huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Lịch sử & đặc trưng Tuồng

 

By  Tuấn Giang .

Nguồn: http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=19978

Tiết mục Nhà hát Tuồng Việt Nam.   

 

HÀ NỘI THÁNG 6 NĂM 2012

LỜI THÁN

Dù viết công trình không một đồng nhuận bút,cứ làm vì quá ít nhà nghiên cứu sân khấu viết lịch sử Tuồng. Những cuốn sử Tuồng Trần Văn Khải, Lê Văn Chiêu, Hoàng Châu  Ký, giải trình nghệ thuật Tuồng xã hội phong kiến Việt Nam, một chút Tuồng sau Cách mạng tháng tám mang tính khái luận.

Tác giả viết lịch sử muốn đưa ra những nhận định khác biệt nhiều quan niệm Tuồng thời kỳ phong kiến của hầu hết các nhà nghiên cứu trước, bổ xung tư liệu Tuồng từ 1945 đến 2012. Dù không kinh phí, thời gian đầu tư chưa nhiều, tác giả cố gắng hoàn thành cuốn: Lịch sử & đặc trưng Tuồng từ hình thành, ra đời, đến quá trình phát triển vào cuộc sống xã hội hậu văn tự. Cuốn sách tổng kết nhiều nhận định khoa học, khám phá, phát hiện những điều mới lạ nghệ thuật Tuồng:

Đặc trưng nghệ thuật Tuồng- Ba bộ biểu diễn- bốn phương pháp nghệ thuật.  Là cuốn sử xen lẫn nghiên cứu khoa học, giúp hiểu sâu nghệ thuật Tuồng.

                            Tiết mục Hát bội

 .     

                                        Tuấn Giang- Hà Nội-Tháng: 6-2012.                                                             

           Chương I                                                                                                                                

Nguồn gốc nghệ thuật Tuồng

Tuồng một thể loại sân khấu: Mô tả – ước lệ – tượng trưng, mang tính kinh điển, phát triển ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á. Mỗi nước một hình thức diễn Tuồng, biểu hiện đặc trưng văn hóa, nghệ thuật dân tộc, bản địa, cổ xưa. Người Trung Hoa diễn Tuồng Kinh kịch, Việt kịch, Nhật Bản Kịch Nô, Cam Phu Chia Tuồng Rô Băm, Indonesia, Malaysia… kịch múa mặt nạ Tuồng.

Tuồng sử dụng ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng cao trong những hình thức nghệ thuật cổ còn xót lại ở châu  Á, châu Phi. Do ảnh hưởng giao thoa các nền văn hóa nghệ thuật khu vực Đông Nam  Á, phát sinh nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc ra đời sân khấu Tuồng. Đây như một diễn đàn từ khi có người nghiên cứu Tuồng nêu nhiều giả thuyết khác biệt, nhưng khá nhất quán nhận định: Nguồn gốc Tuồng từ trò diễn xướng dân gian Việt, chỉ số ít nói Lý Nguyên Cát truyền dậy dân ta vào năm 1285, người mình biết Hát bội. Thuyết này bị phản bác, hoặc thanh minh nói thế là vô lý, nếu có chăng“dạy về hình thức điệu bộ cách múa men, mặc  xiêm giáp… Còn nội dung giọng hát người mình có sẵn từ trước, không cần ai dạy.”[1] Những thế hệ nghiên cứu đầu tiên các nho sĩ: Phạm Đình Hổ, Ngô Sĩ Liên, Lê Quý Đôn, Trần Cương Trung… ghi chép nhiều công trình khảo luận: Vũ trung tùy bút, Đại Việt sử ký toàn thư, Kiến văn tiểu lục, Thông giám cương mục, An nam chí lược… Dẫn giải những hình thức ca múa nhạc, do cách biên dịch khác nhau, người gọi hát Giáo đầu là hát Chầu, Hát chèo, chỗ gọi Hát Tuồng… nên nhiều người cho Tuồng, Chèo ra đời rất sớm. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, tập 10 trang 16 viết: “Năm 1182, người Phường trò diễn trò một người làm Bộ thượng thư, sai người đi bắt tội phạm nói: Sao mày không xưng danh là quân của Thái sư…” Thấy câu nói này, nhiều người coi đây là trò diễn Tuồng cung đình, một số nhà nghiên cứu kết luận: Tuồng ra đời từ thời Đinh, hoặc muộn nhất vào đời Trần 1285, do Lý Nguyên Cát đem vào nước ta là Tuồng cung đình, quy phạm khá hoàn chỉnh của Trung Quốc.

Nhận định sự ra đời Tuồng còn nhiều giả thuyết, các thế hệ nghiên cứu tiếp tục khám phá. Mỗi người cần nghiên cứu tổng hợp: Quá trình hình thành Tuồng từ văn phong kịch bản đến lịch sử tác giả, sẽ thuyết phục hơn dựa vào căn cứ sử liệu ghi chép lại.

             1.Nguồn gốc hình thành Tuồng.

Sự hình thành nghệ thuật Tuồng, nghĩa là trước lúc ra đời sân khấu Tuồng. Tuồng hình thành từ đâu, do đâu ra đời nghệ thuật Tuồng, hầu như các nhà nghiên cứu chưa khẳng định ranh giới giữa sân khấu  với các trò diễn nhân tố cấu thành nghệ thuật Tuồng.

Hầu hết kịch hát dân tộc khởi thủy, hình thành từ trò diễn xướng dân gian, là quá trình tiến đến hoàn chỉnh vở diễn, tác giả, diễn viên, khán giả để ra đời một hình thức sân khấu. Nghệ thuật Chèo là một quá trình hình thành nhiều thế kỷ từ trò diễn xướng dân gian Trò nhại, Hò đưa linh… tiến lên sân khấu Chèo.Tuồng chưa thể chứng minh quá trình hình thành từ trò diễn xướng dân gian lên sân khấu, đa phần nhà nghiên cứu ngộ nhận Tuồng hoàn chỉnh một hình thức sân khấu qua sử liệu vào đời Trần, hoặc sớm hơn thời nhà Đinh…

Những nhận định theo chính sử, hay giả thuyết lịch sử  không có căn cứ, bởi người chép sử như nhiều vị tiền bối ghi trong hàng loạt sách Việt cổ nhầm lẫn những hình thức diễn xướng dân gian Hát chầu, Hát giáo đầu, Hát cửa đình, Trò nhại, Hò đưa linh, Hò chèo đò… hát có diễn của những hình thức ca múa nhạc dân gian. Những hình thức ca diễn ấy, là trò diễn xướng dân gian nhẹ nhàng giống chèo, diễn mạnh mẽ có ngữ điệu, ngữ khí mang nhân tố Tuồng. Những nhân tố này, làm nền tảng từ nghệ thuật Folklore dần tách biệt khỏi các yếu tố hỗn đồng phi lịch sử, hình thành nhiều hình thức nghệ thuật riêng rẽ: Ca – nhạc-múa, cuối cùng tiến đến sân khấu. Sân khấu Tuồng, hoặc Chèo chỉ khẳng định khi hội tụ ba thành tố: Kịch bản -Diễn viên – Khán giả, mọi hình thức trình diễn khác chưa phải sân khấu.

Dựa vào tiêu chí nghệ thuật sân khấu trên, tác giả tìm đến nguồn gốc hình thành Tuồng, là những nhân tố đầu tiên phát triển thành một thể loại sân khấu. Theo cấu trúc một thể loại sân khấu gồm ba thành tố: Kịch bản – Diễn viên – Khán giả, để quy chuẩn ra đời sân khấu Tuồng Chèo một cách khách quan khoa học. Dù có hàng trăm cuốn sử Việt ghi chép Tuồng Chèo ra đời vào các triều đại phong kiến nào đó, nhưng các nhà nghiên cứu không chứng minh sự hội tụ ba thành tố sân khấu, thì những sử liệu kia chỉ là giả thuyết.

Theo sử liệu, có thể trích dẫn nhiều trò diễn xướng dân gian: Sách Việt sử ghi trò Múa xuân phả, tục truyền thời Đinh, các vũ công múa diễn trò có hóa trang, đeo mặt nạ… Một trích dẫn khác vào năm 990, Lê Hoàn hát bài Mời rượu bằng tiếng Việt chào đón sứ giả người Trung Hoa. Vào thời Lê (Lê Ngọa Triều) nuôi nhiều tên hề sân khấu… Vì thế, nhiều người ngộ nhận Chèo Tuồng ra đời từ thời Đinh, Lê đến Lý Trần thì hầu như khẳng định có Tuồng Chèo. Những nhận định ấy, không đúng! Sử liệu chép thế nhưng trong các bảo tàng Nhà nước từ Bắc vào Nam chưa thấy bút tích một kịch bản Tuồng Chèo để khẳng định một hình thức sân khấu dân tộc. Những trích dẫn trong sử sách chỉ là nghệ thuật ca múa nhạc, các trò diễn xướng dân gian chưa phải thể loại sân khấu. Nghiên cứu trò diễn xướng dân gian nhằm khẳng định nguồn gốc, các nhân tố hình thành sân khấu Tuồng, Chèo. Dựa vào trò Múa  xuân phả có mặt nạ, cùng những động tác nhảy múa mang một phần nhân tố Tuồng, (đây là dự đoán), hoặc các trò diễn Cầu ngư miền biển Hò bá trạo Quảng Ngãi… Những năm đầu thế kỷ, nhiều trò diễn xướng dân gian miền biển dựng lại trên vô tuyến mang dáng vẻ hát Tuồng. Tuy  phục chế lại, nhưng còn giữ nhiều lề thói cổ. Trò diễn mở đầu: Rước cá ông, cúng tế, thả cá về biển khơi. Hò chèo thuyền, một người xướng, các thuyền zô theo, đưa thuyền về nơi yên bình, cầu mong điều lành cho người đi biển.

Trò Múa xuân phả (Thanh Hóa), diễn vào dịp đầu năm mới. Trò nhiều người tham diễn, có tướng sĩ nhập vai diễn gần như trò Tuồng. Trò diễn bằng ngôn ngữ múa ước lệ, chuyển động đội hình hàng dọc, hàng ngang, tướng ra vung roi chạy lên, quân sĩ cúi chào, đánh võ lùi xuống, chèo thuyền theo trống lệnh… Lớp diễn như một trò sân khấu, hát đệm nhạc, gợi mở những cảnh diễn Tuồng sau này. Ngoài Bắc Bộ có lễ Cầu hồn tại Đông Anh, Lỗ Khê, Xã Liên Hà và nhiều nơi, phổ biến diễn trò trong đám ma. Trò diễn gồm ba phần, mở đầu, thỉnh cầu thần linh, vào trò cầu xin linh hồn siêu thoát, dâng lễ, dâng cơm, tiễn biệt đi đường, diễn điệu Hò đưa linh… Người hát, Người xô đưa hồn về cõi Tây Thiên, xen vào những điệu hát tâm sự buồn thương chia ly. Dọc đường đi ngàn vạn xa xôi, đánh đuổi qủy, đưa hồn đến cõi Tây Thiên, cầu xin mọi điều  tốt đẹp. Mỗi nơi hát diễn nhiều dị bản khác nhau, một số tiếng zô, xướng mang ngữ điệu, ngữ khí gần với Chèo Tuồng. Có thể đoán định Tuồng bắt nguồn hình thành từ những trò diễn xướng dân gian Bắc – Trung Bộ, qua tập tục tế lễ ra đời trò diễn xướng dân gian, trải nhiều thế kỷ phát triển thành nghệ thuật Tuồng, Chèo. Dấu tích còn đó, những nhạc cụ trong dàn nhạc Bát âm, sau này đi vào dàn nhạc Tuồng như kèn bầu (kèn đám ma), nhị, trống lệnh, trống con, một vài điệu hát: Nói lối, Lâm khốc, Nói thơ, Nói dặm, Thán, Kể vè… Vì nguồn gốc dấu tích từ những trò diễn xướng dân gian gắn với tục thiêng, đến nay Tuồng còn công chúng doanh thu diễn điền dã:

Lễ hội làng, hội đình chùa.

Công chúng miền duyên hải.

Miền sơn cước.

Đây là đặc điểm Tuồng Bắc – Trung -Nam, có công chúng tiềm năng ở các vùng miền, đặc biệt miền Trung. Tại Bình Định có 14 – 16 đội Tuồng tư nhân, tồn tại bằng doanh thu ở khắp làng quê và thành phố.

Qua nghiên cứu có thể chứng minh Tuồng, hình thành từ những hình thức diễn xướng dân gian: Cầu hồn, Tiễn hồn, Cầu ngư, Hát sắc bùa, Múa xuân phả… Nhiều hình thức diễn xướng dân gian khác, hình thành sân khấu Tuồng, còn dấu tích dàn nhạc Tuồng bê gần nguyên xi dàn nhạc đám ma cùng một số điệu hát, Nói lối lên sân khấu Tuồng. Nhưng chỉ là đoán định, chưa thể tìm ra nguồn gốc một trò diễn nào phát triển quá trình dài tiến lên nghệ thuật Tuồng. Đây là câu hỏi về nguồn gốc hình thành Tuồng còn bỏ ngỏ. Ai sẽ tìm ra câu trả lời như cải lương: Từ trò diễn Ca ra bộ mang dấu ấn lớp diễn Cải lương như một kịch bản, có đối thoại, bài ca diễn từ năm 1914 đến 1918, ra đời sân khấu Cải lương. Kịch bản Cải lương còn giữ nguyên phương pháp biên kịch từ trò diễn Ca ra bộ. Tiếc rằng, Tuồng chưa thể đưa ra bằng chứng xác thực như Cải lương, vì sự vong bản tư liệu nghệ thuật ở phía Bắc.

Dù là đoán định chủ quan, có phần duy lý, nhưng qua những dẫn giải trên, tác giả kết luận: Nguồn gốc Tuồng hình thành từ một trò diễn xướng dân gian, dựa vào một hình thức nào đó, tiến lên sân khấu.

               2.Sự ra đời sân khấu tuồng.

Những nho sĩ dưới các triều đại phong kiến ghi sử liệu Tuồng Chèo ra

đời cách đây cả ngàn năm, gần ngàn năm, những ghi chép ấy nhầm lẫn

các hình thức ca múa nhạc, trò diễn xướng dân gian, thành Tuồng

Chèo, hoặc vào thời ấy quan niệm là sân khấu. Những người nghiên cứu

sau cứ thế ngộ nhận, nhiều người a dua nói theo, thiếu suy xét bản chất

cấu trúc một hình thức sân khấu.

Vào những năm giữa hoặc cuối thế kỷ XX, không ít luận văn trích dẫn

sách cổ: Hý trường phả lục, nói Tuồng Chèo ra đời từ ngàn năm trước.

Sau này truy tìm đến bây giờ, chưa ai chứng minh cuốn Hý trường phả lục tồn tại trong thư viện, hay một cá nhân lưu giữ. Như vậy, những trích dẫn của nhiều nhà nghiên cứu Xứ Bắc thế hệ đầu tiên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng những nghiên cứu sinh kia a dua nói leo, nói theo, nói bừa, để chứng minh nghệ thuật Tuồng Chèo cổ nhất, sớm nhất trong các loại hình nghệ thuật Việt. Nhưng họ quên mất, nói về nghệ thuật cổ, thì phải nhắc đến nghệ thuật ca múa nhạc làm nền tảng trong những hình thức diễn xướng dân gian, từ diễn xướng qua hàng chục thế kỷ, hoặc  gần hơn mới tách thành các loại hình, thể loại nghệ thuật riêng.

Những văn sĩ đời trước thông thạo nho giáo, quốc ngữ, Tây học :Trường Vĩnh ký, Đào Duy Anh, Nguyễn Đổng Chi, Vũ Ngọc Phan, Đỗ Bằng Đoàn, Trần Văn Khải, Đoàn Nồng, Lê Văn Chiêu, Đỗ Văn Rỡ… Nhận định chung: Tuồng ra đời vào thời Trần. Một số nhà nghiên cứu lão làng phía Bắc nhận định: Tuồng ra đời vào nhà Đinh, khoảng năm 896 hoặc 900, có trên hai trăm làn điệu, bài bản. Nhiều người nghiên cứu xưa, thích lâu năm, số lượng nhiều, nói bừa Tuồng ba trăm làn điệu,  Chèo sinh sau khoảng hơn 200, còn Cải lương sau trót hơn 100 làn điệu, bài bản. Qua kiểm định thực chất, Chèo ghi chép cả những câu hát ngắn do hai nhà nghiên cứu chèo lão luyện xứ Bắc, Hoàng Kiều: 164 làn điệu, bài bản. Bùi Đức Hạnh: 169, làn điệu. Tuồng mới ghi được: *30 làn điệu, bài bản, Cải lương: 68 bản, do Thanh Nha sưu tầm xuất bản. (*Tư liệu tác giả giữ).

Tuy nhiên, số làn điệu, bài bản Tuồng, Cải lương chưa sưu tầm, ghi âm hết, nhưng không thể nhiều như số liệu họ từng công bố. Qua dẫn chứng so sánh làn điệu bài bản, mới thấy một thời nghiên cứu sai lầm, a dua nói thiếu luận cứ khoa học từng loại thể sân khấu. Tác giả, luôn nhắc đến làn điệu, bài bản, để phân biệt hai khái niệm âm nhạc sân khấu dân tộc:

Làn là những bài hát nói tự do, không ghi gạch nhịp trên khuông nhạc. Mọi nhịp điệu do người ứng diễn: Nói lối, Nói hường, Nói chênh, Nói lệch, Nói dặm, Thán, Hường… nhanh chậm khác nhau theo tình cảm lời ca để diễn.

Điệu và bài bản, là những bài hát theo khuôn mẫu bài bản có gạch nhịp trên khuông nhạc. Người hát phụ thuộc vào tốc độ, gạch nhịp quy định ca diễn, không thể tự do ngân dài bài bản có khuôn nhịp rõ ràng. Chèo gọi điệu, Cải lương là bài bản. Vì thế, chỉ có hai khái niệm cần phân loại: Làn khác điệu và bài bản.

Trở lại những giả thuyết ra đời Tuồng, qua dẫn giải trên nổi bật ba điểm:

Tuồng từ dân gian trước đó, hoặc vào thời Đinh.

Tuồng ra đời vào thời Trần 1285, do Lý Nguyên Cát hoàn chỉnhTuồng cung đình Từ Trung Quốc vào nước ta.

Tuồng ra đời thế kỷ XVIII. (Trích Sơ khảo Lịch sử Tuồng-trang 69 của Hoàng Châu Ký).

Sau dẫn giải nhiều sự kiện diễn Tuồng, ông kết luận: Tuồng hình thành vào thế kỷ XVI – XVII. Theo ông đến thế kỷ XVIII, “Tuồng đã khá hoàn chỉnh”.

Qua sử liệu nhiều sách chính sử ghi chép: Đào Duy Từ, người đầu tiên quê Thanh Hóa, không được chúa Trịnh -(Trịnh Tráng) trọng dụng, ông bỏ vào đàng trong phò chúa Nguyễn. Bảy năm giúp chúa Nguyễn (1627 – 1634),   phát triển kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội vững mạnh, ông còn sáng tác múa: Mừng chiến thắng, Tây Du, Múa cờ, Nữ tướng xuất quân, soạn Tuồng Sơn hậu (theo sách sử , internet…).

Giả thuyết này không đứng vững! Mới đây thày Tuồng Phạm Phú Tiết viết trên Tạp chí Sân khấu năm 2010: “Vở Tuồng Sơn hậu chỉ ra đời sau khi Vũ Vương xưng Vương đã chết( 1765). Nó phản ánh tình hình Trịnh Nguyễn phân tranh cho đến hết đời chúa Vũ Vương…”

Theo Phạm Phú Tiết, Tuồng ra đời giữa thế kỷ XVIII ( khoảng sau năm 1765, xuất hiện vở Sơn hậu nổi tiếng.) Tuồng phải hình thành sớm vào thế kỷ XVII,  hoặc đầu thế kỷ XVIII, nhưng từ trò diễn dân gian nào chưa tìm ra câu trả lời.

Qua những tư liệu viện dẫn, xử lý nhiều tài liệu cổ, sách mới xuất bản, các nhà nghiên cứu Tuồng, internet… Dựa theo tiêu chí một hình thức sân khấu ra đời cấu trúc ba thành tố nghệ thuật, tham khảo một số sách  ghi chép về nghệ thuật Việt, tạm nêu ra theo sử liệu:

Tuồng hình thành từ các hình thức diễn xướng dân gian, qua nhiều thế kỷ phát triển thành sân khấu.

Tuồng ra đời sớm nhất gần giữa thế kỷ XVII, do Đào Duy Từ phát triển từ diễn xướng dân gian lên sân khấu Tuồng, vở đầu tiên: Sơn hậu.

Một số nhà nghiên cứu phía Nam, nhận định: Đào Duy Từ dựng Tuồng đàng trong từ Chèo. Nghĩa là Tuồng Chèo cùng một gốc, từ Bắc vào Miền Trung, xuống phía Nam do Đào Duy Từ khởi nghiệp, tiếp đến Đào Tấn, Bẩy Diêu, Nguyễn Hiển Dĩnh… Sang thế kỷ XVIII, Tuồng phát triển mạnh trên ba miền đất nước.

Những nhận định trên của  nhiều tác giả căn cứ vào sử liệu, chưa tìm được văn bản bút tích  cụ thể Đào Duy Từ dựng Tuồng Sơn hậu. Do đó, luận thuyết Tuồng ra đời thế kỷ XVII, cần nghiên cứu sưu tầm tiếp tục khám phá, phát hiện đang để ngỏ nhiều giả thuyết lịch sử chưa thành hiện thực. Một số nghiên cứu, phát hiện mới ra đời Tuồng hiện nay: Tuồng ra đời thế kỷ XVIII, năm 1792 tại Huế.( theo tư liêu ảnh Baraw  đăng lại trên Tạp chi Sử địa Sài Gòn, số 9-10 năm 1968.Ông Lê Văn Chiêu minh họa ảnh cảnh diễn Tuồng tại Huế, trong cuốn Nghệ thuật sân khấu Hát bội NXB Trẻ-2007). Tuy nhiên, trước phát hiện của Baraw nhiều nơi đã diễn Tuồng, nhưng bằng chứng mới xác định hình ảnh ghi nhận sớm nhất tại Huế. Tuồng Nam Bộ xuất hiện năm 1801, phát triển vào Nam Bộ cuối thế kỷ XIX, đầu XX, xuất hiện một số tác giả soạn Tuồng, ban hát mạnh.Tuồng Bắc Bộ lên chuyên nghiệp năm 1807,tại Nghệ An. Hiện còn kịch bản Tuồng của Trần Cao Khải, Phan Bội Châu. một số cá nhân giữ tư liệu Tuồng Bắc. Đầu thế kỷ XX, Tuồng phát triển ra Bắc, xuất hiện một số ban hát diễn ở làng quê Bắc Bộ: Hải Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An…Sách cổ ghi Tuồng xuất hiện đầu tiên ở xứ Bắc diễn các vở: Vương mẫu hiếu bàn đào, Mười hai vị thần thánh[2], Sơn hậu, Giác Oan… Sách sử còn chép: sau Lý Nguyên Cát, Tuồng phát triển mạnh vào thế kỷ XIII, tại sao không ghi người soạn Tuồng nổi tiếng cùng các ban hát… Dù sử nói thế, nhưng chưa thuyết phục, thiếu chứng lý, có thể Tuồng xứ Bắc một giai đoạn hưng thịnh sau đã chết, đến cuối thế kỷ XIX, đầu XX mới sống dậy. Qua nhiều nguồn tư liệu sát thực, chứng minh: Tuồng hình thánh từ một trò diễn xướng dân gian tiến lên sân khấu, ra đời cuối thế kỷ XVIII.

3.Kết luận:

Tuồng ra đời đầu tiên 1792. tại Huế.

Tuồng Nam Bộ xuất hiện năm 1801.

Tuồng Bắc Bộ lên chuyên nghiệp năm 1807.

Tuồng Bình Định năm 1867.Tính khởi nghiệp từ Đào Tấn.

Tuồng Chèo Xứ Bắc cùng trên cả nước, chỉ xuất hiện khi hoàn chỉnh nền thơ ca, văn học Việt Nam rực rỡ khoảng cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX. Đây là điều kiện tiên quyết đặt lời vào bài ca: làn, điệu Tuồng Chèo bằng nhiều thể thơ, văn

                                                Đoàn Tuồng Trần Quang Diệu

biền      ngẫu,đối thoại, văn xuôi. Các thể hát nói: làn Tuồng Chèo lồng văn biền  ngẫu, không phổ các thể thơ. Điệu lồng các thể thơ: bốn năm bảy chữ, thơ lục bát, lục bát biến thể. Những hình thức âm nhạc làn điệu, một trong những nguồn gốc cấu thành các thể loại sân khấu : Tuồng Chèo còn lưu truyền đến ngày nay.

 

 

 

                                                                        CHƯƠNG II

                                                TUỒNG QUA CÁC THỜI ĐẠI

                I.Tuồng thời phong kiến và thuộc Pháp

Hiện nay, nhiều nơi nắm giữ từ 200 đến 700 vở tuồng, thư viện Huế  hiện nhiều kịch bản Tuồng, chưa giám định nguồn gốc văn bản học. Văn phong bút tích kịch bản Tuồng cổ các vở: Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Đào Phi Phụng, Lý Phụng Đình… ra đời vào thời đại nào. Văn phong những vở Tuồng này, viết trong một kịch bản gồm 3 loại:

Văn biền ngẫu.

Các thể thơ.

Văn xuôi.

Văn xuôi là chi tiết quan trọng để xác định nguồn gốc văn bản, xuất xứ ngôn ngữ Tuồng cổ. Văn xuôi trong các sách Việt cổ: Đại Việt sử ký toàn thư, Việt điện u linh, Kiến văn tiểu lục… cấu trúc diễn đạt khác văn xuôi những vở Tuồng cổ. Đọc văn xuôi Tuồng cổ lời thoại mới, chỉ có thể xuất hiện vào giữa hoặc cuối thể kỷ XIX, do ảnh hưởng văn xuôi Pháp tác động vào Tuồng. Tuy nhiên, đây là nhận định riêng tác giả, còn những giả thuyết sách sử ghi chép Tuồng từ Đinh – Lê – Lý – Trần, không chứng minh được bút tích người soạn  kịch bản, thì mọi nhận định chỉ là giả thuyết lịch sử chưa có bằng chứng xác thực. Dựa vào tiêu chí ấy, tác giả cho rằng Tuồng phát triển ở các triều đại phong kiến và thuộc Pháp từ (1792 đến 1945), xuất hiện trên mọi miền đất nước.

Tuồng dưới các triều đại phong kiến Việt Nam sách cổ nhắc đến, có hàng chục vở cổ, nhưng thiếu chứng lý xác thực. Những ghi chép trong sách cổ là giả thuyết để các nhà nghiên cứu tìm tư liệu, khẳng định Tuồng một hình thức kịch hát kinh điển, cổ xưa vào hạng nhất sân khấu Việt Nam. Tạm thời chưa tìm ra chứng lý, chấp nhận Tuồng ra đời vào thế kỷ XVIII (1792), khởi xướng tại Huế. Tuồng là thể loại sân khấu kinh điển, xuất hiện sớm trong các thể loại sân khấu Việt Nam.Tuồng xuất hiện nhiều nơi trên mọi miền đất nước, nhưng diễn cương chưa có người soạn Tuồng. Bút tích kịch bản Tuồng mới phát hiện sớm tại Huế, nhiều vở Tuồng bộ viết ra năm 1883, đây là bằng chứng xác thực lịch sử. Tuồng dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, kịch bản Tuồng mới xuất hiện cuối thế kỷ XIX- năm 1883,  hiện bằng chứng này đáng tin cậy.

             1.Tuồng từ thế kỷ XIX đến năm 1945.

              A.Tuồng Bắc.

Tuồng Bắc thường diễn ở làng quê, lễ hội Đình làng, nhiều đội Tuồng tồn tại đời này qua đời khác thành những nơi khai sinh Tuồng. Xứ Bắc phát triển Tuồng mạnh, nhưng thiếu tác giả tên tuổi như Miền Trung và Nam Bộ. Có thể Tuồng Bắc ra đời sớm nhất, song chỉ tồn tại dưới dạng Tuồng dân gian. Tuồng Miền Trung, Tuồng Nam Bộ được Nhà nước phong kiến đầu tư lên chuyên nghiệp hoàn chỉnh sớm đội ngũ: tác giả, diễn viên, ban hát, đông đảo công chúng xem Tuồng chuyên nghiệp.

Tuồng Bắc những năm cuối thế kỷ XIII, chưa ghi chép lại bao nhiêu, nay chỉ còn một số làng diễn Tuồng như xóm Mit – Đông Anh – Hà Nội, Đồng Kỵ – Bắc Ninh, Yên Thế – Bắc Giang, Đình Bảng – Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương, Thanh Hóa, Vinh… Nhiều đội tuồng tồn tại chuyên nghiệp lâu năm, nhưng chưa ghi vào sử sách. Đây là những mất mát, thua thiệt về văn hóa nghệ thuật xứ Bắc. Có thể Bắc Kỳ bị chiến tranh liên miên, chống giặc phương Bắc, Nhật, Tây, bị tàn phá nặng nề… làm giới nho sẽ Bắc Hà không để tâm chí nghĩ đến nghệ thuật, hoặc những ghi chép của họ bị thất lạc, thiếu kịch bản xác minh như ghi trong sử sách. Tuồng thế kỷ XIX, xứ Bắc chỉ còn lại những cái nôi ở làng quê diễn vào dịp lễ hội, không thấy sáng tác mới như Ca trù,các làn điệu Chèo… Dù Tuồng Bắc khá nổi tiếng, tồn tại trong dân gian từ xưa đến cuối thế kỷ XIX và hiện nay, nhưng chưa có tư liệu chứng minh những vở Tuồng mới sáng tác của nho sĩ, văn nhân để lại bút tích.Tư liệu Tuồng Bắc ghi lại ít, còn đôi dòng: Đội Tuồng Hoàng Cao Khải Nghệ An, năm 1935 ra diễn ở Thái Hà – Hà Nội. Bắc Ninh phường Tuồng Đồng Kỵ, Bắc Giang Đội Tuồng Yên Thế… và một số đội Tuồng diễn doanh thu về làng xã, dân trả bằng thóc gạo, ít bán vé trả tiền. Nhiều đoàn trang bị thô sơ, xe bò kéo, thậm chí gồng gánh một đoàn 15 – 20 người đi biểu diễn lễ hội, hội làng, những hoạt động ấy chỉ là Tuồng bầu gánh dân quê.

Sân khấu là tấm phông hậu, diễn ở sân đình, cửa chùa, một số nhà quan, xứ Bắc gọi là Phường Tuồng, Phường Chèo, chưa có từ Ban hát, Đoàn, Đội. Trang phục một số bộ mẫu các nhân vật kim tuyến lung linh, Tuồng nào nhân vật ấy cứ thế mặc cho các loại văn võ Đào Kép… Đạo cụ kiếm, long đao… đẹp như kiếm thật đánh nhau tóe lửa xem hấp dẫn, thấy cái oai phong đồ sộ của Tuồng. Dù diễn vở Tuồng nào, quen thuộc đến đâu thường có người nhắc vở đứng sau cánh gà, hoặc dưới sân khấu. Sân khấu mang tính biểu trưng, phông hậu giới hạn không gian, hai cửa diễn viên ra, vào. Phía trái từ khán giả nhìn lên sân khấu, diễn viên đi ra là “cửa sinh”, bên phải “cửa tử” . Dàn nhạc ngồi bên phải, bên trái trước sân khấu có trống Chầu điều chỉnh đêm diễn.

Vào những năm 20 thế kỷ trước, các đô thị xứ Bắc, xuất hiện nhiều đoàn hát thuê rạp, bán vé doanh thu. Diễn viên thành người hát thuê cho bầu chủ như bên Cải lương.

Một số tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Hải Dương… Hàng năm tổ chức thi hát Tuồng vào đầu xuân, có giải thưởng. Nhiều ban hát cùng diễn trong một rạp, mấy vị quan chức làng xã và một hai ông Trùm chấm điểm, trao giải, ít người soạn Tuồng, chưa thấy tư liệu ghi nhận ban hát nổi tiếng, tác giả biên kịch…Nhìn sang Ca trù hoặc Chèo, có thể chứng minh nhiều tác giả lớn như: Nguyễn Công TRứ, Dương Khuê, Chúa Trịnh, Cao Bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Thế Vinh… Chúa Trịnh đặt ra lối thưởng trong lễ hội Hát Ca trù. Vào giữa thế kỷ XIX, Chúa Trịnh đưa Ca trù thành lề lối, nghi thức ca hát, tùy theo thể thức thi diễn, nhưng Tuồng không thấy nhắc đến ai. Dù Bắc Kỳ nói là gốc Tuồng, Tuồng từ xa xưa đến thế kỷ XX, phát triển mạnh… nhưng không có tư liệu chứng minh. Tuồng xứ Bắc gọi giai đoạn này là Tuồng dân gian, tồn tại trong làng xã, không có Tuồng cung đình (Tuồng chuyên nghiệp).

Có thể tác giả thiếu tư liệu vội nhận định cực đoan, duy lý, gượng ép, nhưng nói về lịch sử phải có vật chứng, chừng nào chưa thấy bút tích tác giả kịch bản Tuồng xác thực, xứ Bắc chỉ còn Tuồng dân dã. Xứ Bắc chưa có Tuồng chuyên nghiệp từ các triều đại phong kiến Đinh Lý Trần …

                  B. Tuồng Miền Trung.

Tuồng Miền Trung ra đời phát triển mạnh, theo nhiều nhà nghiên cứu, sử sách chép do Đào Duy Từ soạn ra truyền dậy vào thế kỷ XVII, nhưng chưa tìm được bút tích tác giả. Tuồng ở đây, chỉ xác nhận từ Đào Tấn là nhà soạn Tuồng vĩ đại nhất cả nước.

Trước đó, khắp Bắc – Trung – Nam, dù có Tuồng, đa phần dân dã, trình diễn ở làng quê. Tuồng cung đình chuyên nghiệp hóa, chưa thể xác định ra đời vào các triều đại phong kiến trước. Sang cuối thế kỷ XIX đầu XX, Tuồng Miền Trung phát triển mạnh, sử sách nói, bút tích tác giả kịch bản còn lưu giữ từ nho sĩ đến vua chúa đua nhau soạn Tuồng. Có thể họ thấy sức mạnh Tuồng cải tạo xã hội đích thực, các vua chúa đua nhau soạn Tuồng, bầy đặt quy chế diễn Tuồng… Miền Trung (đàng trong) chú ý soạn Tuồng, vun đắp Tuồng, còn những hình thức nghệ thuật khác họ không quan tâm nhiều. Tuồng phản ánh xã hội cao, chủ yếu là xã hội cung đình, đề cao lòng trung quân ái quốc, vì thế họ làm chính trị từ Tuồng chăng?

Vua Minh Mạng (1820 – 1840) đề cao Tuồng, cử người phụ trách Tuồng diễn trong cung vua, đến Tự Đức, Thành Thái… chú ý quản lý những đội Tuồng cung đình. Một số ghi chép Tự Đức đích thân sửa vở Tuồng: Quân Tửu hiển thọ của Bá Nghi biên soạn mừng thọ vua. Tuồng nhập vào Bộ lễ nhà Vua, tổ chức nhiều văn sĩ, quan lại sáng tác Tuồng. Đàng trong, Tuồng phát triển mạnh, nhiều ông hoàng, bà chúa, quan lại địa phương thành lập đội Tuồng diễn chơi. Đào Tấn về hưu, mở trường dậy tuồng. Đàng trong, nhiều soạn giả nổi tiếng: Đào Tấn, Nguyễn Hiển Dĩnh, Lê Văn Duyệt… soạn nhiều vở diễn ở Huế. Năm 1883, kịch bản Tuồng bộ xuất hiện như Học lâm các, Quần Phương tập khách., Vạn Bảo trình tường… Đây là bộ Tuồng hàng trăm hồi. Hiện nay, còn là “lương khô” cho các tác giả Tuồng Huế, khai thác từng vở trong những bộ Tuồng trên. Tuồng Huế ra đời thế kỷ XVIII còn diễn cương, vào những năm kết thúc thế kỷ mới xuất hiện lời thoại do các nho sĩ viết. Từ lời thoại, dần hình thành vở diễn vào thời vua Minh Mạng (1883) mới có kịch bản thành văn như Vạn Bảo trình tường 109 hồi, Bạch Đầu Công lăn lửa, Kim Anh Tử…) Năm 1804, xây Nhà hát Duyệt Thị Đường cùng 50 công trình kiến trúc quanh Kinh Đô Huế. Vào thời vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, xuất hiện nhiều nghệ sĩ Tuồng nổi tiếng như Nguyễn Văn Em, Nguyễn văn Hứa, Lê Bá Phước, Lã Mây, Năm Lớn, Sáu Đa, Bát Hòa, La Chấn… cùng nhiều ban Tuồng chuyên nghiệp diễn tại Kinh Đô và trong dân chúng.

Tuồng đàng trong, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chuyên nghiệp hóa cao, có đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp do Nhà nước quản lý, nuôi dưỡng. Theo một số tư liệu, vua Tự Đức tài trợ lương tháng, cấp lương thực cho gánh hát Lê Văn Duyệt, Nam Bộ cùng nhiều gánh Tuồng dân quê, quan lại khác. Đây là sự quan tâm, yêu quý Tuồng và tấm lòng của một vị vua yêu nước, thương bộn xướng ca vô loài, quý trọng con người văn hóa.

                     C. Tuồng Nam Bộ.

Mảnh đất Nam Kỳ mới nhập vào Đại Việt hơn 300 năm, đây là dân tứ xứ, chủ yếu từ Bắc vào lập nghiệp, đến miền đất mới họ thành những người khác. Sống công tử, phóng khoáng, ăn chơi hết mình, không chắt chiu, chắc lép, mưu mô toan tính như dân Bắc. Ta bắt gặp những tấm lòng chân thật, nói thì làm, chân thật đến hồn nhiên,đấy là trước kia, còn bây giờ đã pha tạp.

Những người Bắc lập nghiệp phương Nam cùng các tộc người cộng cư cuối thế kỷ XIX, Tuồng độc tôn, rực rỡ trên mảnh đất Phương Nam, phát triển mạnh ở Sài Gòn – Gia Định xuống một số tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Nhà nghiên cứu Tuồng Lê Văn Chiêu trích lại ông Đỗ Văn Rỡ, “đến năm 1913 đầu thế kỷ XX, Tả quân Lê Văn Duyệt là người Định Tường, Mỹ Tho rất thích Hát bội, Lãnh Nghiêm vị tổng chấn Gia Định thích Hát bội vốn nó đâm chồi nảy lộc miền Gia Định trước đó ít lâu, bây giờ như diều gặp gió phát dương sinh sắc bởi bàn tay chăm sóc của chính tổng chấn… Chẳng những tổng chấn có riêng một đội Hát bội mà còn các quan xa gần thuộc trấn Gia Định tranh nhau lập đoàn Hát Bội diễn ngoài dân chúng, còn hát trong hàng ngũ quân đội. Ông trích tiếp tư liệu: “Ông Vương Hồng Sển sưu tầm trong cuốn Thọ tường… do Khương Việt biên soạn trang 102 ghi: “Năm 1867 nhân dịp lễ hội đấu xảo canh nông và công nghệ lần thứ nhất tại Sài Gòn, chính phủ rước bốn Ban Hát Bội đến hát ăn thưởng từ chiều 24 – 2 đến mùng 2, 3 dương lịch 1887”. Theo ông Trần Văn Khải – cuốn Nghệ thuật sân khấu Việt Nam trang 79 viết: “vở Kim Thạch kỳ duyên của Bùi Hữu Nghĩa, Tuồng Địch Thanh ly biệt của Nguyễn Văn Diêu…” Như trích dẫn các nhà nghiên cứu Tuồng Nam Bộ cuối thế kỷ XIX, xuất hiện nhiều ban hát, tác giả, vở diễn nổi tiếng. Theo những tư liệu này, Tuồng Nam Bộ ra đời  vào đầu thế kỷ XIX (1813), trước Đào Tấn, nếu còn bút tích thì tác giả phải xem lại sự ra đời Tuồng:

Một: mỗi miền có nôi Tuồng riêng, không nơi nào ảnh hưởng truyền lại theo nhận thức cũ.

