huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Nghĩa gốc của chữ Hán lang 郎 vốn là làng

(Bài gốc đăng trên Văn hóa Nghệ An: http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/nghia-goc-cua-chu-han-lang-von-la-lang )
Nhân đọc bài của sư Thích Viên Như về nguồn gốc từ “quê hương”:

https://nghiencuulichsu.com/2018/02/05/nguon-goc-hai-tu-que-huong/

Người viết không rành về Dịch học lắm nên chỉ xin bàn về khía cạnh ngữ âm lịch sử và chữ viết:

Người viết từng để ý từ gần chục năm trước một hiện tượng “hơi lạ” là trong cấu tạo chữ Hán “Hương 鄉” lại có chứa chữ Lang 郎 tức là “làng” của tiếng Việt. Nếu dựa vào nghĩa của chữ lang 郎 trong tiếng Hán là “chức quan” hay “anh chàng” thì không lý giải được việc xuất hiện chữ lang 郎 trong thành phần cấu tạo chữ hương 鄉 (nghĩa là làng, quê).

Tự điển Hán Việt của Thiều Chửu chú về chữ Lang như sau:

郎 Lang

(1): Chức quan. Về đời nhà Tần nhà Hán thì các quan về hạng lang đều là sung vào quan túc vệ, về đời sau mới dùng để gọi các quan ngoài, như: thượng thư lang 尚書郎, thị lang 侍郎 v.v… Ở bên ta thì các quan cai trị thổ mán đều gọi là quan lang.

(2): Chàng, một tiếng gọi về bên con trai, là cái danh hiệu tốt đẹp.

(3): Anh, chàng, vợ gọi chồng là lang.

Nhưng nếu đặt giả thuyết có vẻ “ngược đời” cho rằng chữ này vốn của nhóm người gốc Bách Việt tạo ra thì lại thấy ý nghĩa thật rõ ràng, “郎” là “làng” của người Việt. chính là thành phần chỉ nghĩa (làng, quê) của chữ hương 鄉.

Tra cứu kỹ hơn ở các từ thư cổ thì thấy chữ lang 郎 sách Thuyết văn Giải tự của Hứa Thuận (許慎, khoảng năm 58-147, thời Đông Hán) chú nghĩa chính là “魯亭也” (Lỗ đình dã – Đình của nước Lỗ). Do chữ lang có bộ ấp 邑 nên “đình” ở đây chắc không phải “cái đình” mà chỉ một địa khu tầm cỡ làng, vì Tự điển Hán Việt Thiều Chửu có chú một nghĩa của chữ đình 亭 như sau : phép nhà Hán chia đất cứ 10 dặm là 1 đình, 10 đình là 1 làng, nên người coi việc làng gọi là đình trưởng 亭長 tức như lý trưởng bây giờ. Nghĩa này của chữ lang 郎 gần như trùng với nghĩa “làng” của tiếng Việt còn nghĩa trong tiếng Hán là “chức quan” hay “anh chàng” không liên quan gì đến sự xuất hiện của bộ ấp 邑 cả, các nghĩa đó vốn chỉ là chữ giả tá mượn âm của chữ gốc “lang=làng” mà thôi.

Lưu ý là sách Thuyết Văn giải tự là cuốn từ điển thuộc hàng cổ nhất của TQ giải nghĩa đình là “dân sở an định dã” (chỗ dân cư ở yên định) tức chỉ làng xóm, và đó là nghĩa gốc của chữ đình, đến thời Khang Hy tự điển vẫn đặt nghĩa này là nghĩa đầu tiên, chỉ đến gần đây nghĩa “cái đình” mới được đặt lên trước, như ở tự điển Thiều Chửu.

Truy ngược về giải nghĩa chữ lang theo Thuyết Văn  là “đình  nước Lỗ” thì tức là người nước Lỗ gọi thôn ấp (tức đình) là lang (tức làng).

Phải chăng vì nghĩa gốc của lang 郎 vốn là “làng” của người Việt nên đã bị đào thải trong Hán ngữ (lý do thì tự nhiên thôi, người đọc chắc đều hiểu).

Nói thêm là nghĩa “làng” cũng có liên quan tới cái “đình 亭”, văn hóa cổ truyền của người Việt từ hàng nghìn năm nay vẫn coi cái đình làng chính là đại biểu của làng, một vùng đất nếu đã gọi làng thì không thể thiếu cái cái đình, nếu vì chiến tranh hay thiên tai mà đình làng bị hủy hoại thì trước sau cũng phải tính việc dựng lại.

Lưu ý chữ Nôm “làng” không viết bằng chữ lang 郞 mà dùng chữ lang khác 廊, tuy nhiên Khang Hy Tự điển chú rằng chữ 廊 đó cũng có thể viết là lang 郞.

