huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Monthly Archives: April 2015

Ghi lại câu đối viếng thầy Nguyễn Đình Thảng

Năm 2007 thầy Nguyễn Đình Thảng mất, tại hạ được Hội Bảo tồn Di Sản chữ Nôm nhờ chuyển vòng hoa viếng, bèn cùng người bạn là Nguyễn Thế đi xe đò từ Huế vào Quảng Ngãi để viếng thầy Thảng.
Tại hạ vốn không phải môn đồ của thầy Thảng, nhưng cũng có học qua trường Đại học Tổng hợp Huế lúc thầy Thảng làm chủ nhiệm khoa Văn. Khi làm cuốn sách “Truyện Kiều chữ Nôm” cùng Nguyễn Thế đã nhờ thầy Thảng làm người hiệu đính chữ Nôm, nên có cái nghĩa “nhất tự vi sư”.
Tối đó ở lại nhà thầy Thảng, tại hạ có làm 1 câu đối viếng theo kiểu chiết tự, nay xin đưa lên đây kẻo lâu quên mất.

一子一媳一孫遺一字三星朝月
其科其徒其友彳其傍十四一心

Nhất tử nhất tức nhất tôn, di nhất tự tam tinh triều nguyệt.
Kỳ khoa kỳ đồ kỳ hữu, sách kỳ bàng thập tứ nhất tâm.

Chú thích:
– Tam tinh triều nguyệt là chiết tự chữ TÂM 心
– Sách kỳ bàng thập tứ nhất tâm là chiết tự chữ ĐỨC 德
Ý câu trên là thầy Thảng chỉ có một con trai, một con dâu và một cháu trai, và để lại chỉ một chữ tâm, lại có ý là 3 người quây quần quanh Thầy.
Còn câu dưới là mô tả cảnh các vòng hoa của Khoa, Trường, học trò và bạn bè xếp quanh linh cữu, và cũng ám chỉ hình ảnh đội khiêng linh cữu.

Xin đọc bài dưới đây của Cao Tự Thanh, một cao đồ “chân truyền” của thầy Thảng để biết thêm về thầy Thảng.

=======

亨甫阮庭先生墓誌銘
Hanh Phủ Nguyễn Đình tiên sinh mộ chí minh

着作留名天下易
以身爲敎世間難

Trước tác lưu danh thiên hạ dị,
Dĩ thân vi giáo thế gian nan.

Ôi, viết sách lưu danh là chuyện dễ dưới gầm trời, Lấy mình dạy người mới là điều khó trên thế gian, điều ấy quả đúng với Hanh Phủ Nguyễn Đình tiên sinh vậy.

Tiên sinh họ Nguyễn Đình, húy Thảng, hiệu Hanh Phủ, ngườI xã Bình Phước huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Tiên sinh là người quân tử đạt đạo chí thành lại là kẻ trung ẩn nép mình giấu sáng, học vấn uẩn súc mà không thẹn hỏi người dưới, thư pháp nổi tiếng mà riêng tự thành gia, về học nghiệp thì kẻ tầm thường không sao sánh được. Lại với bậc khanh tướng thì thản nhiên, với kẻ nghèo hèn thì ân cần, với người trên thì kính cẩn mà riêng giữ tôn nghiêm, với đồng bối thì vui hòa mà trang nhã có lễ, với người dưới thì ra sức tác thành mà không kể lỗi nhỏ, nên người gần kính yêu mà kẻ xa tìm tới, có thể nói là Thái Sơn Bắc đẩu sau cùng trong Hán học của nước Việt ta. Tới như việc làm con làm anh, làm chồng làm cha thì e rằng nhiều kẻ dựa vào điều mắt thấy tai nghe để ngợi ca vẫn chưa biết tiên sinh là bậc quân tử lấy mình dạy người, há chỉ là kẻ hiếu đễ từ hòa bình thường mà thôi sao!

