huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

admin

“Chút ước” hay là “chút đích” ? (Về câu 76 ở Truyện Kiều)

Câu 76 của Truyện Kiều các bản quốc ngữ phổ thông hiện nay chọn theo dị bản “Thời chi chút ước gọi là duyên sau”, nhưng các bản Nôm cổ lại chép là “Thời chi chút đích gọi là duyên sau”, vậy đâu là nguyên tác của Nguyễn Du? Bài này sẽ thảo luận vấn đề đó.

Trước hết điểm lại chín bản Nôm và quốc ngữ cổ nhất mà cố Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã dày công tập hợp thống kê. Theo Giáo sư Cẩn thì có 6 bản theo “chút đích” là các bản:

– Duy Minh Thị 1872
– Lâm Nọa Phu 1870
– Trương Vĩnh Ký 1875
– Quan Văn Đường 1897
– A.D.Michels 1884
– Kiều Oánh Mậu 1902
Chỉ có 3 bản theo “chút ước” là các bản:
– Liễu Văn Đường 1871
– Thịnh Mỹ Đường 1879
– Bản VNB Thái Bình 1860

Chúng tôi khi phiên chú bản Nôm Kiều Oánh Mậu (“Truyện Kiều chữ Nôm” Nhà xuất bản Thuận Hóa 2000) tuy đã phiên đúng theo Kiều Oánh Mậu là “chút đích” nhưng cũng phân vân muốn theo “chút ước” vì thấy dễ hiểu hơn. Chúng tôi có dẫn chú thích của Kiều Oánh Mậu rằng “đích” là tiếng Nghệ Tĩnh, nhưng tiếc là Kiều Oánh Mậu lại không nói rõ trong tiếng Nghệ  “đích” nghĩa là gì. Nguyên chú của Kiều Oánh Mậu ở bên lề sách bằng chữ Nôm như sau “Chút đích Nghệ An nhân tục ngữ hoặc tác chút ước, phi! ” (Chút đích là tiếng tục ngữ của người Nghệ An, có bản ghi chút ước là sai).
Ảnh minh họa chụp lại chú thích của Kiều Oánh Mậu ở lề sách (trong khung màu đỏ):

Còn trong công trình phục nguyên bản sơ thảo Truyện Kiều của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn “THỬ TÌM HIỂU BẢN SƠ THẢO ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” (Nhà xuất bản Giáo Dục 2008), Giáo sư đã quyết định phục nguyên theo nhóm đa số ở trên, tức là “chút đích”, chứ không theo “chút ước” như các bản quốc ngữ phổ biến thời nay, phần chú thích Giáo sư chú rằng “ĐÍCH = chút xíu (TĐ tiếng Nghệ)”, rất giản dị và ngắn gọn chứ không thảo luận dài hơi như với nhiều trường hợp dị bản khác, tức là Giáo sư dứt khoát theo “chút đích”, không có hồ nghi gì cả.

Gần đây nhân có dịp phiên chú văn bản Hán Nôm “Thánh Tổ Bản Hạnh” ghi sự tích thiền sư Dương Không Lộ, chúng tôi có gặp một câu có từ cổ “đích” như sau:

Đích nay tài đức khả gia
Quan ư thiên hạ ắt là cũng nên.

Nội dung đoạn này kể chuyện vị sư Đại Điên hiện hình thành đứa trẻ mới ba tuổi đã đôn mẫn thông minh hơn người lại có pháp thuật, vua Lý Nhân Tông chưa có con trai nên muốn truyền ngôi cho đứa bé, nhưng triều thần can gián, bảo rằng nếu đứa bé có tài phép thì cứ thác sinh làm thái tử con vua luôn đi…
Chúng tôi xác định chữ đích ở bản Nôm trên là từ cổ chỉ đứa trẻ đó, và liên hệ với chữ “đích” trong câu 76 Truyện Kiều với nghĩa “chút ít”, “chút xíu”, ở đây dùng để gọi một đứa bé (ít tuổi, còn nhỏ xíu) xét ra cũng có nghĩa.
Chúng tôi lại đi xa hơn, mở cuốn từ điển Mường Việt  (Nguyễn Văn Khang chủ biên, 2002), tra chữ đích thì thấy tiếng Mường hiện vẫn còn lưu giữ được từ “đét” nghĩa là bé nhỏ, ví dụ “đét con” là trẻ con, cùng với hàng loạt từ phái sinh cho thấy nó rất phổ thông trong tiếng Mường, xin chép hết ra đây:

*đét:. Tàn ủn đét ti pùng khác dỗng. Các em bé đi chỗ khác chơi. Đét nhãm. Trẻ con khóc.

