huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Tạp văn

Tạp văn

Hương giang thu vịnh

Hương giang thu vịnh

(phỏng điệu Ca trù)
落 霞 與 孤 鶩 齊 飛
秋 水 共 長 天 一 色
Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc
Cảnh Hương giang khen ai khéo đặt
Chốn thị thành ngoảnh mặt thấy thiên thai
Sớm Văn Lâu nắng nhạt sương mai
Chiều Bảng Lãng mù giăng bến cũ
Gà Long Thọ ngóng tiếng chuông Thiên Mụ
Ngược Kim Long thuyền đỗ bến Tuần
Xuôi Trường Tiền, Vĩ Dạ, Bao Vinh
Suốt một dải nước trời man mác.
Lâu đài điện các, gác phượng lầu son,
Đã xa rồi. Thành cổ rêu phong
Còn ở lại, giữa dòng xanh ngăn ngắt
香 江 一 片 月
今 古 許 多 愁
Hương giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu
Học người xưa: thơ túi, rượu bầu
Họp bạn cũ khề khà đôi chén
Thuyền du khách ngọn lan vừa bén
Ánh lập lòe như tỉnh như mơ
Hương giang chảy mãi dòng thơ.

Huế. Noel 2005

Góp thêm một ý về quốc hiệu “Đại Cù Việt”

Đọc bên trang [nguyenxuandien.blogspot.com] thấy có bài bình luận của một vị nặc danh tự xưng học trò GS Cẩn: “So bài Trần Trọng Dương với bài cụ GS Nguyễn Tài Cẩn thì bài cụ Cẩn hóa ra buồn cười. Hậu sinh khả úy là vậy đấy. Tôi đích thực là học trò cụ, tôi đặc biệt kính trọng cụ nhưng tôi quá mừng vì lớp chắt chút chít của cụ đã trưởng thành như thế này đây.”

Tai hạ biết cụ Cẩn rất khuyến khích học trò và hậu bối có các ý tưởng phản biện lại mình, nên thấy dùng chữ “buồn cười” rất chi là không ổn ! Cá nhân tại hạ không thấy bài của cụ Cẩn buồn cười chỗ nào cả, [đọc bài (sorry, blog của bác nguyenxuandien đã bị gỡ bỏ)]

Sau đây là dữ liệu về một dạng phục nguyên âm thượng cổ Hán ngữ của chữ Việt theo Karlgren là *gḭwăt:

(Nguồn:中上古汉语音的纲要高本汉齐鲁书社济南。 1987)
Dạng ký âm phức tạp này cho thấy giả thuyết của cụ Cẩn cho Cù Việt là cách đọc rời các âm tiết cu (biến ân từ gḭ) và việt (biến âm của wăt) của chữ Việt là có căn cứ ngữ âm học lịch sử, được quốc tế nhìn nhận, chứ không phải là những phát biểu cảm tính dựa trên tình cảm dân tộc. Hơn nữa nó cũng không mâu thuẫn gì với viên gạch đào được ở thành cổ Hoa Lư có chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, vì “Cù Việt” cũng chỉ là “Việt”, trong khi các thuyết cho “cù” là Cù Đàm (nước Phật giáo), hay “Cù là cồ, là lớn” đều bị viên gạch này phủ nhận.

(mạn phép bác ĐT trên diễn đàn viethoc.org, xin dẫn lại link ảnh):

Tiện đây thử tìm hiểu thêm về âm cổ của chữ Việt 越, thật bất ngờ, té ra không phải tìm đâu xa cả, nó vẫn được bảo lưu khá trọn vẹn trong tiếng Việt là “vượt”, xin xem bảng sau, là kết quả phục nguyên âm thượng cổ Hán ngữ của các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Karlgren, Vương Lực, Baxter:

Chữ Hán Karlgren Vương Lực Baxter Cổ Việt Hán Việt (Đường âm) pinyin
gi ̯wa ̆t ɣiuat wjat vớt việt yue4
gi ̯wa ̆t ɣuat wat vượt việt yue4

Các chữ “vớt”, “vượt” tưởng chỉ là những từ ngữ “Nôm na là cha mách qué” đó lại gần với âm cổ xưa của các chữ 越, 戉 theo Baxter .

Phụ âm đầu thì có thay đổi ít nhiều, nhưng phần vần (ət/i ̯ət) thấy rõ ràng là tiếng Việt còn giữ gần âm thượng cổ hơn so với âm trung cổ Hán (Đường âm=ɣiuet=việt), còn âm Hán ngữ hiện đại (Pinyin=yue4) đã biến đổi quá xa khó mà nhận ra nguồn gốc.


