Tìm hiểu lớp từ cổ Việt-Hán
TÌM HIỂU VỀ LỚP TỪ CỔ VIỆT HÁN QUA CÁC CỨ LIỆU NGỮ ÂM LỊCH SỬ
(About the Viet-Han ancient words class through
the historical phonetic data)[1]
Phan Anh Dũng
Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên Huế
Tóm tắt:
Bài viết đưa ra bảng so sánh các từ cổ Việt-Hán trong tiếng Việt với các tư liệu phục nguyên âm thượng cổ Hán ngữ của các từ này theo các tác giả Bernhard Karlgren ( 高本漢 ), William H. Baxter ( 白一平 ) , Vương Lực ( 王力 ) … Từ đó rút ra một số nhận xét đánh giá về nguồn gốc lớp từ cổ Việt Hán này.
1. Khái quát.
Bài này tiếp tục một số bài viết trước của tác giả về mối quan hệ giữa Hán ngữ cổ đại với các ngôn ngữ họ Nam Á (Austro-Asia). Và đặt vấn đề xem xét lại nguồn gốc của Hán ngữ, phải chăng Hán ngữ có thể không phải chỉ có nguồn gốc Tạng Miến mà còn có một phần có gốc từ họ Nam-Á mà đại diện tiêu biểu là nhóm Mon-Khmer ?
Các nghiên cứu về xếp loại ngôn ngữ cho tiếng Việt đã chỉ rõ rằng, về lớp từ cơ bản tức là lời ăn tiếng nói hàng ngày thì tiếng Việt phải xếp vào họ Nam Á, nhóm Môn-Khmer, phản ánh “tiếng mẹ đẻ” của người Việt chính là tiếng nói của cư dân bản địa vùng châu thổ sông Hồng và xa hơn là miền Trung Việt Nam cổ xưa… nhưng các vấn đề như có thanh điệu phức tạp, xu hướng đơn âm hóa triệt để, kho từ vựng có nhiều từ chung chịu ảnh hưởng của họ Thái-Kadai và Hán-Tạng .v.v. thì lại cho thấy tiếng Việt có thể xếp vào họ Hán Tạng hay Thái-Kadai, đó cũng là cách phân loại của các nhà ngôn ngữ học khoảng năm 1950 về trước, chỉ sau này khi có các số liệu thống kê về số lượng từ cơ bản thì xu hướng xếp tiếng Việt vào họ Nam Á (Mon-Khmer) mới thắng thế.
Người viết cho rằng sau khi vất bỏ các yếu tố hoang đường thì truyền thuyết ghi trong sử Việt về Lạc long quân vốn là dòng dõi Thần Nông có thể phản ánh một sự thực lịch sử, đó là có một nhóm tộc thuộc thị tộc Thần Nông khoảng gần 5000 năm trước đã từ vùng Hồ Động đình dịch chuyển về phía Nam xuống vùng Lưỡng Quảng rồi đi tiếp xuống vùng đồng bằng sông Hồng khoảng hơn 4000 năm trước [2], đó là lúc đồng bằng sông Hồng vừa phát lộ trở lại sau sự kiện “đại hồng thủy” – biển tiến Flandri. Nhóm thị tộc Thần Nông này đã hợp huyết với cư dân bản địa gốc Mon-Khmer ở vùng Thanh Hóa, Hòa Bình cùng tiến xuống biển khai thác vùng đồng bằng vừa mới phát lộ. Cũng theo quan điểm của người viết thì chính cuộc thiên di của thị tộc Thần Nông (Lạc Long Quân) nói trên đã đem đến cho kho từ vựng của người Việt lớp từ “cổ Việt Hán”, lớp từ này tách biệt hẳn về thời gian tới khoảng hai nghìn năm so với lớp từ “Hán Việt” du nhập về sau trong hơn nghìn năm Bắc thuộc, nên cả người Hán lẫn người Việt bình thường (không phải người nghiên cứu về ngôn ngữ) nhìn qua thì khó hình dung ra nguồn gốc chung của chúng.
Về cội nguồn lớp từ cổ Việt Hán, xuất phát từ chỗ thị tộc Lạc Long Quân vốn là một trong các nhóm tộc Bách Việt thời thượng cổ ở lưu vực Trường Giang (phía Nam hồ Động Đình) chứ không phải nhóm Hán tộc phương Bắc ở lưu vực Hoàng Hà, nên người viết cho rằng lớp từ này có gốc Nam Á hay cận Nam Á, và có thể có pha trộn ít nhiều với họ ngôn ngữ Hán-Tạng và Thái-Kadai, vì vùng Hồ Bắc và Hồ Nam vốn là vùng bản lề tiếp xúc của các nhóm tộc Khương (phía Tây Bắc), Hán (phía Bắc và Đông Bắc) và Bách Việt (phía Đông và Nam), Thái-Kadai (Nam và Tây Nam). Các số liệu dẫn chứng dưới đây cũng cho thấy lớp từ cổ Việt Hán bảo lưu được nhiều vết tích ngữ âm cổ và gần với âm Hán thượng cổ hơn là âm Hán trung cổ, vì vậy người viết đã dùng cách gọi “lớp từ cổ Việt Hán” (đặt chữ Việt trước chữ Hán) để nhấn mạnh nguồn gốc cận phương Nam của lớp từ này.
Về sau khi có cuộc thiên di lớn về phía Bắc và “hòa hợp dân tộc” giữa nhóm thị tộc Thần Nông của Viêm Đế với nhóm Hán tộc “chính gốc” phương Bắc của Hoàng Đế ở lưu vực Hoàng Hà, lớp từ “cổ Việt Hán” này có thể đã tham gia hình thành Hán ngữ thượng cổ. Như vậy Hán Ngữ cổ không hẳn là “thuần Tạng-Miến” mà có thể có một phần pha trộn Mon-Khmer.
Về vấn đề các nhóm tộc cổ xưa ở lưu vực Trường Giang nói một thứ ngôn ngữ phương Nam, dẫn chứng mà các nhà nghiên cứu hay nhắc đến là chữ giang 江 vốn có biểu âm là chữ “công”, phù hợp với các ngôn ngữ phương Nam “krông”=”không”=”sông” … Trong bài viết dự Hội thảo nhân một năm ngày mất Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn [15] người viết cũng có dẫn ra cứ liệu cho thấy từ “địa 地”, phục nguyên âm thượng cổ theo Baxter là “djejs” có thể cùng gốc với tiếng Mon-Khmer “đây” và tiếng Việt “đất”[3]. Hơn nữa nếu dựa vào bản đồ thiên di của người thượng cổ phát nguyên từ Châu Phi như dưới đây thì các nhóm tộc ở lưu vực Trường Giang vốn từ đồng bằng sông Hồng thiên di về phía bắc cách nay khoảng 1,5 vạn năm, nên việc họ nói một thứ ngôn ngữ phương Nam gần với họ tiếng Việt (Mon-Khmer) là việc khá tự nhiên (http://tieba.baidu.com/f?kz=724009126):
2. Số liệu thống kê và vài nhận xét ban đầu.
Xin xem hai bảng thống kê về lớp từ cổ Việt Hán ở phần phụ lục dưới đây, tuy chỉ là số liệu thống kê sơ bộ nhưng cũng thấy lớp từ này không phải là nhỏ, bảng 1 có hơn 250 chữ. Các số liệu đó đều rút từ tài liệu phục nguyên âm thượng cổ Hán của các nhà nghiên cứu nổi tiếng như Bernhard Karlgren[4] (高本漢 , Cao Bản Hán), William H. Baxter[5] (白一平 , Bạch Nhất Bình) , Vương Lực[6] (王力) … Lưu ý trong bảng đó chúng tôi chủ ý chọn những từ thuộc, hoặc khá gần, lớp từ cơ bản của tiếng Việt, và tránh những từ có vẻ quá gần với âm Hán Việt (âm Hán Trung cổ) để loại trừ khả năng nó là “đọc trại” của âm Hán Việt diễn ra sau khi VN đã giành lại độc lập.
Vài nhận xét sơ bộ:
- Những từ đã thống kê phần nhiều đều là những từ khá cơ bản và thông dụng của tiếng Việt.
- Số lượng từ có thể coi là “thượng cổ Việt Hán” khá lớn dầu mới chỉ thống kê sơ qua, điều đó đủ cho thấy trong tiếng Việt tồn tại một lớp từ còn lưu giữ dấu vết âm Hán thượng cổ cực kỳ xa xưa, theo người viết có thể là từ thời đại Tam Hoàng-Ngũ Đế hay giai đoạn từ Hạ tới đầu Thương.
- Từ các bảng thống kê thấy Baxter phục nguyên với nhiều tiền âm tố và phụ âm đầu kép nên chúng tôi cho rằng Baxter phục nguyên ở mức xưa hơn Karlgren và Vương Lực, có lẽ Baxter không dừng ở mức thượng cổ Hán ngữ mà đã gần tới mức proto-Tạng-Hán (tiền Hán Tạng ngữ), một số từ phải lần đến mức của Baxter mới nhận ra dấu vết tương quan với từ cổ Việt , như rồng (b-rjoŋ, k- rjoŋ), sông (kroŋ), lúa (luʔ=đạo 稻).
- So sánh tương đối trong phạm vi bảng thống kê thấy âm Việt hiện đại của các từ cổ Việt Hán có vẻ gần âm thượng cổ Hán nhất, sau đó mới đến âm Mân Nam rồi âm Quảng Đông, còn âm chính thống của tiếng Hán ngày ngay (Pinyin) lại xa âm Hán thượng cổ hơn cả. Điểm ngạc nhiên là xem trên bản đồ thì Quảng Đông gần VN hơn Mân Nam, nhưng nhiều từ cổ âm tiếng Việt có vẻ giống Mân Nam hơn Quảng Đông.