Hai: những thuyết cho Tuồng gốc Bắc vào Miền Trung phát triển xuống Nam Bộ thiếu  chứng lý khoa học.

Ba: xin các nhà nghiên cứu xác minh lại chứng lý bút tích văn bản học kịch bản Tuồng ra đời Tuồng Nam Bộ, nếu không đủ căn cứ thì những giả thuyết ấy chỉ là giả thuyết lịch sử.

Tác giả tạm tin theo thuyết các nhà nghiên cứu Tuồng Nam Bộ nêu ra, nhưng chỉ tin vào những ghi nhận về Tuồng Nam Bộ phát triển khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tuồng Nam Bộ gốc từ dân gian, có một hai người soạn Tuồng chuyên nghiệp như Nguyễn Đình Chiêm, Lê Văn Duyệt, Lê Quang Liêm… các nhà nghiên cứu phát hiện thêm để có lịch sử Tuồng phong phú sát thực. Tuồng Sài Gòn xuất hiện một số ban hát nổi như Lê Văn Duyệt – 1813, Trương Quang Liêm – 1867, Bầu Bòn… cùng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.

Tuồng Nam Bộ phát triển mạnh vào những năm đầu thế kỷ XX, nhiều Ban hát Tuồng diễn ở Sài Gòn, Gia Định… có tác giả, diễn viên, ban hát Tuồng. Vào những năm 1890 – 1920, ra đời nhiều ban hát Bầu Bòn, Lê Quang Liêm, Quốc Trái, Phường Tuồng các nhà báo… Những ban Tuồng Nam Bộ, nhiều diễn viên ngôi sao như Sáu Sển, Năm Chung, Tư Bổn, Năm Nhỏ, Ba Quyền, Tư Minh, Ba Đắc, Cao Long Ngà, Sáu Bê, Năm Sa Đéc, Ba Út, Năm Đồ, Hai Nhỏ, Ba Sỏi, Kim Anh, Kim Bông, Tư Nết, Ngọc Lượng, Lệ Hồng, Văn Hai, Hoàng Bé, Bảy Lập, Hoàng Nở, Minh Tơ, Bầu Luông, Bầu Thắng, Như Tri, Mộng Lành… Những diễn viên Ban hát Tuồng này sau năm 1920, Cải Lương mạnh, nhiều diễn viên chuyển hát Cải Lương. Tại Sài Gòn chỉ còn Đoàn Tuồng Minh Tơ, các diễn viên: Thành Tôn, Hoàng Bé, Hữu Thoại, Ba Luông, Bẩy Lập… Đoàn Tuồng Minh Tơ diễn Tuồng, khi cải lương Tuồng cổ, Tuồng Tầu… tồn tại mạnh.

Tuồng Nam Bộ từ năm 1890 đến năm 1945, khoảng trên 10 Ban hát Tuồng nổi tiếng: Hiệp Thành, Khánh Hồng, Tài Đức, Thanh Bình, Kim Bình Mai… Trên mảnh đất Nam Bộ từ lúc hình thành dân cư có người cai quản đến 1945, phát triển mạnh ca nhạc tài tử, Tuồng sau cùng đến Cải lương. Cải lương phát triển mạnh, Tuồng dần tan rã, chỉ xót lại một số đoàn diễn Tuồng pha kịch nói, 1925 Tuồng pha cải lương.

                    2. Tuồng từ năm 1945 đến 1954.

Tuồng giai đoạn mới chuyên nghiệp hóa, trên mọi miền đất nước tồn tại hai phong cách, hai trường phái: Tuồng chuyên nghiệp, những đoàn diễn doanh thu, nghệ sĩ sống bằng nghề hát diễn Tuồng. Tuồng dân gian tồn tại ở làng quê, hay thành phố không tồn tại bằng doanh thu, chỉ diễn mua vui dân chúng.

Nghệ thuật Tuồng đến giai đoạn này, phân chia ranh giới, tuyên ngôn khuynh hướng nghệ thuật, nhất là sau năm 1945, Tuồng mỗi vùng miền diễn biến phức tạp thành khoảng cách giữa các vùng: vùng tự do, (vùng kháng chiến) thuộc chính quyền cách mạng do Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quản lý, Tuồng dưới chế độ thuộc Pháp. Mỗi địa phương vùng miền, một chính thể quốc gia, cách quản lý, kiểm soát riêng. Dù thế nào, Tuồng làng quê cứ tươi rói một mầu tuồng cổ dân dã, bi hài, anh hùng ca trung quân ái quốc. Tuồng dân gian – Tuồng của dân, do dân nuôi dưỡng, tồn tại tự giác với công chúng yêu Tuồng.

Tuồng sau năm 1945, nhiều diễn biến phức tạp: Tuồng dân gian, Tuồng vùng tạm chiếm, Tuồng do Nhà nước nuôi dưỡng biểu diễn phục vụ theo mục đích cách mạng. Nghệ thuật Tuồng phát triển mạnh, khác Tuồng những thế kỷ trước. Tuồng chuyên nghiệp hóa, Tuồng dân gian diễn qua kiểm duyệt từ hai chính thể cách mạng kháng chiến và chính quyền thuộc Pháp. Tuồng có khó khăn, thuận lợi, tồn tại trong điều kiện mới.

                     2.1.Tuồng dưới chính thể Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

                     A. Tuồng Bắc.

Sau năm 1945, Bản đề cương văn hóa nêu: “Xu thế văn hóa hiện nay: ảnh hưởng của văn hóa phát xít làm cho tính chất phong kiến, nô dịch trong văn hóa Việt Nam mạnh lên…” (Trang 317 – Đề Cương về Văn hóa Việt Nam). Dựa vào nhận định ấy, nhiều nơi cấm Tuồng, Cải lương cho là của đế quốc phong kiến. Tuồng thì lạc hậu, Cải lương của tư sản, thực dân. Ngoài Bắc không cấm Tuồng, nhưng chẳng khuyến khích, riêng Cải lương cấm hẳn. Năm 1946, ông Hải Triều họp các lãnh đạo tại Huế bàn về Tuồng, nhưng không nhất trí nên Tuồng, Cải lương từ Bắc vào Miền Trung đến Nam Bộ bị cấm ở vùng tự do (Kháng chiến).

Đến năm 1951, Tuồng, Cải lương được công diễn từ Bắc tới Miền Nam, nhiều  làng xã thường diễn trích đoạn Tuồng cổ, các vở: Sơn Hậu, Quan Công, Trương Phi, Chế Bồng Nga, Nghêu Sò Ốc Hến… Nhiều địa phương trình diễn trích đoạn Tuồng cổ, ngoài Bắc thiếu sáng tác vở mới, thường diễn Tuồng cổ dân dã ở làng quê, ít ban hát chuyên nghiệp, nghệ sĩ nổi tiếng. Một số ban Tuồng diễn doanh thu  bán vé ở thành phố: Hà Nội, Thanh Hóa, Nam Định, Vinh, Hải Dương… Vùng nội đô do chính quyền Pháp tạm thời cai trị.

Tuồng Bắc và trên cả nước tồn tại hai vùng: khu vực diễn Tuồng kháng chiến, diễn Tuồng cổ, nội dung trong sáng, phục cổ, hướng theo cách mạng, xây dựng nền văn hóa mới. Vùng tạm chiếm, diễn Tuồng doanh thu,đáp ứng công chúng, phát triển văn hóa dân chủ tư sản.

                    B.Tuồng Miền Trung.

Miền Trung sau năm 1945, Xuất hiện những vở Tuồng cách mạng: Anh Lan, Chị Lan, Lòng già yêu nước của Tống Phước Phổ… Đây là những phường Tuồng diễn ở làng quê kháng chiến. Ngoài ra các Ban Tuồng diễn loại Tuồng dân gian, Xuân nữ (Tuồng lãng mạn) ở đô thị cả vùng tự do các vở: Lời trăng thề, Gươm tình đẫm máu… Tuồng Miền Trung phát triển mạnh ngay từ đầu cuộc kháng chiến, diễn Tuồng cổ, Tuồng đề tài cách mạng, yêu nước.

Trong kháng chiến, Tuồng Miền Trung diễn các vở Tuồng cổ, Lịch sử anh hùng dân tộc, cùng các loại khác, làm phong phú hình thức, nội dung thể loại Tuồng. Theo cố giáo sư Hoàng Châu Ký, một số tỉnh Miền Trung cấm Tuồng, đến năm 1951, đội tuyên truyền Liên khu V, tìm người mãi mới tập hợp lại một số nghệ sĩ: Lê phát, Nguyễn Thị Liễu, Nguyễn Nho Túy, Nguyễn Lai, Văn Phước Khôi… diễn  tiết mục cổ: Trưng Vương khởi nghĩa, Sơn Hậu, Trảm Trịnh Ân… Đến cuối năm 1952, đoàn diễn vở Chiến sĩ giết giặc của Trịnh Quang Xuân, là đề tài Tuồng viết về con người mới, tiếp đến vở Đường về Vụ Quang, nói lên cuộc kháng chiến của Phan Đình Phùng đến vở Chi Ngộ của Nguyễn Lai… Tuồng về đề tài con người cuộc sống mới khởi sự đầu tiên thành công tại Miền Trung, làm tiền đề phát triển Tuồng cả nước phản ánh hiện thực mới. Sau này, phát triển Tuồng đề tài con người mới trên cả nước.

Tỉnh Bình Định năm 1953, xây dựng đoàn Tuồng chuyên nghiệp có một số nghệ sĩ: Minh Đức, Phạm Chương, Dư Lược… diễn Tuồng mới: Kho thóc, Kho vũ khí, Giảm tô, Lòng già yêu nước, Chi ngộ… (theo tư liệu Hoàng Châu Ký) sau ba năm được phép diễn Tuồng, Miền  Trung phát triển mạnh, mỗi tỉnh có hai ba đoàn Tuồng nhỏ, mỗi đoàn mười, mười lăm người, dàn dựng công diễn hàng chục vở Tuồng các loại:

Tuồng cổ.

Tuồng lãng mạn trữ tình.

Tuồng cách mạng kháng chiến, ngợi ca con người cuộc sống mới.

Miền Trung dẫn đầu cả nước ra đời, phát triển các thể loại Tuồng, đặc biệt thành công Tuồng với đề tài cuộc sống mới, công diễn ít nhất khoảng 8 vở ca ngợi con người kháng chiến đánh giặc giải phóng quê hương.

Sau hòa bình năm 1954, Tuồng Miền Trung chia đôi, những đoàn Tuồng kháng chiến giải thể, số về quê thành lập ban mới, số diễn viên khác ra Bắc tập kết thành lập Đoàn Tuồng Liên khu V, sau nhập vào Đoàn Tuồng Nhân dân Trung Ương. Tuồng Miền Trung có một khởi nghiệp, làm nên lịch sử ra đời những hình thức ca diễn Tuồng mới mang phong cách bản địa từng vùng miền.

                   C.Tuồng Nam Bộ.

Vốn phát triển mạnh vào những năm cuối thế kỷ XIX, chính yếu các ban hát diễn ở Sài Gòn, Gia Định. Dưới thời phong kiến thuộc Pháp, Nam Bộ chỉ có hai loại nghệ thuật phát triển: Ca nhạc tài tử và Tuồng. Tuồng chiếm độc tôn trên sân khấu, đến giai đoạn sau bị Cải lương lấn át Tuồng tan rã, vùng kháng chiến Tuồng khó tồn tại cùng Cải lương.

Sau này, vùng kháng chiến sửa sai Tuồng, Cải lương Nam Bộ có điều kiện phục hồi truyền thống một thời bỏ rơi. Một số anh em đi kháng chiến kể lại thèm hát Cải lương Vọng cổ mà chẳng dám ca, sợ kỷ luật, ai liều mạng lắm mới ra rừng hát một mình để hồi tưởng bài Vọng cổ. Vào năm 1952, đoàn Tuồng quân khu VII dựng vở: Bạch Phù dung loạn trào,Hoàng phi Hổ phản Trụ, Cao Hoài Đức, Trương Phi thủ cổ thành… Tuồng Nam Bộ phát triển mạnh Tuồng cổ, chưa tìm được thông tin diễn Tuồng đề tài con người mới. Nam Bộ thường diễn hai loại Tuồng:

Tuồng cổ – anh hùng ca trung quân ái quốc.

Tuồng xuân nữ, tâm lý tình cảm lãng mạn.

Những vở Tuồng diễn ở vùng tự do thường viết lời mới vào nhân vật cổ, hoặc diễn viên dùng lời cương diễn để tuyên truyền chính sách đường lối giảm tô, kháng chiến,thi đua yêu nước… Đây là những lời kể của một số diễn viên đi kháng chiến, sau quay về thành, còn văn bản học kịch bản quả là khó tìm trong kho báu tư liệu Tuồng cách mạng kháng chiến.

Nói về tư liệu kịch bản Tuồng thời nào cũng thiếu, phần nhiều những kịch bản chỉ là lưu truyền, nhớ kể lại, chẳng biết thời nay các Nhà hát Quốc gia có ý thức về tư liệu cho lịch sử đời sau? Còn hàng chục thế kỷ, tư liệu vật chứng về con hát đành ngậm ngùi, mất mát tàn vong. Tuồng Nam Bộ sau năm 1954, hầu như chỉ có vài ba người đi tập kết ra Bắc, đa phần về thành diễn Tuồng cổ, Tuồng Lãng mạn, doanh thu kiếm sống. Nhiều ban hát, nghệ sĩ nổi tiếng như Năm Châu, Năm Nhỏ, Tư Bổn, Ba Đắc, Cao Long Ngà… đi vào lòng công chúng, ấn tượng dáng vóc ca diễn. Tuồng Nam Bộ một thời rực rỡ nghệ thuật, công chúng hâm mộ, ấn tượng sâu sắc, một lớp nghệ sỹ tài danh.

                    3.Tuồng dưới chế độ Pháp.

                     3.1.Tuồng Bắc.

Tuồng Bắc thời thuộc Pháp ít tư liệu ghi chép các ban hát, diễn viên ở các tỉnh. Sau năm 1945, nhiều ban hát Cải lương, Tuồng tản cư về các tỉnh Nam Định, Thái Bình, đặc biệt hội tụ ở Thanh Hóa thuộc Liên Khu IVcũ. Một số nghệ sĩ Tuồng: Cả Ốn, Năm Túy, Nguyễn Lương, Nguyễn Mai… diễn Tuồng cổ đi theo kháng chiến.

Vùng tạm chiếm, Tuồng Bắc còn diễn ở các địa phương và một số thành phố: Hà Nội, Thanh Hóa, Vinh… Bắc Giang, Đoàn Tuồng Vinh Quang của bà Thúy Vinh, diễn tại Thành phố Bắc Giang, xưa là Phủ Lạng Thương, Đoàn khoảng 30 người, diễn doanh thu, bán vé tại rạp Vinh Quang. Vở diễn: Tuồng cổ, Tuồng Việt, Tuồng Tầu.

Hà Nội, diễn Tuồng tại rạp Quảng Lạc, do ông Trần Văn Quang bầu chủ (ông là thày phán) diễn viên: Kép cương, Bảy Tắc, Chín Lộc, Kép Lộ, Sáu Bí, Năm Tôn… diễn viên Nam Bộ, người Bắc: Năm giỏ, Huỳnh Ba… Ban diễn Tuồng cổ, Tuồng Tầu, sau diễn Cải lương Tuồng cổ. Một số rạp ngoại ô, thỉnh thoảng diễn Tuồng, các ban hát sau năm 1945 – 1954 diễn chèo, cải lương. Tuồng tạm chiếm luôn tan hợp, ít người xem, không đủ doanh thu. Tuồng ít phát triển trong vùng tạm chiếm, cả ngoài kháng chiến.

Tuồng vùng tạm chiếm khó tồn tại, có lẽ thuộc loại nghệ thuật cổ, nên Cải lương, kịch nói, Chèo phát triển hơn. Tuồng chủ yếu tồn tại ngoài vùng tạm chiếm, ở làng quê. Các diễn viên nổi: Thúy Vinh, Hai Cải, Thúy Mùi, Quang Tốn, Bạch Trà, Ba Tuyên… Nhiều diễn viên sau này trở thành nghệ sĩ hàng đầu ngành Tuồng Bắc.

                  3.2.Tuồng Miền Trung.

Miền Trung phát triển mạnh từ thời phong kiến thuộc Pháp, mỗi tỉnh còn gần chục ban, một số ban nổi tiếp tục tồn tại, sau do cuộc chiến ác liệt, Tuông nghỉ diễn.

Dẫu Miền Trung có phần duy lý, Tuồng bị cấm, ngoài vùng tạm chiếm ít diễn Tuồng, thỉnh thoảng mới diễn vở nhân dân yêu cầu, Tuồng vẫn tồn tại. Một số ban hát tư nhân diễn doanh thu ở thị xã Phú Yên, hoặc các huyện thị. Nghệ sĩ nổi: Phạm Chương, Hoàng Yến, Bảy Thông… Tuồng vùng tạm chiếm ít phát triển, Pháp không khuyến khích vì nội dung vở mang tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc. Nhân dân Miền Trung sẵn tâm nguyện đi theo kháng chiến, hết lòng đi kháng chiến. Nên giới nghệ sĩ và đồng bào không mặn mà với Tuồng, vì cho là nghệ thuật của Phong kiến chứa nhiều độc tố lạc hậu. Tuồng vùng tạm chiến còn công diễn nhưng không mạnh như giai đoạn phong kiến, hoặc phong kiến thuộc Pháp.

Tuồng vùng nội đô: các thành phố, thị trấn Miền Trung tồn tại một số ban hát diễn doanh thu, nghệ thuật lộng lẫy, Thường diễn Tuồng cổ, Tuồng Xuân nữ, phục vụ công chúng thành thị.

Nhiều lý do khác nhau, Tuồng Miền Trung không mạnh như những thập niên trước, nhiều ban hát tan rã, diễn viên giải thể làm nghề khác kiếm sống, họ bị kẹt giữa hai chính thể không trân trọng Tuồng. Mỗi năm đôi ba vụ, tập hợp những người yêu Tuồng diễn mừng xuân, hội làng… hết mùa vụ giải thể. Tuy vậy, Tuồng âm ỷ chói sáng trong lòng dân, thời cơ đến lại rực rỡ nghệ thuật đỉnh cao. Cái nôi tuồng chuyên nghiệp “bác học”, lại sản sinh ra nhiều vở Tuồng phẩn ánh hiện thực mới, điển hình tân tiến cùng lớp nghệ sỹ ca diễn mẫu mực, công chúng ước mộ.

                   3.3.Tuồng Nam Bộ.

Tuồng Nam Bộ có truyền thống mạnh từ thời thuộc Pháp, đến thời 1945 – 1954 Tuồng tồn tại nhiều nơi diễn doanh thu, chuyên nghiệp.

Thời phong kiến thuộc Pháp, còn các ban hát nổi tiếng chủ yếu ở Sài Gòn, dưới các tỉnh ít đoàn chuyên nghiệp. Nam Bộ sau năm 1945 còn khoảng mười ba, mười bốn đoàn diễn đến thời kỳ kháng chiến tan rã, chỉ tồn tại những ban mạnh. Tại Sài Gòn – Gia Định còn các ban: Khánh Hồng – diễn rạp Cầu Quang (Sài Gòn), Ban Kim Bình (rạp Minh Phụng), Ban Phước Thành tại Xóm Củi – Chợ lớn, Ban Thành công diễn ở Tân Định, Ban Hiệp Thành Minh Tơ diễn rạp Chánh Hưng – Sài Gòn… Các ban hát này, diễn suốt thời Pháp chiếm khá chuyên nghiệp. Thời kỳ đầu phong kiến thuộc Pháp chưa có cải lương, Tuồng độc chiếm Sài Gòn, còn ít nhất 10 ban hát mạnh, cực mạnh theo ông Trần Văn Khải thống kê, trong kháng chiến còn năm sáu ban diễn Tuồng cổ. Tuồng vùng tạm chiếm diễn các thể loại:

Tuồng cổ.

Tuồng lãng mạn tình cảm tâm lý xã hội.

Tuồng Tầu.

Tuồng Cải lương.

Nét đặc thù Tuồng Nam Bộ vùng tạm chiếm, ít vở đề tại cuộc sống mới, hướng chính diễn Tuồng xã hội, Tuồng Tầu, hoặc Tuồng Phật, ba loại Tuồng công chúng yêu thích. Tuồng xã hội, có đôi vở đề tài cuộc sống mới phản ánh con người đương thời như Anh chị ăn mày (kịch nói chuyển thể- Tuồng kháng chiến)… Một số vở: Trần Thủ Độ, Ấu chúa, Phàn Lê Huê, Xửa án Bàng Quý Phi, Chung vô Diệm, Tam nữ Đồ vương… khoảng trên 50 vở Tuồng cổ, Tuồng lãng mạn diễn ở miền Tây Nam Bộ.

Tuồng xưa ít đề tên tác giả, do các ẩn sĩ không muốn đứng danh, mặt khác phần lớn là chuyện cũ, Tuồng nước ngoài soạn lại. Nên tác giả còn một số: Hoàng Cao Khải, Nguyễn Văn Diêu, Bùi Hữu Nghĩa, Trương Duy Toản…

Nội dung Tuồng cổ phần lớn từ truyện Trung Quốc, các Ban Hát bội Sài Gòn thường diễn Tuồng Pha Quảng hoặc Tuồng Việt. Một số ban do người Hoa nuôi dưỡng diễn Tuồng Tầu. Diễn viễn nổi tiếng ở các đoàn: Năm Đồ, Đinh Bàng Phi, Hai Nhỏ, Kim Anh, Bầu Tảo, Ba Đắc, Năm Chung, Ba Két, Lệ Hồng, Bẩy Sự, Cao Long Ngà, Năm Sa Đéc, Huỳnh Mai, Minh Tơ, Thành Tôn, Hoàng Bá, Ba Thái…

Tuồng vùng tạm chiếm Nam Bộ, diễn những vở lịch sử gián tiếp kêu gọi lòng tự hào, nêu cao tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, khi kẻ địch xiết chặt, các đoàn diễn Tuồng cổ Trung quốc, Tuồng lãng mạn, Tuồng phật, đi vào tâm thức con người củng cố niềm tin. Tuồng vùng tạm chiếm phát triển mạnh, sân khấu đồ sộ, hoành tráng, hấp dẫn công chúng bằng cốt truyện và hình thức sân khấu uy nghiêm, lộng lẫy, hoành tráng, phục trang đẹp, ca diễn bi hùng.

 

                     II.Tuồng từ năm 1955 đến 1975.

Hai mươi năm phát triển Tuồng trên ba miền Bắc – Trung – Nam, tồn tại trong hai chính thể: từ vĩ tuyến 17 trở ra đến đỉnh Lũng Cú – Hà Giang thuộc Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nuôi dưỡng Tuồng chuyên nghiệp. Diễn viên, nhạc công, tác giả làm công ăn lương “cơm chúa múa tối ngày”. Từ vĩ tuyến 17 trở vào đến Mũi Cà Mau, do chính thể Việt Nam Cộng hòa quản lý, Tuồng tồn tại theo thị trường doanh thu. Tuồng là sản phẩm hàng hóa trao đổi trong dân. Sau năm 1960, một số đoàn, đội Tuồng thuộc Mặt trận Dân tộc giải phóng quản lý vùng kháng chiến.

Tuồng ba miền chia thành hai loại, tồn tại theo hai phương thức quản lý khác nhau. Tuồng dưới chế độ Nhà nước Việt Nam dân chủ, do Nhà nước nuôi dưỡng đầu tư kinh phí dựng vở, biểu diễn phục vụ nhân dân, quân đội, tuyên truyền văn hóa, nghệ thuật theo đường lối chính sách của Đảng. Tuồng ở vùng giải phóng Miền Nam, do các địa phương thuộc Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam quản lý, nuôi dưỡng. Những đoàn Tuồng độc lập, hoặc nằm trong Đoàn Văn công, biểu diễn phục vụ quân dân Miền Nam, tuyên truyền đường lối chính sách, động viên toàn dân chiến đấu, xây dựng cuộc sống mới.

Văn nghệ quân dân vùng giải phóng Miền Nam, các nghệ sĩ diễn viên sống trong gian khổ, hy sinh, cái chết cận kề, luôn sẵn sàng biểu diễn phục vụ, dù đói khổ, bệnh tật, vẫn cất cao tiếng hát tình yêu Tổ quốc. Những nghệ sĩ, diễn viên bầu show dưới chế độ Mỹ Ngụy, dư thừa vật chất, doanh thu cao, tự do tồn tại, tự do tan vỡ. Diễn Tuồng tại chỗ, bầu gánh, diễn viên nào tỏ lòng dân tộc, hướng theo cách mạng kháng chiến đã sẵn nhà tù, gông cùm đón đợi. Diễn xu thời, vừa lòng quan lại, lương tâm cắn rứt, là nỗi khổ âm thầm cho những ai đa đoan, đa cảm. Nỗi khổ lịch sử của người dân một nhà khi đất nước chia đôi, hôm nay hòa bình, hãy yêu thương giữ lẫy Tổ quốc ngàn đời non sông một dải quê hương dân tộc.

Hai mươi năm hoạt động Tuồng trong máu lửa, là những trang đời biến động, anh hùng ca, nước mắt, bi thương. Hôm nay, nghệ thuật Tuồng tự do ca hát, lại đương đầu thử thách mới, nổi chìm kỹ nữ cầm ca.Mỗi thời đại, xuất hiện những khó khăn thử thách mới mà nghệ thuật phải trải nghiệm, lột xác,vươn dạy tồn tại.

                       1.Tuồng Bắc những năm tháng tự hào 1954 – 1965.

Sau hòa bình năm 1954, kết quả chín năm kháng chiến trường kỳ đói khổ, hy sinh mòn mỏi, mong chờ đất nước hòa bình. Niềm vui nước mắt tràn mi, những người nông dân Bắc Bộ đói rách, tủi hờn, nay như chim sổ lồng thỏa ước. Là tình cảm trong tim, đặt niềm tin vào chính thể Nhà nước Dân chủ nhân dân đầy khốn khó thách thức mới, nhằm ổn định xã hội. Tình cảm nhân dân Miền Nam theo Đảng, Bác bước tiếp hành trình đấu tranh thống nhất đất nước, giải phóng Miền Nam. Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, giải phóng Miền Nam, giành độc lập dân tộc. Đây là sự thật lịch sử không nói lập trường, xu nịnh chế độ, còn quá trình diễn biến đời sống văn hóa, xã hội nảy sinh mâu thuẫn, bất đồng chính kiến, mất niềm tin, là thực tiễn phức tạp do lịch sử tạo ra.

Miền Bắc sau hòa bình năm 1954, đầy hào khí vui sướng, người nghèo có ruộng, gia đình đoàn tụ, đời sống nhân dân đỡ đói khổ. Tình hình lúc ấy, giống như hào khí lịch sử năm 1975, niềm vui khóc òa, Nam – Bắc một nhà, hòa đồng yêu thương. Tuy nhiên, còn đâu đó những nhóm người quay lưng,tự sát, chống đối, thất vọng cho là bi thương… đánh mất vĩnh viễn ánh hào quang chói lọi một thời. Nhưng cái hào khí hừng hực niềm vui tràn ngập con tim, dâng trào như sóng thần, thác lũ, là không thể phủ nhận. Niềm vui Miền Bắc sau năm 1954, có thể so ví như thế, nhưng thách thức mới đầy mạo hiểm phải cải tạo xã  hội, cải tạo đô thị, quốc hữu hóa toàn bộ các doanh nghiệp. Hai năm cải tạo kinh tế miền Bắc, xóa bỏ chế độ chủ sở hữu tư nhân, chuyển sang chế độ tài sản chung do Nhà nước quản lý. Quan hệ xã hội không còn ông chủ, người làm thuê, mọi người bình đẳng về tinh thần, vật chất, hưởng cái nghèo gần như nhau. Ông giám đốc đi xe đạp Pôgiot, Pavorit, Điamăng, thường dân đi bộ, tục gọi là “xe quốc”, nhưng đủ ăn, mặc rách đôi chút.

Miền Bắc khốn khó trăm bề, song  Đảng, Nhà nước luôn chăm lo văn hóa nghệ thuật, cải tạo những đoàn: Kịch nói, Chèo, Tuồng, Cải lương tư nhân sang các đoàn nửa tư nhân, dần tiến đến Nhà nước hóa, văn nghệ sĩ người làm công ăn lương. Là quá trình cải tạo tổ chức các đoàn nghệ thuật, cải tạo lối sống văn hóa tư tưởng , nghệ thuật. Nghệ thuật bỏ diễn cương, diễn theo đạo diễn, mỗi diễn viên thuộc lòng kịch bản, không diễn những tiết mục văn hóa thứ phẩm. Nội dung chương trình cải tạo nghệ thuật: Chống nạn diễn cương, tuyên truyền phản động, mê tín dị đoan. Nghệ thuật phục vụ: Công- Nông – Binh. Sân khấu dựng những vở mới hướng tới con người, cuộc sống xã hội đương đại. Đây là bước mở ra nghệ thuật cổ: Tuồng, Chèo, Cải lương…diễn những vở đề tài con người cuộc sống mới. Nghệ thuật văn hóa do Nhà nước đầu tư, người làm nghề yên tâm cơm áo gạo tiền, tập trung sáng tạo nghệ thuật. Tuồng cùng nhiều loại hình nghệ thuật khác, có điều kiện phát triển trên đất Bắc.

Sau hai năm cải tạo kinh tế văn hóa, Miền Bắc còn 6 đoàn Tuồng, 4 đoàn dân doanh, hai đoàn Nhà nước diễn Tuồng theo phương thức mới. Những đoàn dân doanh là Đoàn Vinh Quang tại Bắc Giang, Đoàn Kim Thành tại thị xã Thanh Hóa, Đoàn Vinh tại thành phố Vinh, Đoàn Lạc Việt tại Tạ Hiền – Hà Nội… Tuồng Nhà nước có Đoàn Tuồng Liên khu V, chia thành hai đội, biểu diễn tồn tại độc lập.

Những đoàn Tuồng Bắc, lần đầu tiên tham dự Hội diễn toàn quốc năm 1958, Đoàn Tuồng liên khu V gồm các vở: Nghêu Sò Ốc Hến, Lam Sơn tụ nghĩa – Tống Phước phổ chỉnh biên. Đoàn Lạc Việt vở: Đào Tam Xuân. Đoàn Kim Thành tỉnh Thanh Hóa, vở Sơn Hậu… Hội diễn lần đầu tiên trên Miền Bắc, Tuồng 4 vở không đoạt giải, Kịch nói 5 vở, giải xuất sắc. Đoàn Kịch Trung ương vở Đầu sóng ngọn gió – Nguyên Hồng. Chèo 6 vở giải xuất sắc: Nông thôn tươi sáng – Trần Bảng, Đoàn chèo Trung ương. Cải lương 13 vở 13 đoàn, giải xuất sắc vở: Máu thắm đồng Nọc Nạn – Phạm Ngọc Truyền, Đội Cải lương Nam Bộ. Kịch dân ca 3 vở, giải xuất sắc. Thoại Khanh Châu Tuấn – tác giả Tường Nhẫn – Đoàn ca kịch liên khu V (theo tư liệu Cục nghệ thuật biểu diễn).

Ngay sau hòa bình, phong trào diễn Tuồng mạnh, tồn tại nhiều đoàn dân doanh, hướng chính diễn Tuồng cổ. Tuồng mới chỉ có đoàn Tuồng Nhà nước là Tuồng Liên khu V, tiếp tục mở đầu diễn Tuồng đề tài con người cuộc sống mới.

Năm 1959, thêm đoàn Tuồng Bắc TW ra đời gồm 15 người, Quang Tốn, Đình Nhi, Đoàn Khoái, Bạch Trà.. Sau đó tuyển thêm người mới: Mẫn Thu, Vân Thanh, Chu Thị Hải, Ngọc Loan… Tổng số 30 người. Công việc đầu tiên, Đoàn Tuồng Trung Ương cùng 2 Đội Tuồng Liên khu V, phục hồi vốn cổ chỉnh biên, dựng lại những vở Tuồng cổ, sáng tác dựng mới những vở đề tài con người đương đại.

Đoàn Tuồng TW dựng lại những vở cổ: Đào Tam Xuân, Sơn Hậu… Sau những vở Tuồng cổ thành công theo phương thức phục cổ nâng cao, Đoàn dựng diễn phục vụ công chúng, khẳng định Tuồng Bắc đang tồn tại. Đoàn Liên khu V vốn là đoàn mạnh, có trước Tuồng Bắc, sau những phục hồi Tuồng cổ thành công, khẳng định Tuồng Miền Trung trên đất Bắc đang sống dậy mạnh mẽ. Đoàn Tuồng khu V, tiếp tục khẳng định vị trí là đoàn đầu tiên trên đất Bắc diễn Tuồng kinh điển, bài bản truyền thống, ảnh hưởng sang Tuồng Bắc. Đoàn diễn nhiều vở cổ, Tuồng đề tài con người cuộc sống mới thành công cao.

Tại Hội diễn Sân khấu năm 1962, nhiều thể loại sân khấu mới tham diễn, những đoàn dân doanh bị triệt tiêu nên còn ít đoàn tham diễn. Dự Hội diễn: Kịch nói 15 đoàn, Chèo 18 đoàn, Tuồng 3 đoàn, Cải lương 6 đoàn, Kịch dân ca 4 đoàn, Xiếc Múa rối mỗi thể loại 1 đoàn tham diễn.

Sau chín năm xây dựng văn hóa nghệ thuật, Miền Bắc có lực lượng diễn viên, các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp hùng mạnh 450* diễn viên hoạt động tại các chuyên ngành, gồm 38 đoàn nghệ thuật sân khấu. (*Tư liệu Cục Nghệ thuật- Tác giả giữ).

Dự Hội diễn, Tuồng Bắc TW vở Tiếng gọi non sông – Kính Dân. Đoàn Tuồng Liên khu V 2 vở: Ngọn lửa Hồng sơn – Hoàng Châu Ký. Tống Phước Phổ chỉnh biên, Trần Bình Trọng – Kim Hùng.

Năm 1962, Ban giám khảo Hội diễn không chấm giải xuất sắc mà xếp loại: A1, A2, B, C. Tuồng 2 vở xếp loại A 1: vở Tiếng gọi non sông, Ngọn lửa Hồng Sơn.

Miền Bắc những năm 1960, là thời kỳ tươi đẹp nhất, kinh tế phát triển giá cả ăn uống, tiêu dùng rẻ. Nhiều văn nghệ sĩ nói: chuyện sinh hoạt, ăn uống không phải nghĩ, phong trào văn nghệ mạnh, nhiều đoàn nghiệp dư tham gia Hội diễn chuyên nghiệp. Kịch nói vở Hiểu lầm – Đoàn Nhà máy Điện Hà Nội. Chèo : Cô tổ trưởng – Nhà máy Dệt Nam Định. Hội diễn nhiều vở đề tài cuộc sống mới:  Chiếc áo cánh phin, Ngô khoai tranh đấu, Lá đơn tình nguyện, Đội máy xúc… Kịch hát dân ca Tày: Chiếc vòng bạc, Đội văn nghệ xã, Huyện Đồng Hỷ, Tỉnh Thái Nguyên. Vở Cô gái người Mèo – Khu tự trị Việt Bắc… nhiều vở đoạt giải A1 và A2…

Hoạt động nghệ thuật giai đoạn 1954 – 1962, trình độ nghệ thuật chuyên nghiệp và nghiệp dư cùng tham diễn, nhiều đoàn đoạt giải thưởng như nhau. Tuy nhiên, phải kể đến phong trào sân khấu không chuyên trình độ nghệ thuật ngang, hoặc cá biệt hơn chuyên nghiệp. Vì hầu hết diễn viên nghiệp dư là đào kép hạng nhất từ đoàn chuyên nghiệp chuyển sang, nhập vào các đội văn nghệ. Mặt khác phản ánh lực lượng chuyên nghiệp bị  nghiệp dư hóa thời văn nghệ kháng chiến, thực hiện bản Đề cương văn hóa: Dân tộc- Khoa học-Đại chúng. Khi chuyển sang xây dựng hòa bình, nghệ thuật còn non yếu, chưa chuyên nghiệp cao. Sang những năm sau, Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp thay đổi, các đoàn nghiệp dư không thể tham diễn chung như trước. Phong trào Tuồng nghiệp dư khá mạnh về nghệ thuật diễn, do diễn viên các đoàn tư nhân bị giải thể chuyển vào, nhưng họ không đủ mạnh về kinh tế hoạt động để tham gia Hội diễn chuyên nghiệp tại Hà Nội. Các tỉnh nhiều đoàn nghiệp dư biểu diễn tại cơ quan, hoặc dịp lễ hội như Đoàn Tuồng Hợp tác xã 8 tháng 3-Quận Ba Đình, Đoàn  Tuồng Trưng Vương- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội.  Tuồng Hưng Yên, Tuồng Thanh Hóa, Hải dương, Hải phòng, Ninh Bình, Nam định, Nghệ An… Những đoàn Tuồng không chuyên hoạt động theo phong trào, nhằm động viên công tác chính trị tư  tưởng nhân dân, xây dựng nếp sống văn hoá, đạo đức con người: sống vì mọi người. Trải qua những năm tháng khốn khổ, Miền Bắc xây dựng một xã hội có trật tự nếp sống mới, ít  tội phạm.  Phụ nữ đi suốt đêm một mình trên đường vắng, an toàn không sợ hãi, mọi người yên tâm. Tư duy thường trực mỗi người dân xứ Bắc luôn nói lập trường, nếu tranh luận đuối lý quay về lập trường chính trị, buộc đối thủ phải im mồm ngay. Dân xứ Bắc một thời quen sống :Ăn như tu, ở như tù, nói như lãnh tụ. Nếu điều chỉnh cân bằng tư duy mỗi người, sẽ là một xã hội ít  chê trách. Miền Bắc một thời khá tốt đẹp, nghệ thuật phát triển, công chúng mến mộ, mọi người sống quan tâm, có trách nhiệm bản thân và với mọi người. Tình gười tốt đẹp, quan hệ gần gũi, thân thiện quan chức với dân nghèo, không văn  hóa nông dân  “Xã Trưởng -Nghị Hách”, như thời nay…

Sau Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp năm 1962, Tuồng Bắc, Liên Khu V, tiếp tục phục hồi Tuồng cổ, sáng tác dàn dựng những vở diễn đề tài cuộc sống mới. Sau năm 1960, hướng xây dựng nền nghệ thuật Tuồng xã hội chủ nghĩa, ngoài chức năng phục cổ, Tuồng dàn dựng công diễn những vở đề tài con người mới, đáp ứng chủ trương xây dựng nền nghệ thuật: Dân tộc- Hiện đai. Miền Bắc chuẩn bị lực lượng văn nghệ tiến lên chính quy hiện đại, thực ra là: xây dưng nền nghệ thuật chuyên nghiệp, mà lâu nay yếu kém nhiều mặt.Thời ấy, xính sử dụng thuật ngữ kêu to.