Dũng thiên tư tối tăm, đội ơn tiên sinh cho theo học đến nay đã ba mươi lăm năm, ngoài trau dồi bút nghiên còn ngưỡng vọng đức nghiệp, cũng vì ngu tối nên được tiên sinh thương xót dạy bảo, nhờ vậy vào đời ba mươi năm may mắn chưa phạm lỗi lớn khiến thầy giận bạn thẹn, tiếc vì tài hèn đức mỏng, chưa làm được điều gì hay để tiên sinh vui lòng, môn hộ vinh diệu, đó là điều Dũng vẫn ân hận vậy. Được tin tiên sinh tạ thế, các vị đồng môn phía Bắc ủy nhiệm thay mặt đi điếu tang, bèn mời đồng học là nữ sĩ Lê Thị Bích Ngân cùng từ Sài Gòn ra Quảng Ngãi đưa linh, chính mắt mục kích tang lễ nên lại được các vị đồng môn sai soạn bi minh, cũng để ghi lại sự kính ngưỡng của tất cả môn đệ với tiên sinh trong muôn một.

Hanh Phủ Nguyễn Đình tiên sinh sinh năm Ất sửu 1925, thọ chung giờ Thân ngày 13 tháng 6 năm Đinh hợi (15h55′ ngày 26. 7. 2007), hưởng thọ 83 tuổi. Minh rằng:

Than ôi thầy ta, Tâm tính từ hòa,
Nghiêm trang độ lượng, Học nghiệp sâu xa.
Sinh gặp thời loạn, Thiếu niên bôn ba.
Liền năm đất khách, Trung niên không nhà.
Thương trò trọng bạn, Người người ngợi ca.
Sư mẫu thất lộc, Vãn niên cô độc,
Nuốt lệ vào lòng, Nuôi con ăn học.
Thân giữa trần hoàn, Lòng ngoài vinh nhục.
Cốt trọn đạo người, Kể gì họa phúc.
Trời cao báo đức, Cuối đời thảnh thơi.
Xa gần ngưỡng vọng, Cửa nhà yên vui.
Tám mươi ba tuổi, Cưỡi hạc xa chơi.
Núi Ấn xế nắng, Sông Vệ về khơi.
Sao đức rơi rụng, Môn sinh ngậm ngùi.
Mộ phần dễ viếng, Ơn thầy khôn nguôi.

Ngày tốt tháng 6 năm Đinh hợi (7. 8. 2007), môn sinh Tự Thanh Cao Văn Dũng vâng lệnh các vị đồng môn kính soạn.

Tháng 8. 2007

奔喪家師迴到沱曩
幸遇陳阮二君有感
死生知是夢
師第幾無情
路遠寒風起
天高白霧生
新墳千里泪
舊帳百年型
有客分哀酒
山莊醉又醒

Phụ
Bôn tang gia sư hồi đáo Đà Nẵng,
hạnh ngộ Trần Nguyễn nhị quân hữu cảm

Tử sinh tri thị mộng,
Sư đệ kỷ vô tình.
Lộ viễn hàn phong khởi,
Thiên cao bạch vụ sinh.
Tân phần thiên lý lệ,
Cựu trướng bách niên hình.
Hữu khách phân ai tửu,
Sơn trang túy hựu tinh (tỉnh)

Đi điếu tang thầy trở về tới Đà Nẵng,
được gặp hai ông Trần Nguyễn cảm xúc

Việc sống chết biết là giấc mộng,
Nhưng thầy trò mấy kẻ vô tình.
Đường xa gió lạnh nổi.
Trời cao mù trắng sinh.
Mộ mới lệ ngàn dặm,
Trướng cũ khuôn mẫu trăm năm.
Có khách san sẻ chén rượu đau thương,
Nơi trang trại trên núi say rồi lại tỉnh.

