Cơ sở xác định nguồn gốc tiếng Việt (qua 2 bài báo của A.G. Haudricourt)
(Nguồn: http://ngonngu.net/?p=283 )
1. Về phương pháp xác định nguồn gốc ngôn ngữ
Trong lịch sử, có những ngôn ngữ mà vì một lí do nào đó đã bị chia tách ra thành nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ bị chia tách đó thường được gọi là ngôn ngữ mẹ hay ngôn ngữ cơ sở. Như vậy, về nguyên tắc, có thể tìm tòi ngược dòng thời gian lịch sử của những ngôn ngữ được giả định là vốn cùng “sinh ra” từ một ngôn ngữ mẹ, để quy chúng vào những nhóm, những chi, những ngành, những dòng… khác nhau, tuỳ theo mức độ thân thuộc nhiều hay ít.
Đối với mỗi ngôn ngữ, ba mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cũng như các tiểu hệ thống của nó biến đổi không đồng đều, có những mặt, những yếu tố… được bảo toàn rất lâu dài; nhưng cũng có những yếu tố đã biến đổi với những mức độ khác nhau. “Hầu như trong mỗi từ hoặc mỗi hình thức của từ lúc nào cũng có một cái gì đó mới và một cái gì đó cũ”.
Sự biến đổi ngữ âm (điều cần tìm kiếm đầu tiên trong khi nghiên cứu quan hệ cội nguồn của ngôn ngữ) không phải là những biến đổi hỗn loạn mà thường có lí do, có quy luật và theo hệ thống.
Và có một điểm đáng chú ý, được coi là tiền đề quan trọng trong việc phân loại các ngôn ngữ theo quan hệ cội nguồn, là tính võ đoán trong quan hệ ngữ âm với ý nghĩa. Bởi thế, ta có quyền giả định rằng: những từ gần gũi nhau về âm thanh có liên quan hoặc gắn bó với nhau ở ý nghĩa thường luôn luôn bắt nguồn từ cùng một gốc nào đó.
Nếu như phương pháp so sánh loại hình giúp quy các ngôn ngữ vào những loại hình khác nhau, hay phương pháp so sánh đối chiếu phát hiện những tương đồng và khác biệt chủ yếu trên diện đồng đại ở một hay nhiều bình diện, bộ phận của ngôn ngữ, thì để phát hiện ra sự thân thuộc giữa các ngôn ngữ về mặt cội nguồn người ta dùng phương pháp so sánh–lịch sử. Có thể nói, phương pháp so sánh–lịch sử từ việc so sánh, tìm ra các quy luật tương ứng về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp để rồi qua đấy xác định xác định nguồn gốc của một ngôn ngữ, hay quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ về mặt nguồn gốc.
2. Về các ý kiến khác nhau trong việc xác định nguồn gốc tiếng Việt
Hiện nay, quan điểm xếp tiếng Việt vào họ Nam Á (được nêu ra từ năm 1856) được nhiều người chấp nhận và được coi là có cơ sở khoa học nhất. Tuy nhiên, có những ý kiến khác không xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ này.
Ý kiến trước tiên phải kể đến là ý kiến của Taberd (1838): “tiếng Việt chỉ là một nhánh bị thoái hoá của tiếng Hán”. Cơ sở để Taberd đưa ra ý kiến này là trong vốn từ của tiếng Việt hiện nay thì từ vựng có nguồn gốc Hán chiếm đa số. Tuy nhiên, mặc dù có tới 75% từ vựng tiếng Việt có gốc Hán nhưng đại đa số những từ đó đều là những từ văn hoá (những từ thể hiện trình độ phát triển của xã hội). Do đó, chúng phải là những từ vay mượn, chứ không phải là những từ mang tính nguồn gốc. Và theo Maspéro (1912): Bất cứ từ Hán nào vào tiếng Việt đều phải chịu sự chi phối của cơ cấu tiếng Việt.
