huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Ca trù

Thất Chát thành thi

Xưa từng nghe Tào Thực thất bộ thành thi  !
Hôm qua chat với Quang Lê,
Mới biết chú em này
“Thất Chát thành thi” chẳng kém.
Dưới đây là bài đó, chỉ sửa đôi chữ cho hợp vần:

Đêm khuya canh cánh
Những vì sao cũng lạnh bởi sương khuya
Gió hiu hiu hoa rủ cánh mềm
Bên ly rượu chợt nhớ bạn miền Huế đẹp
Hàn trạo Hương giang đồng cổ nguyệt
Cao sơn lưu thuỷ thục tri âm
Ngâm vài câu nhắn nhủ bạn đồng tâm
Trăng tháng tám đệ huynh tầm hội ngộ
Chát chát tom tom, chung lại cổ
Đem mấy vần phổ nhạc thử tay hoa
Cầm tiêu một khúc khoan hòa.

GIỚI THIỆU MỘT BÀI CA TRÙ LẠ

 

Ca Trù vốn có nhiều điểm tương đồng với Ca Huế, đều là những di sản văn hóa phi vật thể độc đáo của VN, nhưng tài liệu sách vở ghi chép về Ca Trù có phần đầy đủ hơn Ca Huế, ở Thư viện Quốc gia có nhiều cuốn sách chữ Nôm về ca trù, cuốn có niên đại cổ nhất là Ca trù Thể cách in năm Tự Đức Canh Thìn (1880). Tôi xin giới thiệu với các bạn một bài Ca Trù khá hay và lạ, chưa hề thấy trong các tuyển tập thơ Ca Trù từng đọc.

 

Điệu “Cổ thư”:

Hơi kim he hé

Vừng quế chênh chênh

Giọt hàn sương lác đác ố chồi ngô

Da bích hán yên vân bày trận nhạn

Thoang thoảng vỉ trầm hun (x) kiếp

Chuyện Dương phi đêm thất tịch mơ màng

Nao nao doành Hán bắc cầu Ô

Duyên Chức nữ buổi sơ thu tập ngập

Quang cảnh ấy trăm chiều bát ngát

Nỗi niềm này chín khúc ngẩn ngơ

Ơ khi vui miệng khéo ra đò

Thanh sắc dám đâu chiều liễu yếu

Trộm thấy ghi lòng từ đấy

Vâng tài tình thương đến phận đào non

Bỗng nên dan díu sợi tơ hồng

Lọ phải hẹn hò thơ lá đỏ

Đêm phong vũ bỗng tri âm chợt thấy

Mừng mừng thẹn thẹn xiết bao tình

Thực Vị Trăn cành thược dược cùng trao

Nói nói cười cười khôn xiết kể

Tình tình nghĩa nghĩa, ái ái ân ân

Trăm năm chỉ núi thề sông

Treo mảnh tình soi vạn cổ

Ân ái mấy thu nhường ấy

Chữ kì phùng từ mộc thạch cự ra tình

Bỗng đông tây đôi ngả vì đâu

Nỗi biệt hận dấu cầm ngư đau muốn khóc

Con tạo khắt khe mới nhẽ

Ông tơ dở dói làm chi

Gối cô miên chênh nửa mảnh sương đầm

Hồn hồ điệp chập chờn năm trống thỏ

Lầu Dạ vũ lúc hạt mưa sa trước chái

Phách Ba tiêu lạp đạp dỗ ca buồn

Trướng thu phong khi bóng thỏ xế bên mành

Đàn tất suất nỉ non vời khúc nhớ

Dạo trước chái nghe hồi quốc đổ

Sợ đau lòng khách ngoảnh tai đi

Tựa bên màn ngắm đóa hoa rơi

Sực nghĩ duyên mình bưng mắt lại

Ấy nỗi tương tư sao xiết kể

Hỡi người tri kỉ có hay chăng

 

 

Ghi chú:

- Có 1 chữ đánh dấu (x) không rõ tự dạng nên không phiên âm được

- Ba tiêu là cây chuối, tất suất là con dế. quốc là chim đỗ quyên.