*đét con: trẻ con. Yêu chi nhơ yêu đét con. Yêu gì như yêu trẻ con. (Yêu gì bằng yêu trẻ con).

*đét ẻl: trẻ ranh. Tàn đét ẻl, pay pổl càn cải chi? Bọn trẻ ranh, chúng bay nghịch ngợm gì hả?

*đét mởi té: trẻ sơ sinh. Ảo nì tí măc cho đét mởi té. Áo này dùng cho trẻ sơ sinh.

*đét nhó: trẻ thơ. Cho tàn đét nhó nì ăn tlước ti. Cho đám trẻ thơ này ăn trước đi.

*đét tlu: trẻ (chăn) trâu. Mẩy thàng đét tlu nì ngoan. Mấy đứa trẻ trâu này rất ngoan.

Dữ liệu ở tiếng Mường đã ủng hộ mạnh mẽ cho chú giải của Giáo sư Cẩn.

Chú ý rằng chữ đích 的 vốn có âm Nôm là “đít” là tiếng tục để gọi hậu môn (lỗ đít), nếu phiên sát âm Nôm thì câu 76 phải là “Thời chi chút đít…”, phải chăng chính do cái âm Nôm “hơi bị tục” này mà các bản truyện Kiều sau thời Nguyễn Du đã đổi “chút đít” ra “chút ước” cho văn vẻ mĩ miều hơn ?

Lại xét về ngữ âm lịch sử, trong tiếng Việt vốn có biến âm đ=>n như đác=>nước, đăm (Mường)=>năm, độc=>nọc, đau=>nau, đủ=>no (tiếng Mường đủ là đo), đây=>nầy/này, đỏn (Mường)=>nón(Việt)  v.v.  như vậy từ nít (con nít, trẻ nít) của miền Bắc có lẽ cũng gốc từ “đích”, “đít”, “đét” ở tiếng Nghệ và tiếng Mường mà ra… ngoài ra âm “đít” còn có thể chuyển hóa thành “dít” (như cây đa cũng nói cây da) rồi thành “nhít” trong biến thể “con nít”/”con nhít”.

Để kết thúc bài tản văn ngắn này xin chép lại bài hát Trống cơm
Tình bằng có cái trống cơm
Khen ai khéo vỗ (ấy mấy) bông nên bông
Một đàn (tang tình là) con nít (ấy mấy) lội sông đi tìm…

HUẾ. 9/2019.

 

Bài gốc đăng ở Văn Hóa Nghệ An
http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/dien-dan/chut-uoc-hay-la-chut-dich-ve-cau-76-o-truyen-kieu-2

 

