Về 18 đời Hùng Vương
Việc sử ta ghi 18 đời Hùng Vương kéo dài đến 2000 năm, tức mỗi đời dài đến hơn trăm năm là điều vô lý rõ ràng nên nhiều người “la lối” đó là chuyện bịa đặt, ngoa truyền .v.v. rồi suy diễn xa hơn cho rằng chính các sử quan đời Lê như Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh đã bịa đặt, lấy các truyện truyền thuyết hoang đường ghi vào chính sử.
Lâu nay tại hạ tránh động chạm đến chuyện này vì trong số những người “la lối” đó có những người là bạn bè khá thân của tại hạ
Nhưng để lâu rồi cũng không tránh được việc tranh luận : xin xem tranh luận trên FB
Vì vậy tại hạ quyết định đưa lên blog này luôn.
—
Xem qua các bản ngọc phả hay thần phả khi tại hạ phát hiện ra là khi nói về đời Hùng Vương đều thống nhất dùng chữ thế 世 hay chữ diệp 葉 chứ không dùng chữ đại 代 thường được coi là gốc của chữ “đời” trong tiếng Việt.
Chữ thế từ thời Thuyết Văn đã được giải thích : “三十年爲一世 : 30 năm là một thế”, các từ điển sau này cũng theo vậy. Xét kỹ ra thì thế không hoàn toàn đồng nghĩa với đại là đời. Hơn nữa chữ đại 代 theo Thuyết Văn vốn nghĩa chính là canh 更 tức thay đổi, còn nghĩa chỉ “một đời người” có lẽ là nghĩa có sau, mà chỉ thông dụng ở tiếng Việt, còn ở Hán ngữ khi nói Hán đại, Đường đại thì rõ ràng “đại” không phải là “một đời người”.
Cách giải thích “thế là 30 năm” của từ thư TQ có lẽ dựa vào cái hình chạc cây có 3 nhánh của chữ thế theo Kim Văn (xem hình), nhưng còn khiên cưỡng ở chỗ tại sao lại gán ghép cho 1 nhánh là 10 năm mà không phải một con số khác, chẳng hạn là 100 năm (!?)
Minh họa: chữ thế dạng Kim văn (chữ khắc trên đồ đồng ) chụp từ trang hanziyuan.net
Theo tại hạ, nghĩa cổ của thế 世 có thể rộng hơn, cứ theo hình chữ Kim văn mà luận nghĩa thì nó là tượng hình cái cành cây (chi), có một số chữ thế ghi thêm bộ mộc bên cạnh để chỉ rõ nghĩa cành cây (chữ số B02959 ở hình trên). Mà một cành cây có thể có nhiều cành con … vì vậy có thuyết giải thích 18 “thế” Hùng Vương là “18 chi” chứ không phải “18 đời” như cách hiểu, cách dịch ngày nay.
Hơn nữa, khi tra tự điển Thiều Chửu, thấy chú nghĩa thứ hai của thế là “2- Họ nhà vua thay đổi cũng gọi là nhất thế 一世 , cho nên sách thường gọi tóm cả cuộc đời là thế, như thịnh thế 盛世 -đời thịnh, quí thế 季世 -đời suy.” :
(1): Đời, ba mươi năm một đời, hết đời cha đến đời con cũng gọi là một đời, như nhất thế 一世 -một đời, thế hệ 世系 -nối đời.
(2): Họ nhà vua thay đổi cũng gọi là nhất thế 一世 , cho nên sách thường gọi tóm cả cuộc đời là thế, như thịnh thế 盛世 -đời thịnh, quí thế 季世 -đời suy.
(3): Có nghĩa nói về sự giao tiếp của xã hội, như thế cố 世故 -thói đời.
(4): Nối đời, bác ruột gọi là thế phụ 世父 , con trưởng vua chư hầu gọi là thế tử 世子 .
Về chữ diệp 葉, nó cũng có chứa chữ thế ở bên trong, theo tự điển thì nghĩa thứ 3 là “đời”, nhưng lại còn nghĩa thứ 4 nữa là “ngành họ, họ nhà vua gọi là kim chi ngọc diệp 金枝玉葉 -cành vàng lá ngọc.”, rõ ràng nghĩa thứ 4 thì không chỉ một người hay một đời, mà gần nghĩa với “chi” (ngành=nhánh) :
(2): tờ, thiếp, một tờ giấy gọi là nhất diệp 一葉 , vàng nện mỏng ra từng mảnh gọi là diệp kim 葉金 -vàng thiếp v.v…
(3): đời, như: mạt diệp 末葉 -đời cuối, đời đời nối dõi gọi là dịch diệp 奕葉 .
