huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

CHỮ THÁI VIỆT NAM TRONG TÁC PHẨM THANH HÓA QUAN PHONG

Tạp chí Hán Nôm số 2 (99) 2010  (tr.24 – 30)


 

VỀ CHỮ THÁI VIỆT NAM TRONG TÁC PHẨM

THANH HÓA QUAN PHONG

 

Về khả năng tồn tại của chữ Việt cổ, giáo sư Bửu Cầm trong tập bài giảng “Nghiên cứu chữ Nôm” ngay ở phần mở đầu mục “I. Nguồn gốc chữ Nôm”, đã đưa ra một kiến giải, dựa vào ý kiến của Vương Duy Trinh[1] trong sách “Thanh Hóa quan phong”, như sau:

“Có người cho rằng, về thời đại thượng cổ, dân tộc Việt Nam đã có một thứ văn tự riêng mà người Mường ở Thanh Hóa hiện nay còn dùng ([2])

Thuyết trên đây có tương quan với một thuyết nhân chủng học chủ trương: người Việt Nam và người Mường nguyên là một chủng tộc, nhưng sau khi có cuộc tiếp xúc với người Phương Bắc, những người Việt ở đồng bằng, chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, còn người Việt bất hợp tác với dị tộc, rút lui vào rừng núi, tức là người Mường bây giờ, thoát khỏi ảnh hưởng Trung Hoa và giữ được phong tục, ngôn ngữ cùng văn tự cũ…”

Chúng tôi, qua việc tham gia xây dựng font chữ chuẩn Unicode và bộ gõ cho chữ Thái, đã có vài năm nghiên cứu về chữ Thái Việt Nam, nên khi đọc văn bản ghi trong Thanh Hóa Quan Phong đã nhận ra ngay đây thực chất chỉ là một trong 8 dạng chữ Thái VN, phổ biến ở vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An.

Xem ảnh bản chụp từ cuốn Thanh Hóa quan phong dưới đây (đã được cắt dán lại!), chúng tôi xác định đó là bảng kê 35 mẫu tự phụ âm chính của tiếng Thái Việt Nam. Chính Vương Duy Trinh cũng ghi chú rõ bằng chữ Hán: “Phụ man mẫu tự tam thập ngũ tự” (Phụ bản 35 mẫu tự của người man), như vậy Vương Duy Trinh đã khẳng định đó là chữ của người “man” chứ không phải người Việt, và khi ông phát biểu rằng đây là lối chữ của nước ta thì chỉ hàm nghĩa là của một dân tộc sống trên đất nước ta, ví dụ là người Thái VN, ông còn đèo thêm mấy từ khá rụt rè “tôi nghĩ rằng” chứ không khẳng định chính xác đó là chữ của người Việt cổ, người đầu tiên nêu giả thuyết đó là thứ chữ của người Việt cổ có lẽ là GS Bửu Cầm.

Các nghiên cứu về người Thái cho biết họ vốn gốc rễ tại vùng núi A Nhĩ Thái (Altai) ở Trung Á thiên di dần về phía nam trong khoảng hàng ngàn năm, một nhánh lập lên vương quốc Thái Lan ngày nay từ khoảng thế kỷ 13-14 [3], còn nhánh người Thái Việt Nam thì tách ra khá xa, khoảng thế kỷ 10-11 đã theo thung lũng sông Hồng tới định cư vùng Mường Lò (Nghĩa Lộ), rồi vượt qua dãy Fanxipăng sang vùng Mường Thanh (Điện Biên) và tỏa khắp vùng Tây Bắc và miền núi Thanh Hóa, Nghệ An, một số sang tận Lào. Chữ Thái vốn bắt nguồn từ chữ Sanskrit (chữ Phạn) gốc rễ ở Ấn độ, thuộc nhánh Sanskrit phương Nam, chịu ảnh hưởng từ chữ Khmer, như chính người Thái Lan thừa nhận, và sự thực lịch sử là vương quốc Thái Lan thành lập sau đất nước Chân Lạp của người Khmer đến hơn nghìn năm… Theo Yukti Mukdawijitra[4], chữ viết Thái Lan cũng như Thái VN hình thành khá muộn, khoảng thế kỉ 10-11 mới bắt đầu tách khỏi nhánh Pallava-Mới của nhóm Pallava Đông Nam Á. Pallava tức là nhóm phương Nam của chữ Phạn Sanskrit, nói như vậy không hẳn là trước thế kỉ 10 người Thái chưa có chữ viết, mà có lẽ họ dùng chữ Phạn gần nguyên gốc.

