, or ensuring that products work properly) which is in balance with your right to privacy.
Legal compliance: In some instances it is necessary for us to process personal data in order to fulfill other obligations under the law, for example detecting fraud, making sure you are who you say you are, etc.
Applications: the specific apps we offer, as mentioned below, including our desktop and mobile browsers.
Monetization: making money. Nearly all of our Applications are free to download and use. Therefore we monetize our products in various ways, mostly by selling advertising within the Applications themselves. The money we make helps us keep the lights on, pay the salaries of our staff, and continue developing the most innovative, independent browsers on the market. However, when we monetize our Applications, we never sell our users’ personal data to anyone.
Purpose: the specific reason or reasons we have for processing personal data.
Process or processing: collecting or using personal data. As defined in the GDPR, the word “processing” can mean doing almost anything with personal data. Below we have used it in this general sense when we have a general meaning in mind, and used more specific terms (like “store” or “share”) where appropriate.
Retention / retain: the time period for which we will continue to store data. In general, we do not process or store personal data longer than needed and therefore delete it after a certain period of time. Below we have included some more specific details on retention periods, which vary depending on the type of personal data at issue and the purpose for which it is processed.
Applications
The kinds of data (including personal data) that we process vary a great deal depending on which applications you use. You can read more about how each of our products processes data below.
General Topics
Data Controller & Internal Processing
My Applications are developed and published by self, not any data controller.
Children’s Privacy
There are no guarantees that children cannot enter our websites or use my applications without parental consent or notification. Therefore, and as provided in my End User License Agreements, we require children to include their parents in the download process, and I encourage parents to read this privacy statement before allowing their children to use our applications and services.
Contacts
If you have any questions about this statement or any privacy issues in my applications, feel free to contact to my mail :
fanzung@gmail.com
Chủ thể nhà Hạ là dân Việt cổ ?
Bài này tôi đưa lên FB cá nhân lâu rồi.
Do có liên quan đến chủ đề mới đưa lên ở bài trước “Thần Nông, Nghiêu, Thuấn đều là dân man di” nên tôi tập hợp về blog cá nhân này để các bài viết có tính hệ thống. Chú ý là trong bài trên khi dẫn các tên Đế Nghiêu, Đế Thuấn .v.v. theo cú pháp thuận của tiếng Việt do thiếu thời gian nên tôi không dẫn nguồn sách, nay có thể nói rõ nguồn sách là Sơn Hải Kinh, một trong những sách cổ nhất của TQ.
===
Về các vấn đề như người Việt tự nhận là dòng dõi Thần Nông, “nhận xằng” 12 con giáp có nguồn gốc từ tiếng Việt, “nhận xằng” cương vực nhà nước Văn Lang phía bắc tới tận hồ Động đình .v.v. nếu chính người Việt nói với nhau thì dễ bị chụp mũ là “tinh thần dân tộc cực đoan”, “sự ngộ nhận thảm thương”, “phản khoa học” chi chi gì gì ấy …
Vì vậy về vấn đề này từ lâu tại hạ đã chủ ý nhất quyết không dẫn tư liệu ở sử sách Việt, mà chỉ lục tìm chính trong sách vở của Tàu để khỏi bị quy chụp này nọ.
—
Vừa rồi tại hạ thấy 1 cuốn sách “Sơn hải kinh khảo cổ” trên mạng TQ có liên quan ít nhiều đến các vấn đề trên, phần giới thiệu (thay lời nói đầu) của sách đó có ở đây:
http://luoyue.org/show.aspx?tid=a6e2148e-d67e-451f-b7f0-42916a7061c6
(Rất tiếc, link này ở bài gốc của tôi hơn 10 năm trước, đến hiện tại trang “Lạc Việt” này đã bị gỡ bỏ, chắc do các nhà cầm quyền bên TQ)
Tại hạ xin “tóm lược của tóm lược” ra tiếng Việt như sau:
– Sơn Hải Kinh là một cuốn sách cổ của TQ, ra đời vào đời Chu, hình thức là sách địa lý nhưng lại ghi chép cả những chuyện thần thoại từ rất xa xưa …
– Cuốn sách “Sơn hải kinh khảo cổ” ở trên sau khi khảo cứu cách tư liệu trong Sơn hải kinh đi đến một nhận định quan trọng rằng chủ thể của nền văn hóa nhà Hạ là dân “tiên Việt” (người Việt cổ) (nguyên văn viết : “中国夏朝的主体是先越之民” – Trung Quốc Hạ triều chủ thể thị tiên Việt chi dân)
Một số luận cứ của sách đó là:
1- Dân cư nhà Hạ là nhóm dân tộc trồng lúa nước (稻 đạo, khác với lúa mì lúa mạch ở phương Bắc).