                       1.1.Tuồng Bắc 1965 – 1975.

Năm 1965, nền kinh tế Miền Bắc suy thoái, bước vào cuộc chiến tranh trên toàn lãnh thổ cả nước chiến đấu, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Từ lâu nhân dân Bắc kỳ âm thầm chi viện toàn bộ sức người, trang bị vũ khí giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước. Đến năm 1965, cuộc chiến tranh không tuyên bố công khai hóa, mọi hoạt động kinh tế, văn hóa nghệ thuật, lối sống ứng xử con người xứ Bắc chuyển sang quan hệ con người xã hội  mới.

Quan hệ xã hội hàng đầu, thường trực trong từng người dân: Thắt lưng buộc bụng, xây dựng xã hội chủ nghĩa, giải phóng miền Nam, “một người làm việc bằng hai, vì đồng bào chiến sĩ cả nước”. Đây câu nói thiêng liêng của Bác, nhằm động viên toàn lực trong dân bảo vệ thành quả xã hội, nêu cao tinh thần chiến đấu- chiến thắng. Nhưng sau hai năm thực hiện khẩu hiệu xuất hiện thêm vế phụ: “Một người làm việc bằng hai, để cho Chủ nhiệm mua đài tậu xe”. Dấu hiệu lịch sử tham nhũng, ra đời từ tính tham lam văn hóa nông dân, ứng sử mất tình người từ đây. Những tiêu cực cùng bộ máy quan liêu trấn áp những người nói thật, căn bệnh nan y càng nguy hiểm theo cách quản lý vô cương.

Miền Bắc ngày  ấy, tuy khó khăn trăm bề, Nhà nước vẫn đầu tư nghệ thuật cao, tổ chức Liên hoan Ca múa nhạc, Sân khấu chuyên nghiệp năm 1966. Qua Liên hoan chứng minh bước chuyển mạnh của ngành sân khấu, hưởng ứng cuộc phát động Tuồng với đề tài cuộc sống mới. Đồng hành cùng Kịch nói, Cải lương, Kịch dân ca… không diễn vở cổ. Liên hoan, hầu hết các vở đề tài con người mới: Trong phòng trực chiến – Tào Mạt, Đoàn Văn công Quân khu III. Cô Giải Phóng – Hà Thế Du… Đoàn chèo TW. Con gà chân trì – Xuân Hoàn, Ngọc Oanh, Đoàn kịch Dân ca Liên khu V. Cải lương các vở: Giữ đất -tác giả Công Thành, Bá Huỳnh. Vở Lưới biển – Văn Phúc, Bên xác máy bay – Mai Thăng…

Tuồng: Má Tám -Mịch Quang – Đoàn Tuồng Bắc TW. Cô gái bến phà-Mai Bình -Đoàn Tuồng Thanh Hóa… Qua tên gọi một số vở tham dự Liên hoan Sân khấu năm tháng ấy, phản ánh hiện thực nóng bỏng cuộc sống mới. Sân khấu Tuồng trưởng thành vững mạnh nghệ thuật,  bảo cổ truyền thống, phát triển đề tài con người mới thành công. Nghệ thuật ca múa nhạc, Sân khấu miền Bắc một thời oanh liệt hào hùng, phản ánh ý chí lòng dân, xây dựng con người mới sống thực qua hình tượng nghệ thuật từng thể loại sân khấu.

Tuồng tham dự Hội diễn 1966, vở Má Tám- Mịch Quang, Đoàn Tuồng Bắc Trung Ương. Vở Cô gái bến phà- Mai Bình, Đoàn Thanh Hóa. Những vở diễn ấy, khẳng định sự chuyển hướng các đoàn Tuồng Bắc: Đoàn Tuồng Liên Khu V, Đoàn Tuồng Bắc Trung Ương, Đoàn Tuồng Thanh Hóa… diễn đề tài mới thành công. Liên hoan Sân khấu 1966, khẳng định sự đổi mới ngành nghệ thuật sấn khấu, chứng minh giữa cuộc chiến ác liệt các bộ môn nghệ thuật miền Bắc lớn mạnh, tồn tại nhiều đoàn Ca múa nhạc,Tuồng Chèo Cải lương, Kịch nói, Kịch dân ca.

Liên hoan chia thành hai đợt, tổng số 42 đoàn tham diễn 45 vở, 20 đoàn nghệ thuật nghiệp dư tham diễn. Giai đoạn này, Ban giám khảo tách ra thành hai phần, các đoàn chuyên nghiệp diễn trước, đoàn nghiệp dư diễn sau. Những đoàn nghiệp dư không thể thi đấu ngang ngửa với chuyên nghiệp như trước. Nhưng chất lượng nghệ thuật không hơn thua nhau bao nhiêu, hầu hết các vở diễn do tác giả chuyên nghiệp sáng tác như vở Cô gái Làng Chài- Trần Bảng- Đội Chèo Hà Nam, Bên Công Sự – Quách Vinh, Nồi cơm ai nấu – Xuân Bình…

Tuồng với đề tài con người cuộc sống mới từ các cuộc Liên hoan trước đến đầu năm 1966, là sự vững mạnh nghệ thuật biên kịch, biểu diễn, ca múa nhạc… hoàn chỉnh sân khấu nghệ thuật Tuồng. Tuồng chuyên nghiệp với bảo cổ, phục cổ, cách tân thành công.

Liên hoan Sân khấu năm 1965 – 1966, là cuộc Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, nên không chấm giải, tất cả các đoàn tặng bằng khen như nhau. Theo nhà nghiên cứu Hoàng Chương nói trong cuốn: Nghệ thuật Tuồng Bắc trang 78: “Vào năm 1968 khi Hội diễn sân khấu, Đoàn Tuồng Bắc đã tham gia vở Má Tám và tiết mục này đoạt huy chương vàng”. Theo tài liệu Cục Nghệ thuật Biểu diễn ghi nhận công bố bằng khen như các đoàn. Văn bản ghi: “Hội diễn liên hoan các tiết mục chống Mỹ cứu nước được tổ chức làm hai đợt: Đợt I từ ngày 4 đến ngày 9 tháng 11 năm 1965, đợt II từ ngày 26 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4 năm 1966 tại Hà Nội”. Văn bản này, chắc chắn chính xác hơn viện dẫn của ông Hoàng Chương. Hội diễn khẳng định vở Má Tám chỉ tặng bằng khen, không trao huy chương vàng. Dù vở Má Tám được tặng bằng khen chia đều như các đoàn, nhưng là vở đề tài con người mới đầu tiên của Đoàn Tuồng Bắc TW, thành công theo hướng diễn Tuồng mới. Vì sao? Nhà hát Tuồng không hề nhắc đến vở Má Tám trong các cuốn kỷ yếu 35 năm, 40 năm, một quên lãng hướng thành công đầu tiên  ngành Tuồng Bắc về đề tài mới, chưa được ghi nhận.

Chiến tranh ác liệt, Miền Bắc phát triển văn nghệ mạnh, nghệ thuật ca múa nhạc, sân khấu gia tăng số đoàn, diễn viên, thực hiện khẩu hiệụ: “Tiếng hát át tiếng bom”. Đây là nhu cầu thực, cần tiếng hát động viên toàn dân thi đua sản xuất, chiến đấu bảo về Tổ quốc. Nhu cầu phục vụ bộ đội chiến trường cần nhiều đoàn văn công chi viện đưa diễn viên đi suốt giải Trường Sơn (đường dây 559) xuống chiến trường khu V, vào Tây Ninh đến Đồng bằng Nam Bộ. Tiềm lực kinh tế Miền Bắc thực chất không mạnh, dù có đồng lúa Thái Bình 5 tấn, đây chỉ là đầu tư điển hình tiên tiến, còn các nơi khác năng suất thấp, mất mùa hạn hán liên miên. Nhưng miền Bắc có nguồn chi viện hậu phương vững chắc là các nước xã hội chủ nghĩa, nên bộ đội ăn lương khô, “mỳ không người lái”, cơm gạo nước ngoài. Dù ăn gạo mốc, ngô, mỳ sợi mốc, nhiều thứ lương thực để mốc mới ăn, họ lý giải “thế là được mùa, nếu ăn gạo mới thì chết”. Quả Miền Bắc dự trữ lương thực lớn, đủ để đánh lâu dài, xây dựng quân đội, và lực lượng văn nghệ hùng mạnh. Chỉ riêng Đoàn Văn công Trường Sơn, nơi tác giả đi biểu diễn ở các chiến trường B, C, K, lúc đầu có 20 diễn viên, năm 1965 đến năm 1967, 80 người, năm 1968, 120 người, sau chia thành 3 đoàn. Đoàn Chèo Tổng cục Hậu Cần, Đoàn Ca múa kịch, Đoàn Văn công Quân khu II .Sau hai năm, ca múa nhạc bổ sung vào các Đoàn Văn công Nam Bộ 28 người, ở lại chiến trường đến ngày toàn thắng.

Sự lớn mạnh toàn diện nhiều chuyên ngành nghệ thuật Miền Bắc, đông về số lượng, số đoàn, diễn viên, chất lượng nghệ thuật nâng cao. Từ năm 1965, lớp diễn viên trẻ Ca múa nhạc, Sân khấu… học các trường nghệ thuật đa phần trình độ trung cấp, số ít cá biệt đại học, bổ sung về các đoàn: Kịch Chèo Tuồng, Ca múa nhạc… nhằm nâng cao nghệ thuật.

Từ năm 1970, Ban tổ chứ bỏ thuật ngữ Liên hoan, sử dụng khái niệm Hội diễn theo quy cách chấm giải thưởng Huy chương vàng bạc, các giải phụ.

Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp 1970, chia thành 52 đoàn sân khấu tham diễn 62 vở. Những con số nói lên sự lớn mạnh các đoàn sân khấu chuyên nghiệp, do Nhà nước nuôi dưỡng, một bộ máy văn nghệ khổng lồ. Thông thường một đoàn biên chế từ 50 – 60 người, có đoàn 100 – 200, thậm chí trên 200 – 400 người, số cán bộ hành chính từ 20 – 30 người, nếu đoàn 50 hoặc 60 biên chế. Người làm, người ăn theo gần bằng nhau. Ngày xưa không gọi là người ăn theo, vì diễn phục vụ không doanh thu, chẳng ai ăn theo ai, tất cả Nhà nước nuôi. Năm 1968, Nhà nước còn bồi dưỡng diễn viên lao động nặng, kèn hơi bồi dưỡng 75 đồng/tháng, sáo flutte như tác giả 45 đồng/tháng… một khoản chi khổng lồ vẫn lo đủ, miễn sao diễn giỏi, hát hay.

Hội diễn năm 1970, 21 vở kịch, 15 vở chèo, 10 vở Cải lương, 11 vở kịch dân ca, 2 vở Kịch thơ, 3 vở Tuồng. Những con số thống kê các đoàn: Kịch nói, Cải lương, Kịch dân ca… cho thấy Tuồng Bắc ít phát triển, khi các bộ môn khác sau mỗi lần Hội diễn lại gia tăng số đoàn, vở diễn, diễn viên. Tuồng sau 1954 đến 1975, càng thu hẹp số đoàn, các thể loại khác lại gia tăng số đoàn, vở diễn, diễn viên. Tuồng sau 1954 đến 1975, càng thu hẹp lại, đây là điều các nhà nghiên cứu ít quan tâm. Sau hòa bình phong trào Tuồng không chuyên khá mạnh, các tỉnh, xã, ngay Hà Nội tồn tại nhiều đoàn Tuồng tư nhân. Nhưng dần xóa sổ, mấy cuộc Liên hoan Sân khấu đầu tiên còn các đoàn dân doanh tham diễn, Hội diễn sau mất hẳn. Nhìn sang các chuyên ngành Kịch nói, Chèo, Cải lương, Kịch dân ca… phát triển mạnh phong trào nghiệp dư cùng các đoàn chuyên nghiệp. Kịch dân ca lên đến 10 đoàn chuyên nghiệp, Tuồng chỉ còn 3 đoàn. Tuồng nghiệp dư không nhắc đến, bởi nó không tồn tại, hoặc tồn tại trong dân chỉ diễn vào dịp lễ hội, hội làng, hội xuân, do những người nông dân tự hoạt động sau mùa vụ tự tan.

Miền Bắc chỉ tồn tại chính thống Tuồng chuyên nghiệp, Nhà nước nuôi dưỡng. Tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp, ba đoàn tham dự các vở: Đề Thám – Bửu Tiến…Đoàn Tuồng Bắc TW. Còn các vở: Những người con – Nguyễn Thứ, đoàn Tuồng khu V (gọi là Tuồng Nam) vở: Triệu Quốc Trinh – Dũng Hiệp. Đoàn Tuồng Thanh Quảng (Thanh Hóa). Vào cuối năm 1969, ông Hoàng Châu Ký về cố vấn Đoàn Tuồng Thanh Hóa, bổ sung diễn viên Quảng Nam, Đà Nẵng, đổi  tên Đoàn Tuồng Thanh Quảng.

Hội diễn 1970, khẳng định Tuồng Bắc vững mạnh hai loại đề tài: Tuồng cổ, Tuồng mới. Tuồng Bắc còn ba đoàn chuyên nghiệp, phong trào Tuồng không chuyên yếu gần như không được quan tâm, phục dựng. Đây một trong những nguyên nhân Tuồng Bắc ngày càng mất công chúng đến mất chỗ đứng, nếu bán vé doanh thu không còn người xem.

                     2.Tuồng vùng giải phóng.

                     2.1.Tuồng Miền Trung.

Sau năm 1960, nhiều tỉnh Miền Trung chưa có Đoàn Văn công, đến năm 1968 – 1969, Tuồng khu V bổ sung một số diễn viên miền trong lập nên Đoàn Tuồng Giải Phóng Quảng Đà, gần 30 diễn viên, hoạt động như đơn vị Quân giải phóng, trang bị súng CKC, AK, Cacpin, lựu đạn, chỉ huy đeo súng K54, mũ tai bèo, ba lô con cóc, ruột tượng gạo thắt ngang lưng. Những nghệ sĩ đầu tiên: Tư Bửu, Quang Ngạch, Văn Điền, Hoàng Lê, Trần Chức, Ngọc Anh… Tiếp theo Trần Đình Sanh, Nguyễn Văn Bích, Phạm Mộng Hiền… Đoàn 39 diễn viên, dựng và diễn Tuồng cổ các vở: Nữ vương đề cờ – Tư Bửu chỉnh biên, Trần Quốc Toản ra quân – Kim Hùng, Trần Bình Trọng, Ngũ hổ bình liêu… Đoàn gần như không diễn Tuồng đề tài mới, đến nay công chúng thích Tuồng cổ, những vở đề tài mới ít tồn tại với khán giả Miền Trung.

Năm 1968 – 1969, Chiến tranh ác liệt ở chiến trường cả miền Bắc, chiến trường khu V thảm khốc, Văn công rút lên rừng về hậu cứ. Đoàn Tuồng Quảng Đà bổ sung  nhiều nghệ sĩ từ Bắc vào: Ngọc Sơn, Xuân Đồng, Ngọc Điếc… Năm 1974, đoàn ra Bắc diễn, giữa năm lại lên đường vào Nam, gặp lại nghệ sĩ cũ mới trao trả từ các nhà tù ra: Võ Sỹ Thừa, Kim Hùng, Hữu Thành, Lưu Mạnh, Minh Hiệp… Một số người tách ra thành Đoàn Tuồng Quảng Đà. Năm 1975, Quảng Nam giải phóng đoàn diễn ở vùng giải phóng, tiếp tục những năm tháng gian khổ hy sinh vượt lên cái chết, hoàn thành nhiệm vụ diễn Tuồng, động viên bộ đội giải phóng, đồng bào Miền Trung chiến đấu, xây dựng cuộc sống mới.

Những năm 1960, thế kỷ XX, Tuồng vùng tạm chiếm Miền Trung còn các ban hát: Tây Sơn của cụ Mạc Như Tùng, Bình Định, Quy Nhơn, Ban hát Tuồng Cung đình Huế… cùng nhiều Đoàn Tuồng ở Đà Nẵng, Phú Yên… Ban Tây Sơn, có các nghệ sĩ nổi tiếng: Cửu vị, Ngọc Cầm, Long Trọng, Trọng Em, Tư Các, Hoàng Chinh… Những ban Tuồng Miền Trung diễn các vở: Sơn Hậu, Hộ Sanh đàn, Ngũ Hổ bình Tây, Mộc Quế Anh dâng cây, Dự Nhượng đả long bào, Phàn Lê Hoa, Chung Vô Diệm…

Tuồng vùng tạm chiếm Miền Trung nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đứng bầu chủ thường diễn Tuồng cổ, không có hoặc ít diễn vở đề tài mới. Theo những người thạo Tuồng Miền Trung đến năm 2011, các đoàn Tuồng Nhà nước ít diễn Tuồng mới, lý do duy nhất – công chúng không thích Tuồng mới. Tuồng cổ vùng tạm chiếm, các đoàn thường diễn những vở Tuồng Tầu. Giai đoạn đầu, Tuồng diễn vở cổ khơi gợi chí khí anh hùng dân tộc. Giai đoạn 1965 – 1970, Tuồng văn, Tuồng võ, gần đến năm 1975, một số Ban diễn Tuồng xuân nữ (Tuồng văn) buồn thê lương. Nhiều vở tỏ ý bi đát, mất niềm tin. Tuồng diễn đồ thật, đẹp lộng lẫy, nhưng về cuối cuộc chiến tranh, Tuồng đi xuống. Sân khấu sơ lược, ít hào hoa, lộng lẫy. Trang trí sân khấu gắn với tả thực ước lệ, tượng trưng.Tuồng diễn vở cổ, Tuồng Cải lương, pha Quảng, theo thị hiếu công chúng,nhiều biến động. Các ban hát tan hợp, tồn tại vì doanh thu.

                    2.2.Tuồng Nam Bộ.

Khu vực đồng bằng Nam Bộ, các đô thị vùng giải phóng không diễn Tuồng. Theo đoàn Trưởng các đoàn cải lương Long An, Kiên Giang, Tây Ninh…Họ thường nhận đoàn mình ra đời năm 1960, chẳng biết họ nhầm lẫn, hay lấy từ đâu? Bởi Mặt trận Dân tộc giải phóng ra đời từ Đồng Khởi Bến Tre Năm 1960. Năm 1962, Đoàn Cải lương Bến Tre mới thành lập đi diễn tại xã, huyện Củ Chi, họ chỉ diễn một số nơi trong tỉnh phục vụ nhân dân. Vùng giải phóng đến năm 1962, còn hạn hẹp tại các tỉnh nhưng nhiều đoàn Cải lương, Rôbăm, Dù Kê đã hoạt động biểu diễn tuyên truyền chính sách Mặt trận Dân tộc giải phóng. Khắp các tỉnh đồng bằng thường diễn Cải lương đề tài bộ đội quân giải phòng, hoặc Cải lương cổ, không diễn Tuồng. Theo một số Giám đốc Sở Văn hoá như Hai ớt, Anh Tám…. cung cấp tư liệu sau giải phóng, cùng hậu đoàn trưởng các tỉnh xác nhận. Những tỉnh Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long…. thường diễn Tuồng Dù Kê theo Trưởng Đoàn Văn công: Ánh Bình Minh, các đội Rôbăm, Giồng Lức, Cái Răng, Cà om… diễn Tuồng Dù kê cổ. Đoàn Văn công Ánh bình Minh thường diễn trọn vở Riêm Kê…. cùng các trích đoạn Dù kê trong những truyện cổ Ấn Độ như Hanuman, Chàng Krung Riếp, Pơriêm, Nàng Xê Đa….

Rô băm là sân khấu kinh điển cung đình Cămpuchia theo đồng bào Khmer vào nước ta khoảng thế kỷ *VIII, sau công nguyên. Rôbăm là sân khấu Tuồng hoặc kịch múa mặt nạ, gọi là kinh điển, bởi có hệ thống ngôn ngữ diễn theo trình thức, quy định hình mẫu nhân vật hành động ước lệ, tượng trưng.

Sân khấu hoành tráng lộng lẫy, người dẫn truyện đứng sau hậu trường, thêm dàn hát đồng ca. Người dẫn truyện thay người chỉ huy giữ nhịp đêm diễn, nhắc diễn viên vào vai, hát thay nhân vật xen vào những chỗ nhân vật bất lực. Bên cạnh đó, người dẫn truyện còn chắp nối các trò lại thành câu chuyện, giải thích tích trò giúp khán giả hiểu sâu vở diễn. Rôbăm giống như Tuồng Việt, thường diễn trích đoạn hoặc vở cổ.

Mở màn, đánh trống giáo đầu báo hiệu mọi người chuẩn bị, vào trò hát xô (do đội nam), còn đội nữ ra múa chào khán giả điệu Chhuchhai, sau diễn tích Rôbăm .(*Theo cuốn Lịch sử Phật giáo-trang102 của Thích Giác Duyên- Biên dịch năm1990-1992, tại Biên hòa). Qua hai điệu múa chào khán giả, bắt đầu diễn tích truyện Rôbăm, theo trình tự kịch, trình tự thời gian kết thúc vở Tuồng. Sân khấu Rôbăm quy định cửa ra (sinh), phía bên trái khán giả, vào (cửa tử), bên phải khán giả từ dưới nhìn lên sân khấu. Những động tác đi lại, vũ đạo, nhiều nhân vật gần giống điệu bộ Tuồng theo quy phạm trình thức. Một số điểm khác Tuồng, nhiều lớp múa, hát sau  hậu trường bằng dàn đồng ca, hoặc người dẫn truyện đôi chỗ thể hiện thay nhân vật chính giải thích tích truyện, hát bài ca.

Vùng giải phóng Nam Bộ, ít diễn Tuồng cổ, thường diễn Cải lương, Kịch nói, Tuồng Rô Băm của đồng bào Khme. Cải lương, Dù kê, diễn từ trước ngày Mặt trận Dân tộc giải phóng ra đời. Sau này, nhiều đội Rô Băm diễn ở vùng chính phủ lâm thời. Sân khấu Rô Băm diễn vở, hoặc trích đoạn cổ, không diễn vở đề tài mới. Những vở cổ nhằm động viên đồng bào vùng giải phóng, qua đó củng cố tinh thần chiến đấu, sản xuất bảo vệ chính quyền nhân dân vùng Mặt trận Giải phóng làm chủ.

Tuồng vùng tạm chiếm, sau ngày đất nước tạm chia đôi, dưới chính quyền Sài Gòn, các ban Tuồng Miền Trung, Miền Nam gần như tồn tại nguyên xi, còn gia tăng nhiều ban hát tên tuổi. Những năm kinh tế mạnh 1960 – 1965, thậm chí đến 1969, lại xuất hiện ban Tuồng mới tại Miền Trung. Sài Gòn, các ban Tuồng tan hợp, biến động, không ổn định.

Nam Bộ thời tạm chiếm, chủ yếu các ban hát diễn ở Sài Gòn, sau hoà bình năm 1954 tồn tại 14 ban Tuồng, nhiều ban diễn Tuồng cổ, đánh đồ thật. Bước vào cuộc chiến tranh năm 1965, nhiều ban tan hợp bất ổn định trong chiến tranh ác liệt Sài Gòn còn ra đời nhiều ban hát mới, doanh thu cao.

Năm 1965, kinh tế Sài Gòn ngập tràn hàng Mỹ, đời sống cao, giữa năm 1968 nhiều ban Tuồng  tan. Sài Gòn gần cuối cuộc chiến, lòng người bất an, sân khấu khủng hoảng đổ vỡ, chỉ còn những ban lớn: Tân Thành, Ba Ngoạn, Tám Dọi, Khánh Hồng tại rạp Cầu Quan, Ban Thanh Bình, rạp Cầu Muối…Tuồng Thành phố HCM nhiều nghệ sỹ nổi tiếng: Khánh Hồng, Thành Tôn, Ba Luông, Thanh Tòng, Long Ẩn,Thanh Bình, Hoàng Bộ, Hoàng Nở… Nhiều nghệ sĩ danh tiếng  sau chuyển sang cải lương. Tuồng Sài Gòn diễn Tuồng cổ, phục trang, đạo cụ đánh đồ thiệt. Gần đến hậu chiến diễn nhiều Cải lương Tuồng cổ, buồn thương pha màu Triều quảng. Nhiều ban Tuồng ở Phú Nhuận thường diễn cải lương Tuồng Tầu, hát Quảng hoặc diễn kịch triều Quảng. Những ban Tuồng, ban hát Triều Quảng ở Phú Nhuận được người Hoa bao bọc, phát triển mạnh. Nhiều vở Tuồng phổ biến: Triệu Tử Long đoạt ấu chúa, Giang Tả cầu hôn, Tam chiến Lữ Bố, Phàn Lê Hoa, Tiết Giao đoạt ngọc, Phụng Nghi Đình… Các ban hát thường diễn Tuồng Tầu, Tuồng cổ,Tuồng Cải lương.

Tuồng Nam Bộ thời tạm chiếm, diễn tuồng cổ, Tuồng Tầu, đạo cụ lộng lẫy, sân khấu hoành tráng hấp dẫn, chinh phục người xem bằng hình thức sân khấu. Nghệ thuật diễn, ca hay, nghiêng về hình thức trang sức, phục trang, người xem thán phục cái uy nghi lộng lẫy như cuộc sống thực của nhân vật Tuồng cùng ca hay, diễn mầu mè. Sau giải phóng, tác giả bước vào rạp hát Tuồng  xem một số đoàn thấy sợ, cảm giác sợ thật, bị chinh phục bởi sự uy nghiêm trang trọng của các mặt trang trí phục trang.Những vở Tuồng lịch sử, mở màn: dinh thự vua quan cột vàng, nhân vật mặc giáp trụ, ánh lên sắc mầu kim tuyến, yên tĩnh trang nghiêm một thánh đường nghệ thuật. Cái cảm giác này ngoài Bắc tác giả chưa từng biết đến, sau buổi xem cứ ấn tượng mãi không gian sân khấu Tuồng trang trọng, uy nghiêm xa cách mà hiện thực… Sân khấu vùng tạm chiếm một thời như thế, gần đến năm 1975, nhiều ban Tuồng tan vỡ nhưng còn nguyên bản sắc văn hóa nghệ thuật của những người nghệ sỹ tâm huyết yêu Tuồng. Dù sống trong hoàn cảnh xã hội nào, dù biến động bão tố lịch sử, họ giữ nguyên tâm nguyện tình yêu nghệ thuật, văn hóa dân tộc . Tuồng Sài Gòn ngày ấy diễn các loại:

Tuồng Tầu.

Tuồng lịch sử: Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Mỵ ChâuTrọng Thủy…

Tuồng Xuân nữ: Buồn bi luỵ, pha cải lương.

Tuồng thời tạm chiếm, dù diễn Tuồng cổ, ít diễn Tuồng mới, nhưng phản ánh một phần tâm trạng con người trước thời cuộc. Tuồng Sài Gòn phát triển mạnh số ban hát, nghệ sĩ, diễn viên. Nhiều vở Tuồng cổ, hoàn chỉnh nghệ thuật sân khấu, đôi vở gợi nhớ lòng tự hào dân tộc, nêu cao tinh thần yêu nước, hướng công chúng đến cuộc sống mới cao đẹp.

III.Kết luận.

Tuồng thời phong kiến phát triển mạnh trên mọi miền đất nước, chủ yếu Tuồng dân gian, hoạt động các vùng quê, diễn vở cổ, hoặc trích đoạn cổ. Nhiều tỉnh xuất hiện ban Tuồng chuyên nghiệp diễn ở nhà quan, hoặc lưu diễn doanh thu.

Dưới các triều đại phong kiến Việt Nam, có vị vua chăm lo Tuồng từ Kinh Đô Huế đến Bình Định, vào Sài Gòn, xuống đồng bằng Nam Bộ. Tuồng Huế, Đà Nẵng, Bình Định mạnh dưới các triều đại phong kiến, phong kiến thuộc Pháp, ra đời nhiều ban Tuồng, tồn tại bằng doanh thu.

Dưới triều đại phong kiến, Tuồng Bắc ít thấy Nhà Nguyễn, Chúa Trịnh quan tâm, chậm lên chuyên nghiệp, chủ yếu Tuồng dân gian. Quan lại, nho sỹ phía Bắc chú ý phát triển Ca trù, Chèo, Tuồng ít người biên soạn. Trước thời thuộc Pháp chỉ một số ban Tuồng chuyên nghiệp diễn ở nhà quan, đến Pháp chiếm thêm nhiều ban hát, các nho sỹ soạn Tuồng.

Tuồng dưới chính quyền cách mạng, kháng chiến nhiều ban hát diễn ở làng quê. Sau năm 1951, Tuồng các miền phát triển mạnh. Đặc biệt Tuồng Miền Trung, Sài Gòn – Gia Định, dưới chính thể Pháp nhiều ban hát, nghệ sĩ nổi tiếng, hoạt động chuyên nghiệp cao. Hoà bình năm 1954, Tuồng trên ba miền đất nước, các chính thể nhìn nhận đúng giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc. Tuồng Bắc tính chuyên nghiệp cao, nghệ thuật ca diễn, biên kịch, nhiều vở Tuồng mới phản ánh hiện thực xã hội. Tuồng Miền Trung, Nam Bộ tồn tại bằng doanh thu, do dân nuôi dưỡng. Dưới thời tạm chiếm, các đô thị Miền Nam tồn tại nền nghệ thuật thị trường: Sân khấu-Ca-Múa-Nhạc…là sản phẩm hàng hóa trao đổi. Đây là tiền đề, các nghệ sỹ, bầu show tiếp cận nền nghệ thuật hôm nay.

Tuồng sau mấy năm cướp chính quyền, bị coi là sản phẩm văn hoá phong kiến lạc hậu, độc hại, qua sửa sai, các chính thể coi trọng hơn. Dưới chính quyền Nhà nước Việt Nam Dân chỉ cộng hoà, Tuồng là nghệ thuật, văn hoá dân tộc, nuôi dưỡng trong đời sống mới, phong phú nhiều hình thức trình diễn hiện đại.

 

 

                                                            Tiết mục Nhát Tuồng Việt Nam.

 

 

                                                               CHƯƠNG III

 

                               Nghệ thuật Tuồng qua Hội diễn

                        I.Tuồng 1975 – 2011.

Trên 30 năm hoạt động Tuồng nhiều thành tựu, biến đổi nghệ thuật, biên chế tổ chức các đoàn, nhà hát tồn tại trong cơ chế mới. Mùa xuân 75, niềm vui trào dâng nụ cười nước mắt, bâng khuâng nửa đời còn lại, nửa kia lặng lẽ ra đi.

Sài Gòn hậu chiến như mới bắt đầu, nhiều ban Tuồng tan rã, chỉ còn một số đoàn Tuồng : Minh Tơ ( Sài Gòn), Phước Thành diễn ở Phú Nhuận. Hai mươi rạp hát thường xuyên diễn Cải Lương, lực lượng chia hai : Các đoàn Nhà nước, tư nhân bừng bừng khí thế liên hoan biểu diễn chào mừng giải phóng. Sau mấy năm các đoàn tư nhân tan rã xuống nưc thấp nhất, những đoàn nghệ thuật Nhà nước lớn mạnh chuẩn bị Hội diễn. Sân khấu cả nước tưng bừng khí thế biểu diễn nghệ thuật ngợi ca đất nước thống nhất, độc lập dân tộc. Các đoàn, nhà hát tham dự Hội diễn, Nhà nước đầu tư kinh phí cao.Tuồng ,sân khấu dân tộc quan tâm động viên khích lệ dựng vở hoành tráng. Nghệ sỹ, diễn viên phấn khởi vào Hội diễn, là cuộc hội ngộ đại gia đình nghệ sỹ xum họp một nhà.

Trong ngoài, trước sau Hội diễn hào khí phấn khởi vui tươi, tranh tài trong không khí đầm ấm thân thiết. Khác biệt những Hội diễn sau, Trưởng đoàn lo phong bì Giám khảo, có thành viên Giám khảo đòi ở riêng dễ nhận phong bì, ít trả lại coi bị  xúc phạm. Ngược lại có Giám khảo vì quá công tâm, tại Hội diễn ở Cần Thơ, bị đàn em đến cho ăn đòn , may mà ông thoát nạn. Hội diễn năm 2000, dọa ném trứng thối vào cả Ban giám khảo…Hư hỏng từ hai phía, đánh mất vẻ đẹp văn hóa, tự  nhiên của Hội diễn đầy không khí nghệ thuật. Bản thể nghệ thuật tình cảm thẩm mỹ, cao đẹp.

1.Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp 1980.

Hội diên Sân khấu chuyên nghiệp 1980, mở đầu cuộc hội ngộ nghệ thuật Nam Bắc một nhà, là dịp gặp gỡ các thế hệ nghệ sỹ, diễn viên trao đổi, học tập lẫn nhau. Hội diễn mang đến niềm phấn khởi hồn nhiên, cởi mở, chân tình. Biết rằng sau giải phóng, các loại hình nghệ thuật Nam Bắc đã lưu diễn qua lại quá hiểu nhau, mỗi phía đã nhận ra những ưu điểm hạn chế, sở trường tài năng. Nhưng đó là sàn diễn ngoài sân bãi, còn đến  Hội diễn là cuộc tranh tài chính thức, toàn diện nghệ thuật mỗi đoàn, các vùng miền trên cả nước. Các đoàn đem hết khả năng hiện tại, để khẳng định phẩm giá nghệ thuật chính mình, khác biệt những ngày lưu diễn doanh thu,vì thị hiếu công chúng.

Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp 1980, chia thành 4 đợt, gồm 38 đoàn tham diễn 38 vở: 4 vở Tuồng, 7 vở Chèo, 18 vở Cải Lương, 1 vở dân ca, 8 vở kịch nói :

Đợt 1 tại Hà Nội : từ ngày 25 đến ngày 31 tháng 1 năm 1980, 11 đoàn tranh tài. Tuồng diễn vở : Quang Trung đại phá quân Thanh – Trúc Đường, Nhà hát Tuồng Nghĩa Bình. Nhà hát Tuồng TW : vở Suối đất hoa – Thuỳ Linh, Hoàng Đức Anh. Đoàn Nghệ thuật Hát bội Thành phố Hồ Chí Minh vở : Sát Thát. Đoàn Hát bội Hàm Luông vở : Lý Thường Kiệt, tác giả Ngô Mạn, Cát Vượng, Như cơ. Hai đoàn đoạt giải C : Nhà hát Tuồng TW, Nhà hát Tuồng Nghĩa Bình. Các đoàn Tuồng khác không đoạt giải. Nội dung những vở trong Hội diễn thể hiện chất anh hùng ca chiến thắng, chiến đấu vì độc lập dân tộc. Nghệ thuật diễn chân thực, bình bị , khắc họa thành công người anh hùng dân tộc : Lý Thường Kiệt, Quang Trung. Sau hội diễn tạo không khí sân khấu mới, các đoàn đi diễn phục vụ nhiều tỉnh thành, nông thôn, huyện lỵ vùng cao trên mọi miền đất nước. Những đoàn Tuồng Nam diễn tại các rạp ở địa phương bán vé doanh thu. Tuồng Bắc diễn phục vụ, không bán vé doanh thu.

Hội diễn 1980, để lại ấn tượng nghệ thuật sân khấu tuyên truyền chính trị, ít tác phẩm phản ánh  hiện thực nóng xã hội mới. Những mảng tối tiêu cực con người, xã hội, quản lý đất nước, nạn tham nhũng, đất đai…Sân khấu chưa nói thẳng nói thật, nặng ngợi ca một chiều. Tuồng phục cổ, hướng vào lịch sử ngợi ca, hoặc thông qua những sự kiện lịch sử cạnh khóe hiện tại. Một cách phản ánh xưa cũ, giai đoạn  thời công chúng ăn“Mỳ không người lái,”Tuồng chưa theo kịp nhận thức bước chuyển xã hội mới.

                        2.Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp năm 1985.

Chuẩn bị chuyển giai đoạn lịch sử, số đoàn nghệ thuật tham diễn tăng cao, nhằm thể hiện phương thức nghệ thuật, nội dung phản ánh hiện thực xã hội đương đại những mảng mầu đen tối. Nghệ thuật biểu cảm cái tôi dân chủ. Từ mấy năm trước hoạt động kinh tế bung ra những cách làm việc, quản lý mới,(vượt rào), sân khấu chuyển dần từ ngợi ca sang bộc lộ khuynh hướng nghệ thuật, phản ánh hiện thực thân phận con người, thời cuộc.

Hội diễn gồm 59 đoàn tham dự, 14 vở Kịch nói, 8 Chèo, 30 đoàn Cải Lương, 8 vở dân ca. Hội diễn kéo dài V đợt, 60 vở tham diễn, 59 vở dự thi.

Hội diễn đợt I, tại Thành phố Thanh Hóa từ ngày 16 đến 23 tháng 2 năm 1985 gồm 10 đoàn tham diễn.

Đợt II, tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 18 đến ngày 26 tháng 5, gồm 12 đoàn tham diễn.

Hội diễn đợt III, tổ chức tại Quy Nhơn, từ ngày 6 đến 14 tháng 7, gồm 13 đoàn tham dự.

Đợt IV, tại Thành phố Vinh, Nghệ An, ngày 26 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11 năm 1985 . Hội diễn đợt IV, gồm 11 đoàn tham gia. Vở: Lời chưa kịp nói – Hồng Phi, diễn chào mừng đại biểu mở màn các đêm hội.

Đợt V, kết thúc Hội diễn năm 1985, tổ chức tại Thành phố Cần Thơ, 14 đoàn tham diễn từ ngày 14 đến ngày 21 tháng 12.

Qua V đợt Hội diễn sân khấu trước đổi mới 1986, nhiều đoàn sân khấu chuyên nghiệp ra đời.

Tuồng từ hai Đoàn Liên khu V, đến năm 1959 thêm Đoàn Tuồng Bắc TW, tiếp theo Đoàn Tuồng Thanh Hoá ra đời. Vào năm 1978, Đoàn Tuồng Hàm Luông. Đoàn Tuồng Hát bội Thành phố Hồ Chí Minh Năm 1980. Ngay lúc ấy có 7 đoàn Tuồng, đến năm 1985 tổng số 14 đoàn. Tuồng phát triển mạnh trên mọi miền đất nước.

Qua hội diễn chuyện nghiệp năm 1985, Tuồng đoạt nhiều Huy chương vàng là sự đổi mới của Hội diễn. Những vở tham diễn không chấm giải A – B – C, Ban giám khảo trao giải Huy chương Vàng, Bạc, không có Huy chương Đồng, hoặc còn gọi là giải III. Ban giám khảo chỉ trao ba loại giải cho hội diễn bằng Huy chương vàng, Huy chương Bạc và giải Đặc biệt.

Những vở Tuồng và tập thể nhà hát đoạt Huy chương vàng các vở : Lời thề trinh nữ – Đoàn Tuồng Thanh Hoá. Người con gái Kinh Bắc- Đoàn Tuồng Hà Bắc. Sao khuê trời Việt- Nhà hát Tuồng Nghĩa Bình. Hoàng Hôn đen- Nhá hát Tuồng Việt Nam…

Đây là Hội diễn chuyên nghiệp cuối cùng thời kỳ bao cấp. Ban Tổ chức cổ vũ các đoàn bằng mưa giải thưởng : 28 Huy chương vàng, 29 Huy chương bạc,tặng các đoàn, còn lại hai tiết mục đoạt giải đặc biệt: Pháo hiệu màu xanh- Đoàn Cải lương An Giang. Vòng oan nghiệt. Đoàn Ca kịch Huế. Hội diễn để lại ấn tượng, nhiều vở diễn phản ánh các mặt đời sống xã hội, công chúng đang quan tâm như vở : Người đi trước, Người trong cõi nhớ, Đỉnh cao mơ ước, Lịch sử và nhân chứng, Nhân danh công lý….Nhiều vở diễn phản ánh hiện thực nóng, công chúng hâm mộ.