又通作郞。《前漢•董仲舒傳》蓋聞唐虞之時,遊於巖郞之上 . 《註》晉灼曰:堂邊廡。巖郞,謂嚴峻之郞也。

hựu thông tác lang. [Tiền Hán • Đổng Trọng Thư truyện] cái văn Đường-Ngu chi thì, du ư nham lang chi thượng. [Chú] Tấn Chước viết: đường biên vũ. Nham lang: vị nghiêm tuấn chi lang dã. (Dịch thoát ý: Từng nghe thời vua Đường Ngu đi chơi trên nham lang. Tấn Chước ghi chú rằng đó là hàng lang bên nhà. Nham lang là cái hành lang cao nghiêm)

Nham lang 巖廊 theo Tự điển Hán Việt Thiều Chửu là “mái hiên cao”, tại sao vua Nghiêu-Thuấn (Đường Ngu[1]) lại trèo lên mái hiên cao mà chơi ? Người viết đồ rằng Tấn Chước (học giả đời Tấn) có lẽ đã giải thích sai vì không còn biết (hay cố tình xuyên tạc) nghĩa cổ của người Việt “lang 廊/郞” là làng chứ không phải cái “hành lang” bên tường nhà, “nham lang” là làng ở chỗ núi cao, trèo lên núi cao chơi thì hợp với câu “nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy” (người nhân chơi nơi núi non, người trí chơi miền sông nước) … chứ cái hành lang thì quá nhỏ bé tầm thường đối với vua Nghiêu-Thuấn !

Nếu cách giải thích chữ lang 郎 trong cấu tạo chữ hương 鄉 vốn nghĩa là “làng” của người Việt ở trên là đúng, thì lại nảy ra vấn đề là: Vì sao “đình” (một phần làng) của người nước Lỗ lại gọi là “lang/làng” giống với tiếng Việt của chúng ta? Có phải đó là sự đồng âm tình cờ mà người viết cố tình “nhận vơ” không, hay phải chăng người nước Lỗ vốn không phải Hán tộc chính gốc? Lưu ý khu vực nước Lỗ ở Sơn Đông thời xưa bị coi là đất Đông Di (nghĩa là man di phía Đông), sau này vua nhà Chu phân phong con cháu đến cai trị (là Cơ Bá Cầm, con trai của Chu Công Cơ Đán), nên sau đó sách vở Trung Quốc cứ “lải nhải” luận điệu rằng “nước Lỗ là dòng dõi nhà Chu”, nhưng thực ra có lẽ đó chỉ là tầng lớp cai trị thôi, chứ dân cư đến thời Khổng Tử cũng chưa chắc đã Hán hóa 100%.

Việc nghĩa gốc của chữ lang 郎 vốn là làng mà sách Thuyết Văn Giải tự đã ghi chép được có thể là đầu mối quý giá để xem xét ý nghĩa của tên nước Văn Lang 文郎 của người Việt thời Hùng Vương, hay tên nước Dạ Lang 夜郎 cổ ở vùng Quý Châu (Trung Quốc). Do sử Trung Quốc chỉ có ghi chép về “Dạ Lang Quốc” mà không có nước “Văn Lang” nên có thuyết cho rằng các sử gia Việt “ăn cắp” cái tên “Dạ Lang” mà ngụy tạo thành tên “Văn Lang”, nhưng việc nghĩa gốc của chữ lang 郎 chính là làng của tiếng Việt lại cho thấy cách giải thích làm bộ như “khoa học, nghiêm túc”, tránh các tư tưởng “dân tộc chủ nghĩa cực đoan” đó thật ra lại có màu sắc định kiến khá nặng !
Nói thêm về di chỉ Khả Lạc mới phát hiện ở Trung Quốc gần đây:

https://baike.baidu.com/item/可乐遗址

Di chỉ Khả Lạc 可乐 (âm pinyin: KELE một âm pinyin khác của chữ lạc 乐/樂 là yue4 đồng âm với chữ Việt 越/粵) được các học giả Trung Quốc nhận định là quốc đô của nước Dạ Lang cổ, có điều lạ là âm đọc hai chữ này hơi giống tên Khả Lũ tức Cổ Loa của người Việt (tức là Kẻ Chủ, Kẻ Chúa theo giải thích của Giáo sư Trần Trí Dõi), theo người viết thì nên tìm hiểu thêm về vấn đề này chứ có lẽ đây không phải sự giống nhau tình cờ ?

Tra trong Kinh Thi là tuyển tập thơ ca dân gian lớn của Trung Quốc nửa đầu thời Chu không thấy xuất hiện các chữ đình 亭, đình 停, lang 郎, lang 廊, trong khi chúng là các từ khá phổ thông trong Hán ngữ hiện đại. Tất nhiên chưa thể  căn cứ vào đó để bảo rằng thời Chu chưa có các chữ đó, mà chỉ có thể nói rằng thời đó chúng chưa phổ biến, có thể giải thích rằng đó là các từ gốc Bách Việt, mà Hán tộc vào thời đó vẫn còn quanh quẩn khu vực Hoàng Hà, chưa đặt được quyền thống trị lên vùng Trường Giang và Nam Trường Giang của nhóm Bách Việt, nên các từ ngữ gốc Bách Việt khi đó dẫu đã có mặt thì cũng chưa phổ biến trong Hán ngữ.

Người đọc có thể tham khảo thêm bài cùng chủ đề:
http://www.vanhoanghean.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/kha-nang-chu-da-han-co-nguon-goc-nam-a

[1] Ghi chú: Đường Ngu tức là vua Nghiêu (họ Đào Đường) và vua Thuấn (họ Hữu Ngu).

(Visited 1,161 times, 1 visits today)