(*) Bài bi minh này mới viết sau khi thầy tạ thế năm nay, các vị đồng môn ngoài Bắc đã ưng thuận, chỉ là hơi dài nên còn tính toán (định bỏ đi đoạn “Dũng… muôn một” nhưng đồng môn có người phản đối), vả lại cuối năm bận rộn, định đến ngày giỗ đầu thầy năm sau sẽ họp nhau ở Quảng Ngãi cùng dựng bia. Ngoài ra lúc ra Quảng Ngãi điếu tang, bèo nước tương phùng, may mắn được quen Trần Tuấn và Nguyễn Minh Sơn, về tới Đà Nẵng đã hậu tình tiếp đãi trên sơn trang, lại ân cần tiễn đưa tới phi trường. Một lần gặp mặt đã như cố nhân, nghĩ mình mất thầy là điều không may nhưng lại được kết giao với danh sĩ đất Quảng, cũng được an ủi rất nhiều. Vì hành trình gấp rút, lập ý cấu tứ xong về tới Sài Gòn mới viết ra bài thơ này, vốn viết trước bài bi minh của thầy, nhưng cũng phụ thêm vào đây để tạ lòng tri ngộ.

Tháng 11. 2007
(Cao Tự Thanh)

=======

Tại hạ cũng mạo muội lấy chút chữ Hán tự học họa vần Cao tiên sinh:

人 生 都 是 夢
一 字 拜 師 情
子 媳 孫 惟 一
心 遺 德 意 生
門 徒 悲 寄 帳
梓 里 送 幽 形
代 吊 喃 那 會
舉 杯 亦 醉 醒  ?

Nhân sinh đô thị mộng,
Nhất tự bái sư tình.
Tử tức tôn duy nhất,
Tâm di đức ý sinh.
Môn đồ bi ký trướng,
Tử lý tống u hình.
Đại điếu Nôm Na Hội,
Cử bôi diệc túy tinh ?

 

BÀN VỀ VỊ TRÍ DẤU THANH TRONG CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT

 

  1. Về cuộc “cách mạng chính tả” cách bỏ dấu trên các vần OA, OE, UY

    Cách đây 4-5 năm người viết thử “gúc” (Google) một số từ để kiểm tra kết quả cuộc cải cách chữ viết hình như do nhóm làm phần mềm BKED khởi xướng hơn 30 năm trước, về quy tắc bỏ dấu trên các vần oa, oe, uy…

Và đây là kết quả:

Khoảng 23.500.000 kết quả (0,22 giây) cho “hòa bình”

Khoảng 8.780.000 kết quả (0,27 giây) cho “hoà bình”

Khoảng 6.970.000 kết quả (0,21 giây) cho “thỏa mãn”

Khoảng 2.860.000 kết quả (0,23 giây) cho “thoả mãn”

Khoảng 1.400.000 kết quả (0,15 giây) cho “giải tỏa”

Khoảng 1.440.000 kết quả (0,22 giây) cho “giải toả”

Khoảng 1.770.000 kết quả (0,27 giây) cho “khỏe mạnh”

Khoảng 1.990.000 kết quả (0,28 giây) cho “khoẻ mạnh”

Khoảng 576.000 kết quả (0,33 giây) cho “tung tóe”

Khoảng 224.000 kết quả (0,36 giây) cho “tung toé”

Khoảng 565.000 kết quả (0,34 giây) cho “mánh khóe”

Khoảng 135.000 kết quả (0,27 giây) cho “mánh khoé”

Khoảng 1.890.000 kết quả (0,16 giây) cho “tùy ý”

Khoảng 452.000 kết quả (0,40 giây) cho “tuỳ ý”

Khoảng 165.000 kết quả (0,27 giây) cho “thành lũy”

Khoảng 92.800 kết quả (0,34 giây) cho “thành luỹ”

Khoảng 437.000 kết quả (0,32 giây) cho “tiều tụy”

Khoảng 94.800 kết quả (0,32 giây) cho “tiều tuỵ”

Khoảng 80.700 kết quả (0,22 giây) cho “túy lúy”

Khoảng 26.000 kết quả (0,29 giây) cho “tuý luý”

Khoảng 246.000 kết quả (0,22 giây) cho “lũy kế”

Khoảng 386.000 kết quả (0,36 giây) cho “luỹ kế”

Chịu khó phân tích thấy cũng có nhiều thông tin từ các con số khô khan của Google:

  1. Các từ càng phổ thông, càng có xu hướng viết kiểu cũ như “hòa bình”, “thỏa mãn”… Các từ ít phổ thông có lẽ làm người viết phân vân về chính tả trước khi viết nên xu hướng viết kiểu mới lại thắng thế như “giải toả”… Tuy nhiên, cũng có người đưa ra ý kiến cho rằng “Không phải vậy, người ta quen viết kiểu cũ, viết kiểu mới là vì từ thời máy tính được dùng phổ biến thay máy chữ soạn thảo văn bản, thì các bộ gõ bị đặt mặc định kiểu gõ mới, nên họ buộc phải theo thôi, vì sửa lại khá mất thì giờ, chứ không phải thích kiểu bỏ dấu mới!
  2. Tìm hiểu thêm về loại văn bản, có thể thấy các tác phẩm văn học thường in theo kiểu bỏ dấu cũ.
  3. Các từ thuộc nhóm từ KHXH thiên về kiểu cũ (ví dụ 75% cho túy lúy)
  4. Các từ nhóm từ KHKT lại nghiêng theo kiểu mới (ví dụ 61% cho luỹ kế)
  5. Xu hướng viết cân đối mỹ thuật vẫn còn nhiều người ủng hộ: kết quả về tiều tụy/tiều tuỵ ở trên cho thấy rõ là khi kiểu viết mới mất cân đối rõ rệt thì tỷ lệ ủng hộ rất thấp (chỉ có 18% cho tiều tuỵ). Khi cắt khẩu hiệu, băng rôn treo ngoài đường phố thì chữ rất to, vấn đề cân đối cũng thấy rõ nên xu hướng chọn kiểu viết cũ cũng thắng thế, xem dạng font cỡ lớn ở dưới sẽ hiểu:

HÒA – HOÀ

Với tình hình khảo sát thống kê ở trên, người viết trộm nghĩ giá hồi xưa người ta đừng đứng ra phát động cuộc cải cách về dấu trên các vần oa, oe, uy thì biết đâu chính tả tiếng Việt bây giờ lại đỡ lộn xộn hơn? Người viết từng có dịp trao đổi với cụ Nguyễn Tài Cẩn, giáo sư đầu ngành ngôn ngữ học của Việt Nam, khi  nhắc tới vấn đề này, thì thấy giáo sư có vẻ không quan tâm và không bình luận đúng sai gì cả.

  1. Phải chăng thanh điệu là độc quyền của riêng nguyên âm chính ?

Cuộc cải cách chữ viết trên các vần OA, OE, UY dựa vào lập luận về nguyên âm chính, nhưng ngay cả định nghĩa thế nào là “nguyên âm chính” cũng chưa rõ ràng, căn cứ cường độ (đềxi bel) hay trường độ (mili second) của các nguyên âm, hay tổ hợp cả hai yếu tố đó ? và các con số thống kê thì lấy ở nguồn nào hay chỉ dựa vào thính giác chủ quan của từng người ?

Chúng ta thử phân tích:

