huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Sử địa

Ngọc hình rồng ở di chỉ văn hóa Hồng Sơn Trung Quốc có gốc từ Lạc Việt ?


NGỌC HÌNH RỒNG Ở DI CHỈ VĂN HÓA HỒNG SƠN TRUNG QUỐC CÓ GỐC TỪ LẠC VIỆT ?

-FANZUNG-

 

Dẫn nhập:

Nghi án về việc người Việt “thấy người sang bắt quàng làm họ”, đã nhận bừa là dòng dõi vua Thần Nông[1], là “con rồng cháu tiên”, và “ăn cắp” hình tượng con “long” của nền văn hóa Trung Hoa về làm con “rồng” trong tiếng Việt là điều mà người viết băn khoăn lâu nay. Về cứ liệu ngôn ngữ, nhà ngôn ngữ học đương đại nổi tiếng William H. Baxter (người Mỹ) đã phục nguyên âm Hán thượng cổ của chữ Long /là b-rjoŋ, còn nhà ngôn ngữ học Trung Quốc là Trịnh Trương Thượng Phương phục nguyên b·roŋ…  tức là khá gần âm “rồng” của người Việt, chỉ cần đọc lướt tiền âm tiết theo xu hướng đơn tiết hóa của tiếng Việt là thành “rồng”. Như thế rõ ràng chính người  Hán đã “đọc trại” âm r- thời thượng cổ ra l-,  chứ không phải dân Việt học chữ “long” của người Hán trong thời Bắc Thuộc rồi đọc trại ra “rồng”, chính âm “rồng” của tiếng Việt hiện nay mới gần âm thượng cổ của chữ  Long  /hơn là tiếng Hán hiện đại. Tuy nhiên dầu sao đó cũng chỉ là cứ liệu ngôn ngữ, còn cần thêm các cứ liệu khảo cổ, phân tích di truyền nhiễm sắc thể ADN v.v. để xác minh, và đây là cứ liệu khảo cổ:

Cuối năm trước (2012, nghĩa là vừa mới trước Tết Quý Tỵ), trang Lạc Việt Văn Hóa (http://www.luoyue.net) của Trung Quốc vừa đưa lên một thông tin giật gân, phát biểu nguyên văn như sau:
红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙

“Hồng Sơn văn hóa ngọc trư long chi tổ: Cổ Lạc Việt ngọc trư long” (Tổ của ngọc trư long của văn hóa Hồng Sơn : là ngọc trư long Lạc Việt)

Văn hóa Hồng Sơn có niên đại hơn 5000 năm trước ở vùng Hồng Sơn, phía tây tỉnh Liêu Ninh, nằm ở thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ, núi ở khu vực này có màu đỏ nên được gọi là Hồng Sơn. Ngày nay, giới khảo cổ lấy vùng chu vi 200.000 kilomet vuông với Hồng Sơn làm trung tâm gọi chung là khu vực Văn hóa Hồng Sơn. Hiện vật khảo cổ đặc trưng nhất của nền văn hóa này là ngọc trư long tức là ngọc có đầu hình lợn, thân hình rắn, và ngọc rồng hình chữ C, một số tác giả cho đây chính là xuất phát của biểu tượng con rồng trong nền văn minh phương Đông. Lưu ý rằng ngọc rồng hình chữ C đã được Ngân hàng Hoa Hạ của Trung quốc lấy làm biểu tượng (xem: http://www.hxb.com.cn/chinese/images/logo.gif).