Tuồng chưa đổi mới, nhiều vở đề tài lịch sử, một vở chống Tầu…

Sang thời kỳ đổi mới 1986, bước ngoặt lịch sử chuyển động, kinh tế xã hội, tư duy chính trị lấy con người làm động lực phát triển xã hội. Phút loé sáng, cởi mở kinh tế, chính trị, xã hội, nghệ thuật trở lại đích thực phản ánh những mảng mầu xã hội, xung đột gay gắt, công chúng hưởng ứng. Kinh tế, nghệ thuật đi trước chủ chương đổi mới 1986, nhiều đoàn Tuồng ra đời cùng các câu lạc bộ sân khấu tư nhân lớn mạnh, đủ lực tham dự Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp. Những đoàn, câu lạc bộ hoạt động mạnh: Câu lạc bộ Cải lương Hoàn Kiếm, Đoàn Cải lương Hai Bà Trưng, Đoàn Cải lương Bông Huệ, Đoàn Tuồng Huỳnh Long, Đoàn Cải lương Tuồng cổ Minh Tơ… Khu vực Miền Trung từ Huế đến Bình định trên 50 đoàn Tuông tư nhân hoạt động mạnh, là giai đoạn rực rỡ nhất sân khấu, nghệ thuật Tuồng cổ.

Sau đổi mới 1986, kết thúc sân khấu ngợi ca, mở ra giai đoạn hoàng kim sân khấu vì công chúng.Tuồng khép lại những vở ngợi ca một chiều, hoặc cạnh khóe xưa cũ. Tuồng và sân khấu đứng trước nền kinh tế hàng hóa, mỗi đoàn tìm lại công chúng doanh thu, tồn tại trước nhiều biến động xã hội, tổ chức quản lý. Nhiều đoàn Tuồng tư nhân luôn biến động tan hợp, phát triển, suy giảm, khi rực rỡ, lúc khủng hoảng công chúng.

                        3.Hội diễn  sân khấu chuyên  nghiệp toàn quốc1990.

Hội diễn 1990, sân khấu phản ánh  mạnh mẽ hiện thực xã hội mới, từ năm 1986 Tuồng cách tân, dựng vở đề tài đương đại, lịch sử. Tuồng đậm đặc vở diễn đề tài lịch sử, truyền thống cách mạng, mô tả nhiều sự kiện nhân vật anh hùng dân tộc thành công.

Chuyển giai đoạn đất nước đổi mới,Tuồng diễn đề tài cuộc sống con người đương đại. Dù còn nhiều lúng túng nghệ thuật biểu diễn, nhưng nhiều vở tìm ngôn  ngữ  diễn hiện đại:

Bông hồng núi Nưa, tác giả Hoài Linh, Đinh Bàng Phi, Huy chương vàng- Đoàn Nghệ thuật Hát bội Thành phố Hồ Chí Minh. Lý Phụng Đình,  vở cổ- Huy chương vàng. Chu Văn An- tác giả Xuân Yến, Huy chương vàng – Nhà hát Tuồng Việt Nam. Nhà hát Tuồng Huế, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Nhà hát Tuồng Đào Tấn…

Hội diễn tiếp tục mưa Huy chương vàng, bạc, trên  sân khấu. Hội diễn, hội tụ 3.000 diễn viên, tham dự 64 đoàn. Chỉ tính riêng Hội diễn một đợt- đợt V, Ban giám khảo tặng 72 Huy chương vàng các đoàn Cải lương, Kịch dân ca. Tặng 57 Huy chương bạc, 129 Huy chương vàng tới  diễn viên gồm trên 1.000 người thi tài.

Hội diễn tiếp tục nhiều vở diễn phản ánh các mặt hiện thực xã hội, đặc biệt kịch nói các vở : Nghĩ về mình, Quyền được hạnh phúc,… Qua Hội diễn, sân khấu đặt ra nội dung phản ánh nghệ thuật, hiện thực xã hội và công chúng. Tuồng theo hướng phục cổ, một số vở đề tài con người cuộc sống mới. Cải lương, Kịch nói phản ánh hiện thực mới số phận con người, thời cuộc, khẳng định khuynh hướng nghệ thuật và giả trí. Đây là nội dung quan niệm nghệ thuật từng bước xuất hiện sau đổi mới, dần bỏ văn nghệ nhồi nhét, thuyết lý giáo điều, tuyên truyền chính trị vụng về, áp đặt khô cứng.

                        4.Hội diễn  Sân khấu chuyên  nghiệp1995.

Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995, kết thúc một giai đoạn huy hoàng sân khấu, dù trước đó đã có một số đoàn tan rã, công chúng thưa vắng nhưng số diễn viên, các đoàn tham dự còn nhiều. Hội diễn tổ chức IV đợt tại các Thành phố Thái Nguyên, Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, ban đầu công chúng hưởng ứng, sau xuất hiện nhiều vở diễn đồng nghiệp ít đến, công chúng vài chục người.

Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995, có 83 vở diễn, đoạt 28 Huy chương vàng, giải đặc biệt 5 vở, Huy chương bạc 36 vở, tặng huy chương vàng 237 diễn viên, huy chương bạc 278 người. Huy chương đồng 135 trao tặng diễn viên, cùng một số giải cho các tác giả, đạo diễn, hoạ sĩ, nhạc sỹ.

Tuồng mang đến hội diễn các vở : Lý Chiêu Hoàng, tác giả Lê Duy Hạnh, Nhà hát Tuồng Việt Nam, đoạt giai Huy chương vàng. Đoàn Nghệ thuật Hát bội Thành phố Hồ Chí Minh : Chất Ngọc không tan, Trương Huyền, chuyển thể Đinh Bàng Phi- Huy chương Bạc. Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh vở : Lịch sử hãy phán xét – Xuân Yến- Huy chương vàng. Đoàn Tuồng Minh Tơ vở : Cho đời soi gương- huy chương bạc. Đoàn Tuồng Thanh Hoá vở : Nữ biệt động quân vương – Hà Đình Cẩn- Huy chương bạc.

Nghệ thuật Tuồng đến hội diễn 1995, nhiều vở dàn dựng chuyên nghiệp hơn, tiến bộ về nghệ thuật diễn nội tâm, xung đột hành động cao. Những vở đề tài mới nghệ thuật biên kịch đang kịch nói hoá, nghệ thuật diễn gần với hành động kịch, trang phục bình dân.

Nghệ thuật Tuồng từ năm 1975 đến 1995, một chặng đường  20 năm chuyên nghiệp hoá, chuyển hướng tiếp cận công chúng mới bằng hai loại vở diễn :

Tuồng cổ.

Tuồng đề tài con người, cuộc sống mới.

Tuồng Miền Trung nơi khởi xướng, phát triển nghệ thuật Tuồng diễn về con người, cuộc sống mới đến đây trở lại phục cổ. Các đoàn Tuồng Miền Trung: Đoàn Tuồng Huế, ĐoànTuồng Đào Tấn, Đoàn Nguyễn Hiển Dĩnh, diễn Tuồng cổ bài bản, ca diễn  sâu sắc, bi hùng, bạo liệt, mượt mà, óng chuốt. Nhiều vở Tuồng cổ tham dự hội diễn, phục vụ công chúng hào hứng đón nhận. Nghệ thuật Tuồng từng bước xã hội hoá, tiếp thị sân khấu. Tuồng sau đổi mới suy giảm công chúng, suy giảm số đoàn, diễn viên giảm đến mức tối thiểu.

Đoàn Tuồng Khánh Hoà sau giải phóng gọi là Đoàn Tuồng Phú Khánh 70 diễn viên, 15 nhạc công, 25 cán bộ hành chính, sau này giảm thiểu chỉ còn là đội Tuồng. Đoàn Tuồng Huế thành lập năm 1826, sau giải phóng còn 43 diễn viên Tuồng, 12 nhạc công. Sang giai đoạn đổi mới, tăng lên 120 diễn viên nhạc công, đến năm 1995 còn 64 diễn viên trong Đoàn Ca múa nhạc Cung đình và Tuồng Huế.

Tuồng cả nước suy giảm toàn diện, các đoàn nhà hát tìm hướng mới : Đổi mới nghệ thuật Tuồng, đổi phương thức hoạt động tồn tại trong cơ chế thị trường. Tuồng chao đảo công chúng hướng tiếp cận thị trường, nhiếu đoàn gặp khó khăn dựng vở mới, diễn doanh thu. Tuồng lúng túng trước cơ chế kinh tế hàng hóa, biến động tổ chức, phương thức hoạt động.

                        5. Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2000.

Kết thúc thế kỷ XX, sân khấu nhiều biến đổi, khủng hoảng doanh thu, kịch bản, hướng tiếp cận công chúng, tồn tại lộ trình xã hội hoá nghệ thuật. Nhiều đoàn Cải lương danh tiếng tan rã, đổ vỡ hàng loạt nhà hát, đoàn tư nhân, Tuồng tư nhân, Tuồng biên chế Nhà nước như qua cuộc thanh lọc sàn diễn. Tuồng chỉ tồn tại những đoàn thuộc Nhà nước quản lý giầu truyền thống nghệ thuật,vững mạnh, năng động tiếp cận công chúng, biên chế gọn nhẹ.

Hội diễn năm 2000, khẳng định những đoàn Tuồng đứng vững trong cơ chế nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nghệ thuật Tuồng được Nhà nước bao bọc toàn phần, nhưng một số tỉnh có đoàn Tuồng bị xoá số, ít công chúng, hoặc người quản lý thấy không cần thiết tồn tại. Trước sự suy thoái của sân khấu nghiêm trọng, Hội diễn kết thúc thế kỷ còn khá rầm rộ, gần 600 nghệ sĩ tham diễn, 44 vở : Kịch nói, Cải lưong, Tuồng, Chèo, Kịch dân ca. Tuồng còn 7 đoàn tham diễn, đoạt giải vàng, bạc, đồng.

Nhà hát Tuồng Việt Nam vở Hồ Quý Ly – Xuân Yến ( huy chương vàng). Nhà hát Tuồng Đào Tấn vở Trời Nam – Lê Duy Hạnh ( Huy chương vàng ). Đoàn Tuồng Thanh Hoá vở : Hùng khí sông Lương – Văn Sử ( Huy chương Bạc ). Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội – Thành phố Hồ Chí Minh vở : Tiếng hát Huyền Cơ – Đinh Bàng Phi ( Huy chương Đồng ). Đoàn Tuồng Huế vở : Nguyễn Huệ ( Huy chương Đồng)…

Hội diễn tặng nhiều Huy chương vàng, bạc cho các đoàn, nghệ sĩ biểu diễn, muốn xốc lại hào khí sân khấu bước sang thế kỷ mới.Sân khấu cả nước tiếp tục trên đà khủng hoảng, mất phương hướng phản ánh hiện thực xã hội, tồn tại trong cơ chế mới. Tuồng lặp lại đề tài lịch sử, một lối mòn “đào bới, gieo trồng, gối vụ” quá nhiều, cạn kiệt cái mới, lỗi từ nhiều phía, nhưng tầm nhìn thuộc về người cầm bút. Kết thúc Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, kết thúc những năm cuối thế kỷ XX, phản ánh sân khấu bế tắc, mất công chúng, nhiều đoàn sân khấu giải thể, tan rã. Tuồng chịu chung số phận.

Những năm kết thúc thế kỷ XX, nhiều biến động biểu diễn, doanh thu, tổ chức biên chế các đoàn, nhà hát Tuồng. Sau đổi mới năm 1986, cả nước còn 9 đoàn Tuồng do Nhà nước quản lý bao gồm : Nhà hát Tuồng Việt Nam, Đoàn Nghệ thuật Hát bội Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn Tuồng Thanh Hoá, Đoàn Tuồng Đà Nẵng, Đoàn Tuồng Nghĩa Bình,  Đoàn Tuồng Khánh Hoà, Đoàn Tuồng Đào Tấn, Đoàn Tuồng Hàm Luông, Đoàn Tuồng Huế.

Phong trào Tuồng quần chúng còn khá mạnh, mỗi tỉnh có từ 2 đến 4 đoàn Tuồng tư nhân. Các tỉnh phía Bắc khoảng 28 đoàn, hoặc thường gọi là đội Tuồng, biên chế từ 12 – 15 đến 20 người. Hà Nội  ba đội : Đông Anh, Xuân Nội, Liên Hà. Hà Bắc 4 đội, Hải Dương 3 đội, Nam Định 3 đội, Hà Tây 4 đội. Thanh Hoá 6 đội, Vinh 2 đội…Gần đến năm 2000, Miền Bắc còn 12 đội ở các tỉnh : Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hoá, Nam Định, Hải Dương, Hà Tây.

Tuồng Miền Trung: Huế 6 đội, Đà Nẵng 8 đội, Nha Trang Phú Khánh 6 đội, Bình Định 16 đội. Tuồng miền trung sau đổi mới gần 40 đội, có đội 30 hoặc trên 30 người*. Vào những năm kết thúc thế kỷ, Tuồng quần chúng chỉ phát triển mạnh ở Bình Định, khoảng 10 đoàn, các tỉnh khác mỗi tỉnh còn 2 đến 3 đoàn. Sau những biến đổi nền kinh tế hàng hòa, nghệ thuật, công chúng, phong trào Tuồng quần chúng tan rã từng mảng không đủ doanh thu.Tuồng Nhà nước chuyên nghiệp hoá, doanh thu theo hợp đồng, bán vé suy giảm, dẫn đến thất thu, không thể sáng đèn tại rạp.*(Con số thống kê, tác giả quay cóp nguồn internet.)

Những năm sau đổi mới, riêng Bình Định, Tuồng nghiệp dư đôi lúc lấn át Tuồng Nhà hát trên sân bãi doanh thu. Nghệ thuật Tuồng chuyên nghiệp cả nước, xã hội hoá tiếp cận công chúng dưới nhiều hình thức đổi mới nghệ thuật, phương thức hoạt động tiếp thị diễn doanh thu.

Phía Bắc còn hai đoàn Tuồng : Nhà hát Tuồng Việt Nam, Đoàn Tuồng Thanh Hoá, diễn doanh thu theo hợp đồng, bán vé thất thu. Nhà hát Tuồng Việt Nam thường diễn về nông thôn theo hợp đồng, đôi khi bán

vé doanh thu vào dịp lễ hội cùng sự hỗ trợ địa  phương.

Tuồng cả nước gặp khó khăn, công chúng và doanh thu. Các nhà hát tìm nhiều hướng dựng vở: cách tân, pha tộn các loại hình nghệ thuật. Tuồng diễn cùng Kịch mặt nạ Pháp, dựng các tác phẩm nước ngoài, bảo cổ, phục cổ, mong lấy lại công chúng.

II. Tuồng những năm đầu thế kỷ XXI – từ 2000 đến 2011.

                        0.Tình hình sân khấu cả nước

Bước sang thế kỷ mới, sân khấu khủng hoảng, công chúng trong thế ổn định, các đoàn nhà hát luôn vùng vẫy, tìm hướng tiếp cận khán giả bằng những vở diễn và hình thức sân khấu mới. Trước những chao đảo biến động kinh tế, chính trị, xã hội, nghệ thuật trên toàn cầu, chỉ một rung động nhỏ ở đâu đó gây ảnh hưởng lên bề mặt thế giới phẳng.

Sân khấu xuất hiện nhiều xu hướng mới, các đoàn tư nhân phát triển trở lại ngày một gia tăng ở Miền Trung và Nam Bộ. Nhiều xu hướng mới sân khấu hôm nay thì vào những năm đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện đủ loại mà hôm nay hiện có nhưng cấp độ khác nhau. Xu hướng mới sân khấu hôm nay sôi động ở phía Nam, tiếp cận công chúng :

1.Xuất hiện nhiều Câu lạc bộ, Đoàn sân khấu tư nhân nhỏ, lớn diễn một thể loại đến đa thể, loại hình nghệ thuật.

2.Nhiều hình thức sân khấu, nội dung vở diễn chính kịch, hài kịch, sân khấu du lịch, học đường, pha trộn phong cách, thể loại nghệ thuật.

3.Tự đào tạo diễn viên- tạo phong cách mới từng đoàn, hoặc nhà hát, câu lạc bộ sân khấu,cá nhân, nhóm nghệ sỹ.

Đây là những biến động nhậy cảm các đoàn, nghệ sĩ, diễn viên, có phần bắt nhịp sân khấu thế giới. Sân khấu phía Bắc còn đóng băng, còn những trăn trở vận động như thay đổi hình thức biểu diễn, phương thức tiếp cận công chúng, hoạt động doanh thu. Cơ bản không thay đổi bao nhiêu, bởi ít đoàn hát tư nhân : Hải Phòng, một đoàn Kịch, Hà Nội còn 02 đoàn tư nhân, chân trong chân ngoài, nửa tự lực, nửa dựa vào nhà nước. Hình thức sân khấu mỗi nhà hát cố tạo phong cách còn chưa đậm, ít nơi sáng đèn doanh thu. Các đoàn nhà hát, chủ yếu diễn điền dã theo hợp đồng. Phương thức này, từ sau đổi mới đến nay đang hiệu quả, không thất thu. Nghệ thuật, hình thức sân khấu hoành tráng trở lại truyền thống, diễn tích cũ, hài hước, dân giã, đời thường. Nhiều nhà hát tập chung dựng vở cũ trong nước và thế giới, “gọi là phục hồi truyền thống”, muốn hướng dẫn thẩm mỹ sân khấu, nhưng công chúng thờ ơ. Cần bán vé doanh thu, hay diễn hợp đồng, chương trình thường diễn bài lẻ, trích đoạn, tạp kỹ hoặc các vở:

Hài kịch.

Những vở dân dã, cuộc sống đời thường.

Phía Bắc nổi lên một vài nhóm sân khấu :

Lan Hương kịch hình thể, xu hướng tiền phong về hình thức biểu diễn, cấu trúc tác phẩm, nội dung đề tài mang yếu tối triết học, tâm linh, giả tưởng có tính hội nhập nghệ thuật thế kỷ. Đôi lúc lạm dụng thử nghiệm, sa đà chưa cấu trúc đúng kịch hình thể…

Nhóm Chí Trung, tiếp cận lớp trẻ qua tác phẩm tự sáng tác, hình thức biểu diễn khá ấn tượng, gần giống sân khấu TPHCM, sân khấu thị trường.

Những môn múa rối, xiếc khả quan doanh thu điền dã, sáng đèn tại chỗ. Tuồng, Chèo, Cải Lương thường diễn theo hợp đồng và bán vé doanh thu tại Hà Nội chỉ là tượng trưng, công chúng sụt giảm nghiêm trọng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính ngày 17 – 9  – 2008 trên toàn cầu, là sự sụp đổ phi vật chất làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế tư bản công nghệ. Mọi hoạt động sản xuất, văn hoá nghệ thuật sụt giảm, theo nhà sân khấu Alecxander Stillmark ( Đức) : nghệ thuật SOS. Những tác động tiêu cực cuộc suy thoái kinh tế còn tiếp tục tác động vào mỗi nước, khi chưa tạo lực cân bằng giữa các học thuyết kinh tế. Nhiều ảnh hưởng tiêu cực ở nước ta những năm đầu thế kỷ, sân khấu là bức tranh ảm đạm, nhưng các đoàn, nhà hát : Tuồng Chèo, Cải Lương, Kịch nói… luôn vươn dậy trước thách thức mới. Các đơn vị nghệ thuật chuyển mình năng đông, nhạy cảm, tìm hình thức biểu diễn mới níu kéo công chúng doanh thu. Quá trình phát triển tồn tại các chuyên ngành sân khấu diễn nhiều loại chương trình:Kịch chùm, kịch một người diễn…Sân khấu Tuồng diễn trích đoạn, vở ngắn 45, 50 phút,Tuồng với lễ hội, du lịch.Cuối thập niên thế kỷ mới, xuất hiện các xu hướng sân khấu hội nhập toàn cầu :

Sân khấu Doanh thu.(Sân khấu Thị trường)

Sâu khấu Giải trí.

Sân khấu Đại chúng ( Sân khấu Đường phố), Kịch Hình thể.

Sân khấu những năm đầu thế kỷ, sau nhiều biến động khủng hoảng, hiện rõ xu hướng tồn tại thân thiện môi trường xã hội mới. Mỗi đoàn, nhà hát từng bước ổn định hình thức hoạt động, tồn tại trong cơ chế nghệ thuật thị trường.Những năm đầu thế kỷ, Tuồng mất công chúng, cả nước còn 07 đoàn : Nhà hátTuồng Việt Nam, Đoàn Tuồng Thanh Hoá, Đoàn Tuồng Huế, Đoàn Tuồng Phú Khánh nằm trong Nhà hát Truyền thống Nghệ thuật Phú Khánh, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Nhà hát Tuồng Đào Tấn, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội Thành phố Hồ Chí Minh.

Những đoàn Tuồng, nhà hát tinh giảm con số, tổ chức bộ máy, hoạt động biểu diễn doanh thu thích nghi cấu trúc kinh tế, con người xã hội mới. Tuồng biến đổi tổ chức hoạt động tồn tại, diễn nhiều loại Tuồng, nhiều chương trình vì doanh thu. Tuồng từng bước tìm đường xã hội hóa, thực ra là tự thân vận động tồn tại trong xu thế hội nhập toàn cầu từ nền kinh tế hang hóa điều chỉnh hành vi ứng sử con người, nghệ thuật.

                        1. Hội Diễn Sân khấu chuyên nghiệp năm 2005.

Sân khấu tiếp tục khủng hoảng công chúng, nhưng Hội diễn Sân khấu toàn quốc còn đầy khí thế. Do nhiều năm bỏ trốn hiện thực xã hội mới, hay tác giả chưa theo kịp bước phát triển kinh tế, lớp người mới, hoặc kiểm duyệt xiết chặt, sân khấu mê mải đi vaò đề tài cũ: dã sử, huyền thoại. Hội diễn 2005, yêu cầu tham gia vở diễn đề tài con người cuộc sống mới, một số vở đề tài lịch sử, phản ánh hình tượng người anh hùng dân tộc.

Các đoàn nhà hát tham diễn đa phần vở đề tài mới. Cải lương khai mạc ngày 12 – 24 – 4-2005, tại Thành phố HCM, vở mở màn Cung đàn nào cho em – Nhóm Cải lương xã hội hóa Thắp sáng niềm tin. Tham gia Hội diễn 23 đoàn Cải lương, 19 vở đề tài con người cuộc sống mới. Hội diễn 2005, tặng nhiều Huy chương vở diễn, diễn viên.

Hội diễn Kịch nói mở màn cuối năm 2004( từ ngày 14 đến 21-10). Kịch nói 27 đoàn gửi thông báo tham dự, chỉ có 15 đoàn đăng ký tranh tài Hội diễn. Những đoàn tham diễn 15 vở đề tài mới: Đoàn Kịch Hà Tây vở Chàng kỵ sỹ Điện Biên, Nhà hát Kịch quân đội vở Thông điệp từ Điện Biên, Đoàn Kịch Hà Nội vở Cát bụi…Hội diễn Kịch nói không hào khí mấy, dù có 600 người tranh tài, nhiều vở diễn mới,nhưng ngay trên đất Hải Phòng đã mờ nhạt trước công chúng ấn tượng, tiềm năng Kịch nói.

Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp Kịch Dân ca, Tuồng từ ngày 23-5 đến ngày 30-5-2005, tại Thành phố Vinh- Nghệ An. Tham gia tranh tài 13 đoàn, diễn 13 vở, hướng chính đề tài mới, một số nội dung lịch sử. Dù gặp khó khăn nhiều mặt, những đoàn Kịch Dân ca, Tuồng tham gia đầy đủ với 700 người tranh tài.

Nhà hát Tuồng Việt nam, vở Rừng thức, tác giả Hà Đình Cẩn- đạo diễn NSND Ngọc Phương. Là vở Tuồng, nội dung phẩn ánh hiện thực mới nói về công   cuộc  nuôi dưỡng, bảo vệ rừng đầu nguồn đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Nhà hát Tuồng Đào Tấn, vở  Cội nguồn, tác giả Lê duy Hạnh, đạo diễn Hoàng Ngọc Đình. Nội dung phản ánh vụ thảm sát đồng bào Miền Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng. Nhà hát Nghệ thuật Hát bội Thành phố HCM, vở Lửa thiêng. Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, vở  Lý Công Uẩn. Đoàn Tuồng Thanh Hóa, vở Vương triều về cuối. Đoàn Tuồng Khánh Hòa, vở Trịnh Phong. Đoàn Tuồng Huế, vở Tướng quân Bùi Viện.

Đoàn Ca kịch Bài chòi Bình Định, vở Biển và tôi. Đoàn Ca múa kịch Hà Tĩnh, vở Nước mắt người mẹ trẻ. Đoàn Dân ca Kịch Khánh Hòa, vở Ngọn lửa lương chi. Nhà hát Kịch dân ca Nghệ An, vở Soi vào quá khứ. Đoàn Kịch dân ca Huế, vở Hoa của đất. Đoàn Dân ca Kịch Quảng Nam, vở Một thời đất lửa.

Hội diễn để lại ấn tượng nghệ thuất Tuồng với đề tài chiến tranh, cuộc sống mới, Tuồng đề tài cuộc sống đương đại không hoàn toàn mới lạ, nhưng mỗi giai đoạn phát triển Tuồng vào cuộc sống mới theo nhịp thở công chúng cùng quan niệm nhà biên kịch, đạo diễn bắt nhịp nghệ thuật đương đại. Nghệ thuật Tuồng đề tài con người mới, khởi sự từ đoàn Tuồng kháng chiến Liên khu V, vở Anh Lan, chị Lan,  Kho thóc, kho vũ khí, là thử nghiệm đầu tiên. Hòa bình năm 1966, Đoàn Tuồng Bắc TW, dựng Vở Má Tám, đến Hội diễn 2005, một quá trình dài Tuồng diễn đề tài con người mới. Điều đáng tiếc, sau mỗi lần thử nghiệm không tổng kết khoa học, mở hướng: biên kịch, hành động diễn, phục trang, trang trí sân khấu theo phương thức nào? Mỗi thử nghiệm thành công, hay công chúng quay lưng chẳng quan tâm. Miễn báo chí khen, lãnh đạo khen, thế là “thành công rực rỡ”. Sau mấy tháng, hay một, hai năm xếp vào kho, quên mau, không cần biết. Vở Tuồng đề tài mới, tìm mò quan niệm mới cũng “đại thành công”.

Hôm nay, nhìn lại chặng đường cách tân, thấy quá trình phát triển Tuồng lúc lặp lại, khi dậm chân tại chỗ, cách tân, đổi mới thiếu đường hướng chuyên nghiệp. Ngay những vở đề tài con người mới đầu tiên sơ khai Tuồng thời kỳ kháng chiến, không dám bàn đến do thiếu tư liệu. Nhưng từ vở Má Tám, có thể nhìn thấy đôi điều cách tân Tuồng. Vở Tuồng Má Tám, mới dừng ở mức cách tân, bởi kịch bản còn giữ nguyên bài bản Tuồng, chỉ rút gọn trình thức, đẩy nhanh  nhịp điệu Nói lối, Hường, Thán…bị dư luận ngày ấy cho rằng “phá Tuồng”. Có lẽ đây là lý do Nhà hát Tuồng Việt Nam không nhắc đến vở Tuồng cách tân đầu tiên, dù dư luận ngày ấy cho rằng “phá Tuồng”, thực tiễn là bước đột phá cách tân Tuồng thành công. Mở hướng những vở tiếp Nhà hát Tuồng Bắc TW, Đoàn Tuồng Thanh Hóa làm theo nhiều năm sau. Những đoàn, nhà hát Tuồng từ năm 1990 đến năm 2000 , ba miền Bắc-Trung- Nam “thi đua”, cách tân, đổi mới Tuồng. Sân khấu dân tộc, Truyền thống Tuồng Chèo Cải lương, Kịch Dân ca, đổi mới đến mức sai lạc bản thể. Nguyên nhân, trước sự hội nhập nghệ thuật toàn cầu công chúng mang tầm nhìn thoáng, ít quan tâm sân khấu, đúng gu thì xem, không  quay lưng. Mặt khác thiếu hẳn ngọn roi phê bình, nếu khen nhận phong bì dầy, chê cấm cửa! Cấm vĩnh viễn. Sân khấu dân tộc hiện nay bị khán giả quay lưng, bởi Cải lương không phải Cải lương, Tuồng chẳng ra Tuồng, Chèo Kịch Dân ca tương tự. Quá trình cách tân, đổi mới sân khấu dân tộc vào “nhầm nhà”.Tuồng lúc đầu cách tân trình thức, sau can thiệp vào nội dung từng phần, đến đổi mới, là quá trình Kịch nói hóa Tuồng. Quá trình ấy, tiến hành theo các bước:

Bước một, bỏ bớt trình thức nghệ thuật diễn Tuồng, tăng nhịp điệu âm nhạc cùng tiết tấu vở diễn.

Bước hai, bỏ bớt Nói lối, Thán, Hường…chuyển gần sang nói thường – nhiều đối thoại văn   xuôi, ít biền ngẫu, hoặc bỏ hoàn toàn.

Bước ba, kịch bản kịch nói hóa, nghệ thuật diễn- kịch nói hóa.

Bước bốn, sân khấu ước lệ hoặc tả thực gần kịch nói, đánh mất tông mầu Tuồng.

Từng bước cách tân , đổi mới Tuồng, xa rời nguồn cội, xa rời khán giả. Tuồng xa rời lối diễn cổ, nghệ thuật diễn cường điệu vượt ra ngoài Tuồng…Là một trong nhiều nguyên nhân Tuồng mất công chúng.

Hội diễn Tuồng năm 2005, tiếp  tục những vở diễn đổi mới Tuồng đánh mất công chúng. Hầu như thành thói quên bình thường, đương nhiên những vở đầu tư tiền tỷ đổ vào Hội diễn, sau mấy ngày tranh tài, còn gọi vở “cúng cụ”, bỏ vào kho vĩnh viễn, không đau xót, không ai chịu tách nhiệm, vì giải Huy chương vàng, đâu phải tầm thường. Các vở dự Hội diễn: Kịch nói, Tuồng Chèo Cải lương, Kịch Dân ca, sau tranh tài thường là hàng thứ phẩm, hết đát trước công chúng. Hiện tượng này, kéo dài nhiều Hội diễn, liệu hướng chỉ đạo sai, hay công chúng nhầm. Sau Hội diễn, mỗi đoàn, nhà hát diễn doanh thu chương trình khác, thương cấu trúc: diễn trích đoạn Tuồng cổ, ca bài lẻ, vở cổ, Tuồng hài ,tấu hài, ca nhạc nhẹ, ca Tân cổ dao duyên, diễn Tuồng cổ, Tuồng mới vở ngắn 45-50 phút…Tuồng, sân khấu mất công chúng, nguyên nhân nằm ngay sự chủ quan các nhà quản lý, áp đặt vở diễn buộc công chúng theo mình. So sánh sự vênh nhau hai chương trình, Hội diễn với đêm diễn doanh thu hoàn toàn khác biệt.Sự thật sở thích công chúng vênh nhau, còn vênh nhau cả kinh phí dựng vở vì công chúng doanh thu. Một vở Tuồng đầu tư Hội diễn: 300-500-1 tỷ đồng, nhưng chi vào vở doanh thu 30-70 -300 …triệu đồng, thời gian tập vài ngày, một tháng, sân khấu làm sao còn công chúng số đông hào hứng.

Hội diễn 2005, mở đầu thế kỷ XXI, Tuồng đổi mới, mất bản thể, sân khấu mất mầu Tuồng. Tuồng khủng hoảng sâu sắc, mất khán giả, mất sân bãi doanh thu.Tuồng tiếp diễn hai loại đề tài vở cổ, vở mới, đa phần tuồng Miền Trung dựng vở cổ, diễn trích đoạn Tuồng cổ. Tuồng diễn sân bãi doanh thu theo công chúng cả nước diễn Tuồng cổ, trích đoạn cổ.

                        2.Hội diễn Tuồng năm 2010.

Hội diễn sân khấu Tuồng từng bước rời xa bản thể, công chúng doanh thu nhạt nhòa. Hội diễn động viên mọi người đến xem đông tạo không khí,  nhưng không thể ảo vọng. Mỗi Hội diễn càng tạo khoảng cách công chúng, thực tại và thẩm mỹ, sở thích khán giả.

Hội diễn Tuồng, Kịch Dân ca kết thúc ngày 15-1 năm 2010, 13 đoàn tham diễn, 13 vở: Tuồng, Kịch Dân ca. Hai vở đoạt Huy chương vàng: Hồn Việt- Nhà hát Tuồng Đào Tấn, Một cây làm chẳng nên non- Kịch Dân ca- Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản Dân ca Xứ Nghệ. Những vở Tuồng Huy chương bạc: Chí sỹ Trần Cao Vân- Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế, Sóng dậy Lê Triệu- Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Khánh Hòa, Dời đô- Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh.

Hội diễn chọn mảnh đất đắc  nhân tâm -Thành phố Đà Nẵng, đêm nào khán giả đều phải đứng xem, nhiều vở trình diễn hoành tráng, đậm đặc  chất dân ca các vùng miền. Nhiều vở Tuồng, kịch Dân ca đề tài cuộc sống mới ca diễn ấn tượng: Đoàn Tuồng Thanh Hóa, vở Vòng tay núi rừng- tác giả Huyền Chi, đạo diễn Bằng Trọng, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM, vở Đài thiêng- tác giả Hùng Tấn, đạo diễn Hữu Danh, Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế, vở Hồ Chí Minh hồi ức màu đỏ…Vở Tuồng Hồn Việt, Tác giả Lê Tiến Thọ, đạo diễn Hoàng Ngọc Đình, Nhà hát Tuồng Đào Tấn. Vở diễn kể lại câu chuyện cách đây gần mười thế kỷ, Lý Long Tường đi cứu nước, nối lại mối bang giao hòa hiếu giữa Đại việt cùng Cao Ly. Dù đạt đến đỉnh vinh quang, Lý Long Tường luôn nhớ về hồn Việt…Vở diễn mang đến niềm xúc cảm ca diễn bi hùng, kỹ thuật diễn điêu luyện sâu sắc, sân khấu trang trọng óng chuốt, lắng đọng tình người.

Hội diền khá thành công, nhưng đồng nghiệp phàn nàn : Tuồng, Kịch Dân ca đang kịch nói hóa. Một số vở nhiều lớp thoại quá dài, không biết Kịch Dân ca, Tuồng hay Kịch nói? Hội diễn nhiều giải thưởng, 36 Huy chương vàng, 36 Huy chương bạc, tặng vở diễn, cá nhân, tác giả, diễn viên…nhưng luôn là khoảng cách: – Công chúng- Vở diễn. Vì sau Hội diễn, các đoàn hoạt động doanh thu phương thức khác.

Trước tình hình mất công chúng hiện nay, các đơn vị nghệ thuật thường dựng chường trình tạp kỹ, ca múa, tấu hài, trích đoạn…diễn doanh thu theo yêu cầu công chúng. Nên chỉ cá biệt vở trong Hội diễn, ra doanh thu một số buổi. Các đoàn Tuồng, Kịch Dân ca tìm ra nhịp đập thị hiếu công chúng hiện tại nền nghệ thuật thị trường, họ phải tồn tại theo hai hướng: dựng vở giữ truyền thống, diễn tạp kỹ doanh thu.

Tuồng, sân khấu truyền thống kịch nói hóa quá đà, mất bản thể, hãy trở lại sân khấu cổ xưa, mong giữ nguyên truyền thống có thể lấy lại công chúng. Hãy thử nghiệm công chúng: diễn Tuồng cổ, trích đoạn cổ, bên kia diễn Tuồng kịch nói hóa tìm lại công chúng tân cổ.

3.Liên hoan Tuồng 2011.

Dù suy giảm công chúng, sân khấu những năm đầu thế kỷ các thể loại: Tuồng Chèo Cải lương, Kịch Dân ca, Nhà nước đầu tư, liên tục tổ chức các cuộc Liên hoan ngoài Hội diễn thường niên. Mỗi cuộc Liên hoan sân khấu từng thể loại, muốn xốc lại định hướng sân khấu dân tộc, là  quan tâm Nhà nước với sân khấu- sân khấu truyền thống. Nhưng cần kiểm tra mục tiêu, tiêu chí phục cổ, dựng mới, đáp ứng giữa chương trình sân khấu thị trường(doanh thu) với vở dựng mới khán giả hào hứng đón nhận, mong chờ hay vô hiệu.

Liên hoan, khai mạc ngày 25-4 đến 30-4-2011, tổng kết, bế mạc. Ban tổ chức trao  tặng 22  Huy chương vàng, 21 Huy chương bạc, 43 diễn viên tài năng trẻ, tuổi đời không quá 40. Ban tổ chức trao 3 giải diễn viên xuất sắc: Minh Hải- NHTNHD. Văn Long- NHTVN. Thanh Trang- NHNTHB Thành phồ HCM. Liên hoan đủ bẩy đoàn Tuồng, tham diễn tám vở. Nhà hát Tuồng Việt Nam, vở: Sơn hậu, Thất Huyền Quyến. Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, vở: Đào Phi Phụng, Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu. Nhà hát Tuồng Khánh Hòa, vở: Chung Vô Diệm. Nhà hát Nghệ thuật Hát bội Thành phố HCM, vở: Trảm Trịnh Ân. Nhà hát Tuồng Đào Tấn, vở: Đào Tam Xuân loạn trào. Đoàn Tuồng Thanh Hóa, Đoàn Tuồng Huế, diễn chung vở: Ngọn lửa hồng sơn.

Liên hoan thành công rực rỡ, hồ hởi vui mừng, sau còn tổ chức Hội thảo trao đổi rút kinh nghiệm, nhưng chỉ là thông tin một chiều, những ý kiến ngược không được quan tâm . Sau, ngoài Hội thảo, nhiều người nói: qua Liên hoan thấy bất an về Tuồng bảo cổ, phát triển mới. Bất an về lớp diễn viên tính chuyên nghiệp, kỹ thuật diễn chưa cao. Bất an lớp kế tiếp Tuồng. Dư luận cho rằng: những cuộc Liên hoan các đoàn nhận nhiều Huy chương vàng, bạc… Nhưng những vở Tuồng cổ, Tuồng mới thường không, hoặc ít diễn trước công chúng, không thể doanh thu bằng các vở Huy chương vàng.

Giới sân khấu quá bảo thủ: Ban giám khảo, hoặc các Hội đồng khoa học, toàn ông lão hết hơi(hàng quá đát), họ không nắm bắt thực tiễn sân khấu, thị hiếu công chúng. Chỉ quen nghe lời khen- sợ – đố kỵ nếu ai nói ra yếu kém, họ đo nghệ thuật bằng mực thước cũ . Phong cách làm việc này, Tuồng, sân khấu, còn nhiều vở diễn  rời xa công chúng. Sân khấu cần đổi mới, dân chủ thông tin hai chiều, là giải pháp đến với nền nghệ thuật thị trường. Tuồng, sân khấu cần trẻ hóa: Người trọng tài Hội diễn- Hội đồng khoa học- Tác giả, đạo diễn, diễn viên chuyên nghiệp- chuyên nghiệp hóa toàn bộ bằng thế hệ khác.