Phần lớn người Việt khi nhìn những ký hiệu loằng ngoằng của chữ Thái VN đều không biết là thứ chữ gì, phát “hoảng”, mất hết tự tin, nên có thể thụ động ngả theo ý kiến của các vị học giả, nhất là đó lại là những người có uy tín và khả kính như Gs Bửu Cầm. Nên chúng tôi thấy cần giải thích đôi chút về các chữ Thái trong hình chụp từ cuốn Thanh Hóa quan phong ở trên:

Đọc theo dòng từ trái sang phải:

–                     Chữ đầu tiên ở góc trên bên trái Vương Duy Trinh chú âm bằng chữ Nôm là “Tô bò” 蘇 (牛+甫)  (dùng chữ Nôm chỉ con bò tức là bộ “ngưu牛 ” bên chữ “bô甫 ” ), đây chính là tên gọi phụ âm B trong tiếng Thái VN. Người Thái gọi chữ phụ âm là “Tô” còn nguyên âm là “May”, “Tô” trong tiếng Thái nghĩa là “con”,  “cái”…  ví dụ “tô ma” là con chó, chính người Việt cũng hay gọi các chữ cái La Tinh (quốc ngữ) là “con” chữ. Trong bảng ký tự chữ Thái VN đã đăng ký với tổ chức Unicode con chữ đó có tự dạng như sau [X] , nhìn giống chữ V của tiếng Việt, so hình dáng thấy không khác gì nhiều với con chữ mà Vương Duy Trinh ghi chép từ hơn một thế kỷ trước.

–                     Chữ thứ 2, Vương Duy Trinh chú âm bằng chữ Nôm là “Tô đo” 蘇 (才都) (chữ Nôm đo : bộ thủ才 bên chữ “đô” 都), chính là tên gọi phụ âm Đ của tiếng Thái VN. Trong bảng ký tự chữ Thái VN đã đăng ký với tổ chức Unicode con chữ đó có tự dạng như sau [X] , tự dạng cũng không khác mấy so với con chữ của Vương Duy Trinh ghi lại, chỉ có cái “râu” chìa ra bên trái thì bị thu ngắn bớt.

–                     Chữ thứ 3, Vương Duy Trinh chú âm bằng chữ Nôm là “Tô cô” 蘇姑, chính là tên gọi phụ âm K của tiếng Thái VN. Trong bảng ký tự chữ Thái VN đã đăng ký với tổ chức Unicode con chữ đó có tự dạng như sau [X], so sánh thấy dạng Unicode có thêm một nét “khởi bút” kéo từ trên xuống, điều này thực ra cũng không có gì lạ, vì kiểu chữ đăng ký với Unicode dựa vào chữ Thái đen vùng Mai Châu, Sơn La chứ không phải chữ Thái vùng Thanh Hóa-Nghệ An, mà theo Cầm Trọng[5] thì chữ Thái VN có đến 8 loại hình phân bố trong các địa phương khác nhau[6].

–                     Với các chữ khác trong bảng, về căn bản cũng giống 3 trường hợp trên, tức là 2/3 giống với kiểu chữ Thái đen đã đăng ký với Unicode chỉ có 1/3 có sai lệch, ít hay nhiều, về cách viết.

–                     Đặc biệt trong bảng có 2 con chữ hình dáng khá đặc biệt, nên dễ nhận ra, đó là chữ mà Vương Duy Trinh phiên là “Tô ô” 蘇烏 (chữ thứ 3 dòng thứ 3, nhìn giống chữ Hán “nhật日” viết dạng Lệ thư tròn cạnh, dạng Unicode của nó là [X], đó là phụ âm “O” của tiếng Thái[7]) và “Tô hô” (chữ thứ 3 dòng thứ 5, nhìn giống dấu vô cực nhưng không kín nét, đó là phụ âm “H” của tiếng Thái, dạng Unicode là [X])

–                     Ngoài ra, trong phần sưu tầm tác phẩm ghi bằng tiếng Thái mà Vương Duy Trinh chú âm (không có trong bảng 35 mẫu tự ở trên) chúng tôi còn thấy một con chữ có tự dạng khá phức tạp và cực kỳ đặc biệt chỉ có trong các văn bản chữ Thái VN, đó là chữ “Ho hơi” thường dùng mở đầu đoạn văn trong các văn bản chữ Thái cổ. Vương Duy Trinh cũng đã chú rất chính xác âm đọc Nôm của nó là “hơi” tức là chữ Hán “hi” thêm bộ khẩu (xem hình dưới).

Gần đây, lại có nhiều học giả lặp lại giả thuyết của GS Bửu Cầm như GS Lê Trọng Khánh và nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền trong công trình nghiên cứu về chữ Việt cổ (Xem : http://hodovietnam.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=662&Itemid=33),   hoặc của một tác giả chưa biết tên trên trang mạng sau: http://www.omniglot.com/forum/viewtopic.php?f=17&t=32&start=40 . TS-nhà nghiên cứu Phật học Lê Mạnh Thát cũng đưa ra một số tư liệu chứng minh người Việt cổ đã có chữ viết từ lâu, nhưng ông đi theo một hướng khác mấy vị trên, và không viện dẫn tới cuốn Thanh Hóa quan phong, nên trong phạm vi bài này chúng tôi không đề cập.