(4): ngành họ, họ nhà vua gọi là kim chi ngọc diệp 金枝玉葉 -cành vàng lá ngọc.
(5): tên đất.
—
Sách Thuyết Văn giải thích diệp là chữ hình thanh, nhưng cách giải thích đá lộn lẫn nhau “楄也。枼,薄也。从木丗聲。与涉切〖注〗臣鉉等曰:當从卅乃得聲。卅,穌合切” (Thuyết Văn cho là tòng mộc thế thanh, nhưng bọn Thần Huyễn lại cho là tòng tạp đắc thanh mới đúng)
Còn trang vividict.com thì giải diệp là chữ tượng hình, trên chữ mộc là chữ thế chỉ chi cành trên nữa là bộ thảo đầu chỉ lá cây ““枼”是“楪”和“葉”的本字。枼,甲骨文是象形字,字形像树木的枝条上长满叶片。” ( “枼”thị “楪”hoà “diệp ”đích bản tự. 枼, giáp cốt văn thị tượng hình tự, tự hình tượng thụ mộc đích chi điều thượng trường mãn diệp phiến . Lược dịch : Theo giáp cốt văn thì là chữ tượng hình cái cây, trên có cành cây, trên cùng có có lá cây)
Tóm lại theo đúng từ điển thì với người bình dân thì thế hay diệp chỉ là một đời, nhưng khi nói về họ nhà vua thì thế lại là một họ còn diệp là một chi họ, mà ở đây thì chúng ta đang thảo luận về dòng vua Hùng (!).
Không xem kỹ tài liệu gốc, chỉ dựa vào cách dịch “18 thế” hay “18 diệp” thành “18 đời” rồi hiểu theo nghĩa ở tiếng Việt hiện đại của chữ đời là “một đời người”, sau đó đứng ở tư thế “nhà khoa học chính xác” để phê phán bừa bãi thì thành phi khoa học !
—
Nhân đề cập vấn đề truyền thuyết trong các thần phả , ngọc phả tôi cũng đưa ra quan điểm cá nhân của mình như sau:
– Thần phả, Ngọc phả vốn từ dân gian, do dân địa phương khai báo gởi qua quan lại địa phương về bộ Lễ ở triều đình xin sắc phong. Chắc quan lại địa phương và bộ Lễ cũng có thẩm định sơ qua chứ không phải cứ nhắm mắt ký duyệt bừa đi cho vua ban sắc.
– Như vậy bản chất thần phả, ngọc phả là các truyền thuyết dân gian.
– Nếu nhất thiết coi thần phả ngọc phả là bịa đặt, ngụy tạo toàn bộ là quan điểm cực đoan, không phải của người làm nghiên cứu khoa học.
—
Còn về việc có phải Ngô Sĩ Liên đã bịa đặt ra truyền thuyết về đời Hùng Vương không thì chỉ cần xem bản Việt Sử Lược được tàng trữ ở bên Trung Quốc , (nằm ngoài tầm can thiệp sửa chữa của bọn sử quan phong kiến VN ):
Về “18 thế” Hùng Vương, Việt Sử Lược cũng ghi con số “18 thế” , chú ý Việt Sử Lược có khoảng đầu đời Trần, trước thời Ngô Sĩ Liên đến 2 thế kỷ .
Ngoài ra Việt Sử Lược cũng xác nhận các thông tin khác như Giao Chỉ đã có từ thời Hoàng Đế, gồm 15 bộ, trong đó có bộ Giao Chỉ và Việt Thường… và đến đời Chu Thành Vương (1065-1020 TCN) Việt Thường thị đã đến cống chim trĩ trắng, như chính sử TQ có chép.