                        III. Tổng quan bẩy nhà hát- đoàn Tuồng.

Tuồng sau đổi mới nhiều biến động khủng hoảng, nhiều đoàn tuồng ra đời, giai đoạn hưng thịnh gần 20 đoàn Tuồng tự tồn tai bằng doanh thu, hoặc Nhà nước nuôi dưỡng. Phong trào Tuồng không chuyên mạnh, nhiều làng quê Bắc-Trung- Nam tồn tại các đoàn Tuồng. Mỗi tỉnh Miền Trung du, đồng bằng thường bốn năm đoàn, Bình Định.16-18 đoàn mạnh đến năm 2012, còn 14 đoàn.

Tuồng chuyên, không chuyên luôn gắn kết như hình với bóng, tạo phong trào công chúng hâm mộ , nuôi dưỡng Tuồng. Theo thời gian, biến đổi kinh tế, chính trị xã hội, tổ chức hoạt động nghệ thuật, công chúng. Tuồng không chuyên suy giảm mất người xem, mất “làng nghề Tuồng”. Nhiều tỉnh thành mất làng nghề Tuồng như Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thanh hóa, Nam Định,Vinh… một số tỉnh Trung –Nam Bộ, dẫn đến xóa sổ nột số đoàn Tuồng chuyên nghiệp. Những biến đổi số lượng đoàn Tuồng chuyên, không chuyên nhiều tỉnh thành cả nước, là hiện thực khủng hoảng Tuồng. Tuồng không chuyên mất, đồng nghĩa mất khán giả Tuồng chuyên nghiệp. Mất công chúng doanh thu, phá sản hàng loạt đoàn Tuồng chuyên nghiệp. Tiếc rằng, những “làng nghề” truyền thống, sản xuất hàng tiêu dùng: mây tre đan, lụa tơ tằm… họ kêu cứu phục dựng,  còn những làng nghề Tuồng mai một, mất đi, ngành Văn hóa cứ lặng im. Hậu quả đến nay( 2012), cả nước còn 07 đơn vị Tuồng. Bốn nhà hát Tuồng, ba đoàn Tuồng: Huế, Nha Trang đang thoi thóp sống nhờ, khả năng tồn tại mong manh. Những nhà hát Tuồng độc lập, tồn tại mạnh nhở bầu sữa Nhà nước. Các nhà hát Tuồng hiện nay thả nỗi vảo cở chế thị trường doanh thu, nhiều nơi sẽ mất phiên hiệu, hoặc tồn tại bầu gánh yếu đuối.Những đoàn , nhà hát Tuồng hiện tại mất công chúng, không thể sáng đèn doanh thu ở rạp, nơi họ đóng đô không phải địa chỉ, thương hiệu trong công chúng. Tuồng ba miền đang tồn tại, Nhà nước bao cấp: sân khấu “chính thống” bảo cổ- cách tân. Sân khấu thị trường doanh thu diễn trích đoạn cổ, ca bài lẻ, Tuồng tạp kỹ. Tuồng tồn tại theo nhu cầu công chúng xem Tuống cổ xưa diễn trích đoạn, ít diễn trọn vở. Hình như đây là Tuồng truyền thống, theo nghĩa rộng: Tuồng do dân nuôi dưỡng, bảo tồn bản sắc mầu Tuồng.Tuồng phát triển chủ quan, cách tân nhiều hướng mới lạ: kịch nói hóa, hòa nhập các thể loại nghệ thuật cổ xưa, đương đại toàn cầu hóa .Những thử nghiệm, ngoại giao, tìm công chúng mới…hòa nhập nhịp sống nghệ thuật đương đại. Nhiều vở cách tân thể hiện sâu sắc đề tài cuộc sống mới, nhưng công chúng không hào hứng.

Nhà hát Tuồng Việt Nam vở: Mộ cát-Văn Sử. Tác giả đề cập hiện thực nóng cuộc sống mới khá hấp dẫn. Nội dung kể lại người dân làng biển đánh bắt cá xa bờ từ cách làm việc gian lận Huyện ngạch, Xã Hói, gây tai họa chết người. Thanh tra tỉnh tìm lại nhân chứng, bức màn đêm tội ác của bọn quan tham bị vạch mặt, Huyện Ngạch tự sát, trả lại giá trị đích thực cho những người làm việc chân chính. Vở diễn hấp dẫn nhưng không thể lưu diễn nhiều đêm bằng doanh thu. Cách tân-đổi mới Tuồng, chỉ là thử nghiệm tìm công chúng. Nhiều nhà hát tìm mọi hình thức diễn Tuồng, chưa thể lấy lại người xem. Hai hướng tồn tại Tuồng hiện nay: bảo cổ- phục cổ, cách tân.

Hướng bảo cổ, phục cổ, ngành Tuồng dựng lại vở cổ, trích đoạn cổ nhằm bảo tồn văn hóa nghệ thuật dân tộc. Phương thức giống nhau, nhưng hiệu quả khác biệt: nơi dựng để giao lưu giới thiệu Tuồng cổ trước công chúng doanh thu, thu đĩa bảo tồn, nơi dựng xong công diễn vài ba tối, chầm hết.Tuồng cách tân, các đoàn, nhà hát theo yêu cầu Hội diễn, Liên hoan Tuồng, các loại đề tài:

Kịch bản Tuồng-kịch nói hóa.

Nghệ thuật diễn, bỏ trình thức, hoặc kịch nói hóa.

Mỹ thuật sân khấu: nửa cũ, nửa mới (ước lệ, tả thực).

Nhiều đoàn ,nhà hát, cách tân ba bước: giảm điệu bộ trình thức, kết hợp miếng diễn cổ- mới, hoặc đổi mới Tuồng- Kịch nói hóa. Tuồng thoát khỏi đề tài muôn thuả “Trung quân- ái quốc”, nay phản ánh mọi nhịp đập đời sống xã hội.Tuồng với các đề tài cuộc sống con người mới, phát triển hai hướng: phục cổ- cách tân. Một số đoàn, nhà hát Tuồng mải phục cổ, bỏ rơi cách tân, vì công chúng không đồng tình. Nơi phục cổ thiếu hình mẫu, Tuồng mất công chúng- không thể tồn tại bằng doanh thu.Tuồng khủng hoảng, mất khán giả, cần phát triển đúng bản sắc truyền thống, nghĩa là Tuồng có quyền lựa chọn tồn tại. Sửa sai những thiên hướng bảo cổ, cách tân, nuôi dưỡng công chúng, đưa Tuồng đến khán giả trẻ, trẻ hóa Tuồng.

Tuồng cần xã hội hóa, hòa nhập công chúng, xây dựng nền nghệ thuật thị trường, tồn tại bản sắc nghệ thuật Tuồng dân tộc- truyền thống. Những cuộc tìm kiếm công chúng, Tuồng mới, Tuồng cổ hú họa- không bền vững, cần nghiên cứu khoa học dựng vở mới, là giải pháp hiệu quả thực tiễn tồn tại Tuồng. Tuồng những năm đầu thế kỷ, lúng túng hướng phát triển,tìm đầu ra vở diễn doanh thu.

Tuồng muốn tồn tại bền vững, giải pháp khả thi:

Trở lại nguyên bản Tuồng cổ- nghệ thuật ca-diễn-mỹ thuật sân khấu tông        mầu Tuồng.

Tuồng mới- cách tân. Cách tân hay đổi mới, thể hiện mảng mầu rõ ràng tông màu Tuồng, sân khấu trang trọng hoành tráng, lộng lẫy kỳ lạ, hấp dẫn.

Phục cổ ,cách tân- đổi mới Tuồng, đề ra tiêu chí khoa học, đáp ứng thị hiếu giới trẻ đến mọi đối tượng công chúng, những giai đoạn khác nhau.

Tuồng cần trở lại cổ xưa, dựng vở mới chỉ là Tuồng cách tân, không Kịch nói hóa dẫn đến đổi mới Tuồng.

Mỗi đoàn ,nhà hát trở lại truyền thống xưa bầu gánh từng làm: Quảng cáo chân dung diễn viên- vai diễn-vở diễn hấp dẫn, thường xuyên. Kết nối mạng internet, trang chủ quảng cáo vở diễn, diễn viên, kịch bản hay hằng đêm, tuần- tháng-nhà hát.Mỗi đoàn, nhà hát Tuồng cần một nhà hát diễn, quảng cáo thường xuyên, dù một người vào xem vẫn diễn vì trân trọng Tuồng. Là con đường tồn tại Tuồng trong cơ chế thị trường, dần thóat khỏi bao cấp Nhà nước. Tuồng cân bảo cổ, phục cổ theo nghệ nhân cổ xưa, phục cổ không cách tân, thử nghiệm… Dựng lại vở Tuồng cổ, trích đoạn cổ theo nghệ nhân trung thành văn phong, trình thức diễn, nếu cách tân chỉ tăng nhịp điệu tiết tấu phù hợp nhịp sống mới, mọi sáng tạo khác sẽ phá cổ. Hầu khắp công chúng ba miền thích xem Tuồng cổ, Tuồng mới chỉ số ít giới trẻ, đây những khập khiễng tồn tại Tuồng. Bảo cổ sẽ dậm chân tại chỗ dần bị lãng quên, diễn Tuồng tân nhiều người không đồng tình. Giải pháp tháo gỡ ôn hòa hiện nay: dựng Tuồng tân không kịch nói hóa, quá xa Tuồng cổ. Tuồng tân- không đổi mới, biến Tuồng thành các loại hình nghệ thuật đa phong cách khác lạ, sẽ mất người xem. Tuồng chỉ là Tuồng cố nhân mỗi vùng miền: Tuồng Kinh Bắc, Tuồng Huế, Tuồng Bình Định, Thành PhốHCM…Mỗi tên gọi, một phong cách đặc trưng Tuồng các vùng miền. Bài học thực tiễn nhiều nước khu vực châu Á ít cách tân Tuồng, hoặc nghệ thuật cổ. Tuồng Robam đồng bào Khme Nam Bộ chỉ diễn vở cổ, trích đoạn cổ, không cách tân, dựng Tuồng mới. Hàng chục năm qua, Nhà hát Múa rối Thăng Long, Nhà hát Múa rối Việt Nam nhờ phục cổ Múa rối nước nuôi Múa rối cạn tồn tại vửng mạnh. Nhờ phục cổ, Nhà hát Múa rối Thăng Long đoạt doanh thu hàng năm từ vài chục triệu đồng/ năm đến 05 tỷ đồng, tăng tiến gấp bội 15-20 tỷ đồng mỗi măm. Nhà hát Múa rối Thăng Long trở thành đơn vị nghệ thuật, đoạt  số doanh thu cao nhất ngành công nghệ giửi trí Việt Nam . Những con số doanh thu lý tưởng ấy, là mơ ước của các đoàn nghệ thuật muốn tồn tại trong nền nghệ thuật thị trường,công chúng kỷ nguyên xã hội khoa học công nghệ.

                                                               

Trích đoạn Châu Du- Nhà hát Tuồng VN.

                        1.Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Nhà hát Tuồng ra đời tháng 9 năm 1959, tiền thân là Đoàn Tuồng Kháng chiến. Sau thành lập Đoàn Tuồng Bắc TW, gồm hai bộ phận Tuồng Bắc, Tuồng Nam. Năm 1975, Tuồng Nam về Miền Trung lập Nhà hát Tuồng Đào Tấn. Bộ phận Tuồng Bắc thành lập Đoàn Tuồng TW, tiến lên Nhà hát Tuồng TW, đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, đổi thành Nhà hát Tuồng Việt Nam.

Nhà hát Tuồng Việt Nam, sau đổi mới tổng sô 70 người, 32 diễn viên, 18 nhạc công, 20 nhân viên. Sang đầu thế kỷ mới, Nhà hát hiện có 2 đoàn biểu diễn, đoàn một 36 diễn viên, đoàn hai 34 diễn viên, biên chế 2 dàn nhạc. Mỗi dàn nhạc 8 – 9 nhạc công. Nhà hát có 12 NSND, 26 NSƯT. Những năm đầu thế kỷ, Nhà hát dựng nhiều vở mới, đi đầu cách tân, đổi mới Tuồng, dám chịu trách nhiệm trước dư luận bạn nghề, công luận. Nhà hát cách tân các vở : Phương thuốc thần kỳ – Nguyễn Văn Quý, Mối tình Oan nghiệt – Doãn Hoàng Giang, Rừng Thước – Hà Đình Cẩn- Xuân Yến.Các vở: Tiếng chuông kêu oan, Diêm vương xử án, Vòng cát… Nhiều vở đổi mới Tuồng, kịch nói hoá.

Vở vòng cát, một thử nghiệm pha trộn hai truyền thống văn hoá Việt – Pháp, cổ xưa hoà nhập biểu cảm  hình thức diễn từ Kịch Mặt nạ Pháp đến Tuồng Việt. Mỗi bên mang lại tính bản sắc nghệ thuật độc đáo cổ xưa, hoà đồng diễn tả con người nhịp sống thời hậu hiện đại.

Đây là thử nghiệm chấp nhận được, đang hình thành hình thức diễn mới, đáng tiếc  không tiếp tục vào những vở Tuồng sau. Nếu công chúng đồng tình sẽ có: Tuồng truyền thống, Tuồng đổi mới hoà nhập nghệ thuật toàn cầu. Những thử nghiệm ấy, chẳng bao lâu bị quên lãng, Nhà hát quay về lối cũ cách tân Tuồng dựng vở:

Lịch sử, dân gian.

Con người cuộc sống mới.

Những tác phẩm văn học nước ngoài.

Nhà hát thế hệ mới, các diễn viên : Gia Khoản, ánh Dương, Văn Tình, Lộc Huyền, Minh Gái, Văn Quý, Song Phượng, Hương Thơm, Kiều Oanh, Ngọc Tuấn, Minh Sự, Trần Thị Thân, Thu Phương, Hoàng Yến…nhiều hạnh sao công chúng mến mộ, lấp lánh thương hiệu Tuồng Kinh bắc.

Nhà hát Tuồng Việt Nam tham dự Liên hoan sân khấu Chuyên nghiệp năm 2011 vở : Sơn Hậu. Liên hoan trao giải vàng, bạc một số diễn viên, không giải thưởng vở diễn.

Dù trong hoàn cảnh nào, Nhà hát Tuồng Việt Nam luôn là cánh chim đầu đàn, ngôi sao Tuồng tỏa sáng. Nhà hát những năm đầu thế kỷ, cách tân đổi mới Tuồng hoà nhịp nghệ thuật toàn cầu. Nhà hát đang đời sống hóa Tuồng, lấy lại sân bãi, người xem, sức sống Tuồng bằng thế hệ nghệ sỹ mới.

                        1.1.Phương thức hoạt động biểu diễn

Nhà hát Tuồng Việt Nam tồn tại hai phương thức biểu diễn Tuồng: Tuồng cổ, phục cổ, Tuồng mới, phục vụ nhiều đối tượng khán giả. Nhà hát Tuồng Việt Nam giữ vai trò ảnh hưởng nhiều đoàn, tạo hướng đi chung cách tân, phục cổ. Tuồng theo hương nghệ thuật toàn cầu hóa, phương thức hoạt động biểu diễn, vì các thế hệ khán giả.

Hướng dựng vở, phương thức biểu diễn từ công chúng, bằng hai hình thức đáp ứng các loại đối tượng khán giả. Những năm đầu đổi mới đến năm 2000, Nhà hát doanh thu dưới hai hình thức: bán vé doanh thu,hợp đồng doanh thu. Giai đoạn 1986- 1993, sân khấu thả nổi, Tuồng bao cấp  cơ sở hạ tầng, một phần tự thu chi. Nhà hát doanh thu hai phương thức: bán vé 20 buổi/ tháng, hợp đồng các địa phương, vượt mức doanh thu. Đây còn thời hoàng kim Tuồng. Ngày nay không thể, dù Nhà hát tìm nhiều hướng tiếp cận khán giả. Sân khấu việt, chưa đầu tư kinh phí marketing, Nhà hát tạo mối quan hệ hợp tác doanh thu theo hợp đồng. Nhà quản lý marketing người Anh đến Việt Nam tháng 8-1995, ông Goradlidstone nói: Tôi ngạc nhiên thấy các nhà hát Việt Nam không có kinh phí marketing. Ông cho biết thêm: các doanh nghiệp, các nhà hát trên thế giới thường đầu tư 15 – 20% tổng số vốn hằng năm dành riêng marketing. Ông còn ngạc nhiên hơn khi thấy nhiều Giám đốc nhà hát chưa biết đến marketing, là nhiệm vụ quyết định tồn tại mọi sản phẩm.Theo ông những người làm marketing thường xuyên tiếp thị sản phẩm mới, phỏng vấn công chúng, khai thác thị trường, tìm hiểu thị hiếu thẩm mỹ khán giả hiện tại- tương lai. Ngành sân khấu ít quan tâm, hoặc chưa có công trình nghiên cứu công chúng hiện tại, công chúng tương lai, còn hành động theo bản năng, thiếu bài bản khoa học, chuyên nghiệp. Phải chăng? đây là một trong nhiều nguyên nhân, sang những năm đầu thế kỷ mới, Tuồng – sân khấu cả nước mất công chúng.Thiếu khoa học dự báo hiện tại – tương lai, các đoàn nhà hát bị động mò tìm khán giả. Các viện nghiên cứu, nhà nghiên cứu làm bù nhìn đuổi chim, hoặc không đầu tư nghiên cứu dự báo, thường do Hội đồng khoa học thiếu công tâm, còn bè phái thích thì ủng hộ, không tìm mọi cách gạt bỏ. Nhiều cơ cấu Hội đồng khoa học, xét giải thưởng, phong danh hiệu, còn không ít người thiếu nhân cách, trình độ khoa học ngồi nhầm chỗ, tạo những bất công nghệ thuật.

Trở lại, giai đoạn hoàng kim sân khấu ( 1985-1995), Nhà hát Tuồng Việt Nam, có vở diễn hàng trăm đêm, khán giả hâm mộ. Vào những năm kết thúc thế kỷ XX, phương thức doanh thu chung Nhà hát thường:

Diễn phục vụ theo khoán định mức.

Diễn điền dã doanh thu theo hợp đồng.

Doanh thu bán vé một số buổi các dịp lễ hội.

Nhà hát Tuồng Việt nam, những năm cuối thế kỷ còn diễn bán vé doanh thu, nhưng không cao, đang trên đà mất khán giả dưới mức bình thường.

Tuồng  mất công chúng nhanh, Tuồng sân khấu dân tộc không thể, hoặc chưa thể thoát khỏi Nhà nước bao cấp.Tuồng, sân khấu không cần Marketing bài bản, mà làm theo cách manh mún “du kích”. Mỗi nhà hát marketing theo cách riêng, nếu nói không thì chưa hẳn. Tuy mỗi nhà hát một cách hoạt động khác, nhưng có thể tổng kết phương thức chung, giống, hoặc gần giống nhau mỗi vùng miền.

                        1.2.Phương thức phổ biến tác phẩm, quảng cáo nhà hát.

Những năm kết thúc thế kỷ XX, cả ngành sân khấu phục hồi truyền thống: Kịch nói dựng lại tác phẩm kinh điển trong nước, nước ngoài, tốn hàng tỷ đồng ở một nhà hát. Tuồng Chèo Cải lương phục dựng  những tác phẩm truyền thống chẳng nhà hát nào đưa ra tiêu chí chính xác, rõ ràng. Gần đây năm 2012, một Giám đốc nhà hát Tuồng mới đưa ra ba yêu cầu: Tính triết lý- tính văn học- tính nghệ thuật.

Nói tới bất cứ bộ môn nghệ thuật nào, tuyển chọn tác phẩm kinh điển, truyền thống, tiêu chí đầu tiên : Nội dung tư tưởng thời đại – hình tượng nghệ thuật-  ấn tượng cảm thụ mỹ học, còn những tiêu chí vị Giám đốc đưa ra chỉ là chi tiết trong những tác phẩm cụ thể: Văn học, âm nhạc, sân khấu. Các chi tiết “tính triết lý- tính văn học, tính nghệ thuật” đương nhiên cần có, phải có, nhưng một tác phẩm văn học nghệ thuật muốn đạt tới tầm phản ánh hiện thức xã hội mang nội dung tư tưởng thời đại, nếu chọn ra sẽ rất ít vở đỉnh cao như  Tuồng Sơn hậu, các trích đoạn , Chèo các mảng trò, còn vở diễn chưa chuẩn mực, vì các nhà sưu tầm, biên soạn đã phá vỡ cấu trúc các vở Chèo cổ. Cải lương: Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu … Phục cổ, hay chọn những trích đoạn tác phẩm kinh điển không nắm vững tiêu chí mỹ học nghệ thuật, sẽ dựng  nhiều tác phẩm chưa đúng vốn cổ, công chúng không đón nhận, chẳng đáp ứng giá trị phục hồi truyền thống. Những tác phẩm không đạt ba tiêu chí trên mà phục dựng, chỉ là cách giải ngân tiền tỷ, tiêu tiền lãng phí cho hợp pháp. Sự thật nhiều năm qua, từ ngày Bộ Văn hóa ra chủ chương phục hồi sân khấu truyền thống, các đoàn, nhà hát tiêu tiền lãng phí chưa chọn chính xác vở, vai diễn sân khấu truyền thống. Xét theo hiệu quả nhà hát đạt tới:

Diễn viên có dịp diễn lại vai cũ theo mẫu đạo diễn mới ( vì không!Hoặc ít tư liệu băng đĩa vai diễn mẫu, lớp nghệ sỹ nhiều thế hệ trước.)

Tạo niềm vui, động viên mọi người yêu sân khấu.

Nhiều vé mời.

Những điều chưa đạt:

Phục cổ thiếu nghiên cứu khoa học, tiêu chí tuyển chọn.

Dàn dựng công phu, diễn mấy buổi quên lãng- không ghi băng đĩa lưu giữ.

Không phổ cập đến công chúng trong nước , nước ngoài vốn quý văn hóa, nghệ thuật dân tộc.

Cuộc phục dựng sân khấu dân tộc truyền thống, vở diễn kinh điển, kéo dài đến mấy năm gần đây, nhiều đoàn, nhà hát mới thu đĩa, còn lưu giữ, bảo quản hiệu quả chưa cao. Các nhà hát thiếu marketing, giới thiệu vở, quảng cáo sâu rộng đến  trường học, học sinh, sinh viên, nhân dân lao động yêu Chèo Tuồng, Cải lương, sân khấu Kịch nói…Hầu hết các đơn vị nghệ thuật chưa biến những vở phục dựng thành sản phẩm hàng hóa văn hóa phẩm phát hành theo tuar du lịch, trao đổi văn hóa nghệ thuật , hợp tác với các Trung tâm Nghệ thuật, Sân khấu thế giới- nhằm quảng bá sản phẩm. Các đơn vị theo lối tư duy cũ, ghi đĩa giữ tư liệu cất vào kho, vở này cất đi, mọi người hào hứng đón chờ phục dựng vở mới, thiếu trao đổi, tọa đàm khoa học, thử nghiệm  vở diễn trước công chúng, rút kinh nghiệm chọn tiếp vở sau. Những vở phục dựng cần đạt mục đích:Liu giữ tư liệu lịch sử nghệ thuật, sân khấu, vai mẫu để lại thế hệ sau.Quảng bá nghệ thuật kinh điển truyền thống, nuôi dưỡng, phát triển vào cuộc sống mới.

Phục dựng những vở kinh điển, truyền thống, không chỉ trân trọng vốn cổ, còn làm sống lại nghệ thuật văn hóa quá khứ trước nhiều thế hệ công chúng hiểu biết, yêu quý những tác phẩm nghệ thuật dân tộc. Hướng đến di sản văn hóa dân tộc, bảo tồn, phát triển tinh hoa nghệ thuật vốn cổ trong nhịp sống con người, thời đại mới. Bảo tồn vốn cổ không chỉ tỏ lòng ngưỡng mộ, tôn kính nghệ thuật cha ông lưu truyền lại, còn góp phần xây dựng tâm hồn, văn hóa con người mới. Quá trình phục cổ,nhiều đoàn, nhà hát chưa tiếp thị công chúng, quảng cáo sản phẩm. Phần nhiều các đơn vị, lo quanh, dựng vở, diễn doanh thu, quảng cáo doanh thu, bỏ rơi những vở cổ, dựng xong, chấm hết! Thiếu nuôi dưỡng, bảo tồn chăm sóc thường xuyên, lâu dài. Nhìn lại sân khấu Cải lương phía Nam khá sôi động, nhiều hình thức mới: xuất bản tác phẩm kịch, phổ biến văn hóa đọc, phát hành những bài ca cổ hay, cạnh tranh sàn diễn băng đĩa tiếng- hình, schow diễn, sàn diễn sân khấu, truyền hình, thông tin quảng cáo mạng…

Tuồng hoàn toàn có thể tổ chức như  Cải lương, hầu hết các nhà hát không làm, chưa marketing sản phẩm vở diễn kinh điển tới mọi thế hệ công chúng trong nước, quốc tế. Sự im lặng ấy, gây lãng phí tiền dựng vở, công sức tập dựng diễn viên. Quá trình phục hồi vở diễn kinh điển, truyền thống nhiều năm qua, tác dụng thực tiễn, hiệu quả thấp.

Nhà hát Tuồng Việt nam phổ biến tác phẩm theo phương thức:

Mở rộng sàn diễn đến các tỉnh, phục vụ mọi đối tượng khán giả.

Phát tờ rơi, liên doanh, liên kết các xí nghiệp, công ty,giao lưu vở mới, ký hợp đồng biểu diễn.

Quảng cáo vở mới trên báo, truyền thanh, truyền hình(không       thường xuyên), chưa phải mục tiêu phổ biến tác phẩm sân khấu-Tuồng.

Nhà hát Tuồng Việt Nam chưa đủ kinh phí phổ biến tác phẩm dưới mọi hình thức quảng bá sản phẩm, thương hiệu Nhà hát. Biết rằng quảng bá vở diễn, nâng cao doanh thu, vị thế Nhà hát. Nhưng bằng phương pháp tiếp thị riêng, Nhà hát Tuồng Việt Nam sáng tạo nhiều hình thức đưa vở mới đến công chúng, tạo doanh thu, phát triển Tuồng.

                        1.3.Quá trình xã hội hóa  Nhà hát.

Dù gặp nhiều khó khăn sân bãi, công chúng, Nhà hát Tuồng Việt Nam vượt lên mọi thách thức hoạt động mạnh dựng vở mới, vở cổ, diễn trích đoạn, tìm mọi cách đưa Tuồng đến khán giả, đảm bảo doanh thu. Tập thể cùng Giám đốc Nhà hát nâng cao kỹ thuật diễn, dựng vở, mở rộng sàn diễn đến giới trẻ,học sinh, sinh viên, người lao động.

Nha hát tổ chức nhiều schow diễn điền dã tới các tỉnh khắp mọi miền đất nước, đây là nét riêng, thế mạnh không phải nhà hát nào cũng làm được. Năm 2012, Nhà hát bán vé tuần hai buổi tại rạp Hồng Hà, doanh thu còn hạn chế, nhưng đáng cổ vũ một điểm sáng từng bước khởi sắc xã hội hóa Tuồng.Tương lai không xa, Tuồng sẽ thoát khỏi gánh nặng bao cấp Nhà nước, tồn tại bình đẳng như nghệ thuật bầu gánh cổ xưa. Hiện Nhà hát có hai đoàn diễn điền dã du lịch, hội làng, hội xuân, hội nghị công ty…Nhà hát từ khi ra đời đến nay, luôn bảo cổ truyền thống, cách tân- đổi mới Tuồng. Nhà hát dựng nhiều vở tác phẩm kinh điển trong nước, nước ngoài: Giông tố, Ôtenlô,Êddips làm vua, Bang Bang, Vòng cát… Tuồng diễn cùng kịch mặt nạ Pháp…Dù là thử nghiệm, nhưng mở rộng khả năng Tuồng tiếp cận các loại đề tài, cách tân, đổi mới Tuồng thời hội nhập. Sự cách tân Tuồng, Nhà hát mở rộng khả năng hoạt động biểu diễn đến các nước: Liên hoan Sân khấu Cairo, Pháp, Ý, Ấn Độ, Nhật Bản, Đan Mạch, Sinhgapo…Nhà hát nơi nuôi dưỡng, đào tạo nhiều nghệ sỹ tài năng chỉ tính thời kỳ đổi mới đến nay lớp NSND NSUT : Tiến Thọ, Đàm Liên, Mẫn Thu, Minh ngọc, Hoàng khiềm, Gia Khoản, Ngọc Tuấn, Lộc Huyền, Kiều Oanh, Quang Cường, Đức Nhã, Thu Hương, Văn Sơn,Văn Tình, Minh Sự, Minh  Nguyệt, Đắc Hán, Ánh Dương, Xuân Quý, Văn Quý, Minh Gái,Hương Thơm, Hồng Khiêm…thuộc hạng sao, siêu sao Tuồng Kinh Bắc. Nhà hát tuyển dụng, đào tạo nhiều nghệ sỹ, diễn viên trẻ xuất sắc từng ngày thắp sáng nghệ thuật Tuồng dân tộc, văn hóa bản địa thời hội nhập khoa học nghệ thuật. Nhà hát còn đội ngũ tác giả, họa sỹ , nhạc sỹ tài năng: Xuân Yến, Khắc Duyên, Nguyễn Viết, Xuân vượng…tạo dựng phong cách Tuồng xứ Bắc.

Những năm đầu thế kỷ XXI, Nhà hát từng bước xã hội hóa:

Ổn định cấu trúc hoạt động tiếp thị công chúng, mở rộng sàn diễn.

Dựng vở cổ, trích đoạn Tuồng cổ,diễn dưới nhiều hình thức tiếp cận khán giả.

Dựng vở đề tài con người cuộc sống mới, cách tân, đổi mới Tuồng vì khán giả thời văn hóa nghệ thuật toàn cấu hóa.

Một phần marketing, mở rộng thị phần sàn diễn vươn xa.

Nhà hát Tuồng Việt Nam, chuyển phương thức mới: diễn Tuồng phụ đề tiếng Anh, Marketing, Hội nghị khách hàng…Mỗi năm diễn Tuồng giao lưu các trường phổ thông Trung, Tiểu học, Đại học,Trung học chuyên nghiệp, người lao động…20-25 buổi/năm. Nhà hát hình thành ba phương thức hoạt động xã hội hóa Tuồng, biểu diễn doanh thu tồn tại trong cơ chế mới:

Doanh thu theo hợp đồng, Lễ hội đình chùa, Hội nghị công ty.

Bán vé liên doanh, liên kết doanh thu.

Kết nối du lịch, các Trung tâm nghệ thuật quốc tế đưa Tuồng vươn xa.

Nhà hát Tuồng Việt Nam, quá trình xã hội hóa, từ mất khán giả, từng bước lấy lại vị thế nghệ thuật Tuồng. Nhà hát chuyển đổi cấu trúc hoạt động, toàn tuyến: Tổ chức hành chính, kỹ thuật sân khấu, tiếp thị, tổ chức biểu diễn … vì công chúng,vì sự tồn tại Tuồng. Bộ máy hành chính phù hợp cơ chế mới, đáp ứng nghệ thuật, doanh thu. Nhà hát xây dựng đội ngũ lao động nghệ thuật, hành chính, marketing dần chuyên nghiệp, dần đạt đến chuyên nghiệp hóa, mọi hoạt động vì nghệ thuật Tuồng. Bộ máy quản lý trẻ hóa, diễn viên trẻ đang phát huy sức mạnh tổng hợp, đưa mọi công việc hoạt động nghệ thuật, doanh thu, xã hội hóa Tuồng chuyên nghiệp hóa. Nhà hát Tuồng Việt Nam, xây dựng tác phong lao động, biểu diễn chuyên nghiệp, đáp ứng công chúng văn hóa thời hội nhập nghệ thuật toàn cầu.

Mục tiêu phấn đấu hướng tới Tuồng:

Phục cổ- cách tân- đổi mới, đạt tiêu chí nghệ thuật cổ- dân tộc- hiện đại.

Phục cổ vở mang nội dung tư tưởng thời đại, dựng các trích đoạn mẫu, trao đổi khoa học đạt hiệu quả công chúng.

Cách tân, kết hợp nghệ thuật diễn cổ với ngôn ngữ hành động mới, tạo sự hài hòa bản sắc nghệ thuật Tuồng.

Đổi mới, quá trình Tuồng Kịch nói hóa, hoặc pha trộn phong cách các loại hình nghệ thuật hiện đại tinh hoa văn hóa, nghệ  thuật nhân loại thời hội nhập. Đây là những thử nghiệm Tuồng, mỗi giai đoạn Nhà hát sẽ tạo dựng mô hình  phù hợp công chúng, đáp ứng thực tiễn nghệ thuật.

Nhà hát Tuồng Việt Nam trên 50 năm (1959- 2012), hoạt động nghệ thuật, là Nhà hát dân tộc-truyền thống hàng đầu Việt Nam. Nhà hát có đội ngũ diễn viên chuyên nghiệp Tuồng, nhiều nghệ sỹ hạng sao, siêu sao, bảo tồn Tuồng cổ nghệ thuật dân tộc tỏa sáng cùng nhịp sống nghệ thuật toàn cầu. Nhà hát cách tân đổi mới nhiều vở Tuồng thành công cao như Chiếc bóng oan khiên, sang những năm đầu thế kỷ đạt 1000 show diễn, nay chỉ còn trong cõi nhớ. Tuồng suy giảm công chúng nhanh, biến đổi cùng nền kinh tế hàng hóa, phản ánh tư duy con người thời khoa học công nghệ. Là thách thức mới cùng nghệ thuật dân tộc, sân khấu truyền thống, buộc nhà quản lý, nghệ sỹ, diễn viên luôn sáng tạo phương thức quản lý,  nghệ thuật tiến kịp  thẩm mỹ công chúng. Nhà hát Tuồng Việt Nam, tìm mọi cách lấy lại vị thế nghệ thuật Tuồng Kinh Bắc. Mỗi nhà hát, đoàn Tuồng cần tìm lại chính mình, đó là bản thể văn hóa nghệ thuật con người mỗi vùng miền. Mỗi loại hình, thể loại nghệ thuật ra đời vì công chúng, qua nhiều thế kỷ tồn tại đến ngày nay đã ăn sâu tâm hồn nhân dân mỗi vùng miền. Tuồng phải trở về bản thể: Tuồng Kinh Bắc, Tuồng Huế, Bình Định, Thành phố HCM, không thể na ná kịch nói hóa gần giống nhau, cách diễn, trang trí sân khấu…

Nghệ thuật cổ, sân khấu Tuồng châu Á, các nước khu vực đang mất công chúng, thậm chí không ai buồn xem Tuồng, Múa rối…Qua thời gian, nhiều nước lấy lại vị thế nghệ thuật bằng phương pháp: Nuôi dưỡng- Bảo tồn- Bảo cổ- Phục cổ. Nuôi dưỡng: trình diễn miễn phí, đào tạo ngưới kế nghiệp. Bảo tồn- Phục dựng lại hệ thống trò diễn, vở Tuồng, Múa rối cổ. Đây là kinh nghiệm các nước Indonêxia, TháiLan, Nhậtbản…đã thực hiện thành công, sau những khủng hoảng đổ vỡ công chúng, doanh thu, tiếp tục phát triển.

Thực tiễn các nước chung vốn nghệ thuật cổ, trải nghiệm bão tố công chúng, doanh thu, đổ vỡ- vươn dậy tồn tại, sẽ là bài học lấy lại Tuồng, nghệ thuật cổ Việt Nam. Nhà hát Tuồng Việt Nam, đang từng bước lấy lại Tuồng trong các thế hệ công chúng hôm nay. Tuồng Bắc, mãi là Tuồng Kinh Bắc.

2.Đoàn Tuồng Thanh Hóa.

                                                Tiết mục Tuồng Thanh Hóa.                                                                                                                  ĐoànTuồngThanh Hoá ra đời ngày 19 tháng 5 năm 1963. Sang những năm đầu thế kỷ, số diễn viên còn lại : 30 người, 8 nhạc công, 14 nhân viên. Tổng số 42 người. Đoàn thường diễn tại rạp Lam Sơn, phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hoá, là đoàn Tuồng còn công chúng doanh thu tuần hai buổi. Giá vé 50.000 đồng, đi diễn 20.000 đồng tại các xã, huyện.

Những năm đầu thế kỷ, Đoàn Tuồng Thanh Hoá ít diễn vở cổ, đến năm 2009- 2011, đoàn phục hồi Tuồng dân gian, dã sử… Những vở Tuồng mới cách tân kịch nói hoá, các vở không bỏ Thán Hường…Nội dung những vở Tuồng mới đi vào hiện thực cuộc sống con người, xã hội đương đại.. Đoàn đã diễn những vở : Chuyện tình kỹ nữ – Vũ Minh, Thầy khoá làng tôi- Hoài Giao, Ngọc Quyền, Khát vọng sống – Ngọc Sơn, Vòng tay nhân ái – Ngọc Quyền…Hình thức cách tân :

Bước thứ nhất, Kết cấu kịch bản gần kịch nói, giữ lại tính tự sự,mâu thuẫn xung đột bạo liệt, giảm bớt văn phong cổ.Giảm bớt hình thức, hành động diễn cổ.Giảm bớt ca nói thán cổ, tăng tiết tấu hát nói.

Bước  thứ hai,Văn phong cấu trúc kịch gần kịch nói, ít biền ngẫu, nhiều văn xuôi.

Bước thứ ba,Đan xen những lớp diễn hành động mới với lớp cổ.

Những lớp diễn pha trộn mới cũ làm tăng hành động Kịch, nhịp điệu Tuồng gần với nhịp sống con người mới.

Lớp diễn viên hiện nay, công chúng biết đến Đoàn Tuồng Thanh Hóa: Tố Hảo, Thuý Ngư, Mạnh Tùng, Thuý Liễu, Văn Lanh, Huy Lý, Đại Ngàn, Thuý Hoà… Giá vé năm 2011 là 50.000 đồng/ 1 người. Doanh thu 120 đến 150 triệu đồng/ năm. Mối thu này còn quá thấp, các thế hệ diễn viên đang vươn dậy bằng nhiều hình thức đưa Tuồng đến công chúng: diễn trích đoạn Tuồng, Tuồng hài, Tuồng văn hoá du lịch, lễ hội, cơ quan mừng công…

2.1.Phương thức biểu diễn.

Đoàn Tuồng xứ Thanh từng bước xã hội hoá, lấy lại công chúng qua vở diễn, đi điền dã tới các tỉnh bạn, hoàn thành nhiệm vụ chính trị, chỉ tiêu doanh thu hàng năm. Đoàn Tuồng Thanh Hoá ước muốn tổ chức nhiều Show diễn lớn, phục vụ thành công khán giả thời văn hoá nghệ thuật đa chiều bằng nghệ thuật Tuồng đổi mới, Tuồng cồ thuyết phục ấn tượng.

Đoàn tổ chức đội ngũ tiếp thị liên kết các tổ chức xã hội, giới thiệu chương trình vở diễn, ký hợp đồng doanh thu. Những ngày đầu nhiều bỡ ngỡ quản lý sân bãi, phát hành vé, tìm điểm diễn gây thất thu, khó kết nối doanh thu. Dù Đoàn có vùng nông thôn rộng nhưng bán vé, ký hợp đồng doanh thu gặp nhiều khó khăn, các khâu tổ chức chưa chuyên nghiệp. Nhiều hôm người xem đông,doanh thu thấp bởi bảo vệ địa phương thả người không vé vào xem, thu tiền không phát vé, một vé vào nhiều lần…Qua va đập thức tiễn, Đoàn quản lý chuyên nghiệp các khâu tổ chức, đặt giá vé đúng tâm lý người xem từng vở, vai diễn ngôi sao Tuồng. Đoàn đã hoàn thành, vượt doanh thu. Đoàn kết nối mạng cộng tác viên bạn hàng thân thiết trong tỉnh, vươn xa đến các tỉnh Đà Nẵng, Quy Nhơn, Lễ hội văn hóa Sầm Nưa…Đoàn không kinh phí marketing, nhưng thường xuyên marketing bằng các kết nối vệ tinh: thông báo gọi điện giới thiệu chương trình, vở mới… đền các cơ quan, trường học, sân bãi điểm diễn quen và mới.Dưới nhiều hình thức tiếp thị thầm lặng, phát tờ rơi… đến cá nhân, tập thể các tổ chức xã hội, Đoàn tạo  phương thức hoạt động biểu diễn doanh thu.