  1. Thanh điệu vốn là thuộc tính của cả từ chứ không phải là “độc quyền” của nguyên âm chính. Do quán tính vật lý của bộ máy phát âm nên khó có thể ngay lập tức thay đổi cao độ của từ chỉ trong khoảng thời gian ngắn của nguyên âm chính, nên các âm đệm trước (-o-,-u-) và sau nguyên âm chính (như -i ở vần -ai, -oi) .v.v. hẳn nhiên cũng đều tham gia vào việc thể hiện thanh điệu.
  2. Hơn nữa, nguồn gốc hình thành của thanh điệu Việt cũng như tiếng Hán vốn không nằm ở nguyên âm mà lại nằm ở phụ âm, đặc biệt là âm cuối. Phát hiện này do học giả người Pháp Haudricourt nêu ra dựa trên nghiên cứu sự đối ứng thanh điệu của tiếng Việt trong các từ gốc Môn-Khmer với các phụ âm cổ xưa của các từ đó còn lưu giữ trong các ngôn ngữ bà con gốc Môn-Khmer, cụ thể:
    Giữa thanh điệu và phụ âm đầu có liên quan chặt chẽ đến nhau theo hướng các phụ âm đầu tắc vô thanh tương ứng với một thanh có âm vực cao, còn những phụ âm đầu hữu thanh thì tương ứng với thanh điệu có âm vực thấp.
    Thanh điệu tiếng Việt lại có sự tương ứng với phụ âm cuối, hay chính xác hơn là với cách kết thúc âm tiết:
    Hai thanh ngang-huyền: âm tiết mở;
    Hai thanh hỏi-ngã: âm cuối xát;
    Hai thanh sắc-nặng: âm cuối tắc yết hầu.
    Ở Hán ngữ thì “thượng thanh” đối ứng các âm cuối tắc yết hầu “-?”, “khứ thanh” đến từ các âm cuối “-s” .v.v. Các kết luận này hiện nay đã được giới ngôn ngữ học quốc tế, gồm cả các nhà ngôn ngữ học Trung Quốc, thừa nhận rộng rãi[2].
  3. Thậm chí thanh điệu cũng không phải độc nguyền của các nguyên âm nữa, vì có nhiều phụ âm vốn là “phụ âm hữu thanh”, tức khi phát âm có sự tham gia của dây thanh đới, nên ít nhiều có lẽ chúng cũng có tham gia vào quá trình tạo thanh điệu của từ, nhất là ở các phụ âm cuối hữu thanh và vang kéo dài như -ng/-nh.
  4. Phụ âm không những tham gia vào tiến trình lịch sử tạo thanh điệu như đã nói trên mà thậm chí ở một số ngôn ngữ có chữ viết như chữ Thái Việt Nam chúng lại có quyền quyết định thanh điệu của từ, cái sự tưởng như vô lý đối với người Việt này lại là bình thường trong chữ Thái Việt Nam. Chữ Thái Việt Nam có phân biệt rõ hai lớp phụ âm tổ thấp và tổ cao, cách viết của chúng không chỉ mang tải thông tin phụ âm mà còn mang tải thông tin thanh điệu, muốn đọc đúng thanh điệu của từ tiếng Thái phải nhìn vào phụ âm mà đọc chứ không phải nhìn vào nguyên âm, lại càng không phải là nhìn vào nguyên âm chính.

Hình minh họa về hai lớp phụ âm tổ thấp và tổ cao của tiếng Thái:

image002

Ở bộ font chữ Thái Đen (Tai Dam) đã khai báo với tổ chức Unicode thì có bổ sung thêm hai dấu thanh, hai dấu này được quy ước gắn trên phụ âm đầu chứ không phải nguyên âm, và chúng được thiết kế đặt khá cao phía trên phụ âm nên tạo được cảm giác dấu thanh thuộc về cả từ.

Như vậy ở chữ Thái VN có dấu tích rõ ràng nguồn gốc của thanh điệu là từ phụ âm chứ không phải nguyên âm, một minh chứng lịch sử rất trực quan cho thuyết của Haudricourt[3].

Hình minh họa một câu chữ Thái Đen Sơn La trong cuốn giáo trình chữ Thái của Cầm Trọng & Nguyễn Văn Hòa, đánh máy bằng font Unicode, hai dấu nằm ở vị trí cao nhất là dấu thanh, (quy ước hiện nay là đặt trên phụ âm đầu như chữ Thái Lan):

image004

 

  1. Có lẽ những người phát minh ra dấu điện tín tiếng Việt (telex) thời xưa cũng đã nắm rõ vấn đề là thanh điệu vốn là thuộc tính chung của cả từ nên quy tắc điện tín chuẩn là bỏ dấu (5 ký tự f,j,r,s,x) ở cuối từ, chứ không phải đính sau một nguyên âm nào cả !
  2. Người viết nhớ hồi xưa khi nhóm cải cách chính tả muốn “giác ngộ” quần chúng, họ đã yêu cầu thử đọc tách rời hò-a và ho-à để xem cách nào sát âm “hòa” hơn… Quả thực ho-à sát hơn, nhưng cách làm đó chưa công bằng, mang màu sắc cảm tính, vì tách âm đúng hơn nữa phải là hò-à, dấu không thuộc riêng một nguyên âm nào.