—
Thực ra tại hạ cũng chẳng muốn đôi co gì chuyện thế là một đời hay nhiều đời, và thời Hùng Vương dài 2000 năm hay 439 năm, vì xác định đây là vấn đề phức tạp cần nhiều thời gian và cần có nhiều thông tin hơn nữa … điều tại hạ muốn trước tiên là hãy bỏ những kết tội võ đoán gán cho cụ các Ngô Sĩ Liên hay Vũ Quỳnh việc đã bịa đặt ra cái thời đại Hùng Vương, hay con số “18 thế” .v.v. vì chúng có ít ra cũng từ hai thế kỷ trước đó rồi.
Minh họa trang ở (Đại) Việt Sử Lược ghi rõ “Thập bát thế giai xưng Hùng vương”
* Ghi chú :
Thần Huyễn 臣鉉 là chỉ Từ Huyễn 徐鉉 (916-991), tự Đỉnh Thần, Người Quảng Lăng nay là Dương Châu, Giang Tô, là một học giả và thư pháp gia thời Tống sơ đã chú sách Thuyết Văn.
沉船发掘和东海主权问题
阮越博士
顺化潘英勇譯
(劳动新闻2014年1月11日)
最近,因发掘沉船权与领土主权有关的争端再次使东海升温。值得注意的是,这些中国宣布无视该地区国家的实状主权国家,也无视诸国际公约,即中国商人的沉船残骸携带货物在国际水域是其中国领土主权的证据。 《劳动新闻》想介绍一下东南亚前史中心主任阮越(Nguyen Viet)博士的文章。
2008年,在广州召开的一次国际会议上,我结识了一位年轻的中国考古学教授,该教授在欧美进行了培训,目前在中国政府的海洋文化遗产所工作。
在第二次会议上-也是在2010年在中国河南举行的国际会议,这位教授透露说,中国政府已成立了一个研究和管理机构一种类型的海洋文化遗产,其中沉船和货物被视为重中之重。
越南地图。
最近的一次会议是在2012年,这位年轻的教授在他从中国社会科学院考古研究所到海洋文化遗产研究所的新任务之际,请我和一位德国同事吃饭,一起寻找海洋文化遗产领域的研究合作伙伴。
如此,中国政府希望与该地区国家协调寻找沉船和附带物品。他建议我合作或介绍另一位对沉船感兴趣的越南人合作者-会说英语或中文的考古学家。
中国想找到更多证据?
实际上,几十年来,中国科学家以及世界上许多国家对海难的研究,发掘和利用一直很感兴趣。但是,迄今为止,在中国发掘的大部分沉船都是河船或沿海船只。对于中国考古学家发掘,很少找到越海洋的大船只,例如带有[海南1号]象征的宋朝船,最近在中国海南岛被发掘。
在世界范围内,科学家之间在海洋文化遗产的调查,发掘和研究方面进行合作是固有的普遍和正常现象。
但是,中国国家海洋文化遗产研究所负责人刘曙光在谈到东海沉船时说:“我们希望找到更多可以证实中国人的证据到那里住与居,作为历史证据,以帮助承认中国主权在南中国海”(《美国华尔街日报》 1013年12月2日引用:“We want to find more evidence that can prove Chinese people went there and lived there, historical evidence that can help prove China is the sovereign owner of the South China Sea”)过于主观和不科学。
事实证明,中国考古学家对海上沉船进行调查和研究的问题并不纯粹是一个学术问题,而是支持所谓“牛舌线”(或“九点划线”)主权的荒谬要求在南中国海。
2012年9月,中国文化部副部长李小杰曾在参观越南黄沙群岛发掘的陶瓷制品展览时说过:“海洋考古的任务是证明国家主权”。
按照在海洋文化遗产领域代表中国政府的人的逻辑,在任何处沉船和有中国商品的地方,这处都是属中国的主权!