Xem chi tiết các hiện vật khảo cổ ngọc trư long Lạc Việt ở trang : http://www.luoyue.net/show.aspx?tid=1148 , tiếc là trang này chỉ đưa lên các hình ảnh hiện vật cùng cái tiêu đề “giật gân” ở trên mà không thấy thảo luận hay thông tin gì cả:


红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙

红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙.  Tổ của ngọc trư long văn hóa Hồng Sơn : ngọc trư long Lạc Việt

 红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙

红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙 . Tổ của ngọc trư long văn hóa Hồng Sơn : ngọc trư long Lạc Việt

红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙

红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙. Tổ của ngọc trư long văn hóa Hồng Sơn : ngọc trư long Lạc Việt

 红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙

红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙. Tổ của ngọc trư long văn hóa Hồng Sơn : ngọc trư long Lạc Việt

 红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙

 

红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙. Tổ của ngọc trư long văn hóa Hồng Sơn : ngọc trư long Lạc Việt

***

Các ảnh hiện vật trên đều không ghi rõ xuất xứ, riêng hình sau ghi rõ là ở huyện Long An, Quảng Tây:

隆安新发现的骆越玉猪龙

隆安新发现的骆越玉猪龙 (Long An tân phát hiện đích Lạc Việt ngọc trư long)

Về địa lý thì huyện Long An ở phía tây thành phố Nam Ninh tỉnh Quảng Tây, sát cạnh huyện Bình Quả là nơi phát hiện chữ Lạc Việt cổ niên đại 4000-5000 năm, (trước chữ giáp cốt của Trung Quốc đến hơn ngàn năm ! tham khảo: http://fanzung.com/?p=483 ). Hai huyện này chỉ cách biên giới Việt Nam gần 100km trong khi cách xa vùng văn hóa Hồng Sơn đến gần 2000km.

Bây giờ xin các bạn so sánh kiểu dáng của ngọc trư long khai quật được ở huyện Vũ Minh, giáp phía bắc thành phố Nam Ninh (http://baike.baidu.com/picview/5264786/5294561/963762/b29f8282cb95b5df6d81190a.html#albumindex=2&picindex=5) , với ngọc Rồng hình chữ C ở văn hóa Hồng Sơn:

http://g.hiphotos.baidu.com/baike/c%3DbaikeA1%2C10%2C95/sign=210fa0981a4c510fbac4b54b0932406c/faedab64034f78f0517de4a379310a55b219ebc4b7453c57.jpghttp://www.vartcn.com/art/UploadFiles/200711/20071112104823300.jpg

Bên trái màu vàng nhạt là ngọc trư long Lạc Việt, bên phải màu xanh đen là ngọc Rồng hình C Hồng Sơn. Nhìn qua thấy kiểu dáng rất giống nhau, nhưng trư long Lạc Việt dáng tròn mập và ít chi tiết sắc sảo hơn ngọc trư long Hồng Sơn, dạng tròn mập này cũng cho thấy sự chuyển tiếp từ ngọc trư long sang ngọc Rồng hình C.

Các điểm giống nhau:
– Dạng chung có hình chữ C
– Mũi rồng hơi vếch lên
– Có mào ở gáy
– Kiểu dáng mào cũng giống nhau
– Có lỗ xỏ dây nằm ngay giữa chữ C, khá cân đối ở vị trí trọng tâm.

Tham khảo thêm một số hình ngọc trư long trên mạng của TQ (có lẽ là ở Hồng Sơn, http://baike.baidu.com/view/57983.htm):

玉猪龙图片集(18张图片) . . .

 Và so sánh với ngọc hình rồng Lạc Việt (http://www.luoyue.net/show.aspx?tid=717 ) khai quật được ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây, trong cương vực của nhà nước Văn Lang của Hùng Vương theo sử Việt, nguyên tiêu đề trang đó là :

骆越龙文化中国最古老的龙文化文物集萃
(Văn hóa Rồng Lạc Việt – sưu tập văn vật của Văn hóa Rồng Trung Quốc tối cổ)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

邕江出水的新石器时代早期石龙 (Đá hình rồng thời sơ kỳ đồ đá mới, vớt được từ dưới nước ở Ung Giang)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

中国最古老的龙凤图腾刻画纹 (Tranh khắc nổi trên đá hình rồng phượng, tối cổ ở Trung Quốc)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

武鸣岩洞葬出土的C形龙玉佩 (Ngọc bội Rồng hình C khai quật trong mộ táng động đá ở huyện Vũ Minh)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

武鸣出土的C形龙玉佩 (Ngọc bội Rồng hình C khai quật từ dưới đất ở huyện Vũ Minh)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