 

Cá nhân tại hạ cũng từng đưa ra trên diễn đàn viethoc.org một giả thuyết: “cù” tức là “cổ” hay “kẻ” thường đứng trước địa danh của người Việt, như câu “bang kỳ Kẻ Chợ khỏe bền muôn thu” trong Chỉ Nam Ngọc Âm. Cù đóng vai trò chữ “quốc” hay “nước” trong tổ hợp 3 “Đại Cù Việt” nên cũng không mâu thuẫn với 3 chữ “Đại Việt quốc” trên viên gạch Hoa Lư. Tuy nhiên tại hạ tự cảm thấy giả thuyết của mình vẫn còn còn thiếu nhiều căn cứ.

Cù, cổ, kẻ, gia … là những chữ thường đứng đầu địa danh trong các ngôn ngữ của các nhóm tộc Lạc Việt (ngoài người Việt-Kinh thì Lạc Việt còn có Tày Nùng, Choang, Lê, và cả Di Bộc ở tận Quý Châu …). Xin trích thông tin trong cuốn sách “Đồng-Thái ngữ ngôn dữ văn hóa”, Lý Cẩm Phương, Dân tộc xuất bản xã, Bắc Kinh, 2002. Trang 289 -290 :
(Lược dịch:)
[… Các từ chỉ địa danh Câu (cẩu ), Cô, Giao phân bố khắp cả đông tây của đất Bách Việt như: Câu chương, Câu dung, Câu ngô, Câu vô, Câu dịch, Câu dương, Câu Dũng đông, Câu dư chi, Câu đinh, Cô hùng di, Cô phát nhiếp phản, Cô mạc, Cô hạ, Cẩu lậu, Cô tô, Cô tăng, Cô miệt, Giao chỉ.
Các chữ đầu địa danh có lúc có thể tỉnh lược, như Câu Dịch, Câu Dũng Đông cũng viết Dịch, Dũng Đông, điều này cho thấy chữ “câu” là chữ đặc trưng để chỉ tên. Các chữ chỉ tên này có âm thượng cổ Hán ngữ là : câu=ku9, cẩu=*kugx , cô=*kag, giao=*kragw. Các chữ đó đều thuộc Kiến mẫu (見), có vận bộ gần nhau, nên âm đọc rất gần, đều là chữ ghi âm tên chỉ làng xóm trong các nhóm Bách Việt.

Tiếng Ngật Ương còn bảo lưu khá nhiều thành phần Đồng Thái ngữ cổ xưa, tiếng Ngật Lão trong địa danh cũng thêm tiền âm “qă”. Như An Thuận ở Quý Châu có “qɒ33ɳtçi 13” (Loan tử trại), ở Bình Bá có qɒ33mpau73 (Cẩu trường). Các âm câu, cô, giao với ka, qă khá gần nhau, chính là ghi âm của từ đầu chỉ địa danh vùng Bách Việt (chủ yếu là tên xóm làng).

Giao Chỉ 阯 về sau viết Giao Chỉ 趾, người xưa nhìn chữ mà sinh nghĩa, nên nói “Người phươngNam, ngón chân cái cong vẹo, khi đứng thẳng thì các ngón chân này giao nhau, nên thành danh !”. Phạm Thành Đại đời Tống trong “Quế hải ngu hành chí” từ rất sớm đã phê phán, bác bỏ cách giải thích này. Sau đời Hán tại quận Giao Chỉ cũ từng lập các huyện Giao Hưng, Giao Cốc, chữ Giao đó vẫn là theo từ đầu địa danh trong tiếng Bách Việt mà ra.
Câu còn dùng làm từ đầu trong tên người vùng Bách Việt, như:  Câu Tiễn, Câu Dư. Các từ này với các từ chỉ địa danh vốn bất đồng. Đồng Thái ngữ có một số danh từ chỉ người mà chữ đầu có âm gần với “câu ”. Chẳng hạn như: Mao Nam có từ  ka6laau4 (trượng phu ), Thuỷ có qa3man1 (tha môn ), Ngật Lão  có qɒ3tau5 (nam nhân ), qɒ33ʐɒ13 (nữ nhân ). Chữ “câu”  ở đầu các tiếng chỉ người này có khả năng liên quan với các từ chỉ tên người, chính là chữ thường đặt ở đầu tên người trong Bách Việt ngữ …]

Như thế các địa danh bắt đầu bằng tiếng Kẻ (như Kẻ Chợ), Cổ (như Cổ loa) có mặt dày đặc trên vùng đồng bằng bắc Bộ và Thanh Hóa, đều có quan hệ với các âm cô, cẩu, giao, gia… của các nhóm tộc Choang, Di ở TQ.