Phương thức chung:

Hợp đồng biểu diễn xuống xã, huyên.

Bán vé doanh thu tại chỗ.

Doanh thu lễ hội, du lịch, hội làng…

Ngoài doanh thu, hằng năm Đoàn hoàn thành nhiệm vụ diễn phụ vụ chính trị địa phương, đồng bào vùng xâu, vùng xa. Diễn doanh thu theo hợp đồng các đoàn từng lưu diễn điền dã. Đoàn Tuồng xứ Thanh còn mở rộng nhiều đối tượng, tổ chức schow diễn tuar du lịch, khách nước ngoài, giao lưu giới thiệu Tuồng, nghệ sỹ hạng sao với công chúng yêu Tuồng… Tổ chức schow diễn phong phú, diễn trọn vở, các trích đoạn, tấu hài, ca bải lẻ, múa Tuồng…

Sau nhiều năm diễn doanh thu, Đoàn Tuồng Thanh Hóa từng bước gắn Tuồng với đời sống văn hóa nhân dân trong tỉnh. Là thành công Đoàn  diễn doanh thu, phục vụ công chúng, bảo vệ Tuồng trước nhịp sống công nghệ xã hội nghệ thuật toàn cầu hóa. Gắn Tuồng với công chúng thế hệ trẻ, Tuồng với đời sống làng xã, các tục thiêng, Hội làng cùng những hình thức diễn xướng mang bản sắc dân gian Tuồng.

                                     2.2.Phương thức phổ biến tác phẩm.

Đoàn thường xuyên đưa tác phẩm Tuồng cổ, dựng mới trực tiếp đến các đoàn thể xã hội, cá nhân, tổ chức mạng lưới cộng tác viên vệ tinh tạo không khí sân khấu. Đoàn Tuồng Thanh Hóa trong trào lưu chung sân khấu cả nước, không kinh phí quảng cáo( marketing) xuất bản phẩm…nhưng nhiều giải pháp tiếp thị, phát triển quảng bá Tuồng trong công chúng.

Giải pháp chung phổ biến tác phẩm thủ công, chưa chuyên nghiệp nhưng thực tiễn hợp với hoàn cảnh Đoàn. Đoàn không hoặc ít, quảng bá báo chí, truyền thanh, truyền hình,thu băng đĩa…biết đây là điều kiện phổ biến tác phẩm đại chúng nhưng chưa thể thực hiện. Không riêng Đoàn Tuồng Thanh Hóa, cả ngành sân khấu theo cách làm riêng chưa chuyên nghiệp nhưng thành phương thức chung gần giống nhau. Hằng năm nhà quản lý lo sự vụ, tập huấn, dựng vở , doanh thu hết thời gian, chẳng ai để tâm marketing, nếu quan tâm lại thiếu kinh phí. Nguyên nhân, sân khấu còn bao cấp, chưa phải sân khấu thị trường, chưa thể marketing. Nhà quản lý sân khấu, tại các đoàn, nhà hát chưa quen phổ biến tác phẩm trên phương tiên sa lộ thông tin internet ,tổ chức live show lớn, video clip, lập trang mạng internet…Dân trí số đông chưa thoát khỏi tư duy kinh tế nông nghiệp, lao động thủ công. Dù hoạt động bằng giải pháp nào, phương thức của Đoàn Tuồng Thanh hóa:

Tuyên truyền bằng miệng, Phát tờ rơi, tạo dư luận vở diễn.

Tiền trạm điền dã, giao lưu khán giả, mở rộng sàn diễn.

Phổ biến tác phẩm theo phương thức chuyên nghiệp toàn cầu còn mới lạ, nên Đoàn hoạt động trực tiếp đưa vở diễn đến công chúng, daonh thu hiệu quả. Đoàn Tuồng Thanh Hóa, từng bước đưa Tuồng tiếp cận nhịp sống mới, dần hòa nhập sân khấu thị trường (sân khấu doanh thu) phục vụ công chúng theo bao cấp Nhà nước.

2.3.Quá trình xã hội hóa.                                                                 

Nhiều đoàn sân khấu chuyển từ diễn phục vụ sang doanh thu, nhưng phiá Bắc chưa thể tạo ra nền nghệ thuật thị trường. Ngay Sài Gòn, các đoàn sân khấu Nhà nước còn bao cấp, nhiều đoàn tư nhân tồn tại mạnh bằng doanh thu, tạo dựng nghệ thuật thị trường. Đoàn Tuồng Thanh Hóa như nhiều đoàn đang quá trình xã hội hóa Tuồng.

Xã hội hóa, quá trình đưa nghệ thuật vào hoạt động văn hóa tiêu dùng theo nhu cầu công chúng. Nhiều đoàn Tuồng tinh giảm tổ chức, đưa các hoạt động nghệ thuật lên chuyên nghiệp- chuyên nghiệp hóa, thích nghi môi trường xã hội, công chúng nghệ thuật mới. Đoàn Tuồng Thanh hóa, đổi mới hoạt động biểu diễn doanh thu, xuất hiện hai bộ phận: tổ chức tiếp thị sản phẩm, quảng bá tìm  nhiều điểm diễn dưới các hình thức mở rộng sàn diễn đưa Tuồng đến mọi đối tượng khán giả. Đội ngũ tiếp thị, marketing làm cầu nối Đoàn đến công chúng thực hiện doanh thu.  Đoàn Tuồng Thanh Hóa từng bước xã hội hóa Tuồng, đưa vở diễn đến công chúng, tạo dư luận xã hội quan tâm. Mỗi chương trình, vở mới quảng bá đến 24 huyện thị, làng xã, đưa Tuồng vào lễ hội , hội làng. Những năm kết thúc thế kỷ XX, Đoàn Tuồng Thanh Hóa, doanh thu chính tại địa phương với 4.000.000 người xem, là công chúng tiềm năng tồn tại Tuồng. Đoàn theo sát thẩm mỹ công chúng, phân loại vở diễn, chương trình phục vụ nhiều đối tượng công chúng:

Khách du lịch- trong ngoài nước.

Nhân dân làng xã, Thành phố.

Khán giả lễ hội, luật tục.

Tuổi trẻ học đường, người cao tuổi.

Phần tuổi trẻ học đường, tiếp cận chưa sâu, nhưng những trích đoạn cổ, vở cổ, các em hào hứng đón nhận. Thực tiễn xã hôi hóa nhiều năm qua, đưa Tuồng đến công chúng bằng giải pháp:

Dựng vở đáp ứng cung- cầu khán giả.

Đưa Tuồng vào đời sống nhân dân, thành sinh hoạt các nhóm công chúng

Tiếp thị Tuồng, quảng cáo trên đài, ti vi địa phương, làng xã hiệu            quả.

Đoàn từng bước đổi mới tổ chức , phương thức hoạt động làm quen, tạo dựng công chúng nghệ thuật thị trường. Đoàn phát triển Tuồng : bảo cổ- phục cổ, cách tân- đổi mới Tuồng. Mỗi vở diễn đề tài mới, phản ánh hiện thực cuộc sống con người xã hội đương đại, góp phần nâng cao văn hóa tinh thần nhân dân . Tuồng Thanh Hóa đang tồn tại mạnh, công chúng mến mộ, mang bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc bản địa. Dù những năm đầu thế kỷ đang suy giảm người xem, nhưng khá lạc quan, còn một số điểm doanh thu tại chỗ, công chúng hưởng ứng Tuồng cổ, Tuồng cách tân. Đoàn dựng nhiều vở Tuồng Kịch nói hóa, phản ánh hiện thực nóng  cuộc sông nhân dân địa phương mang ý nghĩa giáo dục nếp sống, văn hóa ứng sử con người mới. Đoàn diễn Tuồng trên các hướng đề tài: dân gian, dã sử, lịch sử, đề tài cuộc sống mới. Cách tân, không đổi mới Tuồng, nhiều hướng thử nghiệm tiếp cận người xem, không phá Tuồng, nên có phần dè dặt, không Tuồng pha ca, Tuồng cắm bài ca. Cách tân, còn giữ lại nhiều chất cổ kính Tuồng truyền thống, gặp nhau giữa nhà sáng tạo với công chúng. Đoàn Tuồng Thanh Hóa, bảo tồn Tuồng  quê hương bản địa.

               3.ĐoànTuồng Khánh Hoà.

TiếtmụcTuồngKhánhHòa.

Sau giải phóng, tỉnh Khánh Hoà sát nhập các đoàn : Đoàn Tuồng Phú Yên, Đoàn Tuồng Phước Thành, Đoàn Tuồng Huỳnh Long, Đoàn Tuồng Phú Khánh vào tháng 9  – 1977, thành lập Đoàn Tuồng Phú khánh.  Đoàn hoạt động đến 1986, thành lập Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Khánh Hoà.

Đoàn Tuồng Khánh Hoà là một đoàn trong Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Khánh Hoà. Đoàn Tuồng năm 1975, có 50 diễn viên, 10 nhạc công. Năm 1986, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thồng Khánh Hoà còn 45 diễn viên, tổng số 80 người. Sau năm 1990 đến nay, diễn viên Tuồng còn 20 người, 5 nhạc công, đoàn thường dàn dựng và diễn Tuồng cổ các vở : Trung Vô Diệm, Sơn Hậu, Hộ Sanh đàn,… hoặc Tuồng lịch sử, dân gian : Thanh gươm mở nước- Sĩ Chúc, Thánh Gióng – Tứ Hải, Bùi Thị Xuân, Trịnh Phong…

Những năm đầu thế kỷ, Nhà hát bao cấp công chúng, diễn tháo khoán, mọi người tự do vào xem. Nhiều buổi ở nhiều địa điểm, bởi đã doanh thu theo hợp đồng xuống làng xã.

Hoạt động biểu diễn khoán doanh thu 100- 120 triệu/ năm, còn biểu diễn phục vụ chính trị, đồng bào vùng sâu, vùng xa 50 buổi không doanh thu. Đoàn Tuồng và Nhà hát diễn theo hợp đồng, là phương thức doanh thu chưa thể sáng đèn bán vé tại chỗ. Đoàn Tuồng Khánh Hoà, hướng chính diễn Tuồng cổ, nhưng cách tân :

Kết hợp diễn lớp cổ, lớp mới hoà trong vở cách tân.

Cấu trúc kịch bản- kịch nói hoá.

Đoàn có lớp diễn viên mới, ca diễn sâu sắc:Tách Ca Thạng, Võ Thị Liu, Huỳnh Thủy, Bảy Thành, Như Lập, Huỳnh Long, Kim Hùng, Thanh Hoa, Văn Mầu, Như Yến, Xuân Thời, Tứ Hải, Thu Hà, Thu Đông, Quang Hạnh, Xuân Hùng, Bạch Em…công chúng mến mộ, đang lấy lại vị thế Tuồng.

Dù công chúng thích Tuồng cổ, Đoàn Tuồng khánh Hoà không bảo cổ, luôn cách tân Tuồng, dựng một số vở mới : Cậu bé làng Sen, Trịnh Phong… Tuồng cổ : Sơn Hậu, Thanh sà bạch sà, Nghêu Sò Ốc Hến… Đoàn diễn hai hình thức Tuồng cổ, Tuồng mới, nhằm nâng cao nhịp điệu Tuồng, đáp ứng công chúng thời đại. Đoàn Tuồng cùng Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Khánh Hoà, từng bước xã hội hoá nghệ thuật, tiếp cận công chúng, lấy lại thương hiệu nghệ thuật Tuồng. Những năm đầu thế kỷ, Đoàn Tuồng cùng Nhà hát đẩy mạnh mọi hoạt động tiếp thị, dựng vở  biểu diễn để bảo lưu nghệ thuật dân tộc cổ truyền. Tham dự Hội diễn 2011, vở Tuồng cổ : Trung Vô Diệm. Đoàn thành công lớp diễn viên trẻ, đoạt 03 giải diễn viên tham dự,  khẳng định kỹ thuật ca diễn mang đến Tuồng sức sống mới.

3.1.Phương thức biểu diễn.

Sau giải phóng, Tuồng Khánh Hòa như các đoàn doanh thu cao, sáng đèn hằng đêm tại rạp, ngày hai ba show diễn. Sang thời kỳ đất nước đổi mới, Nhà hát tổ chức lại bộ máy quản lý trước nhiều biến đổi nghệ thuật, công chúng. Vào những năm 90 thế kỷ XX, ca nhạc nhẹ, video, phim trưởng, công nghệ giải trí phát triển, Tuồng cùng  nhiều loai hình nghệ thuật mất công chúng. Nhà hát Tuồng Khánh Hòa, tìm phương thức biểu diễn doanh thu tồn tại.

Những năm đầu Nhà hát bán vé tại rạp, doanh thu giảm dần, sau này kết hợp doanh thu tại chỗ, đi diễn điền dã. Nhiều hình thức diễn mới: tập chung, phân tán nhỏ lẻ, diễn trọn vở, trích đoạn, ca bài lẻ…Nhà hát tổ hợp nhiều show diễn, lễ hội tâm linh, cầu ngư miền duyên hải, tục thiêng làng xã, du lịch, tuổi trẻ học đường…đáp ứng công chúng. Từ va đập các đối tượng công chúng, diễn viên tự hoàn thiện kỹ thuật diễn, trải nghiệm những shock nghệ thuật trước hiện thực mới. Nhà hát là thước đo công chúng, thực tiễn nghệ thuật Tuồng theo bước trượt dài, bảo vệ tồn tại Tuồng thời đại kinh tế  mở. Nhà hát từ 50 diễn viên, nhạc công, sau tăng đến 80 diễn viên, 15 nhạc công . Năm 1995, hạ nhiệt còn50 diễn viên, năm 2000 còn 20 diễn viên, 7 nhạc công. Những giao động biến đổi nhân sự, phản ánh hiện thực Tuống Khánh Hòa, nhiều tỉnh thành cả nước mất công chúng đang thanh lọc tất cả nghệ thuật tồn tại theo vòng quay kinh tế, xã hội mới. Mỗi đoàn tự biến đổi, thích nghi môi trường, phương thức hoạt động nghệ thuật. Nhiều biến đổi nghệ thuật, tâm lý khán giả tác động vào Nhà  hát, riêng nơi đây từng cách tân đổi mới Tuồng qua các vở: Quan âm thị kính, Đám mía, Nỗi lòng người mẹ…Nay bảo cổ. Tuông không cách tân, diễn Tuồng cổ nhiều nội dung phong phú, đáp ưng công chúng yêu thích Tuồng cổ. Nhà hát thực hiện biểu diễn phương thức:

Sáng đèn tại rạp theo hợp đồng doanh thu.

Diền điền dã qua hợp đồng doanh thu.

Diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị, diễn tháo khoán vì Tuồng.

Nhiều đêm sáng đèn tại rạp không đủ chi , nay không thể, chỉ còn doanh thu theo hợp đồng. Rạp hát là địa chỉ dần rời xa khán giả.

Diễn hợp đồng, điền dã, phương thức này không phải hướng xã hội hóa Tuồng, nhưng đang là phương án doanh thu tối cao, an toàn cả ngành nghệ thuật-Tuồng là điều kiện tồn tại trong công chúng. Dù khó khăn trăm bề, Nhà hát luôn vươn dậy, đoạt nhiều giải thưởng cao tại các hội diễn vở: Phất cờ nương tử- Huy chương vàng 1985, Thanh gươm hát bội- năm 1990, Vua Hùng kén rể, Nữ tướng Bùi Thị Xuân… là những cố gắng phát triền Tuồng trước cuộc sống mới.

Ba phương thức biểu diễn doanh thu, mỗi hình thức hiệu quả riêng, mục đích chung đưa Tuồng đền công chúng. Kết thúc thế kỷ XX, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Khánh Hòa, Đoàn Tuồng Khánh Hòa, tiếp tục những khủng hoảng, biến đổi  công chúng Tuồng. Đoàn Tuồng cùng Nhà hát, tìm hướng tồn tại Tuồng trước xã hội, lớp người mới.

3.2.Phương thức phổ biến tác phẩm.

Phổ biến tác phẩm, phần yếu các đoàn, nhà hát Tuồng, đa phần chưa coi đây là mục đích sống còn. Những đoàn nhỏ càng ít quan tâm, các đòa chỉ nhằm hai mục đích: Dựng vở- diễn doanh thu. Đoàn Tuồng Khánh Hòa phổ biến tác phẩm, hoạt động tự nhiên công việc thường ngày:

Phát tờ rơi, điện thoại giới thiệu vở mới.

Tiền trạm điểm diễn mới, ký hợp đồng liên kết doanh thu.

Nhà hát thiếu các hình thức phổ biến tác phẩm, tìm show diễn lớn. Hiện nay, Nhà hát đang tìm hướng nuôi dưỡng Tuồng trong công chúng, dựng, diễn vở cổ, các trích đoạn, diễn Tuồng hài, ca bài lẻ. Đoàn gặp nhiều khó khăn trước thách thức mới, đấu tư khinh phí nuôi dưỡng Tuồng, sân khấu thử nghiệm. Biên chế giảm, khó hoạt động, dựng vở diễn hoành tráng, thiếu kinh phí nhiều mặt: marketing, dự báo thị hiếu công chúng…

                                    3.3. Xã hội hóa Tuồng.                                    

Quá trình giảm thiểu nhân sự, thay đổi thương hiệu, tên đoàn…Những điều cấm kỵ, một số đoàn Tuồng đã vi phạm, phản ánh hiện thực Tuồng nuôi dưỡng cầm chừng, đôi khi bất an. Đoàn Tuồng Khánh Hòa từng là nhà hát, ngày diễn nhiều show, nay không thể. Là câu trả lời -Tuồng mất công chúng-tồn tại khó khăn.

Hiện nay, bằng nhiều hình thức đưa Tuồng đến công chúng, nhưng vị thế Đòan Tuồng chưa thể chiếm lĩnh người xem.Thực tiễn phản ánh những biến động kinh tế, văn hóa nghệ thuật, nhịp điệu toàn cầu hóa nhanh tác động sâu sắc đến thẩm mỹ người xem tự rời xa Tuồng. Những đoàn , nhà hát Tuồng cả nước không thể bán vé doanh thu, tồn tại bằng doanh thu. Đoàn Tuồng Phú Khánh trước kia (1980-1997) doanh thu tại rạp này 3-4 show, đâu cần tiếp thị quảng bá, xã hội hóa như hiện nay. Phát hiện này, cho thấy công chúng Việt Nam khác thế giới, không cần quảng bá thương hiệu sản phẩm, mà theo thói quen hữu sạ tự nhiên hương. Thói quen ấy, thời kinh tế mở đã mất. Tâm lý văn hóa, lối sống cũ đã mất, các đoàn, nhà hát đặt mình vào vòng quay nghệ thuật, kinh tế thị trường. Đoàn Tuồng Khánh Hòa trên đà xã hội hóa Tuồng:

Nuôi dưỡng công chúng- diễn Tuồng không doanh thu.

Diễn Tuồng cổ, Tuồng mới cách tân đôi chút.

Tuồng đến công chúng theo phương thức -nghệ thuật thị trường.

Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Khánh Hòa, Đoàn Tuồng Khánh Hòa

đang từng bước xã hội hóa Tuồng. Tuồng tồn tại vì công chúng, chiếm lĩnh khán giả. Đoàn từng bước chuyên nghiệp hóa các hoạt động nghệ thuật Tuồng, tồn tại bản sắc văn hóa, bản địa vùng miền.

Tiếtmục Đoàn Tuồng HUế.

                        4.Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Huế- Đoàn Tuồng.

Tuồng Huế ra đời năm 1826, sau giải phóng là đoàn nghệ thuật Truyền thống Huế, đến 1994 đổi thành Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Huế. Sau giải phóng con số 180 người, năm 2005 còn 120 người, Nhà hát bao gồm 3 đoàn : Đoàn Tuồng, Đoàn Ba Vũ, Đoàn Nhã nhạc. Con số hành chính nhà hát khá đông, theo một số lãnh đạo mới cho rằng một nhà hát phát triển phải đông nhân viên hành chính làm dịch vụ chu đáo, tận tình với công chúng. Nhận định này không sai “ Phú quý sinh lễ nghĩa ”, mấy năm gần đây, lực lượng hành chính nhiều nhà hát giảm sút vì thu không đủ chi. Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Huế đã suy giảm toàn diện từ con số nhân viên đến nghệ sĩ, diễn viên nhạc công vì mất doanh thu.

Những năm đầu thế kỷ, Nhà hát diễn ba loại hình nghệ thuật Huế : Tuồng cổ – Múa – Nhã Nhạc, đông khách, ngày 6 show diễn hoặc 2- 4 show kéo dài suốt tuần. Từ năm 2010 diễn tại rạp ít show, nhà hát xé lẻ diễn viên theo tuor du lịch. Tuồng đang bị mất công chúng, ca vũ nhạc doanh thu cao hơn, nhưng theo tin mới nhất tháng 6 năm 2011, một số nhà quản lý thông báo Nghệ thuật truyền thống nguy cơ xoá sổ cao. Theo tác giả có lẽ không thể như thế, vì còn người dân Huế, còn khách du lịch chắc còn Ca múa nhạc, Tuồng Huế. Hôm nay, Đoàn Tuồng Huế thường diễn trích đoạn và Tuồng cổ các vở : Sơn Hậu, Ngọn lửa Hồng Sơn, Nữ tướng Bùi Thị Xuân, Đào Tam Xuân loạn trào… các trích đoạn : Hồ Thạch Phủ, Dương Chấn Tử, Kim Lân biệt mẹ,… Những năm đầu thế kỷ, doanh thu tại rạp là chính, nay phải đi diễn theo lễ hội, du lịch, cơ quan… Con số biên chế toàn Nhà hát hiện còn 120 người, nhiều diễn viên công chúng Huế hâm mộ như Thanh Hùng, La Chấn, Thanh Long, Ngọc Hùng, Chánh Huế, Thanh Liêm, Kiều Oanh, Như Thủy, Kim Hoa, Văn Mười, Ngọc Thúy, Hoàng Thanh Liêm, Ngọc Đức…

Đoàn Tuồng Huế tham dự liên hoan Tuồng năm 2011 vở : Ngọn lửa Hồng Sơn, đoạt 5 giải diễn viên. Nhà hát đang phục hồi Tuồng Huế các vở : Vạn bảo trình tường, Học lâm các, Quân Phương Tập, Sơn Hậu, Tam nữ đồ vương, Đào Duy Từ, Nỗi đau người chủ soái, Trái tim người nghệ sĩ…Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Huế – Đoàn Tuồng Huế xã hội hoá bằng hai khả năng : Tự thân vận động dựng vở doanh thu tại chỗ, liên doanh, liên kết doanh thu, diễn điền dã theo hợp đồng – Tuồng du lịch, lễ hội, hội làng, hát trên Sông Hương… Nhà hát dựng lại công chúng Huế, đưa nghệ thuật Ca Huế, Tuồng, Nhã nhạc vào lớp trẻ, hoà nhập nghệ thuật cố cung bảo thủ, hoà nhập văn hoá nghệ thuật cổ vào nhịp sống mới.

4.1.Hoạt động biểu diễn.

Tuồng Huế sau đổi mới, cuộc đụng độ cạnh tranh công chúng trước nhiều loại hình nghệ thuật, công nghệ vui chơi giải chí… Tuồng cố cung Nhà hát Duyệt Thị Đằng, doanh thu 5-6-8 tỷ đồng mỗi năm. Nay rời xa cố cung hát Tuồng rong vì công chúng- doanh thu. Tuông trở lại bầu gánh, diễn trích đoạn nhỏ lẻ, chương trình gọn nhẹ, đáp ứng thực tiễn công chúng.

So sánh các đoàn, nhà hát Tuồng cả nước, Tuồng Huế tồn tại gần II thế kỷ, giầu công chúng lý tưởng, tiềm năng bậc nhất ngành Tuồng. Trước những biến đổi nền kinh tế, nghệ thuật thi trường, tác động thay đổi tận gốc công chúng nền văn hóa nghệ thuật cổ. Hình như cuộc thay đổi này đưa nghệ thuật về đúng bản thể ban đầu các loại hình nghệ thuật, mà lâu nay bị áp đặt chủ quan duy lý. Nếu bỏ “bầu sữa trời cho”, nghệ thuật đi vào cơ chế tự nhiên hợp quy luật kinh tế, xã hội như các đoàn sân khấu tư nhân đang tồn tại ở Thanh phố HCM. Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Huế sẽ tổ chức phương thức biểu diễn mới gọn nhẹ, phù hợp cơ chế thị trường, thị hiếu công chúng. Ban tổ chức biểu diển, tiếp thị xuống huyện thị, làng xã, nắm bắt nhu cầu địa phương hợp đồng doanh thu. Nhà hát giới thiệu nhiều chương trính phong phú, nội dung tổng hợp, chia lẻ, phục vụ nhóm và số đông, tại sân bãi, nhà hát, tuar du lịch. Hiện nay, năm 2011-2012, Tuồng cổ thường diễn trích đoạn, cấu trúc chương trình tổng hợp. Các trích đoạn cổ lưu diễn: Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Châu xương cấy râu, Kim Lân biệt mẹ…Chương trình cổ nhạc bài lẻ, cổ nhạc liên hoàn Đại nhạc, Nhã nhạc, Tiểu nhạc, hòa tấu các bài: Cung ai, Tam luân cửu truyền, Thạp thủ liên hoàn, Phú lục, Lưu thủy, Kim tiền…Hòa nhạc thính phòng, Đại nhạc, Nhã nhạc xen lẫn dân ca: lý hành vân, Lý lu là, Lý Huế, Cổ bản… Những biến đổi cấu trúc chương trình, bớt cổ kính nghi lễ trang nghiêm- ca nhạc cổ mang tính giải trí dân gian, vì doanh thu, không thể áp đặt chủ quan. Sau ca nhạc thường Múa Cung đình Huế, các điệu: Vũ phiến, Bát dật võ, Song phụng…Sự kết hợp ba, bốn loại hình nghệ thuật trong một buổi diễn hết sức phong phú, vậy mà còn thưa vắng công chúng. Hiện nay, năm 2012, Tuồng yếu thế trước nghệ thuật Ca- Múa- Nhạc cung đình Huế. Song tất cả đang báo động đỏ suy giảm công chúng, người theo nghiệp. Là Nhà hát lâu năm, nghệ thuật diễn chuyên nghiệp. Dàn Nhạc cung đình Huế, hòa tấu chuẩn cao độ, âm vang đầy, óng chuốt, cổ kính, sôi động, thanh cao, trang nhã đậm đặc âm sắc cổ nhạc cung đình. Là dòng âm nhạc lịch sử mang dấu ấn các triều đại phong kiến Việt Nam , còn ghi lại, giữ lại bằng âm thanh. Mọi pha trộn, cải biên, biến hoá cấu trúc chương trình ca nhạc mới, sẽ đánh mất giá trị lịch sử, bản sắc ca nhạc cung đình Huế. Múa cung đình Huế, chuyển động đăng đối chậm rãi tôn nghiêm, một nhân chứng lịch sử múa cổ điển xã hội phong khiến Việt Nam. Nghệ thuật Cung đình Huế: Ca-Múa- Nhạc Tuồng, văn hóa lịch sử thời đại phong kiến Việt Nam còn sót lại, cần bảo tồn, phục dựng nguyên bản trong nhịp sống xã hội hiện đại. Nhiều năm trước, Đoàn Ba vũ, Đoàn Tuồng, là chương trình hấp dẫn nhiều đối tượng khán giả. Sau đổi mới, Nhà hát dấn thân, nghệ thuật cố cung rời xa cung cấm đi vào xã hội công nghệ, vì công chúng mới. Phương thức hoạt động:

Cấu trúc trương trình, nội dung vì khán giả mới.

Tiếp thị nghệ thuật đến mọi tổ chức xã hội, cá nhân.

Diễn theo hợp đồng, bán vé tại chỗ, diễn phục vụ theo nhiệm vụ.

Nhà hát trải nghiệm thực tiễn công chúng, những năm cuối thế kỷ XX, đầu XXI, đưa Tuồng cùng Ca-Múa- Nhạc cung đình Huế vào nhịp sống mới. Trước cơn bão nghệ thuật thế kỷ- toàn cầu hóa, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Huế, Đoàn Tuồng Huế nhiếu sức ép biến đổi nghệ thuật, cấu trúc chương trình đang xa rời mai một truyền thống vì doanh thu tồn tại. Nhà nước cần quan tâm bảo lưu phục dựng Tuồng cổ, nghệ thuật Cung đình Huế. Những hướng cách tân Ca- Múa -Nhạc- Tuồng cung đình Huế, góp phần đánh mất tinh hoa nguyên mẫu nghệ thuật cổ điển xã hội phong kiến Việt Nam . Vì cơ chế xã hội, Nhà hát muốn tồn tại bằng doanh thu,các hình thái nghệ thuật Việt cổ, luôn tồn tại hai hướng: phục cổ, bảo cổ, cách tân, đổi mới. Nghệ thuật Cung đình Huế, cần coi trọng bảo cổ, phục cổ, vì những trang sử sống nghệ thuật kinh điển xã hội phong kiến Việt Nam.

4.2. Phương thức phổ biến tác phẩm. 

Đoàn Tuồng Huế nhiều hình thức phổ biến tác phẩm, mở trang website, quảng bá nghệ thuật, cập nhật thông tin, giới thiệu diễn viên …công phu- hiệu quả. Nhà hát thiếu video giới thiệu nghệ thuật Cung đình Huế, cần nhiều hình thức quảng bá Tuồng Huế đến công chúng trong nước, nước ngoài.Mỗi đoàn Tuồng , nhà hát có nhiều nội dung, hình thức quảng cáo sản phẩm, nhưng đoàn Tuồng Huế cần nhiều video clip Tuồng cổ- Tuồng mới, xuất bản phẩm rộng rãi đến cộng tác viên, mở rộng sân bãi vươn xa. Tuồng Huế đi sâu nhiều đối tượng, trẻ hóa Tuồng, bảo cổ cách tân, diễn theo khách lữ hành, phát tờ rơi, nối mạng quảng cáo… Phương thức chung Nhà hát thường sử dụng:

Phát tờ rơi theo các tổ chức, cá nhân, đội ngũ cộng tác viên.

Quảng cáo tại chỗ.

Nhà hát, Đoàn Tuồng Huế tổ hợp chặt chẽ đối tác du lịch, các địa phương, đón trước lễ hội, hội làng, đình chùa tâm linh đưa nghệ thuật đến công chúng. Trang website mạng hiệu quả cao, dù còn bài viết tản mạn, chưa tập chung giới thiệu nghiên cứu sâu. Những thông tin cập nhật thường xuyên, giới thiệu vở mới cuốn hút số đông giới trẻ quan tâm. Nhiều hình thức tiếp thị Nhà hát, góp phần phổ biến tác phẩm Tuồng đến khán giả. Một đặc điểm quan trọng kết hợp biểu diễn du lịch Cố cung, biểu diên tại chỗ, đi điền dã doanh thu tồn tại  nghệ thuật Tuồng.

                        4.3. Xã hội hóa Nhà hát- Đoàn Tuồng Huế.

Quá trình đưa nghệ thuật Cố cung Huế rời xa Đại Nội Nhà hát Duyệt Thị Đằng , đã xã hội hóa nghệ thuật: Ca-Múa-Nhạc- Tuồng cung đình Huế. Đoàn Tuồng Huế phối hợp nhiều show diễn từ tỉnh nhà qua tỉnh bạn, từng bước muốn lấy lại công chúng. Sang những năm đầu thế kỷ, Tuồng, Nghệ thuật cung đình Huế càng suy giảm người xem, thách thức đang ở phía trước.

Nhà hát điều phối nhiều chương trình năng động, nhạy cảm khán giả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Mỗi chương trình, tính chuyên nghiệp, điều phối tổ chức nội dung nghệ thuật thích nghi môi trường xã hội, công chúng mới. Giới thiệu Nhã nhạc, phân biệt âm nhạc dân gian- nhạc dung tục đời thường. Nên các chương trình pha trộn âm nhạc thường phân biệt, giúp mọi người nhận biết thẩm mỹ nghệ thuật. Nhã nhạc ra đời thời nhà Chu 600 năm trước công nguyên từ Trung hoa, sang Nhật năm 728 đến Triều Tiên năm 900 sau công nguyên. Nhã nhạc vào nước Đại Việt năm 1285, Huế nơi còn lưu giữ giá trị âm nhạc cổ nhạc. Nhiều thế kỷ, Nghệ thuật Cung đình Huế bảo cổ ,gần giữ nguyên, sau đổi mới dần mất bản thể. Nay nhiều loại nghệ thuật cổ bị cách tân mang hơi thở mới, đây là bước xã hội hóa nghệ thuật. Nhà hát biến thể các bước: Rời cố cung, mở rộng sàn diễn trong, ngoài tỉnh.Cấu trúc nội dung mới, đời sống hóa Nghệ thuật cố cung.

Sau đổi mới, Tuồng Huế diễn Tuồng cổ, cách tân, Tuồng đề tài mới. Tuồng xã hội hóa đưa đến công chúng trong nước, nước ngoài. Thành công cao, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Huế, được Unetssco công nhận Nhã nhạc di sản văn hóa phi vật thể, tạo đà phát triển Tuồng Huế. Nghệ thuật Huế cần bảo cổ nguyên bản , vì pho lịch sử nghệ thuật sống xã hội phong kiến Việt Nam.

 

                                                            Tiết mục Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh.

                        5.Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh.

Ra đời từ đoàn Tuồng Quảng Nam ngày 21- 7 – 1967, tại thôn Một, xã Cao Lãnh, huyện Tiên Lãnh, tỉnh Quang Nam. Lúc mới thành lập 30 diễn viên từ Đoàn văn công Quảng Đà, chỉ có 15 diễn viên Tuồng. Hoạt động như một đơn vị bộ đội giải phóng biểu diễn, chiến đấu, sản xuất, lên rừng chặt củi làm lán trại… tổ chức như đơn vị bộ đội chiến đấu. Tổ chức là thế nhưng hướng chính biểu diễn phục vụ đơn vị bộ đội giải phóng, đồng bào vùng giáp ranh, ngày hành quân, đêm diễn, mùa mưa nghỉ diễn, tập huấn hoặc lao động, học tập ít được nghỉ ngơi.

Năm 1976, Đoàn Tuồng Quảng Đà sát nhập vào Đoàn Tuồng Quảng Nam Đà Nẵng. Ngày 18- 6 -1993, thành lập Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Tổ chức Nhà hát gồm : Hội đồng nghệ thuật, phòng Tổ chức biểu diễn, phòng Hành chính tổng hợp, phòng Nghiên cứu thử nghiệm, hoạt động thường xuyên nhằm nâng cao nghệ thuật Tuồng xứ Quảng. Là một Nhà hát bài bản, khoa học, cơ sở vật chất lớn vào bậc nhất Miền Trung. Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiền Dĩnh bề dầy nghệ sĩ, truyền thống nghệ thuật cách mạng kháng chiến kiên cường. Nhiều diễn viên Tuồng cổ từ vùng tạm chiếm chạy theo Mặt trận giải phóng, diễn viên ca diễn tạo dựng phong cách Tuồng Đà Nẵng. Nhiều nghệ sĩ trẻ sau này thành tài năng trụ cột Nhà hát : Trần Đình Sanh, Lê Văn Phú, Phương Lan, Văn Hội, Hoàng Mai, Hồng Ngọc, Cao Đình Liên, Nguyên Thảo, Nguyễn Hinh, Thanh Lỵ, Trần Nhu, Lan Phương, Thu Nhân… Nhà hát có 5 NSND, 15 NSƯT, tổng số 90 diễn viên nhạc công. Nhà hát công diễn 50 vở Tuồng cổ, dựng lại 30 trích đoạn phục hồi Tuồng truyền thống làm mẫu ghi đĩa CD-VCD.Nhà hát phát triển cân bằng : Tuồng cổ – Tuồng cách tân, tạo dựng công chúng mới vì lớp trẻ và công chúng Tuồng cổ bằng nhiều cách đáp ứng phục vụ khán giả.

Những năm đầu thế kỷ, Nhà hát sáng đèn tại rạp nhiều buổi trong tuần, nay chỉ diễn một show mỗi ngày, thường chia nhỏ các nhóm đi điền dã Tuồng lễ hội, du lịch, phục vụ cơ quan. Thời gian diễn vở cổ ngắn, trích đoạn, ca bài lẻ, đáp ứng nhu cầu công chúng mới. Nhà hát diễn Tuồng cổ các vở, trích đoạn: Kim Lân biệt mẹ, Tạ Ôn Đình chém Tá, Mạnh Lương trá hàng, Lục Vân Tiên,… dựng diễn Tuồng cổ : Sơn Hậu, Ngoại Tổ dâng đầu, Đào Phi Phụng, Lý Phụng Đình, Trưng Nữ Vương, Dương Trấn Tử, Đào Tam Xuân loạn trào… Một số vở diễn theo yêu cầu công chúng tiềm năng: Thoại Khanh Châu Tuấn, Lý Văn Quân, Mạnh Lệ Quân, Ngọn lửa trái tim, Chi Ngộ… Nhà hát phát triển phong phú Tuồng cổ, Tuồng tân, Tuồng dã sử, Tuồng đề tài mới, đáp ứng nhiều loại công chúng nhưng đến nay đang suy giảm  nghiêm trọng. Nhá hát cách tân Tuồng theo hướng : Diễn Tuồng cổ, cách tân trình thức, hành động diễn gần kịch nói vì lớp người mới.Những vở Tuồng cách tân, dựa trên nền cổ tạo dựng ngôn ngữ mới.Dựng Tuồng cổ bài bản, bảo lưu nhiều vai diễn Tuồng cổ, dựng  vở nội dung đề tài mới.

Nhà hát dự Liên hoan Tuồng 2011, vở Đào Phi Phụng, đoạt nhiều Huy chương vàng bạc tặng các diễn viên trẻ.Nhà hát xã hội hoá Tuồng sau 10 năm đầu thế kỷ, đáp ứng công chúng Tuồng cổ, tạo dựng công chúng mới, diễn Tuồng cổ, Tuồng mới nhằm phát triển Tuồng. Lớp diễn viên trẻ ca diễn triển vọng : Thuý Hạnh, Văn Quang, Minh Hải, Kim Oanh, Bích Huệ, Ngọc Thuý, Thu Ba, Phương Lan, Thanh Tiền… đưa Tuồng bảo cổ, cách tân, tạo dựng Nhà hát trong điều kiện khó khăn vươn dậy  chiếm lĩnh công chúng.

