huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Đi tìm bài ca trù khắc trên Ngũ Hành Sơn

Tháng 10.2009, UNESCO đã chính thức công nhận ca trù là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Ca trù là một môn nghệ thuật truyền thống độc đáo xuất hiện từ thế kỷ 15 và cho đến nay vẫn lưu truyền ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta.

Tháng 11.2004 Hội thảo Quốc tế về chữ Nôm tổ chức tại Hà Nội có xuất hiện bản chụp của bài ca trù chữ Nôm khắc trên một văn bia bằng đá cẩm thạch Non Nước. Bản này lạ vì chưa hề được đưa vào các tuyển tập thơ ca trù từng được công bố. Do nội dung nhắc tới Hành Sơn và nhiều địa danh ở núi Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) nên chúng tôi quyết định khảo cứu xuất xứ và sự tồn tại của văn bia có còn ở Đà Nẵng không.Tấm bia ở động Hoa Nghiêm Bảo tàng thành phố Đà Nẵng là địa chỉ đầu tiên được tìm đến, nhưng không có kết quả. Rất may sau đó, một cán bộ tại Bảo tàng này cho biết tấm bia nằm ở động Huyền Không, núi Ngũ Hành Sơn. Mất nhiều thời gian thăm hỏi người dân cũng như các hướng dẫn viên du lịch người làng Hòa Hải, cuối cùng hiện vật cũng đã được “phát lộ”, nhưng hóa ra nó lại ở động Hoa Nghiêm.

Tấm bia được đặt ở vị trí trong một hốc đá nhỏ – nơi mà cán bộ hướng dẫn viên du lịch và khách tham quan đốt nhang và vứt rác, nằm cách tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và tấm bia Phổ Đà sơn linh trung Phật độ chừng 4-5m. Bia là một phiến đá rời, có kích cỡ rộng 36 cm, dài 63 cm, dày 6 cm. Ở bên phải phía dưới bị vỡ một góc hình tam giác (26 cm của chiều rộng, 29 cm của chiều dài – xem ảnh), mất gần 14 chữ. Trong ảnh này thì tấm bia đã bị vỡ một góc, và đã được gắn lại, nhưng thật đáng tiếc hiện nay mẩu vỡ đó đã bị mất hẳn!

Toàn bộ văn bản gồm 132 chữ (cả chữ Hán và chữ Nôm), được khắc với lối chữ khải chân phương, rõ, đẹp, dễ đọc. Trên văn bản không ghi tiêu đề, ngày tháng, thậm chí tên tác giả cũng không rõ ràng, chỉ ghi hai chữ Tiểu Cao.

Nội dung của tấm bia này như sau:

Phiên âm:
Phong nguyệt tĩnh thành tân kết lữ
Hành Sơn xuân sắc cận hà như
Nhớ tuần tuyên lần lựa tám năm dư
Khi thong thả giang sơn từng hữu ước
Lối xe ngựa sau sau trước trước
Cảnh Bồng Lai nước nước non non
Thánh tích xưa đế tạo hãy còn
Này Vọng Hải, Vọng Giang đài chẳng khác
Này là hang Huyền Hạc
Này là động Thiên Long
Này là cửa Huyền Không
Này là chùa Chân Tạng
Lối Nguyệt Quật thiên căn lai vãng
Từng trải qua ba mươi sáu động tiên cung
Có khi chầu chực xe rồng
Dầm dề thánh vũ đượm nồng từ vân
Buồm hoạn hải gió lần thẳng cánh
Khách Thiên Thai ngùi nhớ cảnh Thiên Thai
Kỉ tu tái đáo Bồng Lai
Tiểu Cao

Tuy thể loại chung là ca trù, nhưng đây là một bài phá cách, khác nhiều với những bài ca trù kiểu mẫu như “Hồng Tuyết” của Dương Khuê hay các bài về “Chí nam nhi” của Nguyễn Công Trứ, có lẽ nó hay và lạ cũng nhờ vậy. Đây là một trong những bài ca trù tả cảnh hay, không thua kém mấy bài “Hương Sơn Phong Cảnh” của Chu Mạnh Trinh.

Truy tìm xuất xứ của văn bản này quả thật khó khăn. Trong các tài liệu như Danh thắng Non Nước – Ngũ Hành Sơn, Ngũ Hành Sơn, Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Di tích Ngũ Hành Sơn, Quảng Nam – Đà Nẵng xưa và nay… nhưng vẫn không thấy đề cập đến văn bia này. Ngay cả các vị cao tăng ở đây vẫn không rõ tác giả, niên đại, xuất xứ… Thế nhưng căn cứ vào cấu trúc chữ Nôm trong văn bản, chúng tôi đoán định văn bản này ra đời từ triều Nguyễn về sau. Căn cứ theo thể loại, đây là bài viết theo lối ca trù. Căn cứ vào nội dung, chúng tôi đoán định tác giả của bài này là một vị quan nào đấy, hầu cận gần nhà vua, thường đi nhiều nơi, và đã đôi lần đến viếng cảnh ở Ngũ Hành Sơn.

Sau nhiều bước khảo cứu thư tịch, cuối cùng chúng tôi cũng đã xác định được tác giả bài thơ: Tiểu Cao là tên tự của Nguyễn Văn Mại (1853 – ?) người xã Niêm Phò, nay là xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế). Đỗ Cử nhân khoa Giáp Thân, niên hiệu Kiến Phúc 1 (1884); đỗ Phó bảng khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Thành Thái 1 (1889) đời Nguyễn. Làm quan Tri phủ An Nhơn, Viên ngoại Cơ mật viện, Bố chính sứ Thanh Hoa.

Chúng tôi coi việc truy tìm xuất xứ và khảo cứu văn bản này như một đóng góp vào việc bảo tồn một di sản văn hóa phi vật thể, trong tổng thể di sản văn hóa chung của thành phố Đà Nẵng và khu vực miền Trung. Tiếc rằng đến nay tấm văn bia đã bị hủy hoại một phần và đang bị đối xử như một phiến đá vô giá trị, vứt chỏng chơ bên hố rác!

Tái bút:
Trước khi đăng lại bài này lên đây, chúng tôi rất mừng khi có thông tin đã tìm lại được mảnh vỡ của tấm bia.

 

Phan Anh Dũng – Huesoft
Nguyễn Hoàng Thân – ĐHSP Đà Nẵng

(Visited 240 times, 1 visits today)