- Đối với nhóm từ “tươi, lười, tỏi” phục nguyên của 3 tác giả Karlgren, Vương Lực, Baxter đều không có -i cuối mà thống nhất là -n. Nhìn qua ví dụ đó thì tiếng Việt có vẻ như đã biến âm nhiều so với âm thượng cổ trong khi tiếng Hán (tiên 鮮, lãn 懶, toán 蒜) còn giữ khá gần. Nhưng xét kỹ hơn thấy phần biểu âm của chữ “lãn” là chữ “lại”, cho thấy chứng tích của âm cuối -i hay -j thời cổ. Theo GS Nguyễn Tài Cẩn thì thời Kinh Thi nhóm này còn gieo vần với -j , đến Đạo Đức Kinh thì chỉ còn vần với -n, gieo vần với -j còn có thể là -l, -r nhưng nói chung là -i xưa hơn cả -n.
3. Vấn đề niên đại lớp từ cổ Việt Hán:
1- Từ bảng phụ lục có thể thấy là âm tiếng Việt hiện đại của lớp từ cổ Việt Hán còn bảo lưu được nhiều ngữ âm Hán thượng cổ, thậm chí có vẻ còn gần âm Thượng cổ Hán hơn cả âm Hán Trung cổ tức âm Hán Việt định hình khoảng đời Đường.
- Ví dụ về phụ âm đầu (thanh mẫu) : nhóm từ buồng, buộc, búa, bùa, bay, buôn … còn giữ phụ âm đầu b- thời Thượng cổ, trong khi âm Hán Trung cổ đã chuyển thành f- (phòng, phọc, phủ, phù, phi, phán …)
- Ví dụ về vần (vận mẫu): các từ vốn vận bộ ca 歌 tiếng Việt vẫn còn giữ được âm cuối -i, phù hợp với vận bộ ca Thượng cổ vốn có âm cuối là -r, -l, -j. Như ngài (nga), vãi (bá), mài (ma), lưới (la), lái (đà), cái (cá), trái (tả) … Xin xem chi tiết hơn ở phần phân tích thống kê ở dưới về những từ cổ Việt Hán có âm cuối “-i” này, Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn từng viết: “Ở trường hợp từ thuần Việt, tuổi của âm cuối *-i như vậy là rất cao, vì nó không những lên đến thời Việt Mường chung mà còn lên đến thời Proto Việt Chứt cách đây đã trên 3000 năm. Có thể có trường hợp -i còn có nguồn gốc xa hơn nữa …”, con số trên 3000 năm này ít nhiều gợi ý cho chúng ta mức độ cổ của lớp từ cổ Việt Hán.
2- Về đại để thì âm Hán Thượng cổ thường được hiểu là ngữ âm tiếng Hán thời Chu, tuy nhiên thời Chu dài đến hơn 800 năm, mà một số từ cổ Việt Hán có thể đến thời Tần-Hán vẫn còn giữ ngữ âm thời Chu, cho nên nếu chỉ dựa vào sự giống nhau nêu trên thì vấn đề niên đại lớp từ cổ Việt Hán vẫn còn khá mơ hồ. Để có định lượng chính xác hơn một chút, chúng tôi căn cứ vào một đoạn mà Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn viết trong sách “Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt”, trang 323: “Những tiếng cổ Hán Việt như tươi, lười, tỏi, vãi chứng minh điều đó: đây là những tiếng có âm cuối -*r hay -*l có khả năng gieo vần với những tiếng có -*j ở giai đoạn Kinh Thi, nhưng đến Đạo Đức Kinh thì chúng chỉ còn gieo vần với những tiếng có -*n. Rõ ràng tươi, lười, tỏi, vãi … đã được du nhập trước quá trình diễn biến -r > -*n, nghĩa là trước thời Tây Hán khá lâu”.
Thời Đạo Đức Kinh là khoảng 600 năm trước CN, còn thời Kinh Thi là khoảng đầu thời Chu, 1000 năm trước CN, như vậy bước đầu chúng ta đã có những con số định lượng tương đối cụ thể cho niên đại lớp từ cổ Việt Hán, việc khảo sát chính xác hơn cần có thời gian.
3- Thêm một dẫn chứng có thể quy kết về niên đại, đó là phục nguyên âm cổ của chữ “chỉ” 趾 (chân), mà chúng tôi từng đưa ra ở bài viết trước [15]. Xin tóm tắt lại như sau: chữ chỉ趾nghĩa là chân, phục nguyên âm Thượng cổ theo Karlgren: ȶi ̯əg, trong khi từ “chân” của tiếng Việt theo Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn thời cổ vốn có âm cuối -ŋ, trong sách “Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt” trang 199 Giáo sư viết: “… chúng ta chỉ có hai ví dụ là từ chân và lên (và liên quan tới lên là từ trên). Ở hai từ này có lẽ ta phải phục nguyên *-ŋ cho thời Proto Việt Chứt, hay chậm nhất thì cũng cho thời Proto Pọng Chứt chung”. Mà Proto Việt Chứt là khoảng hơn 3000 năm trước, tức là cuối đời Thương, tại thời điểm đó đã có sự đối ứng giữa âm cuối -g của Hán ngữ với -ŋ tiếng Việt cổ, còn thấy qua việc chữ “chi” 之 (là chữ vận bộ của chỉ 趾 , cũng có phục nguyên ȶi ̯əg) trong tiếng Việt được dịch thành “chưng”. Người viết ước đoán -g khi đó thực ra không đồng nhất đồng nhất hoàn toàn với -ŋ, mà thời điểm đồng nhất có thể còn xa hơn cả nghìn năm trước, tức là ứng với giai đoạn đầu thời đại Hùng Vương, có thể khi đó âm cuối -g và -ŋ của “chỉ” và “chân” đồng nhất vào âm cuối -ʔ, giống như phục nguyên của Baxter là : tjəʔ .
4- Mức độ “vượt thượng cổ” của lớp từ cổ Việt Hán còn có thể thấy ở một từ đặc biệt, đó là từ thoát 脫 (lọt):
Chữ Hán | Karlgren | Vương Lực | Baxter | Cổ Việt | HánViệt | pinyin |
(Đường âm) | ||||||
脫 | t’wɑt | thuat | hlot | lọt | thoát | tuo1 |
Nếu ai còn nghi ngờ việc phục nguyên của Baxter thì xin xem thêm tài liệu [9] của chính người TQ, cũng phục nguyên âm thượng cổ Hán của 脫 là *hluat và còn cho cả âm Proto Tạng-Miến của nó là *g-lwat như hình dưới, chụp từ tài liệu [9], tài liệu này cũng ủng hộ nhận xét của chúng tôi là Baxter đã phục nguyên rất xa, tới gần thời Proto Hán-Tạng:
4. Vấn đề nguồn gốc lan truyền lớp từ cổ Việt Hán:
Khoảng thời gian 1000-600 năm TCN tạm định ra ở mục trên tách xa hẳn với thời Bắc Thuộc, vậy những từ cổ Việt Hán truyền vào Việt Nam qua đường nào ? Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn có đưa ra cách giải thích là nhiều từ gốc Hán người Việt mượn gián tiếp qua Thái-Kadai, ở trang 322 “Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt” Giáo sư viết : “Các từ như ngan, bừa, cuốc, vãi, phân, bánh, mùa, cam, quýt, tỏi, ao, đầm, chèo… cũng đều có thể là từ gốc Hán; nhưng rất có thể chúng được du nhập vào ngôn ngữ Việt-Mường thông qua Thái-Kadai”. Tuy nhiên các cứ liệu di truyền học Y-ADN mới công bố gần đây lại cho thấy các chỉ số di truyền Y-ADN của người Việt khá xa với nhóm Tày-Nùng ở biên giới Việt-Trung mà lại gần với người Hán Quảng Đông, Quảng Tây và nhóm Choang ở vùng Nam Ninh, thủ phủ Quảng Tây, phía bắc sông Châu Giang. Cho nên người viết đi đến nhận định rằng lớp từ cổ Việt Hán đó là của tổ tiên người Việt truyền lại từ rất xưa, nhiều từ gốc gác có thể trước cả thời Chu nữa, chứ không phải là mượn của Hán ngữ gián tiếp qua Thái-Kadai, và với mức cổ như thế thì cũng không thể nói là mượn của Hán tộc nữa, chẳng qua là quan hệ cùng một gốc xuất xứ thôi. Khoảng 1000-600 năm TCN tức là trước giai đoạn Bắc thuộc khá lâu nên khó có thể cho là người Việt “học” lại người Hán lớp từ này trong thời Bắc thuộc rồi đọc trại đi như ý kiến của một số người.
Từng có giả thuyết cho rằng người Việt (Kinh) vốn từ vùng trung Việt hay trung Lào tiến ra xâm chiếm vùng đồng bằng Bắc Bộ của dân Thái-Kadai, hòa trộn với Thái-Kadai và sau đó đã học nghề trồng lúa cùng với nền văn minh nông nghiệp của dân Thái-Kadai… từ đó nhận định rằng nhóm Thái-Kadai mà đại biểu hiện nay là người Choang, Tày, Nùng mới đúng là cư dân cổ xưa ở vùng đồng bằng sông Hồng chứ không phải dân Kinh. Nhưng niên đại của sự kiện trên có thể khoảng 3500 năm trước[7], tức là rất xa xưa, trước thời Bắc thuộc đến ngàn rưởi năm, trước cả lúc hình thành nền văn minh trống đồng của các nhóm tộc Lạc Việt, nên không thể tách rời người Việt (Kinh) khỏi nền văn minh Lạc Việt cổ với thể hiện tiêu biểu là trống đồng được. Sau đây là vài số liệu so sánh ngôn ngữ về các từ liên quan tới nghề nông giữa hai nhóm Việt-Mường và Thái-Kadai (gồm Tày và Thái đen là hai nhóm Thái-Kadai có địa bàn cư trú tiếp giáp với người Việt) cho thấy giả thuyết trên có điểm đáng ngờ:
Tiếng Việt | Tiếng Mường | Tiếng Tày | Thái đen | Tiếng Hán | Chữ Hán |
Trâu | Tlu | Vài | Quãi | Thủy ngưu | 水牛 |
Bò | Mò | Mò | Ngúa | Ngưu | 牛 |
Cày | Cằl | Thay | Thay | Canh | 耕 |
Bừa | Pừa | Phưa | Ban | Sừ | 耡 |
Ruộng | Nà | Nà | Nã | Điền | 田 |
Mạ | Mã | Chả | Cả | Miêu | 苗 |
Lúa | Lõ | Khẩu | Khảu | Hòa, Đạo | 禾稻 |
Thóc | ? | Khẩu | Khảu | Đạo, Mễ,Cốc | 稻米穀 |
Gạo | Cảo | Khẩu | Khảu | Mễ, Cốc | 稻米穀 |
Rơm | Thóc | Vàng | Phưỡng | Đạo can | 稻杆 |
Rạ | ? | ? | Phưỡng | Đạo can | 稻杆 |
Nhận xét bảng trên:
1- Các từ căn bản liên quan tới nghề trồng lúa tiếng Việt khác nhóm Thái-Kadai nhiều.