Loại ý kiến thứ hai là những ý kiến xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Đảo. Đó là ý kiến của Bình Nguyên Lộc với hai cuốn Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (Sài Gòn, 1972) và Lột trần Việt ngữ (Sài Gòn, 1973), và gần đây là ý kiến của tác giả Hồ Lê (1996). Cơ sở của những ý kiến này là sự tương ứng từ vựng giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ khác nhau trong họ Nam Đảo. Tuy nhiên, phải nói ngay rằng, đây là những tương ứng chưa phải là những tương ứng mang tính hệ thống và do đó khả năng vay mượn là rất lớn. Khả năng này còn được đẩy lên cao hơn nữa khi mà, như chúng ta đã biết, sự cư trú đan xen giữa những cư dân Nam Á và cư dân Nam Đảo là có thực và diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Cần phải nói thêm rằng, tác giả Bình Nguyên Lộc đã cho rằng “có 40% từ Mã Lai trong vốn từ của tiếng Việt”, tuy nhiên “trong hai cuốn sách của ông chỉ thấy kể có khoảng dăm chục từ” (1)… Do vậy, có thể nói, việc nêu vấn đề tiếng Việt có quan hệ họ hàng với các ngôn ngữ Nam Đảo chỉ mang tính giả thiết và trong tình hình như vậy có thể nói giả thiết ấy chưa được chứng minh.
Ý kiến thứ ba, đáng chú ý hơn cả, cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc họ ngôn ngữ Thái. Cần phải nói ngay rằng, trong số những ý kiến không xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Á thì cách lí giải cho ý kiến này có vai trò quan trọng nhất. Ý kiến này được Henry Maspéro đề xuất vào đầu thế kỉ 20, và trong một thời gian dài, nó đã chi phối quan niệm về phân loại nguồn gốc ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ trên thế giới. Bằng phương pháp so sánh-lịch sử, với lập luận chặt chẽ, tỉ mỉ về các khía cạnh từ vựng cơ bản, ngữ pháp và thanh điệu, Maspéro đã làm những nhà nghiên cứu đương thời không có cách gì bác bỏ được. Cụ thể là:
– Về từ vựng: giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ Thái cũng như với các ngôn ngữ Mon-Khmer đều có sự tương ứng;
– Về ngữ pháp: tiếng Việt gần với tiếng Thái và khác rất xa với các ngôn ngữ Mon-Khmer hiện nay bởi các tiếng Mon-Khmer có cơ sở sơ sài về hình thái học trong khi đó tiếng Việt là một ngôn ngữ không có giá trị hình thái học.
– Về thanh điệu: với Maspéro, thanh điệu tiếng Việt là một vấn đề quan trọng vì tiếng Việt hiện nay là một ngôn ngữ cũng có thanh điệu như các ngôn ngữ Thái và Hán. Trong khi đó, cho đến nay, các ngôn ngữ Mon-Khmer vẫn là các ngôn ngữ không có thanh điệu.
Tuy nhiên, những luận điểm của Maspéro không phải là không có hạn chế và những hạn chế đó sau này đã được A.G. Haudricourt chỉ ra một cách thuyết phục.
3. Về cơ sở để xác định nguồn gốc tiếng Việt qua hai bài báo của A.G. Haudricourt
3.1. Lập luận của A.G. Haudricourt trong việc chứng minh nguồn gốc Nam Á của tiếng Việt
Trong hai năm 1953 và 1954, A.G. Haudricourt đã lần lượt công bố hai bài báo quan trọng:
- Về nguồn gốc Nam Á của tiếng Việt
- Về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt
Với hai bài báo này, ông đề nghị phải xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Á, chứ không phải là họ Thái như H. Maspéro đã đề nghị. Cần phải nói ngay rằng, A.G. Haudricourt không phải là người đầu tiên nêu ra quan điểm xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Á. Mà, như đã trình bày ở trên, quan điểm này đã được đề xuất từ năm 1856, và hiện nay, đây là quan điểm nhận được nhiều sự đồng tình nhất bởi cơ sở khoa học của nó. Trong số những ý kiến ủng hộ đó, có thể coi lập luận của Haudricourt là đầy đủ nhất và là những lí lẽ đại diện cho cách phân loại này. Hơn thế nữa, qua lập luận của Haudricourt chúng ta còn có thể rút ra được những cơ sở để xác định nguồn gốc tiếng Việt.
Thứ nhất, về vấn đề từ vựng. Sau khi tiến hành khảo sát lại nhóm từ chỉ các bộ phận cơ thể trong tiếng Việt mà Maspéro đã dẫn ra để làm chứng cứ trong công trình so sánh của ông, Haudricourt đã chỉ ra rằng nhóm từ ấy về cơ bản là những từ thuộc về Mon-Khmer, chứ không phải là vừa gốc Thái vừa gốc Mon-Khmer như Maspéro đã chỉ ra. Vì vậy, trên phương diện từ vựng, quan hệ giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ Thái là quan hệ vay mượn.