这是一个非常荒谬和大国的论点。国际杭海事历史还记录了这样的事实,即17世纪的荷兰船只在越南黄沙(Paracel)群岛上搁浅了。为了节省船上的船员和货物,荷兰人来到唐当的阮王(Lord Nguyen),成为对黄沙海的所有权和剥削的所有人。当时,荷兰人荷兰人当时已占领了整个印度尼西亚并台湾的一部分仍然尊重越南的主权,并不是那么荒唐,以至于强烈的要求:“何处有我的船和货物是我的土地”。
中国于1974年在当时的越南共和国主权下占领了Paracel群岛,这一目标现在对于在整个东海宣称“牛舌线”的政策是显而易见的,不是因为那里有铜币和中国陶瓷。
现在,他们在越南的Paracel地区公然组织了对中国陶瓷沉船的挖掘,然后进行展示,大声宣称它们是中国主权的证据在这海。显然,领土主权,领海和贸易往来是两个完全不同的问题。
请记住,为什么在10世纪末,在陆战之后,当时的大越皇帝黎桓(Le Hoan)正式向宋帝宣告,宋使者必须停在泰平的海门(在廉州,今中国广东省洲),待大越的船送入大越领海。
同样,来自宋国的商船也必须在雲屯港停靠,然后才被允许深入进入交州内水(大越)。
2013年6月,我参加了在平洲,平山,广义发掘的13-14世纪沉船。该船可能建在东京湾(包括越南北部海域和中国广东,广西海域)的海岸上,载有大量在中国近代宋原土地上生产的陶瓷。我还计划邀请中国同事开展研究合作。
当然,科学必须始终尊重真理。很难说这艘船是元人的一艘船,即使船上有一个带有元-蒙商标的青铜秤砣。认为元蒙人去了广义海滩并住居在这里,因此宣认此处属中国领海主权,这更荒谬。
实际上,大约在1282-1285年间,有一个元朝舰队由右丞相唆都(Söghetei)领导的,预谋威胁和侵略占城的,后从南向功击大越。占城军队和人民已挡截了此远征局,迫使唆都将舰队北上与脫欢(Toγan) 和乌马儿(Omar)进行协调,于1285年功击大越,然后在鹹子关遗弃了尸体。
在讨论与领土主权有关的商品和船只时,来自演州(乂安)乡下的一位朋友告诉我,商船驩和演(乂安,河静)仍在来自中国的商品,在该地区夜夜间都充满津了商船。简而言之,如果其中一艘船仅仅而意外沉没,拒在船中的货物,肤浅的人可能会声称这是中国船(?!)。
一个更典型是8-9世纪阿拉伯商人在广义海底的沉船。这个沉船近于在北面约2公里处的平洲沿海于2013年6月发掘另一条沉船,其中载有许多在长沙(湖北)和广东(中国)制造的唐代陶瓷。这是一艘阿拉伯商人的船,是根据阿曼(古代波斯湾)沿海地区流行的制船技术建造的。当时,一艘类似的阿拉伯船在北立东(Beilitung)海(印度尼西亚)被沉。阿拉伯人当然不会用他们的船去越南,印度尼西亚或中国的海洋,沉在那些海域而争取主权。同样,当明朝郑和商船带来贸易时,中国海洋文化遗产局的领导人是否对整个马达加斯加-Madagasca(东非海)拥有主权。 (?!)。
根据中国水产文化遗产中心的公告,在其2011-2015的五年计划中,他们的近期任务是着眼于郑和打造的“海上丝绸之路”。在16世纪的20世纪30年代,它首先侧重于在“南中国海”(即我们的东海)中发现沉船,以支持根据以下公式扩展领海的考古证据“牛舌线”-中国人民早已习惯于专注于在陆的道路,马车,但忘而未计划过在那儿领海。
最新的研究和发现证实,在20世纪初创建正式的国家地图之前,几代中国当局仍然将其领海限制在海南岛的南岸,黄沙群岛(中国现称的西沙)和长沙群岛(中国现称的南沙)再也没有被记录在其领土和领海主权中。
最近一次沉船領海冲突发生在2012年,发生在中国与菲律宾之间的被认为属于菲律宾的领海之间,最近成为与中国有争议的地区。这是士嘉堡浅滩地区(Scarborough Shoal)。当法国和菲律宾的考古学家在水域挖掘出一艘沉船时,中国政府恐吓了这艘监视船,并宣布这是非法挖掘,旨在军舰阻止进一步发掘。
正如中国海洋文化遗产中心主任刘曙光所解释的那样,这是十二世纪和十三世纪的中国船只,有助于维护中国对这些岛屿的主权。
反常论证
论拒“何处有中国商品和中国船只是中国领海”是反常论证,不管世界上所有的法律。例如,唐代在湖南和广东的陶器上购买了两艘8-9世纪的阿拉伯陶瓷船,它们在阿拉伯的船在北立东(Beilitung)(印度尼西亚)和广义(越南)沉没了。当然,中国陶瓷货物在船中必须要交换商品或用钱,金和银来支付,才能阿拉伯人正式成为这些陶瓷的合法所有人。他们的目的地是南印度地区的海港,或者在地中海附近的阿拉伯和非洲水域。因此,说拒船上货物的原产国而证该国的领海主权是不合理的。实际上,来自日本,韩国,大越,Java (印度尼西亚的爪哇省),罗斛(现在泰国)的商人过去曾将其货物带到中国进行贸易并购买物品从中国回来了。东海成为整个地区的共同运输路线。