2- Tiếng Việt có các từ phân biệt rất chi tiết từ cây mạ cho tới cây lúa, hạt thóc, hạt gạo, rơm, rạ … trong khi Thái gọi chung thóc, lúa, gạo là “khảu”, gọi chung rơm, rạ là “phưỡng”. Tiếng Việt cũng có từ riêng “nghé” để gọi trâu con, còn bò con có tên riêng là “bê”.
3- Con trâu là đầu cơ nghiệp nhà nông nhưng tiếng Việt “trâu” hay tiếng Mường “tlu” lại khác hẳn tiếng Thái đen “kvai” (quãi) và tiếng Tày “vài” (còn đọc là “hoài”), còn con bò tiếng Việt (hay mò tiếng Mường) cũng khác hẳn tiếng Thái đen “ngúa” (có lẽ ngúa cùng gốc với ngưu của nhóm Hán-Tạng ?). Trong lúc đó người Di tận Quý Châu TQ lại gọi con bò là “lɯ” khá giống với tiếng Việt Mường cổ gọi con trâu là “t-lu” … Người Di có thể từng là cư dân cổ xưa vùng Hồ Bắc, Hồ Nam, trong đó có vùng Tương Giang ở Hồ Nam từng được các nhà nghiên cứu TQ gọi là “Cổ Lạc Việt chi địa”, người Di cũng là một trong số ít tộc gốc Hán Tạng nhưng lại có một phần M88, là nhóm nhiễm sắc thể Y-ADN đặc trưng của người Kinh.
4- Người Tày gọi con bò là “mò”, gọi bừa là “phưa”, gần giống tiếng Mường (là lưu ảnh của tiếng Việt cổ) nhưng có thể chính Tày đã mượn của Việt – Mường, vì so sánh thì Thái đen (ở vùng Tây Bắc VN, vốn từ Vân Nam thiên di xuống) gọi bò là “ngúa”, bừa là “ban”, có lẽ đó mới đúng là từ gốc Thái-Kadai.
5- Đặc biệt thú vị là vấn đề từ nguyên của cày/canh:
Từ “cày” trong tiếng Mường là “cằl” (theo từ điển Mường-Việt, Nguyễn Văn Khang chủ biên). Tiếng Việt không phát âm được phụ âm cuối -l nên ký âm “cằl” thường bị đọc ra “cằn”, nhưng xét cấu âm thì có lẽ “cằl” gần với “cănh” hay “canh” hơn, tức đọc gần giống từ Hán Việt “canh 耕” cũng có nghĩa là “cày” (Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt của GS Nguyễn Tài Cẩn cho biết có nhiều từ tiếng Việt có âm cuối -i, -y vốn gốc từ âm cuối -r, -l, -j tiếng tiền Việt-Mường). Nếu dựa theo các vết tích khảo cổ về nghề trồng lúa ở đồng bằng Bắc Bộ từ cả ngàn năm trước Công nguyên và hiện tượng là tiếng Việt không có từ nào khác thay thế cho “cày” cả thì phải mạnh dạn đặt giả thuyết cằl/cày là một từ mà tổ tiên Việt-Mường đã truyền lại từ thời xa xưa, trước thời kỳ Bắc Thuộc rất lâu, chứ không phải Việt-Mường mới đi mượn từ “canh” của Hán tộc sau khi bị đô hộ rồi đọc trại ra “cằl” rồi thành “cày”, và càng không phải là tiếp thu từ “thay” của nhóm Thái-Kadai.
Về nguồn gốc phương Nam của “canh”, “cằl”, “cày” tạm thời chưa bàn sâu vì vấn đề này dễ gây tranh cãi lạc đề. Tuy nhiên cũng phải nói thẳng ra rằng thời đại “Thần Nông”, ông tổ nghề trồng lúa, vốn cũng chỉ là truyền thuyết, chưa có cứ liệu khoa học chắc chắn nào chứng minh thị tộc Thần Nông là gốc Hán tộc ở Hoàng Hà, là gốc Khương ở Tứ Xuyên hay là gốc Bách Việt ở Trường Giang cả. Còn nếu đơn thuần căn cứ vào vị trí địa lý của lăng Viêm Đế thì lăng này ở huyện Viêm Lăng, tỉnh Hồ Nam, phía đông nam Hành Dương thị khá xa về phía nam của hồ Động Đình, lại nằm ngay trong vùng đất “Cổ Lạc Việt chi địa”, rất xa với vùng lưu vực Hoàng Hà, cội nguồn của Hán tộc. Vùng Tương Giang “Cổ Lạc Việt chi địa” này vốn là đất “man di”, mãi đến khoảng thế kỷ 3-4 trước CN mới bị nước Sở thôn tính, rồi sau đó nhập vào TQ thời Tần, Hán [8].
5. Vài phân tích trên bảng thống kê:
1- Phân tích nhóm từ cổ Việt Hán có âm cuối -i :
Từ bảng phụ lục chúng tôi thử tách ra 1 bảng riêng gồm những từ cổ Việt Hán có âm cuối “-i” mà âm Hán Việt (Đường âm tức Trung cổ âm) và Hán Ngữ hiện đại đã mất đi, hoặc ngược lại “i” chuyển thành nguyên âm chính:
Chữ | Karlgren | V.Lực | Baxter | Cổ | Phiên thiết | Hán Việt | Pinyin |
Việt Hán | |||||||
騎 | g’ia | giai | grjaj | cưỡi | 渠羈切cừ ki thiết | kị | ji4 |
義 | ŋia | ŋiai | ŋrjajs | ngãi | 宜寄切 nghi kí thiết | nghĩa | yi4 |
瓦 | ŋwa | ŋoai | ŋʷrajʔ | ngói | 五寡切 ngũ quả thiết | ngõa | wa4 |
蛾 | ŋɑ | ŋai | ŋaj | ngài | 五何切 ngũ hà thiết | nga | e2 |
播 | pɑ | pai | pajs | vãi | 補過切 bổ quá thiết | bá | bo1,bo4 |
梭 | swɑ | suai | soj | thoi | 穌禾切 tô hòa thiết | thoa | xuo1 |
寄 | kia | kiai | krjajs | gởi | 居義切 cư nghĩa thiết | ký | ji4 |
摩 | mɑ | mai | maj | mài | 莫婆切 mạc bà thiết | ma | mo2 |
麻 | ma | meai | mraj | mây(gai) | 莫遐切 mạc hà thiết | ma | ma1 |
羅 | lɑ | lai | c-raj | lưới,chài | 魯何切 lỗ hà thiết | la | lo2, luo2 |
舵 | d’ɑ | dai | lajʔ | lái | 徒可切 đồ khả thiết | đà | duo4 |
箇 | kɑ | kai | kajs | cái | 古賀切 cổ hạ thiết | cá | ge4 |
左 | tsɑ | tsai | tsajʔ | trái | 臧可切 tang khả thiết | tả | zuo3 |
Đặc biệt chú ý chữ la tức “lưới”, tiếng Mường đọc là “lải” còn khớp với âm thượng cổ Hán (lai) hơn cả tiếng Việt nữa ! Xem hình sau, lấy từ cuốn Từ điển Mường Việt , NXB VH Dân tộc, 2002:
Hơn nữa phục nguyên của Baxter là (c-raj) khá giống từ “chài” của tiếng Việt, là từ đồng nghĩa với “lưới”, có khả năng đó là âm tối cổ, cổ hơn cả âm lải/lưới ! Nhìn vào bảng thấy có sự nhất quán rõ ràng, 2 trong số 3 nhà ngôn ngữ học đã phục nguyên một âm có “-i” hay “-j” cuối vần, riêng Karlgren thì không, có lẽ do Karlgren chỉ phục nguyên tới một thời đại chưa xa lắm, còn Vương Lực và Baxter đã phục nguyên tới một thời đại rất xa xưa. Riêng Baxter đi xa nhất, có lẽ đã đạt tới thời Proto Tạng Hán, lúc đó hệ thống ngôn ngữ Tạng-Hán còn có rất nhiều tiền âm tiết và phụ âm kép, giống với (hay là chưa tách xa khỏi) các ngôn ngữ phương Nam.
Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt của N.T.Cẩn viết: “Ở trường hợp từ thuần Việt, tuổi của âm cuối *-i như vậy là rất cao, vì nó không những lên đến thời Việt Mường chung mà còn lên đến thời Proto Việt Chứt cách đây đã trên 3000 năm. Có thể có trường hợp -i còn có nguồn gốc xa hơn nữa …
Những ví dụ như thổi, mài, ngài (bướm tằm), cỡi, ngói vốn được quy vào vận bộ ca của tiếng Hán thượng cổ. Vận bộ này vào khoảng thời Kinh Thi vốn có âm cuối -*r, -*l hay là âm cuối -*j ? đó là một vấn đề đang gây tranh luận…”
5.2 Về nhóm biến âm cuối -g, -ʔ mà tiếng Việt biến ra âm cuối -i
Nhận xét: Nhiều trường hợp Kargren phục nguyên âm cuối -g còn Baxter là -ʔ thì từ tiếng Việt cổ tương ứng thường có âm cuối -i :
Chữ Hán | Karlgren | Vương Lực | Baxter | Cổ Việt | Hán Việt | pinyin |
(Đường âm) | ||||||
解 | ke ̆g | ke | kreʔ | cởi | giải | jie3 |
紫 | tsi ̯e ̆g | tsie | tsjeʔ | tía/tái | tử | zi3 |
子 | tsi ̯əg | tsiə | tsjəʔ | trai /đứa | tử | zi3 |
起 | k’i ̯əg | khiə | khjəʔ | khởi | khỉ | qi3 |
洒 | slĕg | ʃeai | cCrejʔ | rưới | sái | sa3 |
帚 | ȶi ̯ʊg | tɕiu | tjuʔ | chổi | trửu | zhou3 |
喜 | xi ̯əg | xiə | xjəʔ | hởi | hỉ | xi3 |
矣 | gi ̯əg | ɣiə | ɦjəʔ | hỡi | hĩ | yi3 |
已 | di ̯əg | ʎiə | ljəʔ | thôi,rồi | dĩ | zi3 |
以 | di ̯əg | ʎiə | ljəʔ | lấy | dĩ | yi3 |
5.3 Về nhóm biến âm -g=>-i theo Karlgren mà tiếng Việt biến ra -ng
Chữ Hán | Karlgren | Vương Lực | Baxter | Cổ Việt | Hán Việt | Pinyin |
(Đường âm) | ||||||
之 | ȶi ̯əg | tɕiə | tjə | chưng | chi | zhi1 |
喜 | xi ̯əg | xiə | xjəʔ | hửng | hỉ | xi3 |
趾 | ȶi ̯əg | tɕiə | tjəʔ | châng | chỉ | zhi3 |
(chân) | ||||||
忌 | g’i ̯əg | giə | gjəs | cúng | kị | ji4 |
又 | gi ̯ug | ɣiu | wjəs | cũng | hựu | you4 |
似 | dzi ̯əg | ziə | zjəʔ | dường | tự | si4 |
貽 | di ̯əg | ʎiə | ljə | dâng | di | yi2 |
霧 | mi ̯ug | miok | mjoks | mồng | vụ | wu4 |
里 | li ̯əg | liə | c-rjəʔ | làng | lý | li3 |
Ở tiếng Việt một số âm cuối -g thời thượng cổ đã biến chuyển ra -ng, đây là những trường hợp khá “đặc dị”, khó nhận ra. Như chữ “hỉ” âm cổ có thể là “hửng” (trong từ hí hửng) phù hợp với phục nguyên âm Hán Thượng cổ theo Karlgren là “xi ̯əg” (đọc gần như hưâg=hửng) sau đó -g biến ra -i nên ta có “hưâi” ứng với chữ “hởi” (trong từ hồ hởi), sau đó lại du nhập thêm âm “hỉ” trong thời Bắc thuộc. Ví dụ khác là chữ “tự” 似 Karlgren phục nguyên âm thượng cổ “dzi ̯əg” khá gần với chữ “dường” của tiếng Việt, dạng rụng âm cuối “-ng” là “dựa” thì hiện nay không còn lưu, chỉ còn “tựa”; nhưng “tựa” với nghĩa động từ “tựa vào” thì vẫn còn giữ biến âm “dựa” trong tiếng Việt, nên có thể đoán thời xưa “dựa như” cũng có nghĩa là “tựa như” , “dường như”?
Chữ vụ, Karlgren phục nguyên mi ̯ug, nếu chuyển -g=>-ŋ thì gần âm “mồng” tiếng Việt (vân mồng=mây mù), đồng thời tiếng Việt còn giữ cả âm trung gian là “mù”.
Khả năng một số chữ vần “-i” cổ xưa đọc là “-ưng” còn vết tích khá rõ ngay cả trong Hán Ngữ, chữ nghi 疑 có một nghĩa trùng với chữ ngưng 凝 , mà lại chung bộ phận biểu âm. Theo Karlgren âm thượng cổ của 疑 là ŋi ̯əg còn của 凝 là ŋi ̯əŋ , như vậy có thể đã tồn tại 1 xu hướng biến âm (ít còn lưu tích ở Hán Ngữ), là -g thượng cổ chuyển thành -ŋ. Xu hướng này ở tiếng Việt có vẻ rõ rệt hơn, ví dụ chữ “vị 彙” người Việt vẫn quen đọc là “vựng”, âm này không hề có trong từ thư của TQ, phải chăng cũng do ảnh hưởng của xu hướng biến âm này ?
5.4 Phân tích nhóm từ cổ Việt có nguyên âm kép ia(iê)-ưa(ươ)-uô(ua)
– Nhận xét thấy ở nhóm nguyên âm này có xu hướng chuyển âm kép thành âm đơn khi đi từ thượng cổ tới trung cổ (Đường âm).
– Thành tố rụng đi thường là nguyên âm sau (bùa=> phù, bia=>bi, tựa=>tự)
Chữ Hán | Karlgren | Vương Lực | Baxter | Cổ Việt | Hán Việt | pinyin |
(Đườngâm) | ||||||
房 | b’ɑŋ | baŋ | baŋ | buồng | phòng | fang2 |
縛 | b’ɑg | bak | baks | buộc | phọc | fu4 |
凡 | b’i ̯wa ̆m | biam | bjom | buồm | phàm | fan2 |
販 | pi ̯wa ̆n | pian | pjans | buôn | phán | fan4 |
萬 | mi ̯wa ̆n | mian | mjans | muôn | vạn | wan4 |
捲 | g’i ̯wan | giuan | gʷrjen | cuốn, | quyển | juan4 |
燭 | ȶi ̯uk | tɕiok | tjok | đuốc | chúc | zhu2 |
贖 | ȡʻi ̯uk | dʑiok | Ljok | chuộc | thục | shu2 |
符 | b’i ̯u | bio | bjo | bùa | phù | fu2 |
斧 | pi ̯wo | pia | pjaʔ | búa | phủ | fu3 |
務 | mi ̯ug | miok | mjoks | mùa | vụ | wu4 |
雨 | gi ̯wo | ɣiua | wjaʔ | mưa | vũ | yu3 |
箸 | ti ̯o | tia | trjas | đũa | trứ | zhu4 |
主 | ȶi ̯u | tɕio | tjoʔ | chúa | chủ | zhu3 |
似 | dzi ̯əg | ziə | zjəʔ | tựa,dựa | tự | si4 |
鋸 | ki ̯o | kia | kjas | cưa , cứa | cứ | jiu4 |
井 | tsi ̯e ̆ŋ | tsieŋ | tsjeŋʔ | giếng | tỉnh | jing3 |
吻 | mi ̯e ̆n | mien | mjinʔ | miệng | vẫn | wen3 |
呈 | d’i ̯e ̆ŋ | dieŋ | lrjeŋ | chiềng | trình | cheng2 |
靈 | lieŋ | lyeŋ | c-reŋ | liêng | linh | ling2 |
聲 | ɕi ̯e ̆ŋ | ɕieŋ | hjeŋ | tiếng | thanh | sheng1 |
池 | d’ɑ | dai | daj | đìa | trì | chi2 |
紫 | tsi ̯e ̆g | tsie | tsjeʔ | tía | tử | zi3 |
皮 | b’ia | biai | brjaj | bìa | bì | pi2 |
碑 | pi ̯e ̆g | pie | prje | bia | bi | bei1 |
支 | ȶi ̯e ̆g | tɕie | kje | chia | chi | zhi1 |
離 | liar | lyai | c-rejs | lìa | li | li2 |
隻 | ȶi ̯e ̆k | tɕiek | tjek | chiếc | chích | zhi1 |
惜 | si ̯ag | syak | sjᴀk | tiếc | tích | xi2 |
席 | dzi ̯ag | zyak | zljᴀk | tiệc | tịch | xi2 |
碧 | pi ̯ak | piak | pjak | biếc | bích | bi4 |
役 | di ̯e ̆k | ʎiuek | wjek | việc | dịch | yi4 |
殺 | ʂa ̆d | ʃeat | srets | giết | sát | sha1 |
床 | dʐʻi ̯aŋ | dʒiaŋ | dzrjaŋ | giường | sàng | chuang2 |
逆 | ŋi ̯ak | ŋiak | ŋjak | ngược | nghịch | ni4 |
5.5 Hiện tượng rụng âm cuối “-a”,“-o” ở các nguyên âm kép Hán ngữ cổ:
Trong tiến triển tiếng Hán từ thượng cổ qua trung cổ thấy có nhiều trường hợp để rụng “-a”, “-o” cuối các nguyên âm kép, xem bản sau :
Chữ Hán | Karlgren | Vương Lực | Baxter | Cổ Việt | Hán Việt | pinyin |
(Đường âm) | ||||||
符 | b’i ̯u | bio | bjo | bùa | phù | fu2 |