CÁCH THÊM CÁC DẤU KÝ ÂM ĐẶC BIỆT VÀO VĂN BẢN WORD

 CÁCH THÊM CÁC DẤU KÝ ÂM ĐẶC BIỆT VÀO VĂN BẢN WORD
***
Trong giới nghiên cứu ngôn ngữ, ngoại ngữ, đôi khi cần thêm một số dấu ký âm đặc biệt vào văn bản, nhưng các bộ gõ tiếng Việt hiện tại lại chỉ hỗ trợ các ký tự tiếng Việt theo chuẩn Unicode … ví dụ cần gõ ra chữ u có cả dấu ngã lẫn dấu nặng dù đã chọn dạng mã Unicode tổ hợp thì cũng không thể gõ được vì khi gõ dấu ngã xong (được ũ) sau đó gõ thêm dấu nặng thì sẽ ra ụ, tức là dấu nặng sẽ thay thế dấu ngã … vì người làm bộ gõ cho như thế là “chuẩn”, là “thông minh”… trong lúc các nhà chuyên môn lại cần kiểu gõ “ngu” cơ …
Để xử lý vấn đề này trong MS WORD có thể dùng tổ hợp phím chức năng đặc biệt ALT+x có tác dụng chuyển ký tự đang tô đen ra mã Hexa của nó hoặc ngược lại, từ mã hexa chuyển thành ký tự unicode tương ứng.
Ví dụ mã hexa của dấu nặng trong tiếng Việt là 323, sau khi gõ được chữ ũ hãy gõ tiếp 323, tô đen 3 ký tự 323 đó rồi nhấn ALT+x nó sẽ thành dấu nặng và bổ sung vào tổ hợp ũ đứng trước thành ra chữ chúng ta cần : ụ̃
Chú ý : với cách này không chỉ điền được dấu cho nguyên âm mà cả phụ âm cũng “chịu phép”, ví dụ đây là chữ m có cả dấu ngã và nặng : ṃ̃
—–
Sau đây là danh sách mã hexa của một số ký tự ký âm đặc biệt (không chỉ lấy trong kho mã tiếng Việt Unicode mà còn lấy rộng ra):
323 : dấu nặng
300 : dấu huyền
301 : dấu sắc
303 : dấu ngã
309 : dấu hỏi
302 : dấu mũ
30C : dấu mũ lộn ngược
308 : dấu hai chấm trên đầu
304 : dấu gạch trên đầu (trong phiên âm chữ Chăm nó là dấu ký hiệu nguyên âm dài)
306 : dấu trăng (khác với dấu mũ lộn ngược, thường dùng để ký hiệu nguyên âm ngắn)
.v.v.
Muốn xem mã (code) của các ký tự đặc biệt thì vào https://home.unicode.org/ tra ở Latin Extended từ phần mở rộng A đến mở rộng E .
Cả các dấu phiên âm quốc  tế IPA Extensions và Phonetic Extensions cũng xếp ngay cạnh đó … nhưng không phải font chữ nào cũng có hết các ký tự Extended đâu, những chữ đưa ra mã ở trên là có ở các font phổ thông Arial và Times new roman, nên đảm bảo trao đổi trên mạng được…

Riêng chữ cái “b còng” đặc biệt mà A.D.Rhodes dùng trong tự điển Việt Bồ La thì có thể tạm dùng chữ b có gạch đầu ( ƀ ) mã hexa là 180.

 

 
Ví dụ sau đây là chữ “tục” gõ theo cách phiên âm của a.D.Rhodes :
TŎỤC
Sau khi gõ xong chữ O thì gõ tiếp 306 sau đó tô đen và nhấn ALT+x để có chữ O với dấu trăng , sau đó gõ tiếp các ký ký tự còn lại ỤC…Cách dùng tổ hợp phím Alt+x là TS Ngô Trung Việt chỉ cho tại hạ, hàng chục năm trước, xin cám ơn TS Việt :)

VỀ HIỆN TƯỢNG TRÁNH ÂM CHỮ HÚY BẰNG ÂM CỔ

(Bài đã đăng tạp chí Huế Xưa Và Nay)

TÓM TẮT:
Bài viết này nghiên cứu các chữ húy từ khía cạnh ngữ âm lịch sử, đưa ra các cứ liệu cho thấy xu hướng tránh âm đọc của chữ kỵ húy bằng cách sử dụng âm cổ của chính chữ đó.

 

  1. Khái quát vấn đề

Chữ húy là một lĩnh vực đã được nghiên cứu khá kỹ, điển hình là hai công trình “Chữ húy Việt Nam qua các thời đại” của GS Ngô Đức Thọ ở Viện nghiên cứu Hán Nôm và “Húy kỵ và Quốc húy thời Nguyễn” của nhà nghiên cứu Dương Phước Thu ở Huế (cuốn sau người viết bài này có tham gia chế bản phần chữ Hán). Tuy vậy vẫn còn nhiều vấn đề còn gây tranh cãi trên các diễn đàn học thuật và nhất là trên mạng xã hội. Bài này chỉ giới hạn vào một vấn đề là hiện tượng kỵ húy âm đọc bằng cách sử dụng cổ âm của chính chữ cần tránh húy mà người viết tổng hợp được.