越南考古学家曾发现和发掘一个沉船在 Cu Lao Cham (占島),载朱豆陶器(越南海阳),同记录了船人是罗斛文化人(La Hoc 泰国)来到越南交易。已载朱豆陶器到东南亚区域贸易,甚至到阿拉伯港口更远。
关于海洋和岛屿主权的争端现在已经蔓延到关于沉船的主权争端领域,每艘载有古代陶瓷的船只的资产价值高达数千万美元(USD )。对于我们这些从事科学工作的人来说,负责中国海洋文化遗产的那些人的言论威胁着进行可靠科学研究的合作,这可能导致面对和对抗不科学的政治目标。
自从海上沉船问题在世界范围内变得炙手可热以来,教科文组织(UNESCO)于2001年提出了《海洋文化遗产问题国际公约》。因此,这些国家以其国际法律地位尊重海洋,岛屿和领海的国家主权。
在共同海分,文化遗产被视为人类的共同遗产。国际海分沉船的研究和开发必须以有关国家之间互利合作的原则为基础。绝对不要使用武力垄断或争夺。
中国的宣布及策略对数百名水下考古学家进行培训并建造近200艘专门船以服务于沉船调查和发掘工作,以超越公认的国际水域的目的,引起该地区许多国家的关注。特别是当“科学”小组被用作在远离中国古老水域的地区建立海洋主权的先驱兵时,仅依靠运载中国商品的沉船。
正如明尼苏达(Minnesota)大学的美国人类学家杰弗里-亚当斯(Jeffrey L. Adams)指出的那样,尽管中国政府一直鼓励双方在海洋文化遗产领域进行科学研究方面的联合与协作,与中国海洋文化遗产有关的研究计划鼓励国际合作,都显国家主义印证。结果,世界各地的许多科学家发现在联合调查研究以及与中国进行平等和尊重国际法的发掘方面难以达成合作条件。
也许是时候让真正的中国科学家大声疾呼了,以使他们的整个科学事业不会因为强迫性的政治论点和弯曲的科学真理而陷入停顿。
在海上贸易领域的中国人民及其历史的确值得尊重。但是中国科学家以及世界各地的人们都知道,来中国买卖商品的商人以及中国商人带商到到外国贸易都無带领土扩张的意想,其如当任中国海洋文化遗产领导人的意图。他们专注于利用历史服务和煽动扩张和侵略的意图。
留在东海国际水域中的许多国家的成千上万的沉船不能变成证明任何国家的领土主权的工具。必须尊重国际公约,因为它是共同的海洋,沉船是人类的共同财产。
—
1/2014
阮越
Xem bài gốc tại link sau:
VỀ HIỆN TƯỢNG TRÁNH ÂM CHỮ HÚY BẰNG ÂM CỔ
(Bài đã đăng tạp chí Huế Xưa Và Nay)
TÓM TẮT:
Bài viết này nghiên cứu các chữ húy từ khía cạnh ngữ âm lịch sử, đưa ra các cứ liệu cho thấy xu hướng tránh âm đọc của chữ kỵ húy bằng cách sử dụng âm cổ của chính chữ đó.
- Khái quát vấn đề
Chữ húy là một lĩnh vực đã được nghiên cứu khá kỹ, điển hình là hai công trình “Chữ húy Việt Nam qua các thời đại” của GS Ngô Đức Thọ ở Viện nghiên cứu Hán Nôm và “Húy kỵ và Quốc húy thời Nguyễn” của nhà nghiên cứu Dương Phước Thu ở Huế (cuốn sau người viết bài này có tham gia chế bản phần chữ Hán). Tuy vậy vẫn còn nhiều vấn đề còn gây tranh cãi trên các diễn đàn học thuật và nhất là trên mạng xã hội. Bài này chỉ giới hạn vào một vấn đề là hiện tượng kỵ húy âm đọc bằng cách sử dụng cổ âm của chính chữ cần tránh húy mà người viết tổng hợp được.