Quan điểm của chúng tôi về  vấn đề này là không thể chỉ từ tình cảm dân tộc mà nhắm mắt đề cao “chữ Việt cổ” khi chưa có cơ sở khoa học, như việc giám định niên đại các văn bản chữ cổ mà các tác giả trên sưu tầm được[8], cũng như nghiên cứu kỹ tự dạng, hình dáng, cung cách viết các con chữ mà các tác giả nói trên đơn phương đưa ra và khẳng định đó là chữ Việt cổ.

Sau đây là một văn bản minh họa chữ Việt cổ mà các tác giả trên viết ra, ảnh lấy từ trang WEB đã dẫn ở trên:

Nếu muốn minh họa chữ viết tiếng Việt (nếu có !) thời Hai Bà Trưng hai ngàn năm trước, ghi bằng thứ chữ ghi âm giống chữ Phạn, thì nên chú ý rằng ngay ngữ âm tiếng Việt thời Trần cách đây 700-800 năm cũng đã khác ngày nay rất nhiều, như câu thơ “tìm mai theo đạp bóng trăng” có nhà nghiên cứu đã khôi phục theo ngữ âm cổ thời Trần-đầu Lê là “xìm môi xeo tạp poóng blăng”, như vậy chữ “trời” trong bản hịch viết theo âm tiếng Việt cổ sẽ là “blời”, chứ không nên viết theo ngữ âm thế kỷ 21 hiện nay là “trời”. Ngoài ra đặc điểm của họ văn tự ghi âm Sanskrit cổ xưa là viết liền trên một dòng chứ không tách rời các vần như văn bản minh họa ở trên.

Nhân tiện người viết bài này xin dùng kiến thức chữ Thái của mình thử đọc ba chữ đề bài trong bài hịch viết bằng thứ chữ Việt cổ đó:

–                     Từ thứ nhất: Chữ cái đầu là phụ âm “H” tiếng Thái, chữ thứ 2 nhìn giống dấu mũ ^ là nguyên âm “I” tiếng Thái, chữ thứ 3 là phụ âm “K” , vậy là “HIK” tức là “hịch” ?

–                     Từ thứ hai: Chữ cái đầu kết hợp dấu mũ lộn ngược viết ở trên từ (tiếng Thái gọi là may khít) thành nguyên âm “Ơ” Thái, chữ thứ 2 là phụ âm “KH” Thái, chữ thứ 3 là phụ âm J (“tô DO”), khi đứng cuối từ thì phụ âm J tiếng Thái đọc như bán nguyên âm I cuối từ tiếng Việt, vậy đó là chữ “KHƠI” tức “khởi” ? Chú ý nguyên âm “Ơ” Thái luôn viết đầu từ, trước cả phụ âm đầu.

–                     Từ thứ ba: Chữ cái đầu là phụ âm “tô ngo” tức “NG”, chữ thứ 2 là dấu ^ tức “I” đã nói trên, chữ thứ 3 nhìn như dấu ngã là nguyên âm A tiếng Thái (thực ra người Thái không viết nó nằm ngang như trong hình mà nằm hơi nghiêng như dấu \ ) vậy đó là chữ “NGIA” tức “nghĩa” ? Về vần “IA” này thực ra tiếng Thái có một con chữ riêng để ghi chứ không viết ghép “I” với “A”.

Từ các thông tin và phân tích ở trên có thể rút ra các kết luận:

1. Thanh Hoá quan phong là nói về chữ dân tộc Thái.

2. Chữ Thái mới phát triển từ khoảng thế kỉ 10-12, trong khi chữ Việt cổ nếu có từ thời Văn Lang thì phải có niên đại cỡ 500-1000 năm trước công nguyên, cách xa nhau đến gần 2000 năm.

3. Chữ Việt cổ chỉ có thể tồn tại nếu có chính quyền hỗ trợ và có nhiều tác phẩm lưu giữ trong dân gian, trong khi hiện tại không có bằng chứng thực tế còn lại [9], mọi bằng chứng đã có trên văn bản mà những người phát hiện “chữ Việt cổ” đưa ra đều là chữ Thái, chưa có hình dạng một từ Việt cổ nào được ghi nhận.

4. Đặc điểm cách ghi âm chữ Thái dễ dàng cho biểu diễn phát âm tiếng Việt, vì tiếng Thái cũng là ngôn ngữ đơn âm tiết và có nhiều thanh điệu như tiếng Việt, nhưng không thể vì thấy dễ ghi âm tiếng Việt, như trong bản minh họa bài hịch trên, mà nói chữ Thái là chữ Việt cổ.