 

  1. Dữ liệu minh họa
  • Tên Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Kính 阮有鏡 : Cách đọc kiêng húy chữ Kính 鏡 thành “Cảnh” hiện đã trở thành tên chính thức, rất ít sách vở còn ghi tên theo cách đọc Kính. Dữ liệu ở Từ điển Việt Bồ La của A.D.Rhodes (1651) cho thấy thời Nguyễn Hữu Kính sinh ra (1650) thì cách đọc Kính đã là cách đọc chính thức:

 

Nhưng căn cứ Khang Hy Tự điển thì cách đọc chính thức lại là “cánh”:
《唐韻》《集韻》《韻會》《正韻》居慶切,音竟   {Đường vận } {Tập vận} {Vận hội } {Chính vận } cư khánh thiết , âm cánh.

 

Như vậy cách đọc tránh húy là “Cảnh” lại gần với âm cổ thời Đường (theo “Đường vận”) hơn “Kính”. Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ (khoảng đời Hán về trước) của 6 nhà ngôn ngữ học nổi tiếng kê ra ở dưới cũng cho thấy Cảnh/Cánh gần với cổ âm hơn là “Kính”, có nguyên âm chính là /a/:

Karlgren: ki ̯a ̆ŋ
Lí Phương Quế: kjiaŋ
Vương Lực: kyaŋ
Baxter: krjaŋs
Trịnh Trương Thượng Phương: kraŋs
Phan Ngộ Vân: kraŋs

 

  • Tên chúa Trịnh Tùng 鄭松, Tùng cũng là một tên khác của chúa Nguyễn Phúc Chu (theo sách Hoàng Triều Ngọc Điệp) nên ở Đàng Trong cũng có tránh húy như Đàng Ngoài, âm kỵ húy là Tòng. Xét dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ:

Karlgren: suŋ
Lí Phương Quế: skuŋh
Vương Lực: soŋ
Baxter: skoŋs
Trịnh Trương Thượng Phương: sqhlooŋs
Phan Ngộ Vân: sqlooŋs

Có 4 trên 6 tác giả phục nguyên âm cổ là /ô/ hay /o/ chứ không phải /u/, đây đều là nguyên âm tròn môi nhưng ô/o có độ mở miệng rộng hơn u, cách đọc Nôm là cây “thông” cũng là một cách đọc cổ, như vậy Tòng là âm cổ hơn âm chính thức phải kiêng húy là “Tùng”.

 

  • Tên chúa Nguyễn Phúc Chu 阮福淍[1]: Kiêng húy Chu đọc ra Châu, ví dụ tên Ngô Tùng Chu, một danh tướng của Nguyễn Ánh thường đọc là Ngô Tòng Châu. Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ của chữ chu 周:

Karlgren: ȶi ̯ʊg
Lí Phương Quế: tjəgw
Vương Lực: tɕiu
Baxter: tjiw
Trịnh Trương Thượng Phương: tjɯw
Phan Ngộ Vân: tjɯw

Dữ liệu này cho thấy cổ âm không phải là có một nguyên âm đơn /u/ mà là nguyên âm phức có -u ở cuối, phù hợp cách đọc “Châu” hơn.

 

  • Tên chúa Nguyễn Phúc Thụ 阮福澍,tránh húy âm thụ đọc ra thọ.

Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ của chữ thụ 澍:

Karlgren: ȶi ̯u
Lí Phương Quế: tjugh
Vương Lực: tɕio
Baxter: tjos
Trịnh Trương Thượng Phương: tjos
Phan Ngộ Vân: tjos

 

Dữ liệu này cho thấy “thọ” là âm cổ hơn “thụ”.

 

  • Tên hiệu của chúa Nguyễn Phúc Khoát là Vũ Vương, do tránh âm Vũ nên đọc thành Võ. Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ của chữ võ/vũ 武:

Karlgren: mi ̯wo
Lí Phương Quế: mjagx
Vương Lực: mia
Baxter: ŋpjaʔ
Trịnh Trương Thượng Phương: maʔ
Phan Ngộ Vân: mbaʔ

Dữ liệu này cho thấy âm Thượng cổ khác xa với âm Trung cổ “vũ” (Đường âm), phục nguyên của Vương Lực /mia/ đọc gần như “mưa” cho thấy người Việt gọi “vũ 雨” là “mưa” chính là cách đọc cổ của “vũ雨”, đồng âm với chữ武. Do nguyên âm /a/ có độ mở miệng rộng hơn /u/ nên các cách đọc cổ ở trên đều gần với “o” hơn là “u”, đặc biệt tác giả Karlgren phục nguyên có “o” ở cuối (mi ̯wo), như vậy “Võ” có thể là một cách đọc cổ.