斧 | pi ̯wo | pia | pjaʔ | búa | phủ | fu3 |
務 | mi ̯ug | miok | mjoks | mùa | vụ | wu4 |
箸 | ti ̯o | tia | trjas | đũa | trứ | zhu4 |
主 | ȶi ̯u | tɕio | tjoʔ | chúa | chủ | zhu3 |
寺 | dzi ̯əg | ziə | zjəs | chùa | tự | si4 |
似 | dzi ̯əg | ziə | zjəʔ | tựa,dựa | tự | si4 |
鋸 | ki ̯o | kia | kjas | cưa,cứa | cứ | jiu4 |
疏 | ʂi ̯o | ʃia | srja | thưa | sơ | shu1 |
初 | tʂʻi ̯o | tʃhia | tshrja | xưa | sơ | chu1 |
紫 | tsi ̯e ̆g | tsie | tsjeʔ | tía | tử | zi3 |
子 | tsi ̯əg | tsiə | tsjəʔ | đứa | tử | zi3 |
皮 | b’ia | biai | brjaj | bìa | bì | pi2 |
碑 | pi ̯e ̆g | pie | prje | bia | bi | bei1 |
支 | ȶi ̯e ̆g | tɕie | kje | chia | chi | zhi1 |
離 | liar | lyai | c-rejs | lìa | li | li2 |
惜 | si ̯ag | syak | sjᴀk | tiếc | tích | xi2 |
席 | dzi ̯ag | zyak | zljᴀk | tiệc | tịch | xi2 |
碧 | pi ̯ak | piak | pjak | biếc | bích | bi4 |
役 | di ̯e ̆k | ʎiuek | wjek | việc | dịch | yi4 |
除 | d’i ̯o | dia | lrja | chừa | trừ | chu2 |
御 | ŋi ̯o | ŋia | ŋjaʔ | ngừa | ngự | yu4 |
餘 | di ̯o | ʎia | lja | thừa | dư | yu2 |
5.6 Về nhóm nguyên âm giữa vần -iê-,-ia- :
So với kết quả phục nguyên âm thượng cổ Hán thì thấy tiếng Việt còn giữ được nhiều nguyên âm kép -iê-, -ia- giữa vần trong khi âm Hán trung cổ (Đường âm) đã chuyển thành -i-:
Chữ Hán | Karlgren | Vương Lực | Baxter | Cổ Việt | Hán Việt | Pinyin |
(Đường âm) | ||||||
靈 | lieŋ | lyeŋ | c-reŋ | liêng | linh | ling2 |
井 | tsi ̯e ̆ŋ | tsieŋ | tsjeŋʔ | giếng | tỉnh | jing3 |
正 | ȶi ̯e ̆ŋ | tɕieŋ | tjeŋ | giêng | chính | zheng1 |
呈 | d’i ̯e ̆ŋ | dieŋ | lrjeŋ | chiềng | trình | cheng2 |
鄰 | li ̯e ̆n | lien | c-rjin | giềng | lân | lin2 |
惜 | si ̯ag | syak | sjᴀk | tiếc | tích | xi2 |
隻 | ȶi ̯e ̆k | tɕiek | tjek | chiếc | chích | zhi1 |
席 | dzi ̯ag | zyak | zljᴀk | tiệc | tịch | xi2 |
碧 | pi ̯ak | piak | pjak | biếc | bích | bi4 |
役 | di ̯e ̆k | ʎiuek | wjek | việc | dịch | yi4 |
錫 | siek | syek | slek | thiếc | tích | xi2 |
尺 | ȶʻi ̯ag | tɕhya | thjᴀk | thước | xích | chi3 |
逆 | ŋi ̯ak | ŋiak | ŋjak | ngược | nghịch | ni4 |
鏡 | ki ̯a ̆ŋ | kyaŋ | krjaŋs | gương | kính | jing4 |
5.7 Về nhóm có tổ hợp phụ âm đầu c-r do Baxter phục nguyên
Chữ Hán | Karlgren | Vương Lực | Baxter | Cổ Việt | Hán Việt | Pinyin |
(Đường âm) | ||||||
林 | li ̯əm | liəm | c-rjəm | rậm | lâm | lin2 |
/chùm | ||||||
羅 | lɑ | lai | c-raj | lưới/ | la | lo2, luo2 |
chài | ||||||
籠 | luŋ | loŋ | b-roŋ | lồng/ | lung | long2 |
c-roŋ? | chuồng | |||||
靈 | lieŋ | lyeŋ | c-reŋ | liêng/ | linh | ling2 |
chành | ||||||
離 | liar | lyai | c-rejs | lìa,chẽ,rời | li | li2 |
臘 | lɑp | lap | c-rap | chạp | lạp | la4 |
郎 | lɑŋ | laŋ | c-raŋ | chàng | lang | lang2 |
亂 | lwɑn | luan | c-rons | chộn,rộn | loạn | luan4 |
里 | li ̯əg | liə | c-rjəʔ | làng, | lý | li3 |
chiềng | ||||||
藍 | lɑm | lam | g-ram | chàm | lam | lan2 |
鄰 | li ̯e ̆n | lien | c-rjin | giềng | lân | lin2 |
Đây là nhóm biến âm có lẽ là cực kỳ cổ, nếu không có công trình phục nguyên của Baxter cùng với sự phân tích thấu đáo thì khó nhận ra. Nhiều từ tiếng Việt có đến 2 biến âm ứng với hai giai đoạn lịch sử khác nhau, có thể cách xa nhau hàng ngàn năm nên cách dùng và ý nghĩa của các biến âm đó đã khác nhau khá nhiều đến nỗi chính người Việt cũng không nhận ra là chúng vốn cùng gốc, như chài và lưới, chữ chài có lẽ là dạng cổ hơn của lưới và mở rộng ý nghĩa hơn “lưới” (chài còn có nghĩa là nghề chài, nghề đánh cá…); hay lồng và chuồng, lồng thực chất là cái chuồng nhỏ, nhưng cách dùng đã rất khác nhau. Hay lìa (li) còn có âm cổ hơn là chẽ hay rẽ :
Ví dụ khác chiềng=>làng và chàng=>lang, có thể xét thêm ví dụ chàm=> lam, trường hợp này Baxter phục nguyên g-ram, nhưng dựa vào tiếng Việt mà xét có lẽ phục nguyên c-ram đúng hơn ?
5.8 Về biến đổi của phụ âm đầu:
Các biến đổi rõ nhất là :
– B/P=>PH: như buồng=>phòng, bùa=> phù
– M=>V: như mo=>vu, mùa=>vụ…
– Đ/T=> TR/CH ; như đũa=>trứ , đuốc=>chúc
5.9 Thử phục nguyên riêng phần âm vần thượng cổ của bài Kinh Thi “Tiểu Mân chi thập”:
小旻之什
山有嘉卉、侯栗侯梅。
廢為殘賊、莫知其尤。
Tiểu Mân chi thập
Sơn hữu gia hủy
Hầu lật hầu MƠ (âm thượng cổ mə, âm trung cổ mai)
Phế vi tàn tặc
Mạc tri kì VƯƠ (âm thượng cổ wjə, âm trung cổ vưu).
Mai với vưu theo âm Trung cổ thì không gieo vần, nhưng có vần khi đọc theo âm thượng cổ, như vậy âm thượng cổ MƠ (mə) của chữ Mai mà Karlgren, Baxter và Vương Lực phục nguyên là rất cổ, có thể trước cả thời Kinh Thi rât lâu. Các chữ Mơ (cây Mai) và Mận (cây Lý) là các tên rất bình dân cho chị em phụ nữ người Việt thời xưa… nhất là các vùng quê.
6. Vài ý sơ bộ kết luận
Các bảng tư liệu và các phân tích trên là bằng chứng ban đầu cho giả thuyết về việc có cuộc thiên di của một nhóm bộ lạc Thần Nông tới đồng bằng sông Hồng, hợp huyết với cư dân bản địa, lập lên nhà nước Văn Lang hơn bốn nghìn năm trước. Cuộc hòa nhập đã diễn ra hòa bình (phản ánh qua cuộc hôn nhân Lạc Long Quân-Âu Cơ). Nhóm Lạc Long Quân có thể không đông lắm nên về huyết thống dân Văn Lang có lẽ chủ yếu vẫn là dân bản địa, điều này thể hiện qua việc nhóm từ cơ bản của tiếng Việt vẫn thuộc ngữ hệ Mon-Khmer, và rất gần với tiếng Mường (các tác giả như Nguyễn Tài Cẩn … đều cho rằng tiếng Việt và Mường mới tách ra khoảng thế kỷ 8-9). Mà ngay những từ thượng cổ Việt Hán nêu trên có lẽ cũng nằm trong kho từ vựng của các nhóm tộc phương Nam ở vùng Trường Giang chứ không phải gốc từ Hán tộc phương Bắc, như các từ “giang= krông= sông” , “long= b-rong= rồng”, về sau mới hòa nhập vào tiếng Hán.
Những tư liệu từ bảng thống kê (còn đang tiếp tục bổ sung) cho thấy đó không phải không phải là cứ liệu lẻ tẻ, trùng lặp tình cờ, mà số lượng khá nhiều, và rất có hệ thống, đó lại là những từ khá cơ bản của tiếng Việt, và điểm đặc biệt là chúng khá gần với phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ theo những nhà ngôn ngữ học có uy tín.