2- Dân cư nhà Hạ sử dụng ngôn ngữ Việt cổ làm công cụ giao tế, vì Sơn Hải Kinh ghi nhiều tên gọi thuận theo cú pháp tiếng Việt như Đế Nghiêu, Đế Thuấn, Đế Vũ (Vua Nghiêu, Vua Thuấn, vua Vũ) … đều là theo cú pháp Việt, nếu theo Hán Ngữ thì phải đảo ngược là Nghiêu Đế, Thuấn Đế, Vũ Đế v.v.
(Nói thẳng ra: thời đó ngôn ngữ của nhóm Hán-Tạng chưa phải là ngôn ngữ nhà nước được chấp nhận như ngày nay, ở Trung quốc thời đó có thể có nhiều dân tộc tiếng nói khác nhau, nhưng đều dùng tiếng Việt cổ làm ngôn ngữ giao tiếp chung !?)
Cả Thiên can, Địa chi (12 con giáp) âm đọc cổ cũng là theo âm đọc tiếng Choang, Thái (Có lẽ người viết cuốn sách Tàu trên không biết hay đã lờ đi các bài viết của học giả Nguyễn Cung Thông rằng 12 con giáp có nguồn gốc gần với tiếng Việt (Kinh) hơn là tiếng Choang, Thái, có thể xem một bài ví dụ ở đây: <link>
3- Phương thức “ngọc liễm táng” (liệm bằng ngọc khi chôn người chết) ở vùng kinh đô nhà Hạ (Tung Sơn, Trịnh Châu tỉnh Hà Nam) khi truy nguyên thì có từ thời văn hóa Lương Chử hơn 5000 năm trước.
Mà Lương Chử gần Hàng Châu nằm ở phía Nam Trường Giang, vốn là đất Bách-Việt cổ.
Ảnh trang bìa cuốn sách “Sơn Hải Kinh khảo cổ”
Hạ triều khởi nguyên dữ tiên Việt Văn hóa nghiên cứu.
* Nhân tiện bổ sung thêm một dữ liệu cũng từ sách của TQ :
Sử ký của Tư Mã Thiên viết rằng Câu Tiễn (vua nước Việt cuối thời Xuân Thu) là con cháu vua Thiếu Khang nhà Hạ.
Đây có lẽ là nguồn “chính thống” nhất minh chứng cho luận thuyết “Chủ thể nhà Hạ là dân Việt cổ”.
Nguyên văn trong Sử Ký, Việt vương Câu Tiễn thế gia :
越王句踐,其先禹之苗裔,而夏后帝少康之庶子也。封於會稽,以奉守禹之祀。Việt Vương Câu Tiễn , kì tiên Vũ chi miêu duệ , nhi Hạ hậu đế Thiếu Khang chi thứ tử dã. Phong ư Cối Kê , dĩ phụng thủ Vũ chi tự – (Việt Vương Câu Tiễn là miêu duệ của vua Vũ, gốc từ con thứ của vua Thiếu Khang nhà hậu Hạ, được phong ở đất Cối Kê, để giữ việc thờ phụng vua Vũ)
….
Thần Nông, Nghiêu, Thuấn đều là dân man di ?
Tóm lược :
Bài này có một phát hiện quan trọng: vua Thuấn là người Đông Di, tức là dân “man di” chứ không phải người Hoa Hạ.
Thông tin này có nhiều hệ quả ghê gớm. Như sách “Sử ký” nói vua Thuấn nam vỗ yên Giao Chỉ, các tài liệu Trung Quốc hay nhắc đi nhắc lại điều đó, hàm ý rằng Giao Chỉ (tức Việt Nam thời cổ) thời xưa đã là đất thuộc TQ, chịu sự “giáo hóa” của người Hoa Hạ … nhưng giờ nếu không hiểu lộn ngược lại thì cũng phải xem xét lại cách suy diễn đó.