Như vậy viết “hòa” theo kiểu cũ, cho dấu nằm ngay giữa từ, chính là để nhắc người đọc rằng dấu thanh vốn thuộc về cả từ, phần nào cũng có logic đó chứ ? Cá nhân người viết cho rằng quy ước đặt dấu thanh trên nguyên âm chính thoạt nhìn có vẻ “khoa học” hơn, nhưng chỉ là một trong các tiêu chí để xem xét chọn lựa, chứ nếu nâng quy ước đó thành nguyên tắc bắt buộc thì đó lại là một quy định mang tính chủ quan, áp chế và chưa có đủ căn cứ khoa học như đã phân tích rõ ở phần trên. Vả lại nếu thực sự cần phát động một cuộc “cách mạng chữ viết” thì còn rất nhiều cái quan trọng đáng phải sửa chữa hơn là quy tắc bỏ dấu trên 3 vần đó. Chẳng hạn:

  • Trong các vần -ay, -au thì “a” là nguyên âm a ngắn, chính tả thông thường viết là “ă”. Như vậy các từ “tau, mày, say, mau”… đáng lý phải viết “tău, mằy, săy, mău” mới đúng … Khi đọc thấy điều “nằy” trong cuốn Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt của GS Nguyễn Tài Cẩn, người viết rất bất ngờ, té ra lâu “năy” mình dốt.
  • Trong các vần -ay, -au, -âu, -ia khó nhận ra nguyên âm nào là âm chính, nhưng dựa vào các ví dụ như ni = nay, thu = thâu, nghì=nghĩa, tru=trâu … thì lại có thể thấy rằng thời xưa âm chính là -u và -y hay -i chứ kCầmdhông phải là -a ? Như vậy, nếu theo logic dấu phải đặt trên âm chính thì lại phải sửa thêm rất nhiều trường hợp như mày => măỳ, trầu => trâù… ?
  • Tiếng Việt còn nhiều cặp nguyên âm kép khá cân bằng về độ dài và cường độ tương đối, rất khó nhận ra âm nào là chính, như -ia, -ưa, -ươ, -ua … thêm nữa tùy cách đọc từng địa phương và tùy thời đại mà có thể nguyên âm thứ nhất mạnh hơn (là âm chính) hay suy giảm (trở thành âm đệm). Như vậy, nếu yêu cầu phải đặt dấu trên nguyên âm chính thì sẽ rất khó cho người bình thường không có máy móc kỹ thuật đo đạc chính xác trường độ, cường độ, tần số âm thanh…?

Ngoài ra còn nhiều vấn đề về chính tả khác nữa, tạm dẫn ra một số:

  • Phụ âm “Ph” có bật hơi thời Alexandre De Rhodes hầu như đã biến mất khỏi tiếng Việt, chuyển thành “F”, nên chính tả hiện đại đáng lý phải là “F” ?
  • Âm đệm -o-, -u- thực chất chỉ là một, có thể viết là -w- ?.
  • “Q” có nên viết là “K” không ?
  • “Gi” có thể viết là “j”, “d” là “z”, “đ” là “d” .v.v. ?

So với các vấn đề “nằy” thì chuyện bỏ dấu trên các vần oa, oe, uy có vẻ là chuyện nhỏ, cuộc cải cách nửa vời về dấu trên các vần oa, oe, uy đã gây ra tình trạng hỗn loạn không đáng có cho chính tả tiếng Việt “thời @ ” ! Hơn nữa vấn đề truyền thống văn hóa cũng rất quan trọng, chữ quốc ngữ đã có lịch sử gần 500 năm, văn học viết bằng chữ quốc ngữ cũng đã có hơn một thế kỷ, nếu vứt bỏ để theo hệ thống chính tả mới, các tiểu thuyết, thi ca thời tiền chiến sẽ phải đem ra “phiên dịch” lại? Có lẽ lý do tương tự mới giải thích được vì sao người Anh, Mỹ không cải tiến chính tả tiếng Anh cho sát ngữ âm dù chính tả tiếng Anh đã nổi tiếng thế giới về lối viết một đằng, đọc một nẻo?