Phần phụ lục:
- Bảng so sánh tư liệu âm thượng cổ Hán Ngữ của các từ có thể là từ cổ Việt Hán:
Chữ Hán |
Karlgren |
Vương Lực |
Baxter |
Cổ Việt Hán |
Hán Việt (Đường âm) |
pinyin |
Quảng Đông |
Mân Nam |
房 |
b’ɑŋ | baŋ | baŋ | buồng | phòng | fang2 | fong2 | pong5,pang5 |
縛 |
b’ɑg | bak | baks | buộc | phọc | fu4 | bok3 | pak8 |
符 |
b’i ̯u | bio | bjo | bùa | phù | fu2 | fu4 | pu2 |
凡 |
b’i ̯wa ̆m | biam | bjom | buồm | phàm | fan2 | faan4 | hoan7 |
晚 |
mi ̯wa ̆n | miuan | mjonʔ | muộn | vãn | wan3 | ||
放 |
pi ̯waŋ | piaŋ | pjaŋʔ | buông | phóng | fang4 | ||
飛 |
pi ̯wər | piəi | pjəj | bay | phi | fei1 | fei1 | hui1, pe1 |
為 |
gwia | ɣiuai | wjaj | bởi, vì | vị | wei2/4 | wai4 | |
販 |
pi ̯wa ̆n | pian | pjans | buôn | phán | fan4 | faan3 | hoan5 |
伯 |
pa ̆k | peak | prak | bác | bá | ba4,bo2 | baa3,baak3 | peh4, pek4 |
剝 |
pu ̆k | peok | prok | bóc,róc | bác | bo1 | ||
斧 |
pi ̯wo | pia | pjaʔ | búa | phủ | fu3 | fu2 | pu2 |
瓢 |
b’i ̯og | biô | bjew | bầu | biều | piao4 | piu4 | phio5 |
橋 |
g’i ̯og | giô | grjaw | cầu | kiều | qiao2 | kiu4 | kiau5,kio5 |
間 |
ka ̆n | kean | kren | căn | gian | jian4 | gaan1 | kan1, kan2 |
角 |
ku ̆k | keok | krok | góc | giác | jue2 | gok3 | kak4 |
覺 |
kʊ̆g | keuk | kruks | cốc | giác | jue2 | gok3 | kak4 |
減 |
kam | keam | kromʔ | kém | giảm | jian3 | gaam2 | kiam2 |
江 |
ku ̆ŋ | keoŋ | kroŋ | sông | giang | jiang1 | gong1 | kang1 |
扛 |
ku ̆ŋ | keoŋ | kroŋ | gồng,cõng | giang | kang2,gang1 | gong1,kong1 | kng1 |
解 |
ke ̆g | ke | kreʔ | cởi | giải | jie3 | gaai3 | kai2 |
價 |
ka ̆d | keat | krets | cả | giá | jia4 | gaa3 | ka3 |
嫁 |
kɔ | kea | kras | gả | giá | jia4 | ||
膠 |
g’o ̆g | ɣeô | grew | keo | giao | jiao1 | gaau1 | ka1 |
郊 |
ko ̆g | keô | krew | kẻ, cổ | giao | jiao1 | gaau1 | kau1 |
古 |
ko | ka | kaʔ | cũ | cổ | |||
諫 |
kan | kean | krans | can | gián | jian4 | ||
旱 |
g’ɑn | ɣan | ganʔ | cạn/khan | hạn | han4 | ||
夾 |
ka ̆p | keap | krep | kép | giáp | jia1, ga2 | ||
騎 |
g’ia | giai | grjaj | cưỡi | kị | ji4 | ||
鋸 |
ki ̯o | kia | kjas | cưa , cứa | cứ | jiu4 | ||
除 |
d’i ̯o | dia | lrja | chừa | trừ | chu2 | ||
餘 |
di ̯o | ʎia | lja | thừa | dư | yu2 | ||
血 |
xiwet | xyuet | hwit | tiết | huyết | xue4 | ||
悉 |
si ̯e ̆t | siet | sjit | dứt | tất | xi1 | ||
桶 |
t’uŋ | thoŋ | hloŋʔ | thùng | dũng | tong3 | ||
巾 |
ki ̯æn | keən | krjən | khăn | cân | jin1 | gan1 | kin1 |
劫 |
ki ̯ap | kiap | kjap | cướp | kiếp | jie2 | gip3 | kiap4 |
割 |
kat | kat | kat | cắt,gọt | cát | ge | got3 | kat4 |
謹 |
ki ̯ən | kiən | kjənʔ | gìn? | cẩn | jin3 | gan2 | kin2 |
卦 |
kwe ̆g | koe | kʷres | quẻ | quái | gua4 | gwaa3 | koa3 |
近 |
g’i ̯ən | giən | gjənʔ | gần | cận | jin4 | gan6 | kin7 |
國 |
kwək | kuək | kʷək | quấc, quắc | quốc | guo2 | gwok3 | kok |
巫 |
mi ̯wo | mia | mja | mo | vu | wu | mou4 | bu5 |
務 |
mi ̯ug | miok | mjoks | mùa | vụ | wu4 | mou6 | bu7 |
舞 |
mi ̯wo | mia | mjaʔ | múa | vũ | wu3 | ||
雨 |
gi ̯wo | ɣiua | wjaʔ | mưa | vũ | yu3 | ||
霧 |
mi ̯ug | miok | mjoks | mù,móc,mồng | vụ | wu4 | mou6 | bu7 |
未 | mi ̯wəd | miət | mjəts | mùi | vị | wei4 | mei6 | boe7 |
味 | mi ̯wəd | miət | mjəts | mùi | vị | wei4 | mei6 | boe7 |
幔 |
mwɑn | muan | mons | mùng/màn | mạn | man2 | maan6 | ? |
墓 |
mɑg | mak | maks | mả | mộ | mu4 | mou6 | bong7 |
梅 |
məg | mə | mə | mơ | mai | mei2 | mui4 | boe5,m5,moai5,mui5 |
磨 |
mɑ | mai | maj | mài | ma | mo2 | ||
舵 |
d’ɑ | dai | lajʔ | lái | đà | duo4, tuo2 | ||
個 |
kɑ | kai | kajs | cái | cá | ge4 | ||
網 |
mi ̯waŋ | miaŋ | mjaŋʔ | mạng | võng | wang3 | mong5 | bong2, bang7 |
吻 |
mi ̯e ̆n | mien | mjinʔ | miệng | vẫn | wen3 | man5 | bun1,bun2 |
萌 |
ma ̆ŋ | meaŋ | mraŋ | măng | manh | meng2 | ||
聞 |
mi ̯wən | miən | mjun | mắng | văn | wen2 | man4 | bun5 |
林 |
li ̯əm | liəm | c-rjəm | (bụi) rậm/chùm | lâm | lin2 | ||
箸 |
ti ̯o | tia | trjas | đũa | trứ | zhu4 | zyu3,zyu6 | tu7 |
濁 |
d’u ̆k | deok | drok | đục | trọc | zhuo2 | zuk4 | tak8,tok8 |
燭 |
ȶi ̯uk | tɕiok | tjok | đuốc | chúc | zhu2 | ||
赭 |
ȶi ̯ɔ | tɕya | tjᴀʔ | đỏ | giả | zhe3 | ze2 | ? |
追 |
ti ̯wər | tiuəi | trjuj | đuổi | truy | zhui1,dui1 | zeoi1 | tui1 |
季 |
ki ̯wæd | kiuet | kʷjits | cuối | quý | ji4 | ||
歲 |
si ̯wa ̆d | siuat | swjats | tuổi | tuế | sui4 | seoi3 | soe3 |
丁 |
te ̆ŋ | teŋ | treŋ | đanh | đinh | ding1 | ding1 | teng1 |
打 |
te ̆ŋ | teŋ | treŋʔ | đánh | đả | da3 | daa1 | taN2 |
餅 |
pi ̯e ̆ŋ | pieŋ | pjeŋʔ | bánh | bính | bing3 | beng2 | pan2 |
性 |
si ̯e ̆ŋ | sieŋ | sjeŋs | tánh | tính | xing4 | sing3 | seng3 |
睇 |
t’iər | thyei | thij | thấy | thê | di2 | tai2 | ? |
淂 |
tək | tək | tək | đác (nước) | đắc | de2 | dak1 | ? |
度 |
d’ɑg | dak | daks | trạc/đo | đạc/độ | du4,duo4 | ||
似 |
dzi ̯əg | ziə | zjəʔ | tựa,dựa | tự | si4 | ci5 | ? |
尋 |
dzi ̯u ̆m | ziuəm | tìm | tầm | xun2, xin2 | cam4 | chhim5,sim7 | |
中 |
ti ̯ʊŋ | tiuəm | k-ljuŋ | đúng | trúng | zhong4 | zung3 | ? |
沈 |
ȶʻəm | tɕhy | thəmʔ | chìm | trầm | chen2 | cam4,sam2 | sim2,tiam5,tim5 |
點 |
tiam | tyam | chấm | điểm | dian3 | dim2 | tiam2 | |
瞻 |
ȶi ̯am | tɕiam | k-ljam | xem | chiêm | |||
稻 |
d’ʊg | du | luʔ | lúa/gạo | đạo | dao2 | dou6 | tiu7,to7 |
床 |
dʐʻi ̯aŋ | dʒiaŋ | dzrjaŋ | giường | sàng | chuang2 | cong4 | chhng5 |
選 |
si ̯wan | siuan | sjonʔ | chọn | tuyển | xuan3 | syun2 | soan2 |
贖 |
ȡʻi ̯uk | dʑiok | Ljok | chuộc | thục | shu2 | suk6 | siok8 |
種 |
d’i ̯ʊŋ | diuəm | g-ljuŋ | dòng/giống | chủng | zhong3 | zung2 | chiong2 |
紫 |
tsi ̯e ̆g | tsie | tsjeʔ | tía/tái | tử | zi3 | ||
子 |
tsi ̯əg | tsiə | tsjəʔ | đứa/trai | tử | zi3 | ||
字 |
dz’i ̯əg | dziə | dzjəs | chữ | tự | zi4 | ||
貯 |
ti ̯o | tia | trjaʔ | chứa | trữ | zhu3 | ||
御 |
ŋi ̯o | ŋia | ŋjaʔ | ngừa | ngự | yu4 | ||
皮 |
b’ia | biai | brjaj | bìa | bì | pi2 | ||
被 |
b’ia | biai | brjajʔ | phải | bị | bei4,bi1 | ||
碑 |
pi ̯e ̆g | pie | prje | bia | bi | bei1 | ||
支 |
ȶi ̯e ̆g | tɕie | kje | chia,chẻ | chi | zhi1 | ||
邊 |
pian | pyan | pen | bên | biên | bian1 | ||
濱 |
pi ̯e ̆n | pien | pjin | bến | tân | bin | ||
閉 |
pied | pyet | pits | bít | bế | bi4 | ||
離 |
liar | lyai | c-rejs | lìa,chẽ,rời | li | li2 | lei4 | li5 |
爐 |
lo | la | c-ra | lò, lửa | lô | lu2 | lou4 | loD5 |
穭 |
li ̯o | lia | c-rjaʔ | lúa | lữ | lyu3 | leoi5 | ? |
縷 |