 

Vài nhận xét:

Bản ca trù này xem qua tưởng như thơ không liền vần, nhưng để ý kỹ thì thấy thơ dùng nhiều vần lưng (ẩn) và vị trí gieo vần không cố định. ngoài ra dùng nhiều thể văn đối biền ngẫu nên dù không liền vần nhưng vẫn rất giàu nhạc điệu.

Tác giả dùng nhiều hình ảnh ví von, tuy là những hình ảnh cách điệu, ước lệ thường thấy trong cổ văn, nhưng dùng từ rất mượt mà, khá nôm na mà lại chuẩn xác nên không có vẻ khuôn sáo như thường thấy: “Giọt hàn sương lác đác ố chồi ngô, Da bích hán yên vân bày trận nhạn”, “Bỗng nên dan díu sợi tơ hồng, Lọ phải hẹn hò thơ lá đỏ”, “Gối cô miên chênh nửa mảnh sương đầm, Hồn hồ điệp chập chờn năm trống thỏ”… Hình ảnh lại khá gần gũi với người Việt “Phách Ba tiêu lạp đạp vỗ ca buồn” – chỉ cần biết ba tiêu là cây chuối là cảm nhận được ngay hình ảnh một miền quê đất Việt. Một số câu phần nào đã vượt khỏi ước lệ thường thấy ở Ca trù để đạt tới nghệ thuật tả thực: “Trộm thấy ghi lòng từ đấy”, “Sợ đau lòng khách ngoảnh tai đi”, “Sực nghĩ duyên mình bưng mắt lại” …

 

Huế 11-2008

Hình chụp bản nôm (đã cắt dán trang để dồn vào 1 ảnh):

bai ca tru la

 

Đi tìm bài ca trù khắc trên Ngũ Hành Sơn

Tháng 10.2009, UNESCO đã chính thức công nhận ca trù là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Ca trù là một môn nghệ thuật truyền thống độc đáo xuất hiện từ thế kỷ 15 và cho đến nay vẫn lưu truyền ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta.

Tháng 11.2004 Hội thảo Quốc tế về chữ Nôm tổ chức tại Hà Nội có xuất hiện bản chụp của bài ca trù chữ Nôm khắc trên một văn bia bằng đá cẩm thạch Non Nước. Bản này lạ vì chưa hề được đưa vào các tuyển tập thơ ca trù từng được công bố. Do nội dung nhắc tới Hành Sơn và nhiều địa danh ở núi Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) nên chúng tôi quyết định khảo cứu xuất xứ và sự tồn tại của văn bia có còn ở Đà Nẵng không.Tấm bia ở động Hoa Nghiêm Bảo tàng thành phố Đà Nẵng là địa chỉ đầu tiên được tìm đến, nhưng không có kết quả. Rất may sau đó, một cán bộ tại Bảo tàng này cho biết tấm bia nằm ở động Huyền Không, núi Ngũ Hành Sơn. Mất nhiều thời gian thăm hỏi người dân cũng như các hướng dẫn viên du lịch người làng Hòa Hải, cuối cùng hiện vật cũng đã được “phát lộ”, nhưng hóa ra nó lại ở động Hoa Nghiêm.

Tấm bia được đặt ở vị trí trong một hốc đá nhỏ – nơi mà cán bộ hướng dẫn viên du lịch và khách tham quan đốt nhang và vứt rác, nằm cách tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và tấm bia Phổ Đà sơn linh trung Phật độ chừng 4-5m. Bia là một phiến đá rời, có kích cỡ rộng 36 cm, dài 63 cm, dày 6 cm. Ở bên phải phía dưới bị vỡ một góc hình tam giác (26 cm của chiều rộng, 29 cm của chiều dài – xem ảnh), mất gần 14 chữ. Trong ảnh này thì tấm bia đã bị vỡ một góc, và đã được gắn lại, nhưng thật đáng tiếc hiện nay mẩu vỡ đó đã bị mất hẳn!