- Dữ liệu minh họa
- Tên Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Kính 阮有鏡 : Cách đọc kiêng húy chữ Kính 鏡 thành “Cảnh” hiện đã trở thành tên chính thức, rất ít sách vở còn ghi tên theo cách đọc Kính. Dữ liệu ở Từ điển Việt Bồ La của A.D.Rhodes (1651) cho thấy thời Nguyễn Hữu Kính sinh ra (1650) thì cách đọc Kính đã là cách đọc chính thức:
Nhưng căn cứ Khang Hy Tự điển thì cách đọc chính thức lại là “cánh”:
《唐韻》《集韻》《韻會》《正韻》居慶切,音竟 {Đường vận } {Tập vận} {Vận hội } {Chính vận } cư khánh thiết , âm cánh.
Như vậy cách đọc tránh húy là “Cảnh” lại gần với âm cổ thời Đường (theo “Đường vận”) hơn “Kính”. Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ (khoảng đời Hán về trước) của 6 nhà ngôn ngữ học nổi tiếng kê ra ở dưới cũng cho thấy Cảnh/Cánh gần với cổ âm hơn là “Kính”, có nguyên âm chính là /a/:
Karlgren: ki ̯a ̆ŋ
Lí Phương Quế: kjiaŋ
Vương Lực: kyaŋ
Baxter: krjaŋs
Trịnh Trương Thượng Phương: kraŋs
Phan Ngộ Vân: kraŋs
- Tên chúa Trịnh Tùng 鄭松, Tùng cũng là một tên khác của chúa Nguyễn Phúc Chu (theo sách Hoàng Triều Ngọc Điệp) nên ở Đàng Trong cũng có tránh húy như Đàng Ngoài, âm kỵ húy là Tòng. Xét dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ:
Karlgren: suŋ
Lí Phương Quế: skuŋh
Vương Lực: soŋ
Baxter: skoŋs
Trịnh Trương Thượng Phương: sqhlooŋs
Phan Ngộ Vân: sqlooŋs
Có 4 trên 6 tác giả phục nguyên âm cổ là /ô/ hay /o/ chứ không phải /u/, đây đều là nguyên âm tròn môi nhưng ô/o có độ mở miệng rộng hơn u, cách đọc Nôm là cây “thông” cũng là một cách đọc cổ, như vậy Tòng là âm cổ hơn âm chính thức phải kiêng húy là “Tùng”.
- Tên chúa Nguyễn Phúc Chu 阮福淍[1]: Kiêng húy Chu đọc ra Châu, ví dụ tên Ngô Tùng Chu, một danh tướng của Nguyễn Ánh thường đọc là Ngô Tòng Châu. Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ của chữ chu 周:
Karlgren: ȶi ̯ʊg
Lí Phương Quế: tjəgw
Vương Lực: tɕiu
Baxter: tjiw
Trịnh Trương Thượng Phương: tjɯw
Phan Ngộ Vân: tjɯw
Dữ liệu này cho thấy cổ âm không phải là có một nguyên âm đơn /u/ mà là nguyên âm phức có -u ở cuối, phù hợp cách đọc “Châu” hơn.
- Tên chúa Nguyễn Phúc Thụ 阮福澍,tránh húy âm thụ đọc ra thọ.
Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ của chữ thụ 澍:
Karlgren: ȶi ̯u
Lí Phương Quế: tjugh
Vương Lực: tɕio
Baxter: tjos
Trịnh Trương Thượng Phương: tjos
Phan Ngộ Vân: tjos
Dữ liệu này cho thấy “thọ” là âm cổ hơn “thụ”.
- Tên hiệu của chúa Nguyễn Phúc Khoát là Vũ Vương, do tránh âm Vũ nên đọc thành Võ. Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ của chữ võ/vũ 武:
Karlgren: mi ̯wo
Lí Phương Quế: mjagx
Vương Lực: mia
Baxter: ŋpjaʔ
Trịnh Trương Thượng Phương: maʔ
Phan Ngộ Vân: mbaʔ
Dữ liệu này cho thấy âm Thượng cổ khác xa với âm Trung cổ “vũ” (Đường âm), phục nguyên của Vương Lực /mia/ đọc gần như “mưa” cho thấy người Việt gọi “vũ 雨” là “mưa” chính là cách đọc cổ của “vũ雨”, đồng âm với chữ武. Do nguyên âm /a/ có độ mở miệng rộng hơn /u/ nên các cách đọc cổ ở trên đều gần với “o” hơn là “u”, đặc biệt tác giả Karlgren phục nguyên có “o” ở cuối (mi ̯wo), như vậy “Võ” có thể là một cách đọc cổ.