Vài lời cuối: đứng trên quan điểm người làm Tin học mà nói thì việc chỉnh sửa chính tả không phải là để tiện cho giới Tin học (như khi cần sắp xếp hay tìm kiếm theo vần chữ cái), ngược lại chính Tin học phải phục vụ cho việc chuẩn hóa chính tả tiếng Việt, nhận lấy phần khó trong tính toán xử lý, về mặt này thì nên nhìn vào tấm gương google, nó tìm kiếm rất thông minh, bất kể người dùng đánh theo kiểu chính tả nào, thậm chí dùng chữ không dấu cũng được. Vấn đề đưa các bộ kiểm tra chính tả vào các ứng dụng xử lý văn bản thì bên Mỹ (hãng Microsoft) đã thực hiện từ lâu như một việc tự nhiên phải làm, có điều khi chuẩn hóa chính tả tiếng Việt cần phân tích xử lý kỹ, phối hợp với các chuyên gia ngôn ngữ, chứ làm như kiểu cải cách chính tả trên các vần oa, oe, uy thì còn thiếu cơ sở lý thuyết và kém tính thuyết phục …

 

—-

[2] Tham khảo: http://www.baike.com/wiki/%E4%B8%8A%E5%8F%A4%E6%B1%89%E8%AF%AD

[3] Nhiều tác giả cho rằng thanh điệu tiếng Việt-Mường là tiếp thu từ nhóm Thái-Kadai, vì đa số các ngôn ngữ nhóm Môn-Khmer đến hiện tại vẫn chưa định hình thanh điệu.

TÊN GỌI VIỆT LẠC (LẠC VIỆT) CÓ TỪ TRƯỚC ĐỜI THÀNH THANG ?

Tạ Đức trong cuốn “Nguồn gốc người Việt – người Mường” viết:

“…
Khi nói về nước Lạc Việt ở Quảng Tây trước thời Tần, sách Lã Thị Xuân Thu(viết xong năm 239 TCN) có câu: “Việt Lạc chi khuẩn”. Cao Dụ, một học giả thời Hán chú thích: “Việt Lạc là tên nước, khuẩn là măng tre. Việt Lạc có nghĩa là Chim Việt. Việt Lạc là cách nói của người Hoa, ngược với cách nói của người Việt là Lạc Việt” [2] .
Như vậy, Lạc Việt= Chim-Việt, một cách hiểu hoàn toàn phù hợp với hình vẽ Chim Lạc-Rìu Việt trên thạp Diêm Thôn”

Phần chú thích cho [2] Tạ Đức dẫn từ nguồn internet: :
“http://baike.baidu.com/view/2381.htm . Người Hoa khi phiên âm một từ Việt, thường đặt theo trật tự từ tiếng Hoa. Ngược lại, người Việt, khi tiếp thu từ Hoa, trong một số trường hợp, cũng đảo lại theo trật tự từ Việt (các từ sử tiền, hỉ hoan, thố thi, thích kích được đảo thành tiền sử, hoan hỉ, thi thố, kích thích, đặc biệt tên gọi Việt Nam là tên đảo của tên gọi Nam Việt”

Việc dẫn từ internet mà không có ghi chú cẩn thận thực là nguy hiểm !

Khi vào trang mà Tạ Đức dẫn thì tại hạ thấy câu của Cao Dụ chú thích chỉ có ngắn gọn như sau  “越骆 ,国名。菌,竹笋” – “Việt Lạc là tên nước, khuẩn là măng tre”, còn toàn bộ đoạn sau là lời của người viết bài trên trang internet đó, nguyên văn “越骆是汉语提法,意为越(耕种Daex)谷,骆(roeg)为越人鸟崇拜,越人语言倒装为骆越” – “Việt Lạc là theo ngữ pháp Hán, nghĩa là Hang Việt, lạc là thứ chim người Việt sùng bái, theo ngữ pháp của người Việt thì đảo thành Lạc Việt” .

Như vậy câu “Việt Lạc có nghĩa là Chim Việt” là do Tạ Đức dịch bừa theo ý mình, và khi trích dẫn đã không đánh dấu nháy “” ở câu của Cao Dụ nên người đọc có thể nhầm tưởng là Cao Dụ đã khẳng định “Lạc là chim”.