li ̯u | lio | c-rjoʔ | lụa | lũ | lyu3 | ||
羅 |
lɑ | lai | c-raj | lướichài | la | lo2, luo2 | lo | lo5 |
臘 |
lɑp | lap | c-rap | chạp | lạp | la4 | ||
梁 |
li ̯aŋ | liaŋ | c-rjaŋ | rường | lương | liang2 | loeng4 | liang5 |
籠 |
luŋ | loŋ | c-roŋb-roŋ | lồngchuồng | lung | long2 | ||
龍 |
li ̯uŋ | lioŋ | b-rjoŋ | rồng | long | long2 | lung4 | geng5,leng5 |
煉 |
lian | lyan | c-rens | rèn | luyện | lian4 | lin6 | lian7 |
鑄 |
ȶi ̯u | tɕio | tjos | đúc | chú | zhu4 | ||
咒 |
ȶi ̯ʊg | tɕiu | tjus | chúc | chú | zhou4 | ||
祝 |
ȶi ̯ʊg | tɕiuk | tjuks | chú | chúc | zhou4 | ||
力 |
li ̯ək | liək | c-rjək | sức | lực | li4 | lik5 | lat8 |
代 |
d’əg | dək | ləks | đời | đại | dai4 | ||
移 |
dia | dia | ljaj | rời | di | yi2 | ||
坭 |
ni ̯ær | niei | nrjij | nơi | ni | ni2 | ||
泥 |
niər | nyei | nij | lầy | nê | ni2 | ||
時 |
ȡi ̯əg | ʑiə | djə | giờ | thì | shi2 | si4 | si5 |
市 |
ȡi ̯əg | ʑiə | djəʔ | chợ | thị | shi4 | si5 | chhi7 |
賊 |
dz’ək | dzək | dzək | giặc | tặc | ze2 | caak6 | chek8,chhat8 |
北 |
pək | pək | pək | bấc | bắc | bei3 | ||
特 |
d’ək | dək | dək | đực | đặc | te4 | ||
日 |
ȵi ̯e ̆t | ȵiet | njit | nhựt/ngày | nhật | ri4 | jat6 | jit8 |
一 |
ʔi ̯e ̆t | iet | ʔjit | nhứt/nhất | nhất | yi1 | jat1 | ? |
號 |
g’og | ɣo^ | gaw | gào | hào | hao2 | hou4 | ho7 |
疑 |
ŋi ̯əg | ŋiə | ŋjə | ngờ | nghi | yi2 | ji4 | gi5 |
外 |
ŋwɑd | ŋuat | ŋʷats | ngoài | ngoại | wai4 | ngoi6 | goa7 |
義 |
ŋia | ŋiai | ŋrjajs | ngãi | nghĩa | yi4 | ji6 | gi7 |
牙 |
ŋɔ | ŋea | ŋra | ngà | nha | ya1 | ngaa4 | ga5 |
蛾 | ŋɑ | ŋai | ŋaj | ngài | nga | e2 | ngai5 | |
瓦 |
ŋwa | ŋoai | ŋʷrajʔ | ngói | ngõa | wa3 | ngaa5 | hia7,oa2 |
含 |
g’əm | ɣyəm | gəm | gậm/ngậm | hàm | han2 | ham4 | ham5,kam5 |
寄 |
kia | kiai | krjajs | gởi | ký | ji4 | ||
蠶 |
dz’əm | dzəm | dzum | tằm | tàm | can2 | ||
籤 |
ts’i ̯am | tshia | tshjem | tăm | tiêm | qian2 | ||
師 |
ʂi ̯ær | ʃiei | srjij | thầy | sư | shi1 | ||
尸 |
ɕi ̯ær | ɕiei | hljij | thây | thi | shi1 | ||
平 |
b’i ̯an | bian | bjen | bằng | bình | ping2 | ||
主 |
ȶi ̯u | tɕio | tjoʔ | chúa | chủ | zhu3 | ||
初 |
tʂʻi ̯o | tʃhia | tshrja | xưa | sơ | chu1 | ||
疏 |
ʂi ̯o | ʃia | srja | thưa,sưa | sơ | shu1 | ||
須 |
si ̯u | sio | sjo | tua | tu | xu1 | ||
無 |
mo | ma | mô | vô | wu2 | mou4 | bo5,bu5 | |
萬 |
mi ̯wa ̆n | mian | muôn | vạn | wan4 | maan6 | ban7 | |
晚 |
mi ̯wa ̆n | miuan | mjonʔ | muộn | vãn | wan3 | ||
畫 |
g’we ̆g | ɣoek | gʷreks | gạch,vạch | họa,hoạch | hua4 | wa6,wak6 | hoa7 |
鑊 |
g’wɑk | ɣuak | wak | vạc | hoạch | hua4 | wok6 | ? |
禍 |
g’wɑ | ɣuai | vạ | họa | huo4 | wo5 | ho7 | |
猿 |
gi ̯wa ̆n | ɣiuan | wjan | vượn | viên | yuan2 | ||
腋 |
di ̯ag | ʎyak | ljᴀk | nách | dịch | ye4 | ||
核 |
g’wət | ɣuət | gut | hột, hạt | hạch | he2 | hat6 | hat8,hut8 |
播 |
pɑ | pai | pajs | vãi | bá | bo1,bo4 | ||
肺 |
p’i ̯wa ̆d | phiua | phjots | phổi | phế | fei4 | ||
地 |
d’ia | diai | djejs | đai(đất đai) | địa | di4 | ||
池 |
d’ɑ | dai | daj | đìa | trì | chi2 | ci4 | ti5 |
斬 |
tsa ̆m | tʃeam | tsremʔ | chém | trảm | zhan3 | zaam2 | cham2 |
藍 |
lɑm | lam | g-ram | chàm | lam | lan2 | ||
開 |
k’ər | khyən | khəj | khơi/khui | khai | kai1 | hoi1 | khai1, khui1 |
起 |
k’i ̯əg | khiə | khjəʔ | khởi | khỉ | qi3 | ||
青 |
ts’ieŋ | tshye | sreŋ | xanh | thanh | qing1 | ceng1 | chheng1 |
臭 |
ȶʻi ̯ʊg | tɕhiu | thjus | thiu,thối | xú | chou4,xiu4 | cau3 | chhau3 |
愁 |
dʐʻi ̯ʊg | dʒiu | dzrjiw | rầu/dàu | sầu | chou2 | ||
洒 |
slĕg | ʃeai | cCrejʔ | rưới | sái | sa3 | ||
絲 |
si ̯əg | siə | sjə | tơ, xơ,sợi | ti | si1 | si1 | si1 |
梭 |
swɑ | suai | soj | thoi | thoa,xoa | xuo1 | so1 | so1 |
簑 |
swɑ | suai | soj | tơi | toa, soa | suo1 | ||
吹 |
ȶʻwia | tɕhiuai | thjoj | thổi | xuy | chui1 | ceoi3 | chhui1 |
帚 |
ȶi ̯ʊg | tɕiu | tjuʔ | chổi | trửu | |||
扃 |
kiweŋ | kyueŋ | kʷeŋ | quanh | quynh | jiong1 | gwing1 | ? |
捲 |
g’i ̯wan | giuan | cuốn,cuộn | quyển | juan4,quan2 | gyun4 | kuan2 | |
往 |
gi ̯waŋ | ɣiuaŋ | wjaŋʔ | viếng | vãng | wang3 | ||
靈 |
lieŋ | lyeŋ | c-reŋ | liêng/trành | linh | ling2 | ||
敬 |
ki ̯e ̆ŋ | kieŋ | krjeŋs | kiêng | kính | jing4 | ||
井 |
tsi ̯e ̆ŋ | tsieŋ | tsjeŋʔ | giếng | tỉnh | jing3 | zeng2 | cheng2 |
正 |
ȶi ̯e ̆ŋ | tɕieŋ | tjeŋ | giêng | chính | zheng1 | ||
呈 |
d’i ̯e ̆ŋ | dieŋ | lrjeŋ | chiềng | trình | cheng2 | ||
鄰 |
li ̯e ̆n | lien | c-rjin | giềng | lân | lin2 | ||
聲 |
ɕi ̯e ̆ŋ | ɕieŋ | hjeŋ | tiếng | thanh | sheng1 | ||
里 |
li ̯əg | liə | c-rjəʔ | làng,chiềng | lý | li3 | ||
惜 |
si ̯ag | syak | sjᴀk | tiếc | tích | xi2 | sik1 | sek4 |
隻 |
ȶi ̯e ̆k | tɕiek | tjek | chiếc | chích | zhi1 | ||
席 |
dzi ̯ag | zyak | zljᴀk | tiệc | tịch | xi2 | ||
碧 |
pi ̯ak | piak | pjak | biếc | bích | bi4 | bik1 | phek4 |
役 |
di ̯e ̆k | ʎiuek | wjek | việc | dịch | yi4 | jik6 | ek8 |
錫 |
siek | syek | slek | thiếc | tích | xi2 | ||
尺 |
ȶʻi ̯ag | tɕhya | thjᴀk | thước | xích | chi3 | ||
逆 |
ŋi ̯ak | ŋiak | ŋjak | ngược | nghịch | ni4 | ngaak6 | gek8 |
鏡 |
ki ̯a ̆ŋ | kyaŋ | krjaŋs | gương | kính | jing4 | geng3 | keng3,kiaN3 |
之 |
ȶi ̯əg | tɕiə | tjə | chưng | chi | zhi1 | ||
又 |
gi ̯ug | ɣiu | wjəs | cùng | hựu | you4 | ||
忌 |
g’i ̯əg | giə | gjəs | cúng/giỗ | kị | ji4 | ||
喜 |
xi ̯əg | xiə | xjəʔ | hửng,hởi | hỉ | xi3 | ||
已 |
di ̯əg | ʎiə | ljəʔ | thôi,rồi | dĩ | zi3 | ||
以 |
di ̯əg | ʎiə | ljəʔ | lấy | dĩ | yi3 | ||
矣 |
gi ̯əg | ɣiə | ɦjəʔ | hỡi | hĩ | yi3 | ||
趾 |
ȶi ̯əg | tɕiə | tjəʔ | chân, châng | chỉ | zhi3 | ||
眉 |
mi ̯ær | miei | mrjəj | mày | mi | mei2 | ||
似 |
dzi ̯əg | ziə | zjəʔ | dường, tựa | tự | si4 | ||
違 |
gi ̯wər | ɣiuəi | wjəj | vạy | vi | wei2 | ||
甲 |
kap | keap | krap | kép ? | giáp | jia3 | ||
夾 |
ka ̆p | keap | krep | kép, cặp | giáp | jia2 | ||
狹 |
g’a ̆p | ɣeap | grep | hẹp | hiệp | xia2 | ||
棹 |
d’o ̆k | deôk | drewks | chèo | trạo | zhao4 | ||
豹 |
po ̆k | peôk | prewks | beo | báo | bao4 | ||
潮 |
d’i ̯og | diô | ɦtrjew | triều | trào | chao2 | ||
鐵 |
t’iet | thyet | hlit | sắt | thiết | tie3 | ||
得 |
tək | tək | tək | được | đắc | de2 | ||
源 |
ŋi ̯wa ̆n | ŋiuan | ŋjon | nguồn | nguyên | yuan2 | ||
巧 |
k’ʊ̆g | kheu | khruʔ | khéo | xảo | qiao3 | ||
藥 |
di ̯ok | ʎiôk | rjawk | thuốc | dược | yue4 | ||
骸 |
g’æg | ɣe | grə | xương | hài | hai2 | ||
異 |
di ̯əg | ʎiə | ljə | lạ | dị | yi4 | ||