隆安岩洞葬出土的猪龙玉佩 (Ngọc bội trư long khai quật trong mộ táng động đá ở huyện Long An)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

隆安出土的猪龙玉佩 (Ngọc bội trư long khai quật từ dưới đất ở huyện Long An)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

合浦出土的猪龙玉佩 (Ngọc bội trư long khai quật từ dưới đất ở Hợp Phố)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

合浦出土的猪龙玉佩 (Ngọc bội trư long khai quật từ dưới đất ở Hợp Phố)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

隆安出土的C形龙玉佩 (Ngọc bội Rồng hình C khai quật từ dưới đất ở huyện Long An)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

田东出土的C形龙玉佩 (Ngọc bội Rồng hình C khai quật từ dưới đất ở Điền Đông)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

左江出水的C形龙玉佩 (Ngọc bội Rồng hình C khai quật từ dưới đất ở Tả Giang)

 骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

隆安出土的猪龙玉佩 (Ngọc bội trư long khai quật từ dưới đất ở huyện Long An)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

隆安出土的猪形玉佩 (Ngọc bội trư hình, khai quật từ dưới đất ở huyện Long An)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

武鸣出土的龙形玉玦 (Ngọc khuyết hình rồng khai quật từ dưới đất ở huyện Vũ Minh)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

武鸣出土的春秋玉龙 (Ngọc rồng thời Xuân Thu, khai quật từ dưới đất ở huyện Vũ Minh)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

武鸣出土的春秋玉龙 (Ngọc rồng thời Xuân Thu, khai quật từ dưới đất ở huyện Vũ Minh)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

武鸣出土的春秋玉龙 (Ngọc rồng thời Xuân Thu, khai quật từ dưới đất ở huyện Vũ Minh)


骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

武鸣出土的春秋玉龙 (Ngọc rồng thời Xuân Thu, khai quật từ dưới đất ở huyện Vũ Minh)

骆越龙文化--中国最古老的龙文化文物集萃

横县郁江出水的战国双龙玉佩 (Ngọc bội song long thời Chiến Quốc, khai quật từ dưới nước ở Úc Giang, Hoành huyện)

Quan sát các hiện vật ngọc hình rồng Lạc Việt, chúng ta thấy có sự phát triển liên tục có hệ thống bắt đầu từ đá hình rồng thời sơ kỳ đồ đá mới, vớt được từ dưới nước ở Ung Giang có hình dạng cực kỳ thô sơ, tiến tới ngọc trư long loại thô và loại tinh, tiếp theo là ngọc rồng hình C chế tác tinh xảo hơn. Tới thời Xuân thu thì hình dạng vươn dài của rồng đã tương đối giống ngày ngay, cuối cùng là ngọc rồng “Song long” thời Chiến quốc thì căn bản đã giống như ngày nay, nếu không có giới thiệu người xem có thể nghĩ đó chỉ là con rồng thời nay với đôi chút cách điệu. Chính đặc điểm có tính hệ thống liên tục và đa dạng này đã khiến chúng ta có thể thấy rằng đây không phải là các cứ liệu khảo cổ giả tạo, các viên đá hình rồng thời sơ kỳ đồ đá cũng chỉ ra điểm khởi đầu hệ thống vốn ở ngay bản địa chứ không phải du nhập từ nơi khác đến.


[1] Người viết từng đưa lên diễn đàn viethoc.org/phorum cứ liệu là lăng Viêm Đế (Thần Nông thị) ở huyện Viêm Lăng trong khu vực Tương Giang phía nam tỉnh Hồ Nam, tức là trong phạm vi cương vực nhà nước Văn Lang theo sử Việt. Đây vốn là đất “man di”, đến khoảng thế kỷ 4 trước CN mới bị nước Sở thôn tính, nằm rất xa với vùng lưu vực Hoàng Hà nơi phát nguyên của Hán tộc.

Người Việt học nghề nông từ nhóm Tai-Kadai ?