Thứ hai, về vấn đề ngữ pháp, cụ thể là vấn đề cấu tạo từ bằng phương thức phụ tố. Hiện nay người ta vẫn nhận thấy dấu vết của phương thức này. Ví dụ điển hình là cặp từ giết – chết:
kchết xát hoá > giết
Ngoài ra, còn có một số cặp từ khác: cọc-nọc, kẹp-nẹp, con-non…
Qua những cặp từ như vậy, chúng ta có thể chứng minh chúng là hệ quả của phương thức cấu tạo từ bằng phụ tố còn lưu giữ trong các ngôn ngữ Mon-Khmer. Tuy nhiên, điểm lập luận này, đối với Haudricourt, không phải là quan trọng nhất.
Điểm quan trọng ở đây chính là vấn đề thanh điệu. Haudricourt cho rằng, việc hiện nay tiếng Việt có hệ thống thanh điệu giống như tiếng Thái còn các ngôn ngữ Mon-Khmer không thanh điệu chưa nói lên điều gì về nguồn gốc. Bởi hệ thống thanh điệu có thể xuất hiện, có thể mất đi trong lịch sử của một ngôn ngữ. Hơn nữa, theo V.B. Kasevich, ở một số ngôn ngữ ở Đông Nam Á và Tây Phi tuy chúng đều có thanh điệu và thậm chí có những điểm giống nhau đến kì lạ về ngữ pháp nhưng “tuyệt đối rõ ràng là những ngôn ngữ này không phải là họ hàng” (tr.198).
Theo Haudricourt, thanh điệu tiếng Việt là một hiện tượng mới có, nói cách khác, trước đây tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ không có thanh điệu và hiện nay nó là một ngôn ngữ có thanh điệu giống như các ngôn ngữ Thái. Chính vì điều này mà Haudricourt đã chứng minh được rằng, về nguồn gốc, tiếng Việt tương tự như các ngôn ngữ Mon-Khmer:
– Giữa thanh điệu và phụ âm đầu có liên quan chặt chẽ đến nhau theo hướng các phụ âm đầu tắc vô thanh tương ứng với một thanh có âm vực cao, còn những phụ âm đầu hữu thanh thì tương ứng với thanh điệu có âm vực thấp.
– Thanh điệu tiếng Việt có sự tương ứng với cách kết thúc âm tiết:
+ Hai thanh ngang-huyền: âm tiết mở;
+ Hai thanh hỏi-ngã: âm cuối xát;
+ Hai thanh sắc-nặng: âm cuối tắc yết hầu.
Và cuối cùng, dựa trên kết quả phục nguyên, Haudricourt đã đưa ra sơ đồ về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt như sau:
Đầu công nguyên (không thanh) |
Thế kỉ thứ VI (ba thanh) |
Thế kỉ XII (sáu thanh) |
Ngày nay |
---|---|---|---|
pa | pa | pa | ba |
sla, hla | hla | la | la |
ba | ba | pà | bà |
la | la | là | là |
pas, pah | pà | pả | bả |
slas, hlah | hlà | lả | lả |
bas, bah | bà | pã | bã |
las, lah | là | lã | lã |
pax, pa? | pá | pá | bá |
slax, ba? | hlá | lá | lá |
bax, ba? | bá | pạ | bạ |
lax, la? | lá | lạ | lạ |
Từ những lí lẽ trên, A.G. Haudricourt đã khẳng định: “tốt nhất là chỉ nên xếp tiếng Việt là thành viên của nhánh Mon-Khmer thuộc họ Nam Á ở khu vực Đông Nam Á hiện nay”.
3.2. Cơ sở xác định nguồn gốc tiếng Việt
Chúng ta có thể nhận thấy tiếng Việt đã được các nhà nghiên cứu xếp vào nhiều họ ngôn ngữ khác nhau. Điều này cho thấy các ngôn ngữ trong khu vực, trong quá trình phát triển, có sự tiếp xúc và vay mượn của nhau rất nhiều. Cho nên, khi xác định nguồn gốc tiếng Việt không thể không tính đến yếu tố Thái, yếu tố Nam Đảo và đặc biệt là yếu tố Hán trong tiếng Việt.