                        5.1.Hoạt động biêủ diễn

Nhà hátTuồng Nguyễn Hiển Dĩnh cở sở hạ tầng bậc nhất các nhà hát Miền Trung, hai cơ sơ hoạt động Tuồng. Đơn vị I, nhà hai tầng, sân khấu 220 chỗ, âm thanh ,ánh sáng hoàn chỉnh. Cơ sở II, nhà tập dựng vở, sân khấu 200 chỗ, phòng bảo tàng, nhà lưu niệm…Nhà hát hai sân khấu biểu diễn, các phòng ban, tư liệu, nghiên cứu khoa học- một nhà hát khá hoàn chỉnh các mặt tổ chức.Tiếc rằng sau đổi mới, Nhà hát ngày một thưa vắng người xem, hai sân khấu không thể diễn thường xuyên. Những năm đầu thế kỷ XXI, không thể doanh thu sáng đèn tại rạp. Đà Nẵng một trong nhiều nôi Tuồng, công chúng hâm mộ, trân trọng nhiệt tình, nay đang rời xa Tuồng. Dù nhiều cuộc Liên hoan Tuồng Toàn quốc tổ chức tại đây công chúng còn đầy nhiệt tình, hằng đêm không thể đủ chỗ ngồi xem. Hiếm nơi nào công chúng cổ vũ Tuồng mạnh mẽ, hăng hái như ở đây, cái Nhà hát lớn nhất Miền Trung này, thật xứng với lòng ngưỡng mộ Tuồng của nhân dân. Đà Nẵng còn Hội bảo trợ Tuồng, mà không giữ nổi những người rời xa Tuồng. Trước nhiều khó khăn, thách thức mới, Nhà hát tìm giải pháp tiếp cận khán giả, diễn điền dã, chia nhóm, cấu trúc chương trình gọn nhẹ… Ngày diễn tại rạp, hợp đồng cơ quan, trường học, công ty, khách thăm quan, du lịch. Nhà hát thường xuyên, gắn Tuồng vào lễ hội địa phương, phong tục tâm linh.

Tuồng đời sống hóa,diễn doanh thu mức khoán 140 buổi/ năm, doanh thu trung bình 380 triệu đồng/năm, giá vé thường 50- 60.000/vé. Tuy vậy, người mua vé ít, thường mua mang tính tài trợ 1.000.000đồng/vé.Nhiều người xem thưởng lớp diễn hay: 300.000-500.000đ. Nhà hát không thể bán vé doanh thu tại chỗ, là thực trạng công chúng lạnh nhạt Tuồng. Nhà hát xưa người xem mến mộ, nay gặp khó khăn tìm giải pháp tồn tại, muốn vượt doanh thu hằng năm. Phương thức chung:

Diễn điền dã theo hợp đồng.

Diễn hợp đồng tại rạp.

Diễn phục vụ vùng xa 60 buổi/năm, không doanh thu.

Nhà hát mở nhiều hướng diễn Tuồng cổ, cách tân, giao lưu tuổi trẻ học đường… đưa Tuồng đến người xem.  Mấy năm đầu tiếp cận thị trường chưa bài bản, Tuồng vào du lịch chưa đồng thuận… Từng bước Nhà hát tiếp thị chuyên nghiệp, đưa Tuồng vào chiều sâu văn hóa du lịch vươn xa.  Tuồng Đà Nẵng đang hướng tới người xem, bảo vệ di sản văn hóa, nghệ thuật kinh điển quê hương.

                                    5.2. Hình thức phổ cập tác phẩm.

Nhà hát tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, quảng bá tác phẩm, nghệ thuật Tuồng đến người xem. Nhà hát dựng nhiều loại kịch chủng, thăm dò, đáp ứng hướng thị hiếu người xem. Phương thức thường phổ biến tác phẩm:

Phát hành băng đĩa hình, giới thiệuTuồng giao lưu công chúng.

Tiếp thị điền dã, phát hành chương trình  trực tiếp công chúng.

Mở trang website, email, quảng bá vở, Nhà hát, diễn viên ngôi sao…

Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, tiếp thị nhiều hình thức phổ biến Tuồng đến người xem, chuyên nghiệp khoa học. Tuy vậy, còn bỏ sót xuất bản phẩm  những vở do nhà hát công diễn bằng video, hay bản in những vở kinh điển. Trang chủ trên mạng còn ít thông tin ngắn, bài nghiên cứu, cập nhật tư liệu. Hầu hết các trang website ngành sân khấu,dân trí nước ta, số đông coi thường  văn hóa mạng.Họ quên mất giới trẻ hôm nay tuyên ngôn: Sống ! Một ngày không vào mạng, như không tồn tại. Mạng cầu nối thế giới với nghệ thuật Tuồng- Đặc biệt giới trẻ cùng vươn xa.

                        5.3. Nhà hát xã hội hóa Tuồng.

Nhiều hoạt động biểu diễn năng động, nhạy cảm tiếp thị công chúng mang tính xã hội hóa Nhà hát. Đời sống hóa Tuồng, mỗi chương trình ba đáp ứng: đối tượng bảo cổ, phục cổ- cách tân vì giới trẻ- du lịch văn hóa khách nước ngoài. Nhà hát tiếp thị nhiều hướng đưa Tuồng đến người xem, buộc họ quan tâm.

Nhà hát tìm cách lấy lại công chúng, vị thế thương hiệu Tuồng, diễn nhiều loại đề tài Tuồng lạ: Quan Âm Thị Kính, Tống Trân Cúc Hoa, Thạch Sanh, Thoại Khanh Châu Tuấn, Mỵ Châu Trọng Thủy…( đưa những kịch chủng Chèo, Bài chòi, Cải lương) vào Tuồng một hương mới tiếp cận người xem tiềm năng. Hội bảo trợ Tuồng tại Đà Nẵng, Thành Phố HCM, những nơi bảo hộ Tuồng xã hội hóa hai Thành phố muốn tồn tại bền vững. Nhà hát gắn Tuồng với lễ hội, nghi thức tâm linh mỗi măm lưu diễn 20-30 buổi/ năm. Phương thức chung:

Diễn ba chương trình Tuồng vì người xem (Tuồng cổ-Tuồng tân- Tuồng những vở thể loại sân khấu khác).

Đưa Tuồng vào đời sống văn hóa tinh thần, nhân dân địa phương Miền Trung.

Liên kết hợp tác, giới thiệu nghệ thuật đời sống hóa Tuồng đến công chúng .

Nhà hát xã hội hóa hai hình thức diễn Tuồng cổ, phục cổ- cách tân. Những thế hệ diễn viên mới Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh đang chuyên nghiệp hóa Tuồng, hòa nhập nhịp sống nghệ thuật thế kỷ.

                        6.Nhà hát Tuồng Đào Tấn.

Nhà hát thành lập sau giải phóng, tổng số khoảng 60 diễn viên chưa kể biên chế hành chính, đội ngũ khá rầm rộ làm việc tấp nập, đi diễn liên tục. Sau đổi mới, Nhà hát còn công chúng sáng đèn tại rạp, đến nay số diễn viên 50 người, biên chế thành một đoàn, đây là Nhà hát khá khiêm tốn, các hoạt động lắng dần.

Sau những năm đầu thế kỷ XXI, Nhà hát không thể sáng đèn tại rạp, doanh thu tại chỗ cả những điểm diễn đều đặn. Nhà hát Tuồng Đào Tấn là Nhà hát thành lập sau giải phóng như hầu hết các nhà hát Tuồng Miền Trung nhưng khá nổi bật với đội ngũ diễn viên giỏi nghề, hầu hết các hội diễn đoạt Huy chương vàng vở diễn cùng nhiều vai diễn. Nghệ thuật ca diễn chuẩn mực kỹ thuật, vậy mà đang suy thoái, vắng khán giả nghiêm trọng không cạnh tranh doanh thu bằng 14 -16 đội Tuồng tư nhân. Một số nhà nghiên cứu bức xúc đòi giải thể Nhà hát, đây là khó khăn, thách thức mới nghiệt ngã trong nền nghệ thuật thị trường.Là Nhà hát giầu truyền thống nghệ thuật nổi bật như một Nhà hát Tuồng quốc gia, dù mới thành lập đã dựng 65 vở Tuồng, 50 vở cổ, còn nhiều vở cách tân Tuồng mới được công chúng hào hứng đón nhận. Nhà hát có lớp diễn viên gạo cội Võ Sĩ Thừa, Đinh Bôi…. Lớp diễn viên kế tiếp diễn bài bản thuần thục : Hoà Bình, Phương Thảo, Minh Ngọc, Bích Hằng, Văn Vi, Lệ Quyên, Thanh Sử, Ngọc Đình(đạo diễn- Giám đốc), Trọng Quế…những năm cuối thế kỷ XX, họ là lớp trẻ phát triển Tuồng vững mạnh. Sang mấy năm đầu thế kỷ mới,  Nhà hát mất công chúng truyền thống, công chúng mới. Nhà hát dựng vở cổ lấy lại Tuồng, các vở : Hộ Sanh Đàn, Sơn Hậu, Bao công tra án Quách Hoè, Bàng Quý Phi, Dương Chấn Tử… dựng lại những vở lịch sử sáng tác mới : Trời Nam – Lê Duy Hạnh, Cội nguồn, Mặt trời đêm thế kỷ, Bùi Thị Xuân… nhằm lấy lại hào khí Tuồng trong công chúng mới. Nhà hát diễn Tuồng cổ qua lớp diễn viên  thạo nghề, diễn thành công tạo dựng phong cách Tuồng Bình Định, hàng loạt vở về người anh hùng Nguyễn Huệ, các danh tướng Tây Sơn… Nhà hát tìm hướng tồn tại Tuồng, gắn nghệ thuật với lịch sử quê hương, nêu gương các anh hùng dân tộc, một ý tưởng văn hóa xã hội sâu sắc đang muốn thành hiện thực. Nha hát cố gắng tìm lại mình, dựng theo hai hướng :

Bảo tồn Tuồng cổ.

Dựng mới cách tân Tuồng cổ.

Dù chưa làm thoả mãn công chúng hiện nay, những nỗ lực năng động nhậy cảm, Nhà hát đang lấy lại hào khí Tuồng Đào Tấn-Tuồng Bình Định. Nhà hát cách tân kịch bản, nghệ thuật diễn, nâng cao ngôn ngữ hành động tâm lý, xung đột nội tâm, ca diễn bài bản… là  giải pháp cách tân Tuồng. Phương pháp cách tân Nhà hát Tuồng Đào Tấn, hay Tuồng Miền Trung còn bảo cổ, ôn hoà vì công chúng nơi đây thích Tuồng cổ.

Nhà hát tham dự Hội diễn năm 2011 vở : Đào Tam Xuân loạn trào, đoạt nhiều giải cao cho diễn viên. Dù Tuồng cổ là sở trường các đoàn, Nhà hát Tuồng miền Trung diễn bài bản, tạo dựng phong cách riêng từng Nhà hát thành ấn tượng công chúng qua thời gian ghi nhớ vở, vai diễn. Những ấn tượng ấy, nay chỉ còn trong ký ức, không phải các Nhà hát suy thoái, có lẽ khó cắt nghĩa nhưng một trong nhiều nguyên nhân suy giảm cống chúng cả nước với các loại hình nghệ thuật là :

Những biến động toàn cầu, suy thoái kinh tế.

Nhiều loại hình nghệ thuật mới, trò vui giải trí, du lịch, ăn chơi cá nhân, kỹ thuật công nghệ cao tác động đến mọi lứa tuổi về đời sống xã hội công nghệ.

Tâm lý, con người thời hậu văn tự, nhiều băn khoăn choáng ngợp:sa lộ thông tin, các loại hình nghệ thuật, bận rộn chăm sóc cá nhân, tác phong  lao động mới…

Những năm đầu thế kỷ, biến động nội tâm con người xã hội, khiến họ không còn thời gian vui chơi thưởng thức nghệ thuật. Người ta xem video, phim tại nhà, sân khấu tại nhà thay cho đến chỗ đông người. Nhiều lý do, Tuồng không thể có công chúng hào hứng như sau giải phóng, sau đổi mới. Mỗi nhà hát nghệ thuật Tuồng cần lấy lại cân bằng Tuồng, bảo cổ bài bản, cách tân đột biến Tuồng gây sock công chúng, dần tạo địa chỉ quen thuộc, doanh thu tại chỗ. Sân khấu nghệ thuật dân tộc hơn bao giờ cần tài trợ Nhà nước, thử nghiệm sân khấu lấy lại công chúng. Nhà hát Tuồng Đào Tấn mong được bảo tồn nghệ thuật dân tộc, cần sự đầu tư Nhà nước, các nhà doanh nghiệp để Tuồng tồn tại trong cơ chế nghệ thuật thị trường.

                        6.1.Hoạt động biểu diễn.

Những năm đầu đổi mới, Nhà hát diễn tại rạp, công chúng hâm mộ, sau thưa vắng, diễn viên đưa Tuồng đi điền dã. Nhà hát chuyển từ bao cấp sang doanh thu khoán sản phẩm, khoán trắng. Nhà hát ngày ấy là Đoàn Tuồng Bình Định, tổ chức lại cơ cấu nhân sự hoạt động doanh thu. Tinh giảm diễn viên, dựng chương trình , tiết mục nhỏ lẻ, diễn trích đoạn, ca nhạc tổng hợp… tìm mọi hướng tiệp thị công chúng doanh thu.

Đoàn doanh thu hai hình thức: bán vé tại chỗ, diễn theo hợp đồng tại rạp, xuống địa phương, điền dã các tỉnh bạn. Đây còn giai đoạn đầu suy giảm người xem, sau này ngay tại tỉnh nhà Tuồng ít người quan tâm. Nhà hát dựng nhiều loại Tuồng cổ, Tuồng mới các vở: Sơn hậu, Hộ sanh đàn, Bao công tra án Quách Hòe, Bàng quý Phi…Tuồng mới: Sáng mãi niềm tin, Cội nguồn, Trời Nam…Dựng lại vai mẫu Tuồng cổ truyền lại lớp diễn viên mới bài bản , chuyên nghiệp, đưa vào người xem hơi thở Tuồng cổ, sức sống mới. Từng bước mở rộng công chúng các loại đối tượng, nhằm ba mục đích: Doanh thu giao khoán hằng năm, phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương, nuôi dưỡng Tuồng trong nhiều thế hệ khán giả. Trải qua nhiều thập kỷ giao động đổ vỡ công chúng, Nhà hát từng bước khắc phục tồn tại Tuồng, phương thức chung:

Mở rộng công chúng, sàn diễn các địa phương.

Dựng vở cổ, cách tân, nhiều loại chương trình mới.

Doanh thu tại chỗ, tạo công chúng đến xem Tuồng.

Những năm đầu thế kỷ, Nhà hát Tuồng Đào tấn hoạt động dưới nhiều hình thức tiếp cận công chúng ổn định Tuồng. Nhà hát tìm hướng doanh thu tại chỗ, làm thước đo nghệ thuật Tuồng trong thời đại mới. Tuồng vươn dậy vì xây dựng, bảo tồn nghệ thuật cổ như đạo lý văn hóa thời đại.

                        6.2. Phổ biến tác phẩm. 

`Nhà hát còn giới hạn phạm vi Đoàn Tuồng địa phương, ít lưu diễn sang tỉnh bạn, chưa tham vọng vươn ra nhiều nước trên thế giới. Hướng những năm đầu thế kỷ, quảng cáo, tiếp thị tới mọi người dân trong, ngoài tỉnh, đưa tác phẩm theo tuar du lịch vươn xa. Quảng bá, tiếp thị sản phẩm, là  điều kiện lấy lại vị thế Nhà hát Tuồng Đaò Tấn.

Nhiều năm Nhà hát chưa chú ý phổ biến tác phẩm, tiếp thị người xem, rộng khắp, làm suy giảm công chúng. Nay từng bước đổi mới cấu trúc hoạt động Nhà hát phù hợp cơ chế nghệ thuật sân khấu thị trường, thực tiễn lấy lại công chúng mới. Mấy năm trước, Nhà hát từng bị nhiều đoàn địa phương lấn át điểm diễn, nay đang khắc phục bằng uy thế vở diễn chiếm lĩnh người xem. Nhà hát mở email- trang website, thành địa chỉ quen thuộc công chúng. Phương thức chung:

Đưa tác phẩn trực tiếp đến công chúng.

Điền dã giới thiệu vở mới, phát tờ rơi.

Giao lưu công chúng, quảng bá trực tuyến…

Là Nhà hát truyền thống Tuồng bằng đội ngũ diễn viên chuyên nghiệp, tay nghề cao, ca diễn sâu sắc, bi hùng. Nhà hát kết hợp nhiều hình thức mới: tiệp cận đối tác bạn hàng thường xuyên, tạo công chúng yêu Tuồng,đi sâu tuổi trẻ học đường, liên kết các Hội- Hội bảo trợ Tuồng, những tổ chức, đòan thể xã hội, tạo nguồn công chúng yêuTuồng. Từng bước đời sống hóa Tuồng- xã hội hóa Nhà hát Tuồng Đào Tấn.

                              6.3. xã hội hóa Nhà hát Tuồng Đào Tấn.

Tạo nguồn khán giả thích Tuồng, từng bước cải thiện Nhà hát giữ vững Tuồng trong công chúng thời đại mới. Nhà hát gắn Tuồng cùng các hoạt động văn hóa xã hội địa phương: lễ hội tâm tinh, phong tục, hội xuân, hội làng, liên hoan tổng kết công ty… Đưa Tuồng vào các hoạt động xã hội, thiết thực xã hội hóa Tuồng.

Cổ động quảng bá Tuồng thành phong trào ngừơi người xem Tuồng, hiểu biết văn hóa Tuồng vốn quý, tình cảm, bản sắc văn hóa quê hương. Nhà hát dựng diễn, hai hình thức Tuồng cổ, Tuồng cách tân. Diễn Tuồng cổ, theo truyền thống bảo lưu khán giả tiềm năng, dựng Tuồng mới đưa  vào lớp trẻ bảo lưu Tuồng.Tuồng cách tân, Nhà hát dựng vở các danh tướng Tây Sơn, giúp công chúng hiểu thêm lịch sử quê hương, các anh hùng dân tộc, lòng tự hào dân tộc mong họ trở lại Tuồng đông hơn. Nhà hát Tuồng Đào Tấn,dù dư luận khen chê thế nào, đây là nơi ẩn chứa đội ngũ diễn viên nhà nghề, đoạt nhiều Huy chương vàng cao nhất khu vực Miền Trung tại hầu hết những cuộc Liên hoan, Hội diễn Tuông toàn quốc. Là Nhà hát giầu truyền thông nghệ thuật, độ tin cậy bạn nghề cao, nhưng đang suy thoái công chúng, báo động đỏ. Phải chăng? Tuồng quá cổ- trở thành bảo tàng văn hóa quá khứ? Không nên ép duyên! Dù Nhà hát thành công nhiều vở diễn kinh điển: Tuồng cổ- Tuồng cách tân, công chúng càng thưa vắng. Từ Giám đốc NSND Hòa Bình đến người kế nghiệp Phạm ngọc Đình năng động, tài trí chèo lái Tuồng trụ vững.  Mỗi Hội diễn, mỗi vở mới, khai thác đề tài Tuồng thông minh, thực tiễn  nhiều vở đi sâu mạch ngầm lịch sử, đề tài cuộc sống mới, nuôi dưỡng hành trang vào đời thế hệ trẻ. Mỗi vở diễn một câu chuyện cuộc đời hấp dẫn, bổ ích mà chưa thể vừa lòng công chúng. Nhà hát đang quá trình xã hội hóa Tuồng:

Tìm điểm diễn, nhiều hình thức trình diễn: Tuồng hài, vở cổ, trích đoạn, ca nhạc Tuồng…

Tiếp thị trực tuyền phổ cập Tuồng, Tuồng với Tuổi trẻ học đường. Liên doanh, liên kết, nâng cao chất lượng nghệ thuật diễn.

Nhà hát từng bước đời sống hóa Tuồng các khâu:

Tiếp thị, quảng bá sản phẩm, biểu diễn phục vụ.

Mọi hoạt động Tuồng chuyên nghiệp, tiến đến chuyên nghiệp hóa.

Nhà hát từng bước hòa nhập trong nền kinh tế hàng hóa, nghệ thuật thị trường.

Nhà hát hoạt động dựng vở, biểu diễn cân bằng hai hướng bảo cổ- cách tân, tạo đà cân bằng công chúng tồn tại Tuồng trước thách thức mới. Tuồng sẽ đồng hành cùng công chúng, phản ánh những bức xúc đời sống: chống tham nhũng, tiêu cực xã hội, hòa nhập nghệ thuật toàn cầu, xây dựng cuộc sống  con người mới. Nhà hát vươn lên bằng nhiều vở Tuồng vì người xem.

Tiết mục Nhà hát Tuồng Đào Tấn.

 

                              7. Nhà hát Nghệ thuật Hát bội Thành Phố Hồ Chí Minh.

Nhà hát thành lập 31-5-1977 tại rạp Long Phụng, số 234 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Thành, quận I, thành phố Hồ Chí Minh. Ngày mới thành lập, Nhà hát tập hợp nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ cũ tài năng, tổ chức nhóm đầu tiên phục vụ Đại hội Đảng và công chúng Hà Nội. Nhà hát dựng diễn hầu hết Tuồng cổ đề tài dân gian, dã sử, những nhân vật lịch sử mang phong cách Tuồng Nam Bộ.

Sau giải phóng Nhà hát diễn tại rạp khá đông khán giả, thường diễn nhiều Show trong tuần, doanh thu cao. Đoàn Nghệ thuật Hát bội Thành phố khoảng 80 diễn viên, nhân viên. Lớp nghệ sĩ đầu tiên : Năm Đồ, Đỗ Văn Rỡ, Đinh Bằng Phi, Thành Tôn, Châu Kỷ, Minh Biện, Ngọc Anh, Kim Chắc, Công Khanh, Kim Thanh, Hữu Danh, Linh Hiền, Ngọc Dung… Đoàn Tuồng Hát bội Thành phố tham diễn hơn 10 lần Liên hoan Sân khấu địa phương, đoạt nhiều giải thưởng cá nhân, tập thể, bẩy lần tham dự Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, một lần Liên hoan Sân khấu thử nghiệm Quốc tế được nhiều giải thưởng. Đoàn Tuồng tuyển dụng nhiều diễn viên đào tạo chính quy tại trường Âm nhạc quốc gia, trường Nghệ thuật Sân khấu như : Ngọc Nga, Hữu Phi, Hùng Phi, Hữu Danh, Kiều Nga, Nguyễn Hoàn, Như Mỹ, Thiên Kim, Ngọc Thanh, Xuân Quang, Kim Nên, Thanh Trang, Văn Đô, … Năm 1996, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội tập huấn lớp diễn viên nâng cao : Thu Hà, Anh Thi, Huế Hương, Thanh Tuấn, Minh Khương, Bảo Châu, Ngọc Giầu… Năm 2005- 2006, lớp sau : Nhà hát không ngừng nâng cao toàn diện diễn viên các mặt chuyên môn, văn hoá nghệ thuật, đáp ứng nhu cầu công chúng tình độ văn hóa con người xã hội mới.

Sang đầu thế kỷ XXI, Nhà hát giới thiệu nghệ thuật Hát bội xuống công chúng, tổ chức giao lưu, biểu diễn Tuồng vào lớp trẻ tại các trường học, sinh viên… Nhà hát đưa nghệ sĩ kinh nghiệm, những diễn viên thần tượng công chúng giới thiệu nghệ thuật, minh hoạ triển lãm vai diễn, nhân vật Tuồng, giầu kịch tính bi hùng, bạo liệt trong nghệ thuật. Năm 2010, Nhà hát tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao nhận thức, diễn viên, nhạc công, hệ thống hoá tư liệu Tuồng, nhằm nghiên cứu, bảo tồn nghệ thuật Tuồng.

Nhà hát đoạt 03 NSND : Năm Đồ, Thanh Tâm, Đinh Bằng Phi, NSƯT : Ngọc Anh, Ngọc Nga, Anh Kiệt…

Nhà hát dựng hơn 60 vở Tuồng cổ, Tuồng mới : Tuồng cổ các vở : Trảm Trịnh Ân, Thần nữ dâng ngũ kinh kỳ, Lưu Kim Đính, Giải giá Thọ, Hồ nguyệt cô hoá cao, Người đẹp đất Giang Đông, Dương Ngọc, Ngũ sắc Châu, Sơn Hậu… Tuồng lịch sử : Trần Quốc Tuấn, Trần Hưng Đạo, Sát Thát, Tiếng hát nàng Huyền Cơ, Bông hồng núi Nưa, Chất ngọc không tan… Nhá hát Nghệ thuật hát Bội thành phố, là Nhà hát Tuồng duy nhất trong 07 Nhà hát dựng nhiều vở Tuồng dành riêng tuổi thiếu nhi : Tình thương và bảo vật, Em bé ngoan cường, Con thỏ Ngọc, Chiếc hài cánh quạ, Dũng sĩ Trương Sinh…

Nhà hát tham gia các Hội diễn Sân khấu Tuồng toàn quốc :

Năm 1980 vở : Sát thát-Bửu Tiến, đạo diễn Huỳnh Bá( Huy chương vàng).

Năm 1985 vở : Trần Quốc Tuấn -Hoàng Yến ( Huy chương Bạc )

Năm 1990 vở : Bông hồng Núi Nưa -Hoài Linh, Đinh Bằng Phi (Huy chương bạc ).

Năm 1995 vở : Chất ngọc không tan -Thương Huyền ( giải vàng).

Năm 1999 vở : Tiếng hát Nàng Huyền Cơ- Trương Huyền ( giải vàng ).

Năm 2005 vở : Lửa Thiêng- Phi Hùng, Hữu Danh ( giải vàng )

Năm 2011 vở : Trảm Trịnh Ân -Hội diễn chỉ trao giải vàng diễn viên, không trao giải thưởng vở diễn.

Nhà hát Nghệ thuật Hát bội Thành Phố Hồ Chí Minh qua gần 35 năm, phát triển vững mạnh nghệ thuật Tuồng Nam Bộ, dù những năm đầu thế kỷ gặp nhiều khó khăn suy giảm công chúng. Nhà hát tìm hướng lấy lại vị thế Tuồng. Mỗi nghệ sỹ, diễn viên một hạt nhân quảng bá Tuồng đến người xem.

                        7.1. Hoạt động doanh thu.

Nhà hát mở rộng sàn diễn, đối tượng khán giả, hằng năm hoàn thành, vượt chỉ tiêu doanh thu. Những người quản lý Nhà hát quan niệm: doanh thu thước đo Tuồng trước công chúng, bổ sung hoạt động bảo tồn, phát triển Tuồng hiện hữu trong cuộc sống. Mức thu mỗi năm: 500- 600 triệu đồng còn khá cao, nếu không muốn nói cao nhất ngành Tuồng những năm đầu thế kỷ.

Nhà hát coi trọng đời sống hóa Tuồng, phương thức tiếp cận số đông khán giả. Nhà hát diễn nhiều loại Tuồng:

Tuồng hài, trích đoạn cổ, cấu trúc chương trình tổng hợp, ca bài lẻ, dành riêng cácvở Tuồng thiếu nhi…

Diễn Tuồng cải lương- pha Triều Quảng.

Tuồng với các hình thức nghệ thuật: Xiếc, Ca múa nhạc,Kịch câm, Kịch hình thể.

Nghiêm khắc nhìn lại, có thể Nhà hát phần nào đánh mất bản thể Tuồng, nhưng muốn tồn tại trong cơ chế nghệ thuật thị trường lại doanh thu cao, không còn đường nào khác phải chấp nhận Tuồng cách tân- Tuồng đổi mới hòa nghập nghệ thuật thế kỷ. Nhà hát định hướng khoa học:

Diễn Tuồng cổ- bảo cổ- phục cổ bản sắc Tuồng Nam Bộ.

Tuồng cách tân: Tuồng Cải lương, Triều Quảng…

Đổi mới Tuồng- Tuổng pha trộn phong cách các loại hình nghệ thuật thời đại.Tuồng rời “hoàng cung” sáng đèn tại chỗ, diễn lưu động điền dã xuống trường học, công nông trường, nhà máy, công ty, Sân khấu đường phố( sân khấu đại chúng). Phương thức chung:

Bán vé lưu động, diễn theo hợp đồng.

Diễn phục vụ không doanh thu, theo nhiệm vụ chỉ tiêu 60 buổi/năm.

Nhà hát được đầu tư năm: 3-4 tỷ đồng đủ hoạt động Tuồng tồn tại, phát triển cùng các hình  thức nghệ thuật. Nhà hát đầu tư tạo nguồn khán giả tiềm năng, khán giả trẻ, lấy lại thương hiệu Tuồng. Nhà hát đã, đang hòa nhập Tuồng trong nghệ thuật thị trường, đời sống hóa văn hóa, nghệ thuật Tuồng cùng công chúng thời đại.

                        7.2.Hình thức quảng bá nghệ thuật.

Nhà hát Nghệ thuật Hát bội Thành phố HCM, nơi dẫn đầu cả nước hoạt động nghệ thuật thị trường, người người tự lực, nhóm đoàn tự túc doanh thu tồn tại. Nghệ sỹ, nhóm đoàn chạy đua doanh thu, dựng vở tìm show diễn. Nhà hát năng động nhạy cảm nắm bắt thị hiếu khán giả đưa Tuông đến mọi nơi, thực hiện xã hội hóa Tuồng.

Nhà hát tạo vị thế Tuồng trong bão tố nghệ thuật thị trường, xây dựng khán giả Tuồng cổ, Tuồng tân. Tuồng cổ, công chúng truyền thống- tiềm năng, gồm những người yêu Tuồng. Tạo dựng công chúng mới thế hệ trẻ đến Tuồng tự nguyện, hoặc bằng nhiều con đường giúp họ đến Tuồng.Truyền thống Tuồng Sài Gòn từ năm 1900, xuất hiện các ban nổi tiếng: Bầu bòn, Dầu tiếng, Lương Khắc Ninh…Thời canh tân văn hóa 1905-1910, Tuồng cách tân tồn tại duy nhất, sau đến Ca nhạc tài tử, Ca ra bộ- Cải lương (1914- 1918).Cải lương hưng thịnh, Tuồng suy thoái, nhiều ban tan rã, không ít nghệ sỹ bỏ Tuồng sang diễn Cải lương. Tuống Sài Gòn mới ra đời diễn Tuồng cổ, sau Tuồng Triều quảng, Cải lương Tuồng cổ. Vào tháng 5-1977, sau giải phóng tập hợp nghệ sỹ nhiều ban Tuồng tư nhân sang thành lập Đoàn Nghệ thuật Hát bội Thành phố HCM. Từ Đoàn lên Nhà hát, một đơn vị bề dày nghệ thuật công chúng trụ vững tại rạp Huỳnh Long, dù đang suy giản người xem. Nhưng nói tới lịch sử xã hội hóa Nhà hát phải kể đến truyền thống các nhà hát, đoàn nghệ thuật phương Nam trên 100 năm tuổi, khởi sự các ban hát Tuồng tư nhân cùng một số nghệ sỹ nổi tiếng: Thành Tôn, Năm Đồ,Châu Kỷ, Ba lăng, Ba Út, Minh biện…tự doanh thu tồn tại. Sau đổi mới, những năm đầu thế kỷ, Nhà hát xã hội hóa sâu rộng, đời sống hóa Tuồng. Phương thức chung:

Quảng cáo sản phẩm, trực tiếp các show diễn.

Giới thiệu trang web, vở diễn, gương mặt nghệ sỹ…

Liên doanh, liên kết tổ chức đưa Tuồng đến mọi nơi.

Ba phương thức quảng bá Tuồng, nhiều đoàn, nhà hát, sân khấu cả nước thực hiện gần giống nhau. Nhưng  ít nơi hiệu quả cao như Nhà hát Nghệ thuật Hát Bội Thành phố HCM. Nếu thực hiện cơ chế mới, Nhà hát đủ khả năng doanh thu tồn tại- tồn tại bằng doanh thu, quảng bá sản phẩm. Dù đang bị thu hồi rạp Lonh phụng, chưa biết ở đâu? Tuông  sẽ về đâu? Nhưng Nhà hát đang tồn tại hiện hĩu diễn điền dã, doanh thu hội làng, chùa miếu … để tồn tại.

 

            7.3. Xã hội hóa Tuồng.

Những năm đầu thế kỷ, Nhà hát từng bước lấy lại vị thế Tuồng.Dù Thành phố HCM, công chúng hưởng thụ nhiều loại hình nghệ thuật, Tuồng bị suy giảm. Nhà hát hoạt động nhiều mặt quảng bá Tuồng, xây dựng công chúng mới.

Nhà hát xã hội hóa diễn nhiều chương trình, nhiều loại Tuồng vì công chúng. Lớp tác giả , đạo diễn, diễn viên gạo cội giúp Nhà hát dựng Tuồng bài bản, nghệ thuật kinh điển. Lớp trẻ năng động, nhạy cảm, ca diễn Tuồng mang sức sống mới, là điều kiện xã hội hóa toàn diện Tuồng. Hệ thống cộng tác viên, liên kết tiếp thị đưa Tuồng đến các tỉnh,  vùng sâu, vùng xa, nhiều hướng giới thiệu, quảng bá, doanh thu  hiệu quả. Con đường xã hội hóa, Nhà hát Nghệ thuật Hát bội Thành phố:

Đời sống hóa Tuồng.

Đời sống hóa Tuồng, nhiều hình thức đưa công chúng đến nghệ thuật Tuồng. Nhà hát tổ  chức giao lưu trao đổi nghệ cùng khán giả, từ 20 trường PTTH ngoại thành, đến một số tỉnh đồng bằng Nam Bộ. Sau tọa đàm, viết bản thu hoạch nhận thức nghệ thuật Tuồng tại Trường PTTH Trần Đại Nghĩa Quận I, Mạc Đĩnh Chi Quận VI, Khởi nghĩa Nam kỳ QuậnII…Trường đại học Khoa học Xã hội nhân văn, Trường Cao đẳng Sư phạm Tiền Giang…Qua những buổi giao lưu công chúng- đặc biệt giới trẻ đến xem Tuồng hào hứng. Đây một trong nhiều giải pháp xã hội hóa Tuồng: mở rộng khán giả, sàn diễn, nuôi dưỡng công chúng Tuồng lâu dài- công chúng tương lai. Nhà hát tiếp thị, xã hội hóa Tuồng sâu rộng diễn nhiều hình thức Tuồng vì khán giả. Là Nhà hát năng động, nhạy cảm tiếp thị, xã hội hóa bậc nhất nhất ngành Tuồng không tránh khỏi suy giảm công chúng. Ban Giám đốc, nghệ sỹ, diễn viên đang tìm mọi cách doanh thu cao, lấy lại vị thế Nhà hát, công chúng Tuồng.

IV.Kết luận.

Tuồng sau đổi mới, nhiều biến động các mặt: gia tăng, suy giảm số đoàn, diễn viên, tổ chức bộ máy quản lý, hoạt động nghệ thuật Tuồng… Các đoàn Tuồng từ một đoàn nhỏ nâng cấp thành nhà hát, hai đoàn biểu diễn, trong thế công chúng ngày càng xa lánh Tuồng.

Những năm đầu thế kỷ XXI, Tuồng suy giảm công chúng nghiêm trọng, các nhà quản lý ổn định tổ chức bốn nhà hát, ba đoàn Tuồng trực thuộc các nhà hát: Đoàn Tuồng Huế thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Huế, Đoàn Tuồng Phú Khánh (Đoàn Tuồng Khánh Hòa) thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Khánh Hòa, Đoàn Tuồng Thanh Hóa( Đoàn Tuồng Thanh Đà) thuộc Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn. Bảy đơn vị Tuồng, hoạt động biểu diễn trên ba miền: Bắc-Trung- Nam.

Mỗi lần tham dự Hội diễn, Liên hoan, nhằm nâng cao toàn diện hoạt động nghệ thuật các đơn vị Tuồng do Nhà nước nuôi dưỡng, quản lý. Hội diễn một dịp nhìn nhận, đánh giá lại lực lượng diễn viên, trình độ nghệ thuật, định hướng nội dung tác phẩm sân khấu phản ánh hiện thực đời sống xã hội, nâng cao chất lượng vở diễn, kỹ thuật diễn viên,tạo không khí sân khấu, một phần thước đo khán giả. Biết rằng thông thường các vở Hội diễn thường nhận giải cao, nhưng công chúng chẳng hâm mộ. Những vở Hội diễn và công chúng luôn là khoảng cách, đến nay chưa thể gặp nhau, vì Nhà quản lý muốn định hướng nghệ thuật chủ quan nội dung đề tài, công chúng chỉ thích giải trí bình dân. Sân khấu và Tuồng còn nhiều giao động công chúng, khi nào trả về nghệ thuật thị trường tự nó điều tiết theo quy luật: Cung- Cầu. Sân khấu vàTuồng còn nuôi dưỡng, khoảng cách vở tham dự Hội diễn, công chúng còn tiếp diễn không thể lấp đầy hố đen, trừ khi Nhà quản lý thay đổi tầm nhìn.Tuồng truyền thống chuyên diễn trích đoạn cổ, vở cổ, không cách tân, đổi mới. Theo quy luật tự nhiên, các nước phát triển và khu vực diễn Tuồng cổ, không cách tân, đổi mới. Ngay đồng bào Khme không cách tân Tuồng Rô băm, không dựng mới, chỉ diễn trích đoạn cổ. Tuồng sau Cách mạng tháng tám đến nay liên tục cách tân- đổi mới, do chủ trương Nhà quản lý văn hóa. Những thập niên 60 thế kỷ XX, dậy lên phong trào cải tiến nhạc khí dân tộc, kết quả, những nhạc khí cải tiến bỏ vào kho, sau làm củi đun nước uống trà. Ngày nay, một số nhạc công biệt tài, cải tiến nhiều loại nhạc cụ diễn thành công. Thực chất những cải tiến ấy chỉ là trò chơi âm nhạc, khi họ không biểu diễn nổi các nhạc cụ kia chết theo, chưa kể một số cải tiến sai lạc đánh mất bản sắc âm thanh nhạc cụ, cuối cùng cái công chúng ghi nhận vẫn là :sáo tiêu, nhị bầu…nguyên bản cổ xưa. Bài học thực tiễn này, chứng minh Tuồng : cách tân- đổi mới chỉ nhất thời. Tuồng cổ luôn là bản thể nghệ thuật cha ông.

Những năm cuối thế kỷ XX, cả ngành Tuồng cách tân, các đoàn, nhà hát dựng Tuồng cách tân- đổi mới :

Kịch bản Tuồng- kịch nói hóa.

Nghệ thuật diễn -Kịch nói hóa.

Pha trộn đa phong cách( Tuồng với các loại hình nghệ thuật).

Trang trí sân khấu nửa cũ, nửa mới( ước lệ, tả thực).

Đến những năm đầu thế kỷ XXI, Tuồng khu vực Miền Trung bảo cổ, diễn Tuồng tân công chúng không chấp nhận. Tuồng trở về bản thể, cách tân theo nhu cầu công chúng. Bảo vệ Tuồng cổ mỗi vùng miền mang bản địa văn hóa quê hương việt. Bảo tồn Tuồng cổ, bảo vệ văn hóa nghệ thuật, tâm hồn, tư tưởng, tình cảm con người xã hội, một thời đại nó đang hiện hữu.

                                                    Ảnh Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TPHCM.     

CHƯƠNG IV

 

ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TUỒNG

Khái niệm đặc trưng ghi nhận, phản ánh cái điển hình một hiện tượng, sự vật khác biệt: Tuồng khác Chèo, khác Cải lương… Thuật ngữ Tuồng đang tồn tại  cách gọi khác nhau, xứ Bắc gọi là Tuồng, người Nam gọi Hát Bội. Chữ Bội còn giả thuyết: Người Miền Trung nói Hát bội từ tiếng Chăm, người Nam Bộ giải thích Hát bội là bội lên hai ba lần. Một số nhà nghiên cứu lại phân biệt Hát Bội, khác Hát bộ. Hát Bội Tuồng còn Hát bộ là Cải lương, khi hát ra điệu bộ minh hoạ lời ca, gọi là “cara bộ”… Người Bắc quan niệm chữ bộ, khi hát Tuồng phải đi theo trụ bộ, điệu bộ. Đây là những thuật ngữ hiểu theo cách gọi mỗi người, mỗi vùng miền, từng thể loại sân khấu, quan niệm riêng.