Đặt vấn đề:  Từ cuối năm 2011, khi phát hiện được chữ Lạc Việt cổ trên các xẻng đá ở di chỉ Cảm Tang (huyện Bình Quả, Quảng tây, TQ) với niên đại có thể cổ xưa hơn chữ giáp cốt của TQ đến hơn ngàn năm, việc nghiên cứu nền văn minh Lạc Việt cổ đã được đẩy mạnh.  Có lẽ các nhà nghiên cứu TQ rất khó có thể chấp nhận được sự thực là người Việt (Kinh tộc) là nhóm thừa kế chính của nền văn minh Lạc Việt, nên có tác giả dựa vào một giả thuyết của giới ngôn ngữ học cho rằng dân Việt (Kinh) vốn từ vùng trung Việt hay trung Lào tiến ra xâm chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ của dân Thái-Kađai, hòa trộn với Thái-Kađai và sau đó đã học nghề trồng lúa cùng với nền văn minh nông nghiệp của dân Thái-Kađai… để nhận định rằng nhóm Thái-Kađai mà đại biểu hiện nay là người Choang, Tày, Nùng  mới đúng là cư dân cổ xưa ở vùng đồng bằng sông Hồng chứ không phải dân Kinh.

Quả đúng các nhà ngôn ngữ học Việt Nam có giả thuyết đó, nhưng niên đại của sự kiện trên  mà họ đưa ra là khoảng 3500 năm trước, tức là rất xa xưa, trước thời Bắc thuộc đến hơn ngàn năm, trước cả lúc hình thành nền văn minh trống đồng của các nhóm tộc Lạc Việt, vậy mà có học giả TQ lại cho rằng sự kiện trên mới xảy ra cuối đời Đường, khi chính quyền phong kiến TQ suy yếu không quản nổi vùng đất phương Nam, thâm ý của họ thật rõ ràng: muốn tách rời người Việt Nam khỏi nền văn minh Lạc Việt cổ với thể hiện tiêu biểu là trống đồng.

Sau đây là vài số liệu so sánh ngôn ngữ cho thấy giả thuyết dân Việt (Kinh) vốn từ vùng trung Việt hay trung Lào tiến ra xâm chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ của dân Thái-Kađai, hòa trộn với Thái-Kađai và sau đó đã học nghề trồng lúa của dân Thái-Kađai … là giả thuyết có điểm đáng ngờ :

So sánh các từ liên quan tới nghề nông giữa hai nhóm Việt-Mường và Thái-Kađai (gồm Tày và Thái đen là hai nhóm Thái-Kađai có địa bàn cư trú tiếp giáp với người Việt):
Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'Tiếng Việt Tiếng Mường Tiếng Tày Trâu Ilu Vài Bỏ Mò Mò Cày cải Thay Bừa Pừa Phưa Ruộng Nà Nà Mạ Mã Chả Lúa Lỗ Khẩu Thác ? Khẩu Gạo Cảo Khẩu Rơm Thóc Vàng Rạ ? ? Thái đen Quãi Ngúa Thay Ban Nã Cả Khảu Khảu Khảu Phưỡng Phưỡng Tiếng Hán Chữ Hán Thủy ngưu 水牛 Ngưu 牛 Canh 耕 Sử 期 Điền ç Miêu 苗 禾 稻米 稻米 稻杆 稻杆 Đạo, Đạo mề Đạo can Đạo can'

Nhận xét:

1- Các từ căn bản liên quan tới nghề trồng lúa tiếng Việt khác Thái-Kađai nhiều.

2- Tiếng Việt có các từ phân biệt rất chi tiết từ cây mạ cho tới cây lúa, hạt thóc, hạt gạo, rơm, rạ … trong khi Thái gọi chung thóc, lúa, gạo là “khảu”, gọi chung rơm, rạ là “phưỡng”. Tiếng Việt cũng có từ riêng “nghé” để gọi trâu con, còn bò con có tên riêng là “bê”.

