huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Monthly Archives: June 2024

Thần Nông, Nghiêu, Thuấn đều là dân man di ?

Tóm lược :
Bài này có một phát hiện quan trọng: vua Thuấn là người Đông Di, tức là dân “man di” chứ không phải người Hoa Hạ.
Thông tin này có nhiều hệ quả ghê gớm. Như sách “Sử ký” nói vua Thuấn nam vỗ yên Giao Chỉ, các tài liệu Trung Quốc hay nhắc đi nhắc lại điều đó, hàm ý rằng Giao Chỉ (tức Việt Nam thời cổ) thời xưa đã là đất thuộc TQ, chịu sự “giáo hóa” của người Hoa Hạ … nhưng giờ nếu không hiểu lộn ngược lại thì cũng phải xem xét lại cách suy diễn đó.
Thêm nữa khi khảo thêm các cứ liệu ngôn ngữ và di truyền ADN thì có khả năng từ Thần Nông tới Nghiêu, Thuấn cũng đều là dân “man di”, cũng không phải người Hoa Hạ … gay go thật :)

Xem bài trên FB ở link :
https://www.facebook.com/share/p/DHrE1Q1nKitAa6c4/?mibextid=oFDknk

Do bài trên FB  dễ bị trôi đi  nên xin copy về blog cá nhân này (có chỉnh sửa):

Hôm nay tình cờ đọc lại sách Mạnh Tử thấy có câu này, nếu phân tích kỹ sẽ thấy nhiều điều để nói, (Theo Khâm Định Tứ khố toàn thư, Mạnh Tử Quyển 3-4, trang 91) :
“孟子曰:舜生於諸馮遷於負夏卒於鳴條東夷之人也 – Mạnh Tử viết: Thuấn sinh ư Chư Bằng thiên ư Phụ Hạ tốt ư Minh Điều, Đông Di chi nhân dã “. (Mạnh Tử nói rằng vua Thuấn sinh ở Chư Bằng, thiên di tới Phụ Hạ chết ở Minh Điều, là người Đông Di vậy).
- Chư Phùng 諸馮 đọc theo cổ âm là Chư Bằng là vùng đất ở Sơn Đông, Trung Quốc : https://baike.baidu.hk/item/%E8%AB%B8%E9%A6%AE/9292151
- Mà cụ Bình Nguyên Lộc căn cứ các dữ liệu nghiên cứu chỉ số xương sọ thì viết rằng nhóm Đông Di ở vùng Hoa Đông, cụ thể là Sơn Đông cổ xưa vốn là người Việt thuần chủng.
- Tôi từng đưa lên nhóm này thông tin ở Sử ký sách ẩn của Tư Mã Trinh nói Viêm Đế dòng Thần Nông Thị ban đầu định đô ở đất Trần, sau dời về Khúc Phụ (kinh đô nước Lỗ thời Chu), như vậy truyền thuyết của người Việt nhận là dòng dõi Thần Nông có cơ sở, vì Khúc Phụ ở Sơn Đông vốn là vùng đất Đông Di, nhóm Thần Nông phải khác với nhóm Hoa Hạ gốc Hoàng Hà.
- Hãy để ý các tên Thần Nông, Đế Đồi, Đế Thừa, Đế Minh … (Dòng Thần Nông), cho đến Đế Nghiêu, Đế Thuấn đều theo cú pháp thuận như tiếng Việt (chữ Đế đặt trước) khác với tên Hoàng Đế của nhóm Hoa Hạ (chữ Đế đặt sau), như vậy việc các “đế” này là người Đông Di khác với Hoa Hạ là có cơ sở về mặt ngôn ngữ .
- Lại xét, Sử Ký của Tư Mã Thiên nguyên gốc không có Tam Hoàng, mà chỉ bắt đầu từ Hoàng Đế mà thôi, việc đưa các “đế” của các nhóm Bách Việt hay Đông Di vào chính sử TQ có lẽ bắt đầu diễn ra từ thời Hán, sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất TQ và các nhóm Bách Việt ở Hoa Nam đã Hán hóa, hòa nhập vào xã hội TQ, còn vùng Hoa Đông (nhóm Đông Di) thì đã Hán hóa sớm hơn có lẽ từ giữa đời Chu ?