* Đặc biệt chú ý câu của Lý Cẩm Phương: “Các chữ đầu địa danh có lúc có thể tỉnh lược, như Câu Dịch, Câu Dũng Đông cũng viết Dịch, Dũng Đông, điều này cho thấy chữ “câu” là chữ đặc trưng để chỉ tên”. Như thế thì Cù Việt cũng có thể đọc ngắn gọn là Việt, cũng có nghĩa là viên gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên” không bác bỏ được khả năng tồn tại của tên “Cù Việt” , “Cồ Việt”.

* Ghi chú : Gần đây tại hạ có đọc một tài liệu (sơ suất quên ghi lại link) thì được biết cụ Hoàng Xuân Hãn cũng theo giả thuyết cù là một chữ chỉ địa danh như cổ, kẻ …

* Vài địa danh lấy từ diễn đàn VVH:  http://www.viethoc.org/phorum/read.php?20,46613
KẺ: Kẻ Chợ là Hà Nội … và thêm Kẻ Mơ, Kẻ Nọ, Kẻ Nú, Kẻ Sặt, Kẻ Sắt, Kẻ Sở, Kẻ Vồi  …
CỔ: Cổ loa, Cổ Pháp, Cổ Đô (làng Giả Quỳnh hay Quỳnh Đô, Thường Tín, Hà Nội), Cổ Tiết (Tam Nông, Phú Thọ), Cổ Tiết (Làng Rét, Quỳnh Phụ, Thái Bình), Cổ Lễ (Trực Ninh, Nam Định), Cổ Bi (Gia Lâm, Hà Nội), Cổ Phúc (Trấn Yên, Yên Bái)….
Xem thêm bản đồ sau để thấy “kẻ” nhiều thế nào khắp đồng bằng sông Hồng:

 

TẢN MẠN VĂN HÓA NHẬT QUA CHỮ VIẾT

Vì sao chữ viết của Nhật vẫn dùng một nửa là chữ Hán ?

Xin đi từ cái tên Handa Kenichi của người lãnh đạo nhóm M17N, đối tác phía Nhật mà tại hạ cùng làm việc. Liên hệ công việc mấy năm mà ổng toàn ghi tên theo kiểu Latinh như trên – người Nhật gọi là chữ Romari. Khi sang Nhật làm việc, nhìn chữ ký của ổng trong giấy tờ mới biết tên chữ Hán của ổng là “Bán Điền Kiếm Nhất” (半 田  劍 一 ), Handa là Bán Điền, Kenichi là Kiếm Nhất, cũng chẳng thành vấn đề gì phải không các bạn ? Nhưng đến lúc bước lên một xe bus tình cờ đọc thấy tên của người lái xe viết khá to trên bảng sau ghế ngồi thì tên Romari cũng là Kenichi mà tên chữ Hán là Kiện Nhất (健 一 ) … Đến đây chắc các bạn thấy có vấn đề gì rồi đây: cứ nội suy trên cơ sở đã biết rằng tiếng Nhật không có 6 thanh như tiếng Việt, cũng không phân biệt phụ âm cuối -m với -n, thế thì  Kiếm Nhất, Kiêm Nhất, Kiệm Nhất, Kiên Nhất, Kiện Nhất, Kiến Nhất .v.v. viết chữ Romari sẽ là Kenichi tuốt tuột… Xét cho công bằng thì tên “Kiệm Nhất” chẳng hạn không phải là không hay, nhưng thử hỏi có mấy người thích đánh đồng cái tên cha mẹ đặt ra với hàng chục tên người khác như vậy ? Vả lại dùng chữ Hán một khi đã thuộc mặt chữ thì dễ nhớ hơn là dùng lối phiên âm Romari, hay các lối viết ký âm Hiragana (Bình Giả Danh), Katakana (Phiến Giả Danh). Đến tận bây giờ tại hạ vẫn hay lẫn lộn Yamaha (tên hãng xe máy của Nhật) với Yahama, bởi đọc lên cứ ý ả ỳ a như các thầy cúng, thầy pháp đọc thần chú vậy …

“Thầy dốt mà đọc canh y khôn
Đến lúc đọc dồn ý ả ỳ a …”

Tình hình tương tự cũng có trong tiếng Hàn và Trung Quốc, mặc dù các nước này từng có các phong trào vận động chuyển sang dùng hệ thống văn tự Latin ghi âm, nhưng do hiện tượng chữ đồng âm khác nghĩa quá nhiều, mà chữ viết Latin không thể nào phản ánh được như chữ Hán, nên tất cả các vận động đó kết cục đều không đi đến đâu. Kết cục này cũng do nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng có lẽ vấn đề chữ đồng âm vẫn là nguyên nhân lớn nhất.