3- Con trâu là đầu cơ nghiệp nhà nông nhưng tiếng Việt “trâu” hay tiếng Mường “tlu” lại khác hẳn tiếng Thái “kvai” (quãi) và tiếng Tày “vài” (hay “hoài”), còn con bò tiếng Việt (hay mò tiếng Mường) cũng khác hẳn tiếng Thái đen “ngúa” (có lẽ ngúa cùng gốc với ngưu của nhóm Hán-Tạng ?). Trong lúc đó người Di tận Quý Châu lại gọi con bò là “lɯ” khá giống với tiếng Việt Mường cổ gọi con trâu là “t-lu” … Người Di có thể từng là cư dân cổ xưa vùng Hồ Bắc, Hồ Nam, trong đó có vùng Tương Giang “Cổ Lạc Việt chi địa” ở Hồ Nam, người Di cũng là một trong số ít tộc gốc Hán Tạng nhưng lại có một phần M88, là nhóm Y-ADN đặc trưng của dân Kinh (nhưng hiện người viết chưa có con số % cụ thể M88 ở người Di).

4- Người  Tày gọi con bò là “mò”, gọi bừa là “phưa”, gần giống tiếng Mường (là lưu ảnh của tiếng Việt cổ) nhưng có thể chính Tày đã mượn của Việt – Mường, vì so sánh thì Thái đen (ở vùng Tây Bắc VN, vốn từ Vân Nam thiên di xuống) gọi bò là “ngúa”, bừa là “ban”, có lẽ đó mới đúng là từ gốc Thái-Kađai.

5- Đặc biệt thú vị là vấn đề từ nguyên của cày/canh:

Từ “cày” trong tiếng Mường là “cằl” (theo từ điển Mường-Việt, Nguyễn Văn Khang chủ biên).

Tiếng Việt không phát âm được phụ âm cuối -l nên ký âm “cằl” thường bị đọc ra “cằn”, nhưng xét cấu âm thì có lẽ “cằl” gần với “cănh” hay “canh” hơn, tức đọc gần giống từ Hán Việt “canh 耕” cũng có nghĩa là “cày” (Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt của GS Nguyễn Tài Cẩn cho biết có nhiều từ tiếng Việt có âm cuối -i, -y vốn gốc từ âm cuối -r, -l, -j tiếng tiền Việt-Mường).

Nếu dựa theo các vết tích khảo cổ về nghề trồng lúa ở đồng bằng Bắc Bộ từ cả ngàn năm trước Công nguyên thì phải mạnh dạn đặt giả thuyết cằl/cày là một từ mà tổ tiên Việt-Mường đã truyền lại từ thời xa xưa, trước thời kỳ Bắc Thuộc rất lâu, chứ không phải Việt-Mường mới đi mượn từ “canh” của Hán tộc sau khi bị đô hộ rồi đọc trại ra “cằl” rồi thành “cày”, và càng không phải là tiếp thu từ “thay” của nhóm Thái-Kađai.

Còn tại sao âm Việt Mường cổ lại gần với âm Hán Việt “canh” thì tạm thời chưa bàn sâu vì vấn đề này dễ gây tranh cãi lạc đề. Tuy nhiên cũng phải nói rõ rằng thời đại “Thần Nông”, ông tổ nghề trồng lúa, vốn cũng chỉ là truyền thuyết, chưa có cứ liệu khoa học chắc chắn nào chứng minh thị tộc Thần Nông là gốc Hán tộc ở Hoàng Hà, là gốc Khương ở Tứ Xuyên hay là gốc Bách Việt ở Trường Giang cả. Ngay cả việc dân Bách Việt đa phần nói tiếng Nam Á (tức Austro-Asia, cùng ngữ hệ với dân Kinh) chứ không phải tiếng Tai-Kadai, các học giả TQ hiện cũng chưa thừa nhận, dù đã có nhiều bằng chứng ngôn ngữ khá rõ, xin xem các bài tại hạ đã post lên, chẳng hạn :
[www.viethoc.org]
[www.viethoc.org]

Vùng Lĩnh Nam lập quốc từ thời Đường Ngu ?