Nghệ thuật Tuồng đang tồn tại nhiều chính kiến khác nhau: Nguồn gốc, sự ra đời, đặc trưng nghệ thuật Tuồng… Viết những nội dung này nhiều điểm hot phức tạp, tác giả cố gắng trình bầy những nhận định riêng để tham khảo, làm phong phú nghệ thuật Tuồng. Tuồng sân khấu mô tả, cường điệu, ước lệ, tượng trưng. Nhận định này không phát hiện gì mới, nghệ thuật là mô tả, chỉ những loại khác không mô tả mà biểu hiện, nghệ thuật thời gian: âm nhạc, múa xiếc… Từ quan niệm chung, tác giả phân loại phương pháp nghệ thuật sân khấu Việt nam:

Tuồng: Mô tả-ước lệ- tượng trưng- Cường điệu, đặc tả hiện thực.     Chèo: Minh hoạ – ước lệ- cách điệu hiện thực.

Cải lương: Minh  hoạ -Ca và bộ, cách điệu, tả thực.

Kịch nói: Tả thực – hành động xung đột tâm lý, biểu hiện hiện thực.

Nhận định này, nhằm phân chia những khác biệt các thể loại sân khấu,chứng minh phương pháp nghệ thuật độc đáo từng loại thể.Tuồng nhiều người quen đề cao là “nghệ thuật bác học”, trong mỹ học nghệ thuật không có thuật ngữ mang khái niệm phân biệt nghệ thuật bác học với nghệ thuật dân gian, chỉ sử dụng thuật ngữ: Nghệ thuật kinh điển -nghệ thuật dân gian-nghệ thuật chuyên nghiệp-nghiệp dư. Tuồng là nghệ thuật kinh điển.

Mô tả là phương pháp nghệ thuật sân khấu truyền thống, thông qua tích  truyện tự sự trữ tình, người diễn viên kể lại câu chuyện kịch bằng ngôn ngữ hành động hình thể,cùng nghệ thuật ca-múa-nhạc. Tuồng là sân khấu, nghệ thuật kinh điển, hình thành hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật trình thức, quy phạm niêm luật nghiêm khắc, những loại hình mẫu nhân vật, đạo cụ, binh khí, trang phục, hoá trang, mầu sắc… mang đặc tính ước lệ tượng trưng. Đặc điểm ước lệ Tuồng quán triệt hệ thống biểu hiện sân khấu, ngôn ngữ nghệ thuật biểu diễn thành bộ. Theo nhà nghiên cứu Tuồng Lê Văn Chiêu, chia nhiều bộ: Bô bê, Bộ lỉa, là phương pháp nghệ thuật, kỹ năng biểu diễn Tuồng.

                        1.Phương pháp nghệ thuật biểu diễn.

                        1.1.Nghệ thuật mô tả.

Phương pháp: những quy ước mô tả nhận thức, biểu hiện hiện thực, người diễn viên thể hiện trên sân khấu Tuồng. Phương pháp nghệ thuật nghiên cứu quy luật cấu trúc, phản ánh hiện thực, những chuyển động, hình thái mô tả hệ thống động tác diễn. Phương pháp nghệ thuật mang tính lịch đại, đặc tính cảm xúc, mô tả nội dung, hình thức tác phẩm sân khấu. Những sáng tạo nghệ thuật biểu diễn ấy, tạo sự thống nhất phong cách, thể loại tác phẩm sân khấu: Tuồng-Chèo-Cải lương, Kịch nói, Ca múa nhạc…  từng bài riêng lẻ.

Nghệ nhân Tuồng chia nghệ thuật biểu diễn thành hai bộ: Bộ bê, Bộ lỉa. Mỗi bộ đặc trưng, mô tả cảm xúc nhân vật riêng.

                        Bộ bê.

         Diễn tả nội tâm nhân vật đau đớn trong hoàn cảnh mất mát bi thương như trích đoạn : Đổng mẫu thượng thành, Kim Lân biệt mẹ, vở Tuồng Sơn Hậu, cảnh Quận chúa Thanh Anh liều mình tử tiết để Đơn Hùng Tín đi báo thù, trong Tuồng Tống tửu Đơn Hùng Tín…

Hình thức diễn Bộ bê: Hai chân thẳng, lắc người từ phải sang trái, tiếp từ trái qua phải, hai tay xuôi, mặt biến sắc sợ hãi, toàn thân rung lên bị kích động mãnh liệt, hoặc lăn lê đau đớn vật vã…

Bộ bê, mô tả nỗi đau, tận cùng, bi thương, bi hùng, bạo liệt. Nhân vật nhiều trắc trở, mô tả nỗi đau bàng hoàng. Mỗi động tác truyền cảm người xem kích động mạnh, đồng cảm cùng tin khủng, nỗi đau bất ngờ, bi thảm.

                        Bộ Lỉa.

Những động tác ngoại hình, biểu hiện nội tâm nhân vật. Hình thức diễn bằng nhiều động tác mô tả. Tỏ vẻ xem thường đối thủ, chụm chân lại, nhấc hai gót chân lên cao, tay trái giơ ngang mắt, hoặc các trạng thái biểu cảm khác: ôm bụng, khom lưng, đau đớn trong lòng không sao tả hết… Mỗi bộ một hệ thống động tác: bê- Xiến -Nghệ thuật mô tả.

Qua tham khảo nghệ thuật diễn Tuồng của thầy Tuồng Lê Văn Chiêu, các Nghệ nhân… Tác giả chia thành ba bộ: Bộ chân -Bộ tay-Bộ hình.

                        Bộ hình, (lấy ngôn ngữ hình thể toàn thân diễn tả nội tâm).

Ba bộ này bao quát hệ thống biểu diễn Tuồng, là ngôn ngữ hành động toàn thân người diễn viên: đôi tay, đôi mắt, hai chân, nét mặt, hành động toàn thân.

                        Bộ tay, (khai, mở những động tác diễn toàn bộ đôi tay).

Nghệ thuật diễn, những động tác chỉ tay, mỗi tính cách nhân vật gặp một tình huống cách chỉ tay khác nhau.

Chỉ một ngón tay: bàn tay khum lại, chỉ một ngón nhấn nhấn trước mặt người khác như bề trên giáo huấn họ những điều còn chưa biết. Một ngón tay nhấn nhấn ngang tai đang chăm chú nghe, suy đoán tìm hiểu điều gì mới lạ… Chỉ hai ngón chéo trước mặt, muốn nói một điều gì ở xa. Chỉ hai ngón tay thẳng trứơc ngực, nói cái hiện diện trước mặt mình. Chỉ hai ngón quay tròn, tình huống khẩn cấp. Chỉ một ngón lên má khoe mẽ. Chỉ một ngón vào cằm, nghiêng đầu e thẹn, ngượng ngùng. Chỉ một ngón ra trước, vòng lại chỉ vào mình, nháy mắt tỏ ý trêu ghẹo, diễu cợt người khác. Chỉ một ngón khua khua trước mặt, tỏ ý khinh thị, kiêu ngạo, coi thường mọi người…

Động tác đôi tay sử dụng vuốt râu, biểu hiện những trạng thái tâm lý, tình cảm nhân vật Tuồng.

Vuốt một tay, hoặc hai tay chậm rãi, tỏ vẻ nhàn cư, ung dung thư thái. Mặt đăm chiêu, vuốt râu nửa chừng, muốn diễn tả những trăn trở lo toan, suy ngẫm. Mặt rạng rỡ, tay vuốt râu xuôi xuống dứt khoát, tỏ ý mưu kế, một việc thành công, chắc thắng. Dù sau đó thảm bại, thì ngay lúc ấy đắc ý mọi việc thành công. Mặt giữ tợn, tay vuốt râu quang sang một bên mau lẹ dứt khoát: kẻ nổi giận, sẵn sàng giáng trả. Vuốt nhanh ba cái liên tiếp xuôi xuống: căm giận, Trương Phi vuốt râu cào cào, hết sức căm giận. Bọn tiểu nhân, xu nịnh thường vuốt râu xoáy ria mép vẩy sang hai bên…

                        Bộ chân: khẳng định tư thế, dáng vẻ, tính cách nhân vật Tuồng.

Mỗi hạng người đi trụ bộ: vua -dân -kép, văn -võ… hành sự theo: Ký – cầu- niêm -thinh.

         Ký: tư thế đứng chữ đinh. Hầu hết nhân vật Tuồng đa phần đi, đứng chữ đinh: vua quan đào kép võ, lão ông, tiên ông… Mỗi loại nhân vật đi chữ đinh nặng nhẹ khác nhau, thường hai chân bước sát nhau. Nhằm phân biệt mỗi hạng người, đẳng cấp xã hội: Vua đi chữ đinh, hai chân bước sát nhau, mỗi bước trụ bộ mạnh mẽ hùng dũng. Kép văn đi chữ đinh bước hai chân sát vào nhau, mỗi bước chân thư thái ung dung, thanh thoát nhẹ nhàng như gió rung, hoa nở. Tướng võ đi chữ đinh rất cầu kỳ, khó tập. Vai võ đi chuyển động toàn thân, đương nhiên vai nào khi cất bước chẳng vận động toàn thân nhưng tướng võ khác biệt, múa đưa hai tay từ trong lòng ra, chân phải đặt xuống đất nghiêng 45, chân trái hơi gập lại cao, quay tròn ba vòng, chân trái đứng xuống đất chữ đinh. Tướng mang râu chân bước chữ đinh thẳng… Đào võ bước chữ đinh thẳng sát, bước ngắn, đi hơi nhẹ, hai tay múa đưa từ trong lòng ra.

Đây là những động tác vũ đạo cơ bản các nhân vật Tuồng Việt thường đưa tay từ trong ra như bày tỏ tấm lòng… Những động tác tay Tuồng Tầu  thường vơ từ ngoài vào, tay phải giơ cao chỉ xuống như mang tham vọng bá quyền. Những nhân vật khác trong tuồng Việt thêm một số vũ đạo đi đứng, đào thường đi chữ nhất bước chậm , nhẹ nhàng khoan thai, thanh nhã. Đào lẳng đi tương đối tự do thoải mái , bước đi lúc mau, lúc chậm, chữ đinh rộng, chữ nhất khum khum, đánh mông… (phần này dựa theo tư liệu Thày Tuồng Lê Văn Chiêu).

Bộ chân còn nhiều động tác đi theo điệu bộ, trụ-bộ. Mỗi hình mẫu nhân vật một dánh vóc, tác phong đi – đứng theo hình mẫu riêng, quy phạm thuộc từng đẳng cấp xã hội. Bộ chân, biểu hiện rõ những động tác diễn hình thể nhân vật Tuồng.

                        Bộ hình.

Bao gồm hệ thống động tác chuyển động toàn thân, mỗi động tác diễn mô tả những trạng thái tính cách nhân vật, không gian, thời gian, tình huống tình cảm… Bộ hình, diễn tả toàn thân nhân vật bằng ngôn ngữ hình thể.

Diễn tả động tác bước vào nhà: chân trái nhón gót, đầu ngó nghiêng bước qua. Theo quan niệm cổ xưa, nhà có bậc bằng gỗ, hoặc xây gạch cao, phân giới trong nhà, ngoài hiên, nên bước đi mang tính vũ đạo Tuồng. Đó là nghệ thuật ước lệ, tượng trưng những động tác diễn tả hành vi con người trước hiện thực cuộc sống. Muốn đi ra bước qua cửa, chân phải nhấc lên cao, bước dài, lắc người nhảy qua. Nhà cửa cao, ngẩng đầu bước qua, nhà cửa thấp khum lưng, cúi đầu bước ra. Động tác ngồi, vũ đạo toàn thân, chân trái giơ cao vuông góc, chân phải trụ vững, tay trái thẳng, bàn tay xoè úp xuống. Tay phải giơ cao ngang trán, bàn tay xoè ra, ngửa lên, đảo người ngồi xuống. Là động tác ngồi không có ghế, nhân vật ngồi thẳng xuống đất. Động tác diễn ngồi ghế:

Điệu bộ bước ra, tay trái chỉ vào, tay phải đè lên tay trái, xoay tròn toàn thân, ngồi xuống ghế. Hai chân chấm đất, thẳng chữ đinh. Động tác chung là thế, nhưng mỗi hạng người lại có cách ngồi vũ đạo khác nhau một chút, biểu hiện tính cách mỗi giai tầng xã hội, hoặc cá tính con người.

Điệu bộ đi ngựa: đi ngựa có quân hầu cầm roi đưa cho chủ, đi ngựa tự do. Người hầu gặp con ngựa dữ, thò roi ra để khán giả biết, sau đó, lộn hai, ba vòng từ cánh gà ra giữa sân khấu (tả ý bị ngựa đá). Tiếp theo vỗ tay vào roi ngựa, tỏ ý vỗ vào yên ngựa kiểm tra sự an toàn vững chắc cho chủ, hai tay dâng roi ngựa đưa chủ. Chủ soái, Chủ tướng… tay cầm roi, chân trái giơ cao vuông góc, đứng xuống, cầm roi quất roi, quất vào chân phải (tỏ ý đã cưỡi ngựa). Một số diễn viên đứng xuống, quay hai, ba vòng, quất roi, tả ý nhảy lên lưng ngựa, thúc phi nước đại. Nếu vai diễn tự đi ngựa từ trong ra, đi chữ đinh đá roi, lên ngựa, điệu bộ tương tự như trên. Một số người diễn kỹ xảo đưa chân trái lên, vuông góc, thả xuống, hai bàn chân chụm lại, nhấc gót lỉa chạy một vòng ra sân khấu, bước dài nhảy lên lưng ngựa. Những động tác lỉa của Tuồng, kỹ thuật hấp dẫn, vận động toàn thân diễn tả nội tâm nhân vật.

Kỹ thuật lỉa có binh khí, lỉa không đạo cụ, binh khí đều diễn tả: Tâm lý, tình cảm, nội tâm nhân vật. Tướng võ sử dụng kỹ thuật lỉa, dáng vẻ oai vệ, kết hợp mắt quắc lên trợn tròn, tay trái múa vòng tròn chỉ vào mặt đối phương, tay phải cầm thương, hoặc kiếm kích, biểu tả khinh địch, sẵn sàng tiêu diệt ngay. Đối nghịch động tác kỹ năng mạnh mẽ lỉa, kỹ thuật bê, diễn tả nội tâm nỗi đau khổ giữ dội đột biến, tượng trưng ước lệ mọi hình mẫu nhân vật. Tuy nhiên, mỗi hạng người, đẳng cấp xã hội, kỹ thuật diễn tả lỉa-bê, khác nhau theo mức độ téc ních, nhưng nội dung không đổi.

                        Kỹ thuật bê: khi nhân vật nghe tin khủng, hai chân chụm khít, nhấc chân trái cao vuông góc, quay một vòng tròn, mặt thất sắc kinh hoàng, sợ hãi…

Ngày xưa, diễn Tuồng các Miền vũ đạo khác nhau khá nhiều. Tuồng Bắc đi ngựa vũ đạo chân phương, không đá roi, thường vũ đạo tiến lên, lùi xuống, quất roi quay một vòng lên ngựa. Kẻ nóng tính chỉ tung, hay hất roi mạnh tỏ ý bực tức… Từ ngày Tuồng  Miền Trung (Tuồng khu V ra Bắc) Tuồng Bắc lai tạp, nhiều động tác diễn ảnh hưởng Tuồng Bình Định. Bộ tay, Bộ chân, Bộ hình không diễn chân phương như xưa. Tuồng Bắc đánh mất một phần ngôn ngữ kinh điển Tuồng dân gian nguyên xơ.

Bộ hình, nhiều động tác kết hợp toàn thân: Tay chân, nét mặt, ánh mắt, ngôn ngữ hình thể, mông lưng đầu vai ngực… diễn tả nội tâm, tình huống sân khấu, trạng thái tình cảm nhân vật, tính kịch, tích Tuồng.

Ba bộ: Bộ tay- Bộ chân- Bộ hình, nằm trong nghệ thuật vũ đạo, diễn tả ngoại hình, nội tâm nhân vật Tuồng. Bộ ba nghệ thuật biểu diễn, là những động tác vũ đạo kỹ năng kinh điển Tuồng mỗi vùng miền, phong cách từng ban hát. Tác giả chia ba bộ nhằm phân biệt các nhóm động tác kỹ năng biểu diễn, công chúng tiện nghiên cứu, tìm biết rõ nghệ thuật biểu diễn, xem hiểu Tuồng.

Nghệ thuật, kỹ năng diễn Tuồng, là những khổ luyện người diễn viên say mê yêu nghề mới theo nghiệp, lập sự nên sao. Tác giả chưa đủ khả năng trình hết kỹ thuật biểu diễn, chỉ điểm qua một số động tác kỹ thuật cơ bản, tiêu biểu diễn tả ngoại hình, nội tâm Tuồng cho thấy công phu  người diễn viên. Nghệ thuật mô tả phong phú, độc đáo kỹ thuật diễn tả nội dung, hình thức nhân vật Tuồng. Muốn hiểu nội dung tích Tuồng, không đơn giản đọc kịch bản, xem trình diễn sân khấu, còn phải hiểu từng động tác vũ đạo Tuồng. Đây cái cao siêu, tính chuyên nghiệp nghệ thuật, là những hạn chế Tuồng đến với công chúng xưa, cả thế hệ trẻ hôm nay.

Tại cuộc Hội thảo Cải lương năm 2011, vị Cục Trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn tự nhận xét: Tôi xem Tuồng chẳng hiểu gì cả. Liệu vị này thật lòng hay là “diễn”, hoặc ngụ ý nói Tuồng thật khó hiểu, không như các môn khác…  Tạm coi nhận xét ấy là đúng! Vị Cục trưởng dũng cảm, nói thật lòng, đáng yêu quá! Bỗng một vị GS lâu nay tự phong cho mình, thêm mấy anh nhà báo lú lẫn mạ kền tên tuổi, rồi mọi người gọi theo mà thành như thật, nói vị kia: Dốt! Nghe mà đau lòng, bởi chính “GS” nghiên cứu Tuồng còn nói những chi tiết sai về Tuồng như đã dẫn thì Nhà quản lý kia làm sao “hiểu nổi”? Viết ra điều này, muốn nói Tuồng là Nghệ thuật kinh điển, truyền thống, lâu đời còn quá ít người xem thấu hiểu. Ngay giới nghiên cứu sân khấu nhiều người lâu năm, viết về Tuồng chỉ là vẽ voi. Những người tâm huyết như Lê Văn Chiêu, Trần Văn Khải, Đỗ Văn Rỡ, Đinh Bằng Phi, Đoàn Nồng, Hoàng Châu Ký, Vũ Ngọc Liễn, Mịch Quang… mới viết rõ ràng cụ thể, sâu sắc nghệ thuật Tuồng.

Phương pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng Tuồng còn nhiều kỳ bí, người trong cuộc chưa biết, người ngoài cuộc nói gì? Tác giả người ít học, không học vị, nếu còn sai lỗi, mong được đại xá, để thêm chính kiến lý giải Tuồng nhiều điều mới lạ. Nghệ thuật Tuồng hội tụ tinh hoa văn hoá Việt, nghệ thuật kinh điển, quy phạm nhiều trình thức biểu đạt nội dung tích Tuồng.

                        1.2.Nghệ thuật ước lệ.

Ước lệ, không phải thủ pháp nghệ thuật. Ước lệ là loại hình ngôn ngữ, quy chuẩn các trạng thái tồn tại nghệ thuật và cuộc sống, ước định hiện thực hoá tự nhiên xã hội. Ngôn ngữ ước lệ tồn tại tĩnh và động, biểu trưng các dạng hiện tại không điều kiện, mặc nhiên toàn xã hội công nhận một hình thức diễn tả đời sống con người và trong các loại hình nghệ thuật.

Những hoạt động đời sống tự nhiên, xã hội, con người phát hiện ra phương thức ước lệ hiện thực. Ước lệ ra đời từ đặc tính từng dân tộc, từng loại hình, thể loại nghệ thuật. Mỗi thời đại đặt ra tính ước lệ riêng. Ước lệ sẽ biến đổi theo thời gian, mang khái niệm thẩm mỹ. Nói về tính ước lệ, nhà nghiên cứu Hồ Ngọc công bố cuốn sách: Tính ước lệ của sân khấu, nhằm phân biệt hai khái niệm ước lệ: Ước lệ đời sống và ước lệ nghệ thuật. Nhưng nhiều nhà lý luận sân khấu còn giải thích nhầm lẫn, họ đánh đồng hai khái niệm này là một. Nhiều người nói rằng: Ước lệ là rút gọn hiện thực, quy ước, ước định… Cuốn Từ điển Tiếng Việt trang 1091 viết: Ước lệ là quy ước trong biểu diễn nghệ thuật. Ước lệ nghệ thuật không phải quy ước, ước định…mà là lệ- thông lệ, người trước diễn sao, người sau cứ thế diễn theo.Ước lệ không theo định lượng  mà là hệ thống ngôn ngữ mô tả hiện thực cuộc sống bằng nghệ thuật ước lệ. Còn những lý giải trên của các nhà nghiên cứu sân khấu thuộc phạm vi khái niệm ước lệ cuộc sống mang tính rút gọn hiện thực, quy ước biểu tả, ước định hiện thực theo định lượng như cách gọi tên: Cái bàn, cái ghế, ô tô, máy bay… Ngôn ngữ ngành giao thông mô tả đường gấp khúc, hoặc nhiều quy ước khác, hàng dễ vỡ vẽ cái cốc, hàng chống ướt biểu thị cái ô… Những ước định, quy ước, rút gọn hiện thực, biểu trưng ấy là ước lệ cuộc sống. Còn ước lệ nghệ thuật không định lượng, không đồng nhất hiện thực với cuộc sống. Ứơc lệ nghệ thuật là phương pháp mô tả đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật, tồn tại, bất biến trong từng loại hình, thể loại nghệ thuật. Ước lệ sẽ mất đi, hoặc  bị phá bỏ một số ngôn ngữ khi nghệ thuật cổ phát triển trong thời đại mới bằng các hình thức cải biên, mô phỏng, cải biến trong các hình loại nghệ thuật truyền thống châu Á, châu Phi, Việt Nam là Tuồng Chèo Múa. Những hình thức nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại sử dụng ngôn ngữ ước lệ là vay mượn, hoặc kế thừa nghệ thuật truyền thống.

Ngôn ngữ ước lệ nghệ thuật biểu diễn Tuồng, là hệ thống động tác, biểu cảm nội tâm con người nhân vật, thành nghệ thuật kinh điển thông qua ước lệ động tác diễn tả từng loại người trong xã hội. Nghệ thuật biểu diễn Tuồng truyền thống ước lệ mẫu mực:

Ước lệ hệ thống nhân vật.

Ước lệ hình dáng mầu sắc các hạng người trong xã hội.

Ước lệ  các loại đào kép.

Ước lệ  các nhân vật khác: Lão Văn, nông phu, bà lão, lính lệ…

Ước lệ các loại binh khí, đạo cụ, phục trang, trang sức cho từng loại nhân vật sử dụng.

Ước lệ giọng nói, ngôn ngữ động tác hình thể từng loại nhân vật.

Ước lệ  thời gian, ước lệ không gian.

Ngôn ngữ ước lệ nghệ thuật biểu diễn Tuồng nằm trong ba bộ biểu diễn thuộc hệ thống động tác diễn nội tâm, ngoại hình nhân vật, cả hệ thống đạo cụ. Tiêu biểu cái roi ngựa, một “Giáo sư” nói: Biểu trưng là con ngựa. Nếu là con ngựa, khi cầm roi múa vung lên, quất xuống sẽ giải thích thế nào? Chẳng nhẽ nghệ nhân xưa lại bê con ngựa, vật ngựa thế sao? Như Tuồng, Chèo có mái chèo, một số người giải thích tượng trưng cho con thuyền. Nếu là con thuyền, khi cầm mái chèo,  chèo thuyền, hoá ra họ bê cả con thuyền để chèo lái ư? Nên chỉ một cách giải thích là phương pháp nghệ thuật ước lệ. Cái roi ngựa, mái chèo, là ngôn ngữ ước lệ, khi họ cầm roi ngựa, hay mái chèo mang thông điệp họ đi ngựa hoặc đi thuyền. Mỗi động tác vũ đạo: Múa roi, khua mái chèo, mô tả đặc tính quãng đường họ đang đi. Quất roi mau, ngựa phi nước đại, quất nhẹ dáng vẻ ngựa ung dung thẳng bước. Mái chèo thoăn thoắt, chạy trốn, hoặc truy đuổi, thuyền chòng trành vượt sóng lớn, bão giông… Mỗi động tác vũ đạo, một tín hiệu ngôn ngữ chuyển động, đang tồn tại động, khi diễn viên cầm trên tay roi ngựa, mái chèo, là tín hiệu ngôn ngữ tồn tại tĩnh.

Nghệ thuật Tuồng hoàn chỉnh hệ thống ngôn ngữ ước lệ, diễn tả các hình mẫu, tính cách nhân vật trên tổng thể sân khấu nghệ thuật biểu trưng. Từ lâu, nhiều nhà nghiên cứu viết nghệ thuật diễn Tuồng, đọc xong  độc giả vô cùng thất vọng, bởi họ là người diễn Tuồng, sống với Tuồng mà không nói nổi cái cụ thể tả thần, biểu ý từng động tác trong ba bộ biểu diễn Tuồng. Không ít nhà nghiên cứu “lỗi lạc” viết dông dài, trích dẫn các bậc tiền nhân nói về Tuồng, nhưng cái bản thân tác giả muốn lột tả nghệ thuật biểu diễn lại không nói tới. Là người ngoại đạo nghiên cứu Tuồng, xin phân loại ba bộ nghệ thuật biểu diễn Tuồng cùng bạn đọc chiêm nghiệm, hiểu thêm nghệ thuật sân khấu kinh điển Việt Nam.

1.3.Nghệ thuật tượng trưng Tuồng.

Tượng trưng, phản ánh phương thức tư duy nhận thức hiện thực cuộc sống mang tính biểu tượng không đầy đủ như hiện thực, là hình ảnh nhận thức. Tượng trưng, biểu trưng, biểu tượng, đặc trưng, là những thuật ngữ  ý nghĩa gần giống nhau. Biểu trưng, chọn hình ảnh tiêu biểu cho một phương pháp nhận thức như biểu tượng “con rồng”, tín ngưỡng Phương Đông, Cây thánh giá, báu vật linh thiêng Đạo giáo, Toà xen, Vật linh Đạo Phật… Tượng trưng hình ảnh biểu trưng, biểu tượng, hình ảnh hiện thực cuộc sống điển hình thu nhỏ, biểu hiện ý tưởng nhận thức hiện thực cuộc sống.

Nghệ thuật tượng trưng Tuồng, phản ánh nhận thức hiện thực cuộc sống thành phương pháp nghệ thuật mô tả hệ thống tượng trưng. Hệ thống nghệ thuật tượng trưng Tuồng, bao gồm tổng thể quy phạm sân khấu Tuồng. Hình mẫu tượng trưng:

Nhân vật tượng trưng.

Hành động tượng trưng.

Tính cách tượng trưng.

Đạo cụ tượng trưng.

Màu sắc tượng trưng.

Mỗi hình mẫu tượng trưng, mô tả những nét điển hình, khắc hoạ đậm hình ảnh ấn tượng một đặc tính, hiện tượng, sự vật mô tả. Năm quy phạm tượng trưng, là năm quy ước nghệ thuật mô tả Tuồng.

Tuồng là nghệ thuật kinh điển gồm : Ba bộ nghệ thuật biểu diễn, bốn phương pháp nghệ thuật .

Hình mẫu tượng trưng nhân vật Tuồng, phác hoạ tiêu biểu, khái quát từng hạng người, tầng lớp xã hội. Mỗi hình mẫu nhân vật đại diện các giai tầng, ngôi thứ, đẳng cấp xã hội. Những hình mẫu nhân vật tượng trưng xã hội sân khấu tuồng, mang cung bậc cao thấp khác nhau :

Vua.

Hoàng hậu.

Gia tộc vua : Thái thượng hoàng, Hoàng Thái hậu, Bát hiền vương…

Hoàng tử.

Công chúa.

Quan Thái sư.

Các quan: Quan văn, quan võ.

Quân hầu. Lính hầu.

Các vai lão: Lão tiên, Lão bà.

Nho sỹ.

Sư -chú tiểu.

Đào chín, Đào lệch, Kép dân dã, Nông phu…

Hành động tượng trưng, hệ thống hành động trình thức các nhân vật, quy phạm thành ba bộ nghệ thuật biểu diễn: Bộ tay- Bộ chân- Bộ hình. Hát múa vũ đạo đi theo trình thức trụ bộ nghệ thuật Tuồng.

Tính cách tượng trưng, thông qua nghệ thuật ngôn ngữ ước lệ trình thức động tác mô tả tính cách nhân vật: quan võ, đào võ …đi chữ đinh khít, người nóng tính động tác nhanh gẫy gọn. Trương Phi vuốt râu cào cào ba lần,  động tác nhanh, dứt khoát, đi đứng mạnh mẽ, nói to, nói nhanh… Mỗi nhân vật, tượng trưng bằng ngôn ngữ nghệ thuật ước lệ Tuồng.

Đạo cụ tượng trưng, hệ thống đạo cụ: roi ngựa, cung thương kiếm kích, gậy… sử dụng riêng từng loại nhân vật mang tính bất biến, là quy phạm nhân vật Tuồng.

Màu sắc tượng trưng, quy phạm tính cách, hình mẫu, phục trang, hoá trang từng nhân vật Tuồng: Màu đỏ son tươi thường vẽ mặt nhân vật trung thực, thẳng ngay, anh hùng, trung quân ái quốc. Bọn gian thần, màu lạnh: mặt xám… Màu đen. Người trung thực, nóng tính thường các tướng võ. Tuồng sử dụng ba gam màu chủ đạo: Đỏ-đen-trắng, thể hiện các hình mẫu nhân vật, phục trang, hoá trang, sân khấu Tuồng.

Những quy phạm nghệ thuật Tuồng, tạo thành năm phương pháp nghệ thuật biểu diễn. Năm phương pháp nghệ thuật ấy, quy phạm tổng thể sân khấu: Mô tả – Cường điệu – Ước lệ-Tượng trưng Tuồng. Nghệ thuật Tuồng, sân khấu kinh điển, bởi hoàn thiện hệ thống trình thức: Ngôn ngữ biểu diễn-phương pháp nghệ thuật-Quy phạm bất biến nội dung, hình mẫu nhân vật. Nhìn sang Chèo, Cải lương chưa thể hoàn chỉnh quy phạm, niêm luật trình thức như sân khấu Tuồng.

                        1.4.Nghệ thuật cường điệu.

Nghệ thuật Cường điệu, cường điệu giọng nói, giọng hát, cường điệu hiện thực. Phương pháp nghệ thuật cường điệu, những hình thức sân khấu khác không thể hoặc ít có, đây là nét độc đáo sân khấu: Mô tả – tượng trưng – Ước lệ- Cường điệu Tuồng. Ba quy phạm cường điệu, là đặc điểm nổi bật nghệ thuật Tuồng.

                        A.Cường điệu giọng nói.

         Quy phạm từng nhân vật nói theo ngữ điệu, ngữ khí riêng, giúp công chúng nhận diện các hình mẫu nhân vật: vua, quan văn, quan võ, nông phu, lính lệ, đào kép, hoàng hậu, công chúa… Mỗi nhân vật một phương thức nói ngữ điệu, ngữ khí khác biệt, mang đặc tính văn hoá giai tầng xã hội.

Nói ngữ điệu là nói theo tiết điệu, nhịp điệu to nhỏ, dài ngắn khác nhau. Vua quan nói theo trụ bộ, mỗi bước đi nói mấy câu, tay điệu bộ mấy lần, diễn tả nỗi lòng, vịnh cảnh thiên nhiên, con người, sông nước, trời mây sương khói… Mỗi động tác mang tính vũ đạo, lại chỉ rõ hành vi hành động bình thường, con người nhân vật Tuồng sống động hằng ngày, mô tả hiện thực xã hội. Lối nói ngữ điệu, phương pháp nói nghệ thuật cường điệu hoá  ngôn ngữ ngày thường. Phương pháp nói ngữ điệu, mô tả tiếng nói nhân vật Tuồng khác Chèo Cải lương, Kịch nói, nhấn mạnh tính kinh điển ngôn ngữ nhân vật. Nói ngữ điệu, tô đậm, khắc hoạ tính cách nhân vật biểu trưng, điển hình mỗi hạng người xã hội Tuồng. Sân khấu truyền thống nói ngữ điệu là phương pháp nghệ thuật mức độ, liều lượng khác nhau: Tuồng cường điệu ngôn ngữ, Chèo cách điệu ngôn ngữ, Cải lương cách điệu hiện thực ngôn ngữ. Là phương pháp nghệ thuật khác nhau, những hình thức diễn tả – đặc tả sân khấu truyền thống.

Tuồng nói: Ngữ điệu -ngữ khí: Chèo nói: Cách điệu -ngữ điệu. Cải lương nói: Cách điệu- hiện thực.

Là phương pháp nghệ thuật phát ngôn nhân vật, từng loại thể sân khấu dân tộc. Nắm vững phương pháp nghệ thuật phát ngôn nhân vật, thêm phần chi tiết hoá bảo tồn bản sắc sân khấu truyền thống trên tổng hợp nghệ thuật dân tộc.

Nói ngữ khí, phương pháp nói đặc sắc Tuồng, khác Chèo Cải lương. Nói ngữ khí: Nói lấy hơi bụng, vận khí tạo cột hơi trong cổ họng, phát âm vang trong cổ không gào như hát rock, phát âm ngoài khoang miệng. Nói ngữ khí, âm thanh sang sảng, dày đậm, cường điệu ngôn ngữ mà người diễn viên không bao giờ mất tiếng như gào ngoài cổ họng. Nói ngữ khí, là tinh hoa, ngữ điệu, ngôn ngữ Tuồng.

                        B.Cường điệu hiện thực.

phương pháp mô tả đặc sắc Tuồng: Muốn diễn tả hành trình xa xôi, diễn viên đi ba bước, nói đã qua trăm núi, ngàn sông. Một nét khắc hoạ không gian khái quát, ngắn gọn. Vở Tuồng Sơn hậu, diễn tả lòng trung quân ái quốc, Khương Linh Tá bị chặt đầu, lại hoá thành ngọn lửa soi đường giết giặc, một hiện tượng cường điệu nghệ thuật đỉnh cao.

Nghệ thuật cường điệu, phương pháp mô tả độc đáo Tuồng. Nghệ thuật cường điệu Tuồng, phong phú hình thức, nội dung, không chỉ nói ngữ điệu ngữ khí, còn là phương pháp nghệ thuật: Cường điệu giọng hát, cường điệu tính cách nhân vật, cường điệu hiện thực… mô tả biểu diễn Tuồng.

                        2.Đặc trưng Tuồng.

Nghệ thuật Tuồng ra đời vào thời đại phong kiến Việt Nam phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Tuồng trở thành nghệ thuật kinh điển, chuyên nghiệp diễn trong cung đình. Tuồng là nghệ thuật cung đình, mang tính kinh viện mẫu mực. Giai cấp quan lại phong kiến coi nội dung Tuồng cung đình, văn hóa  quý tộc.

Giới phong kiến Việt Nam, kỳ thị nghệ thuật dân gian, là nghệ thuật dung tục. Nội dung Tuồng cung đình khác Tuồng dân gian. Tuồng cung đình, đề cao lòng trung quân ái quốc. Tuồng dân gian phản ánh mặt trái xã hội, châm biếm hài hước mọi giai tầng phong kiến. Tuồng dân gian còn lại không nhiều, xét những nét đặc trưng giống Tuồng cung đình, nhưng khác biệt nội dung phản ánh hiện thực xã hội. Tuồng dân gian, tố cáo xã hội phong kiến, châm biếm dưới cái nhìn bi hài. Tuồng cung đình phát triển qua nhiều xã hội phong khiến Việt Nam, nên đặc trưng dựa theo tiêu chí Tuồng cung đình, rút ra những nét tiêu biểu nội dung, hình thức Tuồng.

                   Đặc trưng Tuồng :

    1.Cấu trúc tích trò tự sự-bi hùng- bạo liệt.(Tuồng dân gian:      tự sự- bi hài).

                     2. Nghệ thuật mô tả- ước lệ- tượng trưng.

                     3. Cường điệu-đặc tả ấn tượng .

Sân khấu Tuồng như các thể loai sân khấu toàn nhân loại, hình thành từ một trò diễn xướng dân gian, ra đời nghệ thuật sân khấu Tuồng. Quá trình tồn tại từng bước hoàn chỉnh nghệ thuật, từ dân gian lên chuyên nghiệp trở thành quốc mẫu Tuồng. Tuồng một hình thức sân khấu kinh viện, quy phạm, trình thức nghệ thuật chuyên nghiệp cao. Dù còn  yếu tố dân gian, cấu trúc mở, chắp nối tích trò, nói, diễn cường điệu, ngoa ngôn… Nhưng Tuồng  trở thành thể loại nghệ thuật cổ điển, kinh viện, là quốc khấu xã hội phong kiến Việt Nam.

Tuồng Việt,Tuồng Rôbăm, Tuồng Nhật, Hàn Quốc…mỗi nước khu vực Đông Nam Á mang bản sắc riêng. Tuồng hình mẫu nghệ thuật sân khấu kinh viện còn sót lại những trang sử sống, mô tả ý thức hệ xã hội phong kiến, thiết chế văn hóa con người bản địa trên các châu lục lập tông.

 

 

                                                                     

                                                             Tiết mục Nhà hát Tuồng Đào Tấn.

 

                                  Nguồn tư liệu quay cóp, sao chép viết công trình.

1.Tài liệu các sách việt cổ.

2.Các chuyên luận nhiều nhà nghiên cứu: Trần Văn khải, Lê văn   Chiêu, Hoàng Châu Ký, Phạm Phú Tiết…

3.Nhiều văn bản tổng kết- Cục Nghệ thuật Biểu diễn.

4.10 cuốn kỷ yếu  nhà hát, đoàn Tuồng

5.Nguồn Internet, trang web các nhà hát.

6.Nhiều ghi chép tư liệu tác giả suốt 40 năm.

7.Tham khảo sách nước ngoài: 20 cuốn- Lịch sử nghệ thuật-Baral Ialtet, Các trường phái lịch sử- Guy Thuilier, Jean Tulanrd,  Marketing…

8.Tư liệu ảnh tải từ nguồn Internet, theo Goole từ các nhà hát Tuồng.

 

Mục lục:

1.Lời Thán                                                                   Trang  3

2. Chương I : Nguồn gốc nghệ thuật Tuồng                Trang   4

3. Chương II : Tuồng qua các thời đại                         Trang    14

4. Chương III :Tuồng qua hội diễn                               Trang   52

4. Đặc trưng nghệ thuậtTuồng                                            Trang   133

5.  Nguồn tư liệu                                                               Trang   152

6. Mục lục                                                                         Trang 153

 



[1]Trích trang 9 – Nghệ thuật Sân khấu Việt Nam Trần Văn Khải – Nhà sách Khai Trí – Sài Gòn 1970.

[2] Sach sử ghi: Mười hai vị thần, nội dung Chuyện nói về 12 vị thần thanh. Sau này co người soạn vở tuồng Phuc lộc thọ, vào thế kỷ XVIII.

(Visited 5,807 times, 1 visits today)