 

  • Tên vua Thiệu Trị là Nguyễn Phúc Dung 阮福曧, do tránh húy nên dung đọc ra dong.

Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ của chữ dung容 (chữ dung này không phải chữ húy nhưng đồng âm nên cũng phải tránh):

Karlgren: di ̯uŋ
Lí Phương Quế: grjuŋ
Vương Lực: ʎioŋ
Baxter: ljoŋ
Trịnh Trương Thượng Phương: loŋ
Phan Ngộ Vân: gloŋ

Có 4/6 tác giả phục nguyên nguyên âm là /o/. Trường hợp dung/dong này cũng giống vũ/võ, thụ/thọ, tùng/tòng … tạo lên một hệ thống biến âm rất có quy luật cho thấy âm tránh húy không phải được chọn lựa một cách tùy tiện.

 

  • Tên vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Thì阮福時, do tránh húy chữ Thì nên đọc ra Thời .

Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ:

Karlgren: ȡi ̯əg
Lí Phương Quế: djəg
Vương Lực: ʑiə
Baxter: djə
Trịnh Trương Thượng Phương: dj
Phan Ngộ Vân: djɯ

Phân tích dữ liệu này thì thấy cổ âm không phải là nguyên âm /i/ có độ mở miệng hẹp mà nguyên âm chính là /ə/ (ơ) có độ mở miệng rộng hơn, gần với cách đọc “giờ” của tiếng Việt (thời giờ, giờ giấc, bây giờ, bao giờ…). Các cách đọc di 移=dời, lị 利=lợi, nghị 議=ngợi, khỉ 起=khởi cũng cho thấy khả năng thời là một cách đọc cổ đã “Nôm hóa” của thì, chứ không phải là một cách đọc đến thời Tự Đức do phải kiêng húy chữ Thì 時 người ta mới “sáng tác” ra.

Từ điển Việt Bồ La A.D.Rhodes trước thời Tự Đức hai thế kỷ đã có mục từ “thây” là xác chết (chữ Hán là thi 尸), cũng cho thấy thời là một cách đọc cổ của thì, phân tích âm thây /thei/ này thì thấy nguyên âm y đã dài và rõ hơn ở thời /thəi/ cho thấy “thời” là âm xưa hơn trên chặng đường chuyển hóa từ nguyên âm thượng cổ /ơ/ qua nguyên âm trung cổ /i/ của chữ “thì 時”.

 

  • Vua Tự Đức còn có tên chính thức trong Hoàng tộc là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, chữ Nhậm 任tránh húy phải đọc ra Nhiệm. Tuy nhiên các dữ liệu phục nguyên âm cổ lại cho thấy cách đọc có giới âm -i- của Nhiệm chính là một cách đọc cổ:

Karlgren: ȵi ̯u ̆m
Lí Phương Quế: njəm
Vương Lực: ȵiuəm
Baxter: njum
Trịnh Trương Thượng Phương: njɯm
Phan Ngộ Vân: njum

(Cả 6 tác giả đều thống nhất là âm Thượng cổ có giới âm -i- hay -j-)

 

  • Chữ Hoa華, tên húy mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa, có cách viết tránh húy là “ba ”葩 hay 芭 (Chợ Đông Hoa và cửa Đông Hoa ở Huế bị đổi thành Đông Ba). Chữ này còn có cách đọc tránh âm là Huê, nhưng đây là chữ quá thông dụng trong đời sống hàng ngày nên ngoài Bắc thời xưa hình như chả kiêng cữ gì âm Hoa cả, chỉ kiêng khi viết ra thôi.