已 |
di ̯əg | ʎiə | ljəʔ | rồi | dĩ | yi3 | ||
以 |
di ̯əg | ʎiə | ljəʔ | lấy | dĩ | yi3 | ||
滅 |
mi ̯at | miat | mjet | mất | diệt | mie4 | ||
戉 |
gi ̯wa ̆t | ɣiuat | wjat | vớt | việt | yue4 | ||
越 |
g’wɑt | ɣuat | wat | vượt | việt | yue4 | ||
底 |
tiər | tyei | tijʔ | đáy | để | di3 | ||
脫 |
t’wɑt | thuat | hlot | lọt | thoát | tuo1 | ||
弱 |
ȵi ̯ok | ȵiôk | njewk | nhọc | nhược | ruo4 | ||
冒 |
mʊg | muk | muks | mũ | mạo | mao4 | ||
戶 |
g’o / ɣuo | ɣa | gaʔ | cửa | hộ | hu4 | ||
左 |
tsɑ | tsai | tsajʔ | trái | tả | zuo3 | ||
右 |
gi ̯ug | ɣiu | wjəʔ | phải | hữu | yuo4 | ||
正 |
ȶi ̯e ̆ŋ | tɕieŋ | tjeŋ | thẳng | chính | zheng4 | ||
郎 |
lɑŋ | laŋ | c-raŋ | chàng | lang | lang2 | ||
娘 |
ni ̯aŋ | niaŋ | nrjaŋ | nàng | nương | niang2 | ||
亂 |
lwɑn | luan | c-rons | chộn,rộn | loạn | luan4 | ||
限 |
g’æn | ɣeən | grənʔ | hẹn | hạn | xian4 | ||
烈 |
li ̯at | liat | c-rjet | rét | liệt | lie4 | ||
漏 |
lu | lo | c-ros | rò | lậu | lou4 | ||
弩 |
no | na | naʔ | ná,nỏ | nỗ | nu3 | ||
染 |
ȵi ̯am | ȵiam | njomʔ | nhuộm | nhiễm | ran3 | ||
洒 |
slĕg | ʃeai | cCrejʔ | rây | sái | sa3 | ||
竇 |
d’ug | dok | loks | lỗ (hổng) | đậu | dou4 | ||
禽 |
g’i ̯əm | giəm | grjəm | chim | cầm | qin2 | ||
裂 |
li ̯at | liat | c-rjet | rách | liệt | lie3 | ||
茶 |
d’ɔ | dea | lra | chè | trà | cha2 | ||
遮 |
ȶi ̯ɔ | tɕya | tjᴀ | che | già | zhe5 | ||
烏 | ʔo | a | ʔa | ác | ô | wu1 | ||
徹 | thi ̯at | thiat | thrjet | suốt/tuốt | triệt | che4 | ||
豚 | d’wən | duən | lun | lợn | đồn | tun2 | ||
BỔ SUNG | (MỚI) | |||||||
號 | gʹog | ɣo^ | gaw | gào/gọi ? | hiệu | hao4 |
- Bảng 2, một số trường hợp từ cổ Hán Việt Hán có âm tách xa nhiều với âm Hán Thượng cổ, có thể lầm là các biến âm của riêng tiếng Việt, mới hình thành sau khi Việt Nam giành lại độc lập chứ không phải âm thượng cổ, nên cần xem xét thận trọng:
Chữ Hán |
Karlgren |
Vương Lực |
Baxter |
Cổ Việt
|
Hán Việt (Đường âm) |
pinyin |
Quảng Đông |
Mân Nam |
瞳 |
d’uŋ | doŋ | doŋ | tròng | đồng | tong2 | ||
徒 |
d’o | da | da | trò | đồ | tu2 | ||
子 |
tsi ̯əg | tsiə | tsjəʔ | trai(hay đứa ?) | tử | zi3 | ||
算 |
swɑn | suan | sons | tính | toán | suan4 | ||
殺 |
ʂa ̆d | ʃeat | srets | giết | sát | sha1 | saat3 | sat4 |
駭 |
g’æg | ɣe | grəʔ | sợ | hãi | hai4 | haai5 | hai5 |
硬 |
ŋa ̆ŋ | ŋeaŋ | ŋraŋs | cứng | ngạnh | ying4 | ||
布 |
po | pa | pas | vải | bố | bu4 | ||
劍 |
ki ̯wa ̆m | kiam | kjams | gươm | kiếm | jian4 | ||
命 |
mi ̯e ̆ŋ | mieŋ | mrjeŋs | mạng | mệnh | ming5 | ||
杆 |
kɑn | kan | kans | khiên | can | gan1 | ||
薑 |
ki ̯aŋ | kiaŋ | kjaŋ | gừng | khương | jiang1 | ||
停 |
d’ieŋ | dyeŋ | deŋ | dừng | đình | ting2 | ||
臼 |
g’i ̯ʊg | giu | gjuʔ | cậu | cữu | jiu4 | ||
懶 |
lɑn | lan | c-ranʔ | lười | lãn | lan3 | ||
待 |
d’əg | də | dəʔ | chờ | đãi | dai4 | ||
及 |
g’i ̯əp | giəp | grjəp | kịp | cập | ji2 | ||
歸 |
ki ̯wər | kiuəi | kjuj | về | quy | gui1 | ||
瀉 |
si ̯ɔ | sya | sjᴀʔ | rửa | tả | xie4 | ||
生 |
ʂe ̆ŋ | ʃeŋ | sreŋ | sống | sanh | sheng1 | ||
鮮 |
si ̯an | sian | sjen | tươi | tiên | xian1 | ||
蒜 |
swɑn | suan | sons | tỏi | toán | suan4 | ||
懶 |
lɑn | lan | c-ranʔ | lười | lãn | lan3 | ||
鵝 |
ŋɑ | ŋai | ŋaj | ngan | nga | e2 | ||
篩 |
ʃeai | srej | rây | si | shai1 | |||
Tài liệu tham khảo:
- 中国音韵学研究( 高本汉 法语原著)Bernhard Karlgren Etudes Sur La Phonologie Chinoise (Stockholm 1915 – Gotembourg 1926). Bản PDF.
- 汉文典 、 高本汉、 上海辭書出本社。 1997。
- 中上古汉语音的纲要、 高本汉、 齐鲁书社、 济南。 1987
- The Austroasiatics in Ancient South China, 梅祖麟言语学论文集。 商务印书馆出本。2000。
- Trung nguyên âm vận (Chu Đức Thanh, 1324, bản scan không có thông tin năm in lại)
- “A Handbook of Old Chinese Phonology” GS William Baxter (1992, New York, Berlin).
- 王力:《漢語詩律學》,(上海:中國上海世紀出版集團,上海教育出版社,2005年
- 王 力 . 古 漢 語 字典,Vương Lực “Cổ Hán ngữ tự điển”.
- “從原始漢藏語到上古漢語-以及原始藏緬語的韻母演變” . 龔煌城Cung Hoàng Thành 中央研究院 , 第㆔屆國際漢學會議論文集語言組 2003.
10. 中国少数民族语言 Trung Quốc thiểu số dân tộc ngữ ngôn, Tứ Xuyên Dân tộc Xuất bản xã. 1987. Bản điện tử (PDF).
11. 中国少数民族语言Trung Quốc thiểu số dân tộc văn tự. 1991, không có thông tin NXB và tác giả vì không có trang bìa. Bản điện tử (PDF).
12. Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt. Nguyễn Tài Cẩn, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 1995
13. Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nguyễn Tài Cẩn. NXB Đại học Quốc gia , Hà Nội. 2000
14. Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật Thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh. Hoàng Thị Ngọ. NXB KHXH, Hà Nội, 1999.
15. “Thử tìm hiểu từ nguyên một số cặp từ Việt Hán” , PHAN ANH DŨNG, Bài viết tham gia hội thảo nhân một năm ngày mất GS Nguyễn Tài Cẩn, Hà Nội, 4-2012.
[1] Bài đã gởi Hội thảo quốc tế “Ngôn ngữ học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập”, tháng 5/2013 tại Hà Nội.
[2] Sau hội thảo GS Shimizu Masaaki ở Đại học Osaka Nhật có gởi cho người viết bài này một bài báo nghiên cứu về các yếu tổ di truyền của cây lúa, mà kết luận là vùng trung lưu Châu giang ở Quảng Tây-Quảng Đông chính là quê hương của nền văn minh lúa nước, là nơi phát nguyên giống lúa trồng phổ biến trên thế giới ngày nay. ( “A map of rice genome variation reveals the origin of cultivated rice” , Xuehui Huang, Nori Kurata … 25 October 2012 , vol l490, Nature, 499.)
[3] Biến âm của âm cuối –j thành –t trong tiếng Việt còn thấy lưu tích ở cách đọc tên bộ kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajna Paramita, Praj đã được phiên âm thành bát như vậy âm cuối –j đọc thành –t ), nguyên chữ Hán viết 般若 đáng lý phải đọc Ban nhã, nhưng người Việt nhất loạt đọc thành Bát nhã. Ngoài ra người Việt vẫn còn giữ được âm “đai” trong từ “đất đai” thể hiện sự có mặt của âm cuối –j thời thượng cổ, đai cũng có nghĩa là đất.
[4] Bernhard Karlgren (15 October 1889, Jönköping – 20 October 1978) nhà ngôn ngữ học Thụy Điển nổi tiếng với các công trình nghiên cứu cổ Hán Ngữ.
[5] William H. Baxter, nhà ngôn ngữ học đương đại người Mỹ.
[6]王力(10/8/1900-3/5/1986) nguyên là “Trung Quốc Ngữ ngôn học hội danh dự Hội trưởng”.
[7] Con số 3500 năm này người viết nhận được qua trao đổi với Giáo sư ngôn ngữ học Hoàng Dũng.
[8] Các đoạn chữ màu tím là tác giả mới bổ sung, không có trong bài gởi Hội thảo ngôn ngữ học QT tháng 5/2013 ở Hà Nội.