- Tên vua Thiệu Trị là Nguyễn Phúc Dung 阮福曧, do tránh húy nên dung đọc ra dong.
Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ của chữ dung容 (chữ dung này không phải chữ húy nhưng đồng âm nên cũng phải tránh):
Karlgren: di ̯uŋ
Lí Phương Quế: grjuŋ
Vương Lực: ʎioŋ
Baxter: ljoŋ
Trịnh Trương Thượng Phương: loŋ
Phan Ngộ Vân: gloŋ
Có 4/6 tác giả phục nguyên nguyên âm là /o/. Trường hợp dung/dong này cũng giống vũ/võ, thụ/thọ, tùng/tòng … tạo lên một hệ thống biến âm rất có quy luật cho thấy âm tránh húy không phải được chọn lựa một cách tùy tiện.
- Tên vua Tự Đức là Nguyễn Phúc Thì阮福時, do tránh húy chữ Thì nên đọc ra Thời .
Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ:
Karlgren: ȡi ̯əg
Lí Phương Quế: djəg
Vương Lực: ʑiə
Baxter: djə
Trịnh Trương Thượng Phương: dj
Phan Ngộ Vân: djɯ
Phân tích dữ liệu này thì thấy cổ âm không phải là nguyên âm /i/ có độ mở miệng hẹp mà nguyên âm chính là /ə/ (ơ) có độ mở miệng rộng hơn, gần với cách đọc “giờ” của tiếng Việt (thời giờ, giờ giấc, bây giờ, bao giờ…). Các cách đọc di 移=dời, lị 利=lợi, nghị 議=ngợi, khỉ 起=khởi cũng cho thấy khả năng thời là một cách đọc cổ đã “Nôm hóa” của thì, chứ không phải là một cách đọc đến thời Tự Đức do phải kiêng húy chữ Thì 時 người ta mới “sáng tác” ra.
Từ điển Việt Bồ La A.D.Rhodes trước thời Tự Đức hai thế kỷ đã có mục từ “thây” là xác chết (chữ Hán là thi 尸), cũng cho thấy thời là một cách đọc cổ của thì, phân tích âm thây /thei/ này thì thấy nguyên âm y đã dài và rõ hơn ở thời /thəi/ cho thấy “thời” là âm xưa hơn trên chặng đường chuyển hóa từ nguyên âm thượng cổ /ơ/ qua nguyên âm trung cổ /i/ của chữ “thì 時”.
- Vua Tự Đức còn có tên chính thức trong Hoàng tộc là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, chữ Nhậm 任tránh húy phải đọc ra Nhiệm. Tuy nhiên các dữ liệu phục nguyên âm cổ lại cho thấy cách đọc có giới âm -i- của Nhiệm chính là một cách đọc cổ:
Karlgren: ȵi ̯u ̆m
Lí Phương Quế: njəm
Vương Lực: ȵiuəm
Baxter: njum
Trịnh Trương Thượng Phương: njɯm
Phan Ngộ Vân: njum
(Cả 6 tác giả đều thống nhất là âm Thượng cổ có giới âm -i- hay -j-)
- Chữ Hoa華, tên húy mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa, có cách viết tránh húy là “ba ”葩 hay 芭 (Chợ Đông Hoa và cửa Đông Hoa ở Huế bị đổi thành Đông Ba). Chữ này còn có cách đọc tránh âm là Huê, nhưng đây là chữ quá thông dụng trong đời sống hàng ngày nên ngoài Bắc thời xưa hình như chả kiêng cữ gì âm Hoa cả, chỉ kiêng khi viết ra thôi.