Trong các nước theo văn hóa phương Đông chỉ có duy nhất Việt Nam đã chuyển thành công sang dùng chữ viết Latin ghi âm, có lẽ lý do chính không chỉ vì mệnh lệnh của chính quyền thực dân Pháp (thực ra quyết định này nhằm phục vụ nền cai trị của thực dân Pháp hơn là vì lợi ích của người Việt), mà còn do bản thân hệ thống vần và thanh điệu của tiếng Việt cực kỳ phong phú nên đã hạn chế được rất nhiều hiện tượng một âm tương ứng với nhiều chữ, nhiều nghĩa khác nhau, nên việc chuyển đổi khá thuận lợi … Tuy nhiên sự chuyển đổi này không phải là không có hệ lụy đáng tiếc, là đã nảy sinh sự phân cách nhất định với nền văn hóa truyền thống khi chúng ta rời bỏ hệ thống chữ viết Hán-Nôm. Một số nghiên cứu hiện đại cho rằng hệ thống chữ viết tượng hình không phải chỉ toàn những nhược điểm mà không có ưu điểm gì so với hệ thống chữ viết ghi âm, chẳng hạn chữ tượng hình giúp phát triển tư duy hình tượng hóa, trừu tượng hóa, hơn là các loại chữ ghi âm …

Người Nhật dùng chữ Hán có những cái khác chúng ta:

Từng chữ Hán đơn lẻ thì ý nghĩa khá xác định trong tất cả các quốc gia có sử dụng chữ Hán, sự khác biệt nảy sinh chủ yếu do cách tạo từ mới (ghép từ), hay cách dịch các từ gốc Latinh. Có một số từ Hán-Nhật khiến tại hạ phải vỗ trán suy nghĩ một hồi, hoặc phải so với phần tiếng Anh mới hiểu ra, như chữ mà họ dịch là “Tình báo”, nếu không có chữ tiếng Anh Information in kèm trên tấm card của họ thì chắc “đến Tết” mới hiểu “Tình báo Kỹ thuật” tức là “Công nghệ Thông tin” (“Information Technology”) của chúng ta, nhân tiện nói thêm: chữ “Tình báo” Trung Quốc cũng dùng như thế, không riêng gì Nhật Bản. Thành phố khoa học Tsukuba nơi tại hạ đến công tác, phía bắc Tokyo khoảng 70km, ở đây tập trung nhiều Viện nghiên cứu và trường Đại học của Nhật, họ gọi khá nôm na là thành phố “Học Viên”, với chữ viên nghĩa là vườn, tức là “Vườn Học”. Viện AIST (National Institute of Advanced Industrial Science and Technology) nơi tại hạ làm việc, có tên chữ Hán là “Sản nghiệp Kỹ thuật Tổng hợp Nghiên cứu Sở”, tên viết tắt trên nhiều biển báo và giấy tờ là “Sản Tổng Nghiên” … Qua vài ví dụ như vậy có thể thấy người Nhật sử dụng chữ Hán khá linh động và bình dân chứ không nhuốm đậm màu quan cách như chúng ta. Có lẽ Việt Nam đã quen dùng chữ Hán với sắc thái hành chính, trang trọng, nên ít thấy những tên chữ Hán mang ý nghĩa giản dị mộc mạc như tên “Vườn Học” nói trên hoặc tên “Đồng Lá Thu” (chữ Hán là “Thu Diệp Nguyên”, tức Akihabara, tên một ga tàu điện ngầm lớn của Tokyo) .

Lại có những từ đọc thấy trên Tivi khiến tại hạ sửng sốt một lúc, mặc dầu là những từ phổ thông, ý nghĩa hoàn toàn đơn giản, như “Bộ trưởng” họ kêu là “Đại thần”, “Thủ tướng” là “Tổng lý Đại thần”… đã biết từ hồi học cấp 1, cấp 2 rằng Nhật theo chế độ quân chủ lập hiến thì gọi như vậy cũng chẳng có gì phi lý, nhưng quen với cách dịch trên báo chí sách vở lâu nay rồi nên không khỏi ngỡ ngàng.