Tuy nhiên chúng ta cần phải thấy rằng, hai vấn đề cơ bản và quan trọng nhất, vừa là phương pháp, vừa là cơ sở trong việc xác định nguồn gốc tiếng Việt, là vấn đề từ vựng cơ bản và vấn đề những biến đổi có quy luật của ngữ âm, cụ thể ở đây là quy luật hình thành thanh điệu. Tuy nhiên, việc nhận diện đâu là từ vựng cơ bản và việc xác định đâu là những từ mang tính nguồn gốc, đâu là những từ vay mượn là công việc không đơn giản. Và bất kì việc làm chủ quan, thiếu cẩn trọng hay nhầm lẫn nào cũng chắc chắn sẽ đưa ra những kết luận lệch lạc, sai lầm.
* A.G. Haudricourt (1953 và 1954)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mai Ngọc Chừ – Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 1997.
- Trần Trí Dõi. Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nxb Đại học Quốc gia, H., 2000.
- Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, 1998.
- Cao Xuân Hạo. Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt. Nxb Trẻ, 2001.
- A.G. Haudricourt (1953). Vị trí của tiếng Việt trong các ngôn ngữ Nam Á. (Hoàng Tuệ dịch). In trong Những bài viết về lịch sử tiếng Việt – Trần Trí Dõi biên soạn, Hà Nội, 1997.
- A.G. Haudricourt (1954). Về nguồn gốc các thanh của tiếng Việt. (Hoàng Tuệ dịch). In trong Những bài viết về lịch sử tiếng Việt – Trần Trí Dõi biên soạn, Hà Nội, 1997.
Ký sự thơ về chuyến đi họp lớp Lý K1 ĐHTH Huế, 2014
*13h30 18/07/2014
Khởi hành từ Huế
Đi đường 14B lên Công tum, lần trước tôi đã đi Buôn Mê Thuột nhưng đi đường 19 từ Quy Nhơn lên Pleiku, chưa từng qua Công tum.
*17h30 18/07/2014
Lên đến đường 14 tức đường Hồ Chí Minh ở Nam Giang miền núi Quảng Nam, xe dừng ăn tối.
Đường 14 đoạn qua Nam Giang
Ăn tối ở Nam Giang:
Nam Giang gà núi thịt ngon dai
Khách sáo làm chi mẽ với ai
Tửu đồ bạn hữu đồng khoa cả
Một lít Sa kê thoáng hết chai.
…..
Nửa đêm ngang qua vùng Yali, ở giữa Côngtum & Pleiku:
Nửa đêm qua Yali :
Trường Sơn Tây hôm nay đang mùa mưa
Nhớ bài ca kháng chiến thủa xưa
Hồn thi sĩ say miền đất lạ
Một chuyến xe ta thấy đủ tư mùa.
…
Từ Pleiku đi BMT.
Gần 2 giờ sáng đến Chư Sê:
Đường này nhiều đoạn xấu làm sao
Gợi nhớ đường xưa thủa Pháp trào
Giường nằm tầng thượng đung đưa võng
Biết hưởng thì nên ý vị cao.
*6h00 19/07/2014 đến BMT, khách sạn Đam San:
Cảnh thung lũng nhìn từ cửa sổ ks
8h00 19/07/2104, họp đoàn với cả lớp và uống cafe, tranh thủ chụp lại vài bức ảnh cũ của anh Cuộc và Luận để đưa lên site của lớp :
Hình như ảnh mấy lứa ĐHTH Huế đầu tiên ở Daklak ?
Chụp lại từ bộ ảnh của anh Cuộc.
Ảnh cuộc họp lớp nhân kỷ niệm 20 năm thành lập trường (1976-1996)
chụp lại từ bộ ảnh của Luận
* Sáng 19/07/2014 chơi thác Draysap và ăn trưa ở nhà hàng trong thác. Cách đây 8 năm tôi đã đến đây chơi cùng gia đình Thơ, Luận và cậu Tháo, Toán K1.
Cảnh thác vẫn như xưa.
Lần thứ 2 đến Draysap
Draysap này ta đến lần hai
Dòng thác bạc chưa thôi gầm rú
Bậc đá rỗ ngàn năm theo nước chảy
Bước gập ghềnh cho thi tứ chông chênh.
…
* 15h30 Ghé thắp hương tại nhà Hồ Văn Thơ:
Thái Sơn đại diện cho anh em đứng mặc niệm.
*16h00 thăm nhà vườn của anh Cuộc
Cây phật thủ trong vườn nhà anh Cuộc
* 17h30 buổi họp mặt giao lưu toàn lớp tại khu du lịch sinh thái Ko’Tam, có mời vợ Thơ và hai con, và có một số bạn đại diện cho các khóa đầu tiên ĐTTH Huế ở BMT.
Sân cổng khu du lịch.
Tây Nguyên kỳ hoa dị quả trong khu sinh thái.