Xét cách đọc Hóa (Thuận Hóa) thành địa danh “Kẻ Huế” đã có ghi chép từ thời tự điển A.D.Rhodes (1651) với ký âm là “hóê” như ở hình dưới, thì âm Huê cũng chỉ là một biến âm cổ của Hoa:
Cách đọc /a/ ra /e/ (hơi gần ê) còn thấy ở các trường hợp âm cổ xa=>xe, hạ=>hè, trà=>chè .v.v. đây là cách đọc cổ Hán Việt, thậm chí theo người viết phỏng đoán thì có thể có từ trước thời Bắc Thuộc nữa !
- Chữ Nghĩa 義đọc ra Ngãi (tỉnh Quảng Nghĩa đọc ra Quảng Ngãi). Có thuyết cho rằng do tránh tên hiệu Nghĩa Vương Nguyễn Phúc Thái mà đọc ra Ngãi. Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ của chữ nghĩa義:
Karlgren: ŋia
Lí Phương Quế: ŋjiarh
Vương Lực: ŋiai
Baxter: ŋrjajs
Trịnh Trương Thượng Phương: ŋrals
Phan Ngộ Vân: ŋals
Có 5 trên 6 tác giả phục nguyên âm cuối là r/i/j/l là các âm cuối có thể gieo vần với nhau thời Kinh Thi (theo GS Nguyễn Tài Cẩn), phục nguyên trên cho thấy “ngãi” cũng là một âm đọc cổ chứ không phải đến khi phải kỵ húy mới được tạo ra.
- Vài ý kiến nhận xét
- Với 10 trường hợp đã nêu đạt hơn 10% so với bảng kê 80 chữ húy triều Nguyễn của tác giả Dương Phước Thu (bảng kê đó có thể tìm ở phụ lục sách tham khảo 2), tuy chưa nhiều nhưng không phải là ít, tạm đủ để kết luận là nhiều trường hợp việc tránh húy về âm đọc đã được thực hiện bằng cách lấy lại âm cổ xưa của chữ cần kiêng húy, đặc biệt là đối với những chữ phải sử dụng nhiều trong đời sống, nếu đọc trại đi quá xa âm của chữ có thể gây những hậu quả trầm trọng trong ngôn ngữ và đời sống.
- Cách xử lý này rất hài hòa, vừa tránh được âm cần kiêng húy, vừa giữ được ý nghĩa gốc của chữ cần đọc, vừa thể hiện được sự trang nhã “thông kim bác cổ” của người chọn âm … thật là “một công đôi ba việc”.
- Có thể còn nhiều trường hợp còn lại nêu trong bảng phụ lục kể trên cũng từng là cách đọc cổ ví dụ Đang đọc ra Đương, khi so thực tế “trường” mới là cách đọc phổ thông hơn “tràng”, “sơn” phổ thông hơn “san” thì kỵ húy kiểu đó cũng như không vậy.
Tài liệu tham khảo.
- “Chữ húy Việt Nam qua các thời đại”, Ngô Đức Thọ, Viện nghiên cứu Hán Nôm. Hà Nội. 1977.
- “Húy kỵ và Quốc húy thời Nguyễn”, Dương Phước Thu, NXB Thuận Hóa. Huế. 2002
- “ 漢 語 字典”.Vương Lực “Cổ Hán ngữ tự điển”.
- “Khang Hy Tự Điển”, bản trực tuyến trên zdic.net
- “Hoàng Triều Ngọc Điệp”, bản PDF chữ Hán.
- “A Handbook of Old Chinese Phonology”, William H. Baxter, Mouton de Gruyter Berlin – New York 1992.
- “Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt”. Nguyễn Tài Cẩn. NXB Đại học Quốc gia , Hà Nội. 2000.
- “Từ điển Việt Bồ La”, A.D.Rhodes. Bản dịch của nhóm Thanh Lãng. NXB Khoa học Xã Hội. 1991.
- “Nguyễn Phúc Tộc thế phả”. NXB Thuận Hóa. Huế. 1995.
Dữ liệu phục nguyên âm Thượng cổ Hán Ngữ sưu tầm từ trang http://www.eastling.org của Đại học Ngôn ngữ Thượng Hải (trang này đã ngừng cung cấp công khai).
[1] Trong tấm bia ở chùa Thiên Mụ của chính chúa Nguyễn Phúc Chu làm thì chữ Chu viết 週 cũng đã là kiểu viết tránh húy, vì quy ước trong họ chúa Nguyễn thì tên các chúa đều có bộ thủy.