Còn một vấn đề nữa, lâu nay chúng ta thường quen hiểu rằng các nước dùng văn tự Hán thì chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng thực ra vẫn có chiều ảnh hưởng ngược lại. Xin trích một đoạn trong bài viết của kỹ sư Đỗ Thông Minh, một người Việt định cư ở Tôkyo, và là một nhà nghiên cứu am hiểu cả hai nền văn hóa Việt, Nhật: “Trong giai đoạn khoảng đầu thế kỷ 20, các từ như: tự do 自 由 , dân chủ 民 主 , tư bản 資 本 , cộng sản 共 產 (communist, đúng ra phải dịch là chủ nghĩa cộng đồng), triết học 哲 學 , kinh tế 經 濟 , diễn đàn 演 壇 , pháp nhân 法 人 … người Việt thường biết các từ này dưới dạng âm Hán-Việt, và cho là do người Hoa dịch, nhưng thực ra các từ này là do người Nhật ghép từ đơn tiếng Hoa để dịch các thuật ngữ Âu-Mỹ. Khoảng đầu thế kỷ 20, du học sinh người Hoa ở Nhật đem các từ này về nước, dùng trong Tân Thư (新 書), rồi truyền vào Việt Nam… ”

Gặp lại Đường thi ở Nhật :

Nếu chữ Hán là chữ viết quốc tế của các nước theo văn hóa phương Đông thì có lẽ thơ Đường luật và Tống từ lại còn có tính quốc tế cao hơn, được biết tới không phải chỉ trong các nước phương Đông. Trong “Tuyển tập từ Trung Hoa – Nhật Bản” (Nguyễn Chí Viễn, NXB Văn hóa Thông tin -1995) thấy một số tác giả là người Nhật, có lẽ từ khúc với sự linh động về số chữ và nhạc điệu phù hợp với ngôn ngữ đa âm của Nhật hơn, còn thơ Đường luật với những hạn định chặt chẽ về số chữ (đơn âm) và niêm luật (thanh điệu và vần) thì ít phù hợp với tiếng Nhật…

Ở các thành phố công nghiệp hóa cao như Tokyo, toàn nhà chọc trời và người đi lại chật đường thì thật khó mà gặp được dù nửa câu Đường thi, nhưng ở thành phố khoa học Tsukuba thì có khác. Trong một buổi nhóm M17N mời cơm thân mật ở nhà hàng Otaru Shokudou (小樽食堂 Tiểu Tôn Thực Đường = Quán ăn “Chén nhỏ”), vừa đến cửa đã thấy trên tường viết la liệt toàn những Đường thi, họ viết kiểu chữ cổ, nửa giống Triện thư nửa giống Lệ thư, chữ viết to và chân phương nên dù tác giả không quen với các kiểu chữ đó nhưng cũng đọc được một số. Ở nhà cũng tự phụ là “gia trung hữu Đường thi vạn thủ”, thuộc làu Đường thi tinh tuyển hơn 300 bài, nhưng đến đây đọc mới hay là mình còn thuộc ít lắm, phần lớn đều không nhớ ra bài nào, có câu nhớ được thì lại không nhớ tên tác giả. Chỉ nhớ được có một bài “Tảo phát Bạch Đế thành” là của “Thi tiên” Lý Bạch, hình như chương trình Văn học mới ở trường phổ thông có học bài này, bài thơ cũng gợi cảm với một người xa nhà lúc đó, nên xin mạn phép giới thiệu lại ở đây:

Triêu từ Bạch Đế thái vân gian
Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn
Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trụ
Khinh chu dĩ quá vạn trùng san.

Tạm dịch:

Sáng từ Bạch Đế ngàn mây
Giang Lăng nghìn dặm một ngày thẳng dong
Đôi bờ tiếng vượn chẳng dừng
Nhẹ thuyền đã vượt vạn trùng núi tây

Minh họa:

Ảnh hai câu thơ đề mặt trước quán Tiểu Tôn:
“Điểu hạ lục vu Tần uyển tịch.
Thiền minh hoàng diệp Hán cung thu”

Dịch ý:

“Cỏ hoang xanh phủ vườn Tần
Ve ngâm lá đổ Hán cung thu vàng”

Huế, Mồng một Tết Mậu Tý.

7-2-2008