Thực ra có lẽ các tác giả viết trang web trên đã chịu ảnh hưởng từ các công trình về lịch sử Việt Nam của Đào Duy Anh từng khẳng định “lạc là chim lạc” nên đã viết như thế ?

Ngoài ra câu “nước Lạc Việt ở Quảng Tây” cũng không phải Lã Thị Xuân Thu viết, mà của mấy học giả Tàu ở trang web đó muốn nhận vơ Lạc Việt là của (riêng) dân Choang ở Quảng Tây (giờ thì đương nhiên là của các ông Con Trời luôn rồi). Họ lờ tịt thông tin trong chính sách Tàu (Dư địa chí của Cố Dã Vương 顾野王 519—581) đã viết rõ Lạc Việt là ở Giao Chỉ, mà trung tâm là miền Bắc VN, nguyên văn trong Dư Địa Chí như sau: “ 交趾,周时为骆越,秦时曰西瓯。”- “Giao Chỉ, Chu thời vi Lạc Việt, Tần thời viết Tây Âu…”. Tạ Đức đã thiếu cảnh giác với mấy vị “thâm nho Tàu” nên đã bê nguyên tiên đề  “nước Lạc Việt là ở Quảng Tây” của các thầy Tàu vào sách của mình.

===

Nhân tiện tại hạ “truy sát” tận gốc nguyên văn cuốn Lã Thị Xuân Thu ở trang http://wenku.baidu.com/view/f9b51ffff90f76c661371a69.html,  kết quả như sau:

【原文】

和之美者:
阳朴之姜;招摇之桂;越骆之菌;照(音毡)鲔(音委)之醢(音海);大夏之盐;宰揭之露,其色如玉;长泽之卵。

【译文】

调料调合味道好的:四川阳朴的姜;桂阳招摇山的桂;越骆(古国)的香菌;鲤鱼和鲔鱼肉做的酱;大夏(古国)国的盐;宰揭山颜色如玉的甘露;长泽的鱼子

Nguyên văn:
Hòa chi mỹ giả: Dương Phác chi khương ; Chiêu Dao chi quế ; Việt Lạc chi khuẩn ; Chiếu (âm chiên) Vị ( âm uỷ) chi hải (âm hải ) ; Đại Hạ chi diêm ; Tể Yết chi lộ, kì sắc như ngọc ; Trường Trạch chi noãn.
Dịch văn: (Chú thích của Cao Dụ) 
Điều liệu điều hợp vị đạo hảo đích: Tứ Xuyên Dương phác đích khương ; Quế Dương Chiêu Dao sơn đích quế ; Việt Lạc (cổ quốc) đích hương khuẩn ; lí ngư hòa vị ngư nhục tố đích tương ; Đại Hạ (cổ quốc) quốc đích diêm ; Tể Yết sơn nhan sắc như ngọc đích cam lộ ; Trường Trạch đích ngư tử “

Xin lưu ý 2 điểm:
1- Trang này viết là “cổ quốc” chứ không phải “quốc danh” như trang internet Tạ Đức dẫn, như vậy các trang của Tàu cũng không thống nhất ! Do đó cần rất thận trọng khi copy từ các trang mạng !
2- Cùng trong đoạn đó Cao Dụ (hay người sau?) lại chú Đại Hạ cũng là “cổ quốc”, tinh ý một chút chúng ta sẽ nhận ra là mức “cổ” của Việt Lạc quốc cũng phải ngang với Đại Hạ quốc.

Hơn nữa đoạn văn trên là ở Thiên Bản Vị trong Lã Thị Xuân Thu quyển 14 (《吕氏春秋》的第l4卷《本味篇》) , tra kỹ lai lịch thì đoạn văn này là lời Y Doãn nói với vua Thang, được các tác giả Lã Thị Xuân Thu, môn khách của Lã Bất Vi, ghi lại, như thế thì “mức độ cổ” của tên gọi “Việt Lạc” có thể từ trước đời Thành Thang ?

Tham khảo thêm :
Vùng Lĩnh Nam lập quốc từ thời Đường Ngu ?
Lại bàn về nguồn gốc người Việt

Huế. 20/04/2015

fanzung.