Thêm nữa khi khảo thêm các cứ liệu ngôn ngữ và di truyền ADN thì có khả năng từ Thần Nông tới Nghiêu, Thuấn cũng đều là dân “man di”, cũng không phải người Hoa Hạ … gay go thật
Xem bài trên FB ở link :
https://www.facebook.com/share/p/DHrE1Q1nKitAa6c4/?mibextid=oFDknk
Do bài trên FB dễ bị trôi đi nên xin copy về blog cá nhân này (có chỉnh sửa):
Hôm nay tình cờ đọc lại sách Mạnh Tử thấy có câu này, nếu phân tích kỹ sẽ thấy nhiều điều để nói, (Theo Khâm Định Tứ khố toàn thư, Mạnh Tử Quyển 3-4, trang 91) :
“孟子曰:舜生於諸馮遷於負夏卒於鳴條東夷之人也 – Mạnh Tử viết: Thuấn sinh ư Chư Bằng thiên ư Phụ Hạ tốt ư Minh Điều, Đông Di chi nhân dã “. (Mạnh Tử nói rằng vua Thuấn sinh ở Chư Bằng, thiên di tới Phụ Hạ chết ở Minh Điều, là người Đông Di vậy).
- Chư Phùng 諸馮 đọc theo cổ âm là Chư Bằng là vùng đất ở Sơn Đông, Trung Quốc : https://baike.baidu.hk/item/%E8%AB%B8%E9%A6%AE/9292151
- Mà cụ Bình Nguyên Lộc căn cứ các dữ liệu nghiên cứu chỉ số xương sọ thì viết rằng nhóm Đông Di ở vùng Hoa Đông, cụ thể là Sơn Đông cổ xưa vốn là người Việt thuần chủng.
- Tôi từng đưa lên nhóm này thông tin ở Sử ký sách ẩn của Tư Mã Trinh nói Viêm Đế dòng Thần Nông Thị ban đầu định đô ở đất Trần, sau dời về Khúc Phụ (kinh đô nước Lỗ thời Chu), như vậy truyền thuyết của người Việt nhận là dòng dõi Thần Nông có cơ sở, vì Khúc Phụ ở Sơn Đông vốn là vùng đất Đông Di, nhóm Thần Nông phải khác với nhóm Hoa Hạ gốc Hoàng Hà.
- Hãy để ý các tên Thần Nông, Đế Đồi, Đế Thừa, Đế Minh … (Dòng Thần Nông), cho đến Đế Nghiêu, Đế Thuấn đều theo cú pháp thuận như tiếng Việt (chữ Đế đặt trước) khác với tên Hoàng Đế của nhóm Hoa Hạ (chữ Đế đặt sau), như vậy việc các “đế” này là người Đông Di khác với Hoa Hạ là có cơ sở về mặt ngôn ngữ .
- Lại xét, Sử Ký của Tư Mã Thiên nguyên gốc không có Tam Hoàng, mà chỉ bắt đầu từ Hoàng Đế mà thôi, việc đưa các “đế” của các nhóm Bách Việt hay Đông Di vào chính sử TQ có lẽ bắt đầu diễn ra từ thời Hán, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất TQ và các nhóm Bách Việt ở Hoa Nam đã Hán hóa, hòa nhập vào xã hội TQ, còn vùng Hoa Đông (nhóm Đông Di) thì đã Hán hóa sớm hơn có lẽ từ giữa đời Chu ?
—
Xin xem ảnh, mấy chữ “Đông Di chi nhân dã” có gạch đỏ.
Ảnh chụp trang sách của Bình Nguyên Lộc “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam”, trong đó dòng nhận định “Hoa Đông (gốc Đông Di tức Việt thuần chủng)” :
Bổ sung:
—
1- Theo khảo chú ở trang đã dẫn trên về thôn Chư Bằng ở huyện Chư Thành, Sơn Đông https://baike.baidu.hk/item/%E8%AB%B8%E9%A6%AE/9292151 có viết : “清代學者焦循在《孟子正義》認為也在此地,雲:“今青州府有諸城縣,大海環其東北,説者以為即《春秋》書‘城諸’者”. Tạm dịch: Tiêu Tuần, một học giả thời nhà Thanh, trong “Mạnh Tử Chính Nghĩa” cho rằng: “Phủ Thanh Châu ngày nay có huyện Chư Thành, biển lớn bao quanh ở phía đông bắc. Người nói cho rằng đó là “Thành Chư” được viết trong kinh “Xuân Thu”.
Chịu khó phân tích thông tin này thì phát hiện ra cấu trúc tên gọi Thành Chư thời kinh Xuân Thu (Tây Chu) đảo ngược so với tên Chư Thành hiện nay, nhưng lại đúng cú pháp tiếng Việt (!!!)
Đây là thông tin khiến tôi đưa ra ý kiến cho rằng nhóm Đông Di đã Hán hóa về ngôn ngữ từ giữa đời Chu (ngoài ra tôi còn một số dữ liệu khác, từ từ sẽ đưa lên )
2- Khảo thêm về chữ Chư trong tên Chư Bằng, quê sinh của Đế Thuấn.