To to chừng trái bưởi
Bóng láng tựa trái dưa
Màu vỏ giống trái dừa
Lá dường bằng lá mít
Trái chi chi chẳng biết
Dị quả có danh bêu
Bác nào biết thử nêu
Nó là trái chi vậy ?
Hình ảnh trong buổi giao lưu gặp gỡ:
Do máy Ipad không có đèn nên không chụp buổi tối được
… đang chờ các bạn mang máy ảnh xịn gởi lên …
Xem VIDEO thể hiện của Ca sĩ Thanh Hà tại buổi gặp mặt.
Có lẽ trong buổi họp mặt uống dữ quá nên thơ “bốn bánh” đang chạy bon bon bỗng xẹp lốp, xin có vài vần mô tả thực tình cảnh:
Wisky vào thi tứ biến đi đâu
Thơ bốn bánh không lăn mà lết
Vần trúc trắc vài câu mắc mệt
Úm ba la phép lạ ở đâu nào
Gieo vần lục bát cho mau
Đưa lên oép lớp vài câu tình hình…
* 6h30 sáng 20/07/2014 Võ Quang Hiền và Lê Quý Thông từ Huế vào họp đoàn, uống cafe ăn sáng ở KS Đam San
* 9h00 đi thăm khu du lịch sinh thái Buôn Đôn
Vợ và 2 con Hồ Văn Thơ
Ăn trưa tại nhà hàng (nhà sàn) trong khu du lịch Buôn Đôn
TOÀN BỘ ẢNH CHỤP By Fanzung:
BÀI THƠ TỔNG KẾT TRÊN CHUYẾN XE TRỞ VỀ HUẾ
Chuyến xe ra khách sao trống trải
Cơn mưa chiều gội sạch dải đồi thông
Cao nguyên ngút mắt xa trông
Sườn đồi thung lũng xanh trong một màu
Nhân họp lớp cùng nhau tính sổ
Kẻ mất người còn ai có ai không
Đời người như những dòng sông
Nguồn xanh chảy khuất còn mong trở về ?
Gần sáu chục so bề sự nghiệp
Giữa cuộc đời cũng chẳng lép chút nghề riêng
Bây giờ qua tuổi tri thiên
Vợ con gia thất cũng yên bầy đàn
Học Công Trứ lấy thanh nhàn làm lãi !
Cao hứng lại “đi về một cõi”
Điệp khúc thời “rau đắng nấu canh”
Lớp mình nay hội quần anh
Lại bàn về nguồn gốc người Việt
<Quote>:
Tích DãThế kỉ 15 trở đi người Việt Nam từ
Lạng Sơn đến Cà Mau thì lịch sử đã
rõ ràng thì không bàn làm gì. Chữ 越
người miền Bắc đọc là ‘việt’,
người miền Nam đọc là ‘diệt’ thì cũng
chẳng liên hệ gì với từ ‘rìu’, ‘búa’
là từ gốc Việt so với gốc Hán-Việt
là ‘việt/diệt’ hay âm đọc Quảng Đông
là ‘jyut’, âm đọc Bắc Kinh là ‘yue’. Há
chẳng phải ư?Chuyện nguồn gốc Bách Việt di cư
xuống thì rất mù mịt, ngoài việc cùng
gọi là người Việt (越). Như dòng họ
nhà tôi đây, chỉ biết từ thế kỉ 13
có gốc ở miền Bắc xuống xứ Nghệ
phát triển đến nay, về trước thì mù
tịt. Nói chi đến sâu xa hơn ở tẩn
đâu? Còn như chuyện họ Hồng Bàng, họ
Thục đã xưa lắm rồi, họ có từ phía
bắc xuống thì cũng chỉ là một dòng
họ nào đó thôi, cũng như một số dòng
họ như họ Hồ, họ Võ từ thời Bắc
thuộc, nhưng không phải là phần nhiều.
Chỉ dựa vào đấy mà bảo người Kinh
(Việt Nam) ngày nay có gốc Bách Việt thì
thật là vô lí. Trong khi sách cổ đã xác
nhận có người Lạc bản địa từ
trước thời Bắc thuộc.</Quote>
Tích Dã tiên sinh giải thích ra sao về cứ liệu khảo cổ ở khu mộ cổ Mán Bạc có cả xương cốt chủng người châu Á (Mongoloid) và chủng người Đa Đảo phương Nam (Australoid) :
[www.bbc.co.uk]
Khu mộ Mán Bạc có niên đại khoảng 3800 năm trước, giả định nếu nhóm Mongoloid “Nam tiến” khoảng vài trăm năm trước đó thì phù hợp khá tốt với truyền thuyết Lạc Long Quân-Hùng Vương hơn 4000 năm của người Việt.