Xét cách đọc Hóa (Thuận Hóa) thành địa danh “Kẻ Huế” đã có ghi chép từ thời tự điển A.D.Rhodes (1651) với ký âm là “hóê” như ở hình dưới, thì âm Huê cũng chỉ là một biến âm cổ của Hoa:

 

Cách đọc /a/ ra /e/ (hơi gần ê) còn thấy ở các trường hợp âm cổ xa=>xe, hạ=>hè, trà=>chè .v.v. đây là cách đọc cổ Hán Việt, thậm chí theo người viết phỏng đoán thì có thể có từ trước thời Bắc Thuộc nữa !

 

  • Chữ Nghĩa 義đọc ra Ngãi (tỉnh Quảng Nghĩa đọc ra Quảng Ngãi). Có thuyết cho rằng do tránh tên hiệu Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Thái mà đọc ra Ngãi. Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ của chữ nghĩa義:

Karlgren: ŋia
Lí Phương Quế: ŋjiarh
Vương Lực: ŋiai
Baxter: ŋrjajs
Trịnh Trương Thượng Phương: ŋrals
Phan Ngộ Vân: ŋals

 

Có 5 trên 6 tác giả phục nguyên âm cuối là r/i/j/l là các âm cuối có thể gieo vần với nhau thời Kinh Thi (theo GS Nguyễn Tài Cẩn), phục nguyên trên cho thấy “ngãi” cũng là một âm đọc cổ chứ không phải đến khi phải kỵ húy mới được tạo ra.

 

  1. Vài ý kiến nhận xét

 

  • Với 10 trường hợp đã nêu đạt hơn 10% so với bảng kê 80 chữ húy triều Nguyễn của tác giả Dương Phước Thu (bảng kê đó có thể tìm ở phụ lục sách tham khảo 2), tuy chưa nhiều nhưng không phải là ít, tạm đủ để kết luận là nhiều trường hợp việc tránh húy về âm đọc đã được thực hiện bằng cách lấy lại âm cổ xưa của chữ cần kiêng húy, đặc biệt là đối với những chữ phải sử dụng nhiều trong đời sống, nếu đọc trại đi quá xa âm của chữ có thể gây những hậu quả trầm trọng trong ngôn ngữ và đời sống.
  • Cách xử lý này rất hài hòa, vừa tránh được âm cần kiêng húy, vừa giữ được ý nghĩa gốc của chữ cần đọc, vừa thể hiện được sự trang nhã “thông kim bác cổ” của người chọn âm … thật là “một công đôi ba việc”.
  • Có thể còn nhiều trường hợp còn lại nêu trong bảng phụ lục kể trên cũng từng là cách đọc cổ ví dụ Đang đọc ra Đương, khi so thực tế “trường” mới là cách đọc phổ thông hơn “tràng”, “sơn” phổ thông hơn “san” thì kỵ húy kiểu đó cũng như không vậy.

 

Tài liệu tham khảo.

  1. “Chữ húy Việt Nam qua các thời đại”, Ngô Đức Thọ, Viện nghiên cứu Hán Nôm. Hà Nội. 1977.
  2. “Húy kỵ và Quốc húy thời Nguyễn”, Dương Phước Thu, NXB Thuận Hóa. Huế. 2002
  3. “ 漢 語 字典”.Vương Lực “Cổ Hán ngữ tự điển”.
  4. “Khang Hy Tự Điển”, bản trực tuyến trên zdic.net
  5. “Hoàng Triều Ngọc Điệp”, bản PDF chữ Hán.
  1. “A Handbook of Old Chinese Phonology”, William H. Baxter, Mouton de Gruyter Berlin – New York 1992.
  2. “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt”. Nguyễn Tài Cẩn. NXB Đại học Quốc gia , Hà Nội. 2000.
  3. “Từ điển Việt Bồ La”, A.D.Rhodes. Bản dịch của nhóm Thanh Lãng. NXB Khoa học Xã Hội. 1991.
  4. “Nguyễn Phúc Tộc thế phả”. NXB Thuận Hóa. Huế. 1995.

Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán Ngữ sưu tầm từ trang http://www.eastling.org của Đại học Ngôn ngữ Thượng Hải (trang này đã ngừng cung cấp công khai).

[1] Trong tấm bia ở chùa Thiên Mụ của chính chúa Nguyễn Phúc Chu làm thì chữ Chu viết 週 cũng đã là kiểu viết tránh húy, vì quy ước trong họ chúa Nguyễn thì tên các chúa đều có bộ thủy.