Trên diễn đàn viethoc, trong chủ đề http://www.viethoc.org/phorum/read.php?11,33998,59292,quote=1#REPLY, bác huongho vừa dẫn sách Thông Điển của Đỗ Hữu 杜佑 thời Đường (801):
通典卷第一百八十四 – 州郡十四

http://ishare.iask.sina.com.cn/f/23826745.html

Lướt qua mấy trang đầu tại hạ chợt đọc thấy một thông tin hết sức quan trọng:


自嶺而南當唐虞三代為蠻夷之國
Tự Lĩnh nhi nam đương Đường Ngu Tam Đại vi man di chi quốc.

Tạm dịch: Từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam, ngang với đời Đường Ngu và Tam Đại là (một) nước man di.

===
Đường Ngu tức là vua Nghiêu họ Đào Đường ( 2337 TCN–2258 TCN) và vua Thuấn họ Hữu Ngu.
Tam Đại tức 3 đời Hạ (bắt đầu từ vua Vũ), Thương, Chu .

Như vậy truyền thuyết về thời đại Hồng Bàng – Hùng Vương của người Việt đâu phải là chuyện tự người Việt bịa đặt ra, ban đầu do Trần Thế Pháp “bịa ra” trong Lĩnh Nam Trích Quái, rồi sử quan đô tổng tài thời Lê là tiến sĩ Vũ Quỳnh “ghi bậy” vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư  như có người từng quy kết?

Để ý Thông Điển (801) có trước Việt Sử Lược và Lĩnh Nam Trích Quái đến khoảng nửa thiên niên kỷ.

Dẫu sách Tàu đã viết theo kiểu miệt thị gọi nước của người Việt là “man di” đi nữa thì vẫn là một “quốc” chứ không viết là một “xứ” hay một bộ lạc, hơn nữa ngay câu sau lại nhắc tới “quân” tức là “vua” của “man di chi quốc” này nên hiển nhiên phải hiểu theo nghĩa “quốc gia” … Thông tin này cũng phù hợp với thông tin của TS Nguyễn Việt cho biết đã tìm thấy nha chương bằng ngọc, biểu hiện của quyền lực, trên đất nước ta với niên đại khoảng 3500-3800 năm trước trong một ngôi mộ cổ ở Xóm Rền (Phù Ninh, Phú Thọ), khoảng 3800 năm trước là khoảng gần cuối nhà Hạ  (thế kỷ 21 TCN – 16 TCN). Nha chương này có cùng chất liệu với các vòng ngọc tìm thấy trong ngôi mộ cổ đó nên có khả năng lớn là được chế tác tại chỗ, chứ không phải là từ TQ truyền sang qua con đường giao lưu buôn bán.

Phiên âm trang sách Thông Điển ở trên:
——–
CỔ NAM VIỆT
Tự Lĩnh nhi nam đương Đường Ngu Tam Đại vi man di chi quốc, thị Bách Việt chi địa, diệc vị chi Nam Việt.
Hoặc vân Nam Việt chi quân diệc Hạ Vũ chi hậu ? Án Âu Việt (U Việt?), Mân Việt Vũ hậu Thiếu Khang chi thứ tử sở phong chi địa, tức Nam Việt phi kì chủng dã. Cố Dư địa chí vân: đông nam hữu nhị Việt kì nghĩa vị tường. Hoặc viết tự Giao Chỉ chí ư Cối Kê thất bát thiên lý Bách Việt tạp xứ các hữu chủng tính, cố bất đắc tận vân Thiếu Khang chi hậu.
Cổ vị chi Điêu Đề.
vị điêu đề khắc kì ngạch dã, Lễ ký Vương chế viết: Nam phương viết Điêu Đề.
Phi Vũ Cống cửu châu chi vực, hựu phi Chu lễ chức phương chi hạn.
Tấn thư, Tùy thư tịnh vị Giao Quảng chi địa, vi Vũ Cống Dương Châu vực, kim kê kì phong lược khảo kì trấn sổ tắc Vũ Cống chức phương giai bất cập thử, cố liệt ư cửu châu chi ngoại.
Tại thiên văn Khiên Ngưu Vụ Nữ tắc Việt chi Nam phận dã.
Vị Hán chi Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam giai kì phân dã. Kim Nam Hải, Nghĩa Ninh, Hải Phong, Ân Bình, Nam Lăng, Chiêu Nghĩa, Lâm Giá, Cao Yếu, Trạch Giang, Cảm Nghĩa, Lâm Giang, Phù Nam, Tấn Khang, Lâm Phong, Khai Dương, Cao Lương, Thủy An chi nam cảnh. Bình Lạc,
Mông Sơn, Chính Bình, Khai Giang …