Bài thơ Tặng Cao Li sứ của Nguyễn Huy Oánh mà tiên sinh dịch
“…
Thành Thang quân viễn tổ,
Viêm Đế ngã gia tiên…”
Xem ra lại đúng với cứ liệu khảo cổ trên, Thành Thang 1766 TCN-1761TCN tức khoảng 3800 năm trước, lúc đó thì nhóm chủng Mongoloid đã có mặt ở Bắc Việt rồi nên dân Việt đâu có thèm nhận Thành Thang là viễn tổ, mà nhận xa hơn 1000 năm nữa tới tận thời Viêm Đế-Thần Nông.
Ngoài ra nếu cứ theo sách Tàu thì nhóm thị tộc Thần Nông cùng gốc với nhóm Hán Tộc Hoàng Hà … nhưng Tích tiên sinh đã có chứng cứ khoa học (ví dụ ADN) nào chưa ngoài trùng điệp sử Tàu mà nhóm tiên sinh đưa lên diễn đàn này ?
Cứ liệu ngôn ngữ thì lại cho thấy chữ Giang 江 vốn có bộ phận biểu âm là chữ Công 工, âm thượng cổ theo nhà ngôn ngữ học Baxter phục nguyên là kroŋ , nhiều tác giả nhận định có nguồn gốc ở từ “sông” của phương Nam (Krông ở Tây Nguyên, Không ở người Mường…) đối lập với từ “hà” của nhóm Hán tộc gốc Hoàng Hà. Từ địa 地 âm thượng cổ theo Baxter phục nguyên là djejs rất gần với tiếng Khmer “đây” nghĩa là đất và tiếng Việt “đai” cũng là đất (còn lưu tích rõ trong từ kép “đất đai”), đối lập với từ “thổ” của nhóm Hán tộc sống trên vùng đất hoàng thổ, sông Hoàng .v.v.
Mà vùng trung lưu Trường Giang có Hồ Bắc là đất sinh Viêm Đế, Hồ Nam là nơi có lăng Viêm Đế, do đó nếu nhận định Viêm Đế – Thần Nông Thị vốn là một nhóm tộc gốc phương Nam hay chịu ảnh hưởng của phương Nam thì đâu phải vô lý ?
Đâu phải vị vua nào các chú Tàu nhận là vua của mình cũng là dân Hán gốc, như vua Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn (họ Thiết Mộc Chân) với vua Thanh (họ Ái Tân Giác La) không phải là những chứng cứ hùng hồn sao ? Cái thuyết “nhận xằng” có lẽ lên áp dụng cho các chú Tàu đúng hơn là dân Việt (xem ghi chú 2).
Về nguồn gốc từ “Việt” thì sử Tàu đã đề cập đến chuyện nước Việt Thường dâng rùa trên lưng có chữ từ thời vua Nghiêu (xem ghi chú 1), xa hơn ngàn rưởi năm trước nước Việt của Câu Tiễn, và nước Việt Thường ít ra cũng tồn tại hơn ngàn năm để đến đời Chu Thành Vương lại tiếp tục đến dâng chim trĩ. Xem vậy không phải người Việt (Kinh) thèm cái danh Bá của Câu Tiễn mà ăn trộm cái tên “Việt” đâu.
***
Ghi chú 1:
《通志》(宋•鄭樵[1104年-1162年]撰)又按陶唐之世,越裳國獻神龜,蓋千歲,方三尺餘,背有科斗文記開闢以來,堯命錄之,謂之龜歴。
《Thông Chí 》(Tống •Trịnh Tiều [1104-1162]soạn) Hựu án Đào Đường chi thế, Việt thường quốc hiến thần quy, cái thiên tuế, phương tam xích dư, bối hữu khoa đẩu văn kí khai tịch dĩ lai, Nghiêu mạng lục chi, vị chi Quy Lịch.
(Lại xét đời Đào Đường, nước Việt Thường dâng con rùa thần, phải đến hơn nghìn năm tuổi, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là Quy Lịch tức Lịch rùa)
***
Ghi chú 2:
Dân Việt có đạo thờ tổ tiên rất nghiêm cẩn, khó có chuyện bưng một thằng ngoại tộc đặt lên bàn thờ.
***