Huế 21/10/2009
Phan Anh Dũng


[1] VƯƠNG DUY TRINH:  hiệu Đạm Trai; sống khoảng cuối thế kỉ 19-đầu thế kỷ 20. Quê: làng Phú Diễn, huyện Từ Liêm, nay thuộc Hà Nội. Đỗ Cử nhân, làm Tổng đốc Thanh Hoá. Tác phẩm: “Thanh Hoá quan phong”, “Thanh Hoá kỉ thắng”.

[2] Giáo sư Bửu Cầm có trính dẫn từ cuốn “Thanh Hóa quan phong” nguyên văn như sau:  “tỉnh Thanh Hóa, một châu quan có chữ là lối chữ thập châu đó. Người ta thường nói rằng nước ta không có chữ. Tôi nghĩ rằng không phải, thập châu vốn là đất nước ta, trên châu còn có chữ, lẽ nào ở dưới chợ lại không? Lối chữ châu là lối chữ nước ta đó” (Vương Duy Trinh 王 維 楨 Thanh Hóa quan phong 清 化 觀 風  , Hải dương, Liễu văn Đường 柳 文 堂  khắc in , năm Thành Thái 成 泰  thứ 16, Giáp Thìn 甲 辰  1904, tờ 69b).

[3] Theo bài của Prasert Na Nagara tại Hội thảo quốc tế về chữ Thái Việt Nam, Hà Nội, 11-2005.

[4] Theo bài trong Hội thảo quốc tế về chữ Thái Việt Nam, Hà Nội, 11-2005 của Yukti Mukdawijitra, khi đó là nghiên cứu sinh người Thái Lan ở Viện Việt Nam học và khoa học phát triển,.

[5] Nguyên chủ nhiệm Chương trình Thái học VN, mới mất năm 2007.

[6] Trích báo cáo của Cầm Trọng tại Hội nghị Quốc tế về chữ Thái VN, Hà Nội 11/2005: “Có lẽ do trước đây, kém tiếp xúc giữa các vùng nên người Thái đã cho ra đời 8 loại hình kí tự cổ khác nhau. Tuy nhiên, cả 8 loại hình kí tự ấy đều bén rễ từ một gốc chữ Sanskrit (Ấn Độ) thông qua mẫu tự Khmer. Chúng hoàn toàn giống nhau về nguyên tắc dùng phụ âm, nguyên âm để ghép vần ghi được âm tiết Thái. Tám loại hình kí tự cổ đó là:

1.       Chữ Thái Đen ở các huyện thuộc tỉnh Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai.
2.       Chữ Thái Trắng ở huyện Phong Thổ.
3.       Chữ Thái Trắng ở huyện Mường Lay, Mường Tè (Lai Châu cũ).
4.       Chữ Thái Trắng ở huyện Phù Yên.
5.       Chữ Thái Trắng ở huyện Mộc Châu (Sơn la), Mai Châu, Đà Bắc (Hoà Bình).
6.       Chữ Thái Đen – Tay Thanh ở miền Tây Thanh Hoá và Nghệ An.
7.       Chữ Thái ở Châu Quỳ (Ngệ An).
8.       Chữ Thái mang tên Lai Pao ở huyện Tương Dương (Nghệ An).

[7] Chữ “O” tiếng Thái rất đặc biệt, vì ngoài chức năng ghi nguyên âm “O” (nếu đi sau 1 phụ âm), nó còn dùng như một phụ âm câm đứng đầu các vần không có phụ âm đầu. Sở dĩ cần có nó vì các nguyên âm chữ Thái chỉ là các dấu nhỏ có thể “đính” cả 4 phía trên dưới, trái phải của phụ âm đầu, lên cần có 1 phụ âm “câm” chỉ làm nhiệm vụ “đeo” các dấu nguyên âm đó khi vần không có phụ âm đầu như  “ải”=anh.

[8] Có tác giả đề cập đến chữ viết trên Bãi đá cổ ở Sapa, cũng cho rằng đây là chữ Việt cổ. Nhưng lại không đưa ra các bằng chứng rằng đây là vùng cư trú của người Việt cổ (!). Xem: http://vanhac.org/06/vai-net-ve-cong-trinh-chu-viet-co-cua-giao-su-le-trong-khanh.html

[9] Theo truyền thuyết và dã sử, từ thời xa xưa người Việt cổ đã có chữ viết riêng, sử sách Trung Quốc đã mô tả hình dạng thứ chữ viết này trông như “đàn nòng nọc đang bơi”, nên gọi tên là chữ “khoa đẩu”, nhưng chung quy vẫn chỉ là truyền thuyết, chứ không có bằng chứng thực tế.

(Visited 1,863 times, 1 visits today)