=======

Tại hạ tạm dịch theo vốn hiểu biết hạn hẹp của mình:

ĐẤT NAM VIỆT CỔ

Từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam ngang với đời Đường Ngu và Tam Đại là một nước man di, nằm trong đất Bách Việt, cũng gọi là Nam Việt.
Có kẻ nói quân trưởng của Nam Việt là dòng dõi của vua Hạ Vũ ? Nhưng xét Âu Việt, Mân Việt mới là đất phong của con thứ của Thiếu Khang, đời sau của Vũ, thì Nam Việt không phải dòng giống ấy đâu. Xưa sách Dư Địa Chí có viết: đông nam có hai Việt, nghĩa ấy còn chưa rõ. Lại có sách viết từ Giao Chỉ tới Cối Kê bảy tám ngàn dặm, dân Bách Việt cư trú nhiều nơi đều có dòng có họ, như vậy không thể quy kết tất cả là hậu duệ của Thiếu Khang được.

Thời cổ gọi là (người) Điêu Đề.
Nói điêu đề nghĩa là chạm trổ nơi trán.
Sách Lễ ký phần Vương chế viết: (người) phương Nam gọi là (người) Điêu Đề.

Không nằm trong phạm vi Chín Châu của sách Vũ Cống, cũng không nằm trong giới hạn phân phong của sách Chu Lễ.
Tấn thư, Tùy thư đều gọi là đất Giao Quảng, cho là thuộc vào Dương Châu của sách Vũ Cống, nay thống kê các đất phong, khảo qua nhiều trấn trong sách Vũ Cống hay sách phân phong mà đều không khớp, vì vậy phải kể là nằm ngoài phạm vi chín châu.

Theo thiên văn địa phận sao Khiên Ngưu, Vụ Nữ ứng với địa phận phía nam của đất Việt.
Thời Hán gồm địa phận các quận Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam Hải, Nhật Nam.
Nay (tức thời Đường) là đất Nam Hải, Nghĩa Ninh, Hải Phong, Ân Bình, Nam Lăng, Chiêu Nghĩa, Lâm Giá, Cao Yếu, Trạch Giang, Cảm Nghĩa, Lâm Giang, Phù Nam, Tấn Khang, Lâm Phong, Khai Dương, Cao Lương, Thủy An, Bình Lạc,
Mông Sơn, Chính Bình, Khai Giang .v.v.

——-

Chú thích:
1. Thiếu Khang 少康 là vua thứ 6 nhà Hạ trị vì từ 2079 TCN – 2058 TCN

2. Nhà Hạ có: Vua Vũ , Vua Khải , Thái Khang , Trọng Khang , Hậu Nghệ (cướp ngôi nhà Hạ) , Thiếu Khang (khôi phục nhà Hạ) …

3. Vũ Cống : sách địa lý xưa , chia Trung Nguyên làm 9 châu : Ký , Duyện , Thanh , Từ , Dương , Kinh , Dự , Lương , Ung (trong đó không có phần đất của người Bách Việt ),  nói về hình thể địa lý, sông ngòi, núi non, thổ nhưỡng …  của từng châu một .

4. Âu Việt: Đây là một tên phiên âm, có lẽ chỉ vùng đất U-Việt, Vu-Việt cổ nằm ngay cạnh đất Mân-Việt, tức vùng đất Ngô, Việt thời Chiến Quốc, đừng nhầm với “Âu” trong tên nước “Âu Lạc” của An Dương Vương.

——