Xin xem ảnh, mấy chữ “Đông Di chi nhân dã” có gạch đỏ.
VuaThuanLaNguoiDongDi

 

Ảnh chụp trang sách của Bình Nguyên Lộc “Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam”, trong đó dòng nhận định “Hoa Đông (gốc Đông Di tức Việt thuần chủng)” :
SachBinhNguyenLoc


Bổ sung:

1- Theo khảo chú ở trang đã dẫn trên về thôn Chư Bằng ở huyện Chư Thành, Sơn Đông https://baike.baidu.hk/item/%E8%AB%B8%E9%A6%AE/9292151 có viết : “清代學者焦循在《孟子正義》認為也在此地,雲:“今青州府有諸城縣,大海環其東北,説者以為即《春秋》書‘城諸’者”. Tạm dịch: Tiêu Tuần, một học giả thời nhà Thanh, trong “Mạnh Tử Chính Nghĩa” cho rằng: “Phủ Thanh Châu ngày nay có huyện Chư Thành, biển lớn bao quanh ở phía đông bắc. Người nói cho rằng đó là “Thành Chư” được viết trong kinh “Xuân Thu”.
Chịu khó phân tích thông tin này thì phát hiện ra cấu trúc tên gọi Thành Chư thời kinh Xuân Thu (Tây Chu) đảo ngược so với tên Chư Thành hiện nay, nhưng lại đúng cú pháp tiếng Việt (!!!)
Đây là thông tin khiến tôi đưa ra ý kiến cho rằng nhóm Đông Di đã Hán hóa về ngôn ngữ từ giữa đời Chu (ngoài ra tôi còn một số dữ liệu khác, từ từ sẽ đưa lên )

2- Khảo thêm về chữ Chư trong tên Chư Bằng, quê sinh của Đế Thuấn.

- Thôn Chư Bằng ở huyện Chư Thành, thời Xuân Thu có tên là Thành Chư; cú pháp ngược với Hán Tạng ngữ mà lại thuận với tiếng Việt (và cả Thái-Kadai)
- Nếu Đế Thuấn là dân Đông Di thì có khả năng Chư là từ gốc Việt, vậy phải tìm ý nghĩa của nó trong tiếng Việt chứ không phải Hán Tạng ngữ.
- Xét tên nhân vật trứ danh thời Tam Quốc (mạt Hán) là Chư Cát Lượng 諸葛亮, tiếng Việt đọc là Gia Cát Lượng … thì cổ âm của Chư có thể là Gia.
- Mà gia gia ở Hán ngữ tức là cha (bố) ở tiếng Việt
- Lại xét, phục nguyên thượng cổ âm của chữ Chư 諸 theo nhà ngôn ngữ học W.Baxter là *tja , âm này có thể chuyển hóa ra hai âm là tía (là cha theo giọng Nam bộ, có thuyết cho là do ảnh hưởng của tiếng Mân Việt), và ja tức cha trong tiếng Việt chuẩn ngày nay (xin so sánh tên Java, người Việt gọi là Chà Và).
- Như vậy tên Thành Chư thời Xuân Thu tức là Thành Cha theo tiếng Việt. Cách đặt tên này khá quen thuộc trong tiếng Việt, tương đương tên Cổ Loa tức Chạ Chủ theo kiến giải của GS Trần Trí Dõi, hay tên Làng Cả, kinh đô của nước Văn Lang thời cuối Hùng Vương theo nhiều thần tích và ngọc phả…
* Tóm lại, có khả năng chư=cha ? (Xin nói rõ đây là một giả thuyết có thể của tác giả, không phải tiên đề hay định lý này nọ bắt người đọc phải chấp nhận )