Toàn bộ văn bản gồm 132 chữ (cả chữ Hán và chữ Nôm), được khắc với lối chữ khải chân phương, rõ, đẹp, dễ đọc. Trên văn bản không ghi tiêu đề, ngày tháng, thậm chí tên tác giả cũng không rõ ràng, chỉ ghi hai chữ Tiểu Cao.

Nội dung của tấm bia này như sau:

Phiên âm:
Phong nguyệt tĩnh thành tân kết lữ
Hành Sơn xuân sắc cận hà như
Nhớ tuần tuyên lần lựa tám năm dư
Khi thong thả giang sơn từng hữu ước
Lối xe ngựa sau sau trước trước
Cảnh Bồng Lai nước nước non non
Thánh tích xưa đế tạo hãy còn
Này Vọng Hải, Vọng Giang đài chẳng khác
Này là hang Huyền Hạc
Này là động Thiên Long
Này là cửa Huyền Không
Này là chùa Chân Tạng
Lối Nguyệt Quật thiên căn lai vãng
Từng trải qua ba mươi sáu động tiên cung
Có khi chầu chực xe rồng
Dầm dề thánh vũ đượm nồng từ vân
Buồm hoạn hải gió lần thẳng cánh
Khách Thiên Thai ngùi nhớ cảnh Thiên Thai
Kỉ tu tái đáo Bồng Lai
Tiểu Cao

Tuy thể loại chung là ca trù, nhưng đây là một bài phá cách, khác nhiều với những bài ca trù kiểu mẫu như “Hồng Tuyết” của Dương Khuê hay các bài về “Chí nam nhi” của Nguyễn Công Trứ, có lẽ nó hay và lạ cũng nhờ vậy. Đây là một trong những bài ca trù tả cảnh hay, không thua kém mấy bài “Hương Sơn Phong Cảnh” của Chu Mạnh Trinh.

Truy tìm xuất xứ của văn bản này quả thật khó khăn. Trong các tài liệu như Danh thắng Non Nước – Ngũ Hành Sơn, Ngũ Hành Sơn, Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Di tích Ngũ Hành Sơn, Quảng Nam – Đà Nẵng xưa và nay… nhưng vẫn không thấy đề cập đến văn bia này. Ngay cả các vị cao tăng ở đây vẫn không rõ tác giả, niên đại, xuất xứ… Thế nhưng căn cứ vào cấu trúc chữ Nôm trong văn bản, chúng tôi đoán định văn bản này ra đời từ triều Nguyễn về sau. Căn cứ theo thể loại, đây là bài viết theo lối ca trù. Căn cứ vào nội dung, chúng tôi đoán định tác giả của bài này là một vị quan nào đấy, hầu cận gần nhà vua, thường đi nhiều nơi, và đã đôi lần đến viếng cảnh ở Ngũ Hành Sơn.

Sau nhiều bước khảo cứu thư tịch, cuối cùng chúng tôi cũng đã xác định được tác giả bài thơ: Tiểu Cao là tên tự của Nguyễn Văn Mại (1853 – ?) người xã Niêm Phò, nay là xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế). Đỗ Cử nhân khoa Giáp Thân, niên hiệu Kiến Phúc 1 (1884); đỗ Phó bảng khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Thành Thái 1 (1889) đời Nguyễn. Làm quan Tri phủ An Nhơn, Viên ngoại Cơ mật viện, Bố chính sứ Thanh Hoa.

Chúng tôi coi việc truy tìm xuất xứ và khảo cứu văn bản này như một đóng góp vào việc bảo tồn một di sản văn hóa phi vật thể, trong tổng thể di sản văn hóa chung của thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung. Tiếc rằng đến nay tấm văn bia đã bị hủy hoại một phần và đang bị đối xử như một phiến đá vô giá trị, vứt chỏng chơ bên hố rác!

Tái bút:
Trước khi đăng lại bài này lên đây, chúng tôi rất mừng khi có thông tin đã tìm lại được mảnh vỡ của tấm bia.

 

Phan Anh Dũng – Huesoft
Nguyễn Hoàng Thân – ĐHSP Đà Nẵng