Thông tin đặc biệt liên quan lịch sử dân tộc
Tôi tìm thấy trong Toàn Đường Thi một bài có nhắc đến tên Hùng Vương và tên “Việt”. Tôi nghĩ thơ văn thường viết theo cảm xúc và trí nhớ, ít bị ảnh hưởng bởi các sách vở có tính “chính trị” nên paste bài đó lên đây:
《別李明府》
韓翃
寵光五世腰青組,
出入珠宮引簫鼓。
醉舞雄王玳瑁床,
嬌嘶駿馬珊瑚柱。
胡兒夾鼓越婢隨,
行捧玉盤嘗荔枝。
《Biệt Lý Minh Phủ 》
-Hàn Hồng-
Sủng quang ngũ thế yêu thanh tổ,
Xuất nhập châu cung dẫn tiêu cổ .
Tuý vũ Hùng vương đại mạo sàng,
Kiều tê tuấn mã san hô trụ .
Hồ nhi hiệp cổ Việt tì tuỳ,
Hành bổng ngọc bàn thường lệ chi .
—-
Dịch ý bài thơ trên:
Được ân sủng năm đời lưng thắt dải thao xanh
Ra vào cung ngọc châu có kèn trống đưa dẫn
Khi say nhảy lên giường đồi mồi của vua Hùng mà múa
Con tuấn mã hý vang bên trụ san hô
Tùy tòng có đứa hầu trai người Hồ cầm trống với đứa nữ nô người Việt
Đứng bày hàng dâng bàn ngọc bày quả vải lệ chi (để ta) thưởng thức
—-
Chú ý bài thơ nhắc đến nhiều sản vật phương Nam:
– Ngọc châu gắn với tích “Châu về Hợp Phố”
– Đồi mồi theo sách Dị Vật Chí thì “xuất từ Nam Hải”
– Còn Lệ chi là quả vải thì ai cũng biết là đặc sản phương Nam rồi…
—-
Không rõ năm sinh năm mất của Hàn Hồng 韓翃, nhưng ông này đậu Tiến sĩ năm Thiên Bảo 13 (754), link tham khảo
https://zh.m.wikipedia.org/wiki/%E9%9F%93%E7%BF%83
—-
Thông tin này cho thấy giới trí thức tinh hoa TQ từ xưa đã biết rõ về sự tồn tại của nước Văn Lang và vua Hùng Vương, nhưng các tài liệu chính thức của họ tránh đề cập.
====
Đôi lời về vấn đề bản quyền thông tin:
Bài thơ trên dễ dàng tìm thấy trên google.com, có thể có người từng đọc thấy rồi, nhưng không phải ai cũng đủ tầm mắt và sự mẫn cảm của bậc tri thức để đánh giá về ý nghĩa và giá trị của thông tin.
Vì vậy xin các vị có sử dụng thông tin này nên ghi rõ người công bố đầu tiên.
Trước đây tôi từng đưa lên forum “viethoc” thông tin về việc người Lạc Việt có mặt ở tận Trung Lư, Hồ Bắc, TQ và việc có dấu vết chữ cổ Lạc Việt ở Cảm Tang, Bình Quả, TQ .v.v. thấy có nhiều tác giả sử dụng thông tin mà không ghi người phát hiện đầu tiên !!
===
TOÀN BỘ BÀI THƠ :
– Nếu cứ theo phần biểu âm 弘 thì đọc là Hoằng
– Thiết âm có sách ghi là hồ manh 胡萌 thiết đọc Hành