Hướng dẫn cài font chữ Nôm, chữ Thái, chữ Chăm cho dòng ĐT Samsung, LG …
Ứng dụng gõ chữ Hán-Nôm, Chữ thái, Chữ Chăm trên Android tập hợp ở link sau :
https://play.google.com/store/apps/developer?id=FanZung+H%C3%A1n+N%C3%B4m
(Các ứng dụng của tác giả có thể chưa hoàn hảo, nhưng đều nghiêm túc, tuân thủ chính sách của Google cũng như của Nhà nước VN)
Hướng dẫn cài font chữ Nôm, chữ Thái, chữ Chăm cho dòng ĐT Samsung, LG…
(Giả định ngôn ngữ của máy đang là English mặc định)
1. Tải font chữ Hán Nôm ở đây về máy tính, font này có gắn kèm cả chữ Thái, chữ Chăm.
2. Copy file vừa tải về vào thư mục C:\windows\font của máy tính để sử dụng cho thống nhất font giữa máy tính và điện thoại.
3. Copy file vừa tải về từ máy tính vào thư mục gốc của thẻ nhớ trong (Sdcard) của điện thoại.
(Nếu tải trực tiếp bằng điện thoại thì ghi nhớ thư mục tải về, thường có tên là Download)
4. Vào Google Play tìm và cài đặt ứng dụng iFont (miễn phí)
5. Khởi động iFont
6. Chọn Tab “My”
7. Chọn tiếp mục “My Font” trong Tab đó
8. Nhấn vào mấy chữ nhỏ xíu màu đỏ “click this”:
8. Browse tìm đến thư mục Sdcard hay Download ghi nhớ ở trên
9. Sẽ thấy file Hannom.ttf, hãy nhấn vào file đó để chọn
10. Nhấn tiếp nút “SET” (Cài đặt).
Khi thấy cửa sổ nhắc “Set font to hannom” thì cứ nhấn OK cho đến khi hoàn thành cài đặt trở về cửa sổ ở bước trước.
Xong !
Hãy thử mở một văn bản có chữ Nôm trên máy và xem kết quả.
Cách này không cần root máy với các dòng máy Android Hàn quốc như Samsung, LG.
Còn với HTC, Sony, Xiaomi thì có thể sẽ cần root máy (hình như các máy đời mới thì không cần).
****
Để gõ chữ Nôm có thể sử dụng bộ gõ Việt Hán Nôm trên Google Play :
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.googlecode.viethanime
Mẫu font hannom :
紅 紅 雪 雪
買 芾 群 渚 別 個 之 之
瀋 脫 固 賒 咦
吏 㐌 期 絲 柳
我 遊 君 上 少
君 今 許 嫁 我 成 翁
唭 唭 吶 吶
麻 白 髮 貝 紅 顏 澄 愛 礙
沒 趣 青 山 吏
窖 癡 癡 窖 癡 癡 貝 情
彈 埃 沒 㗂 陽 爭
Hồng Hồng Tuyết Tuyết
mới ngày nào còn chửa biết cái chi chi
Mười năm năm thấm thoắt có xa gì
Ngoảnh mặt lại đã đến kì tơ liễu
Ngã lãng du thời quân thượng thiếu
Quân kim hứa giá ngã thành ông
Cười cười nói nói sượng sùng
Mà bạch phát với hồng nhan chừng ái ngại
Riêng một thú thanh sơn đi lại
Khéo ngây ngây, khéo ngây ngây dại dại với tình
Đàn ai một tiếng Dương tranh.
Để gõ chữ Thái thì cài bộ gõ chữ Thái tại:
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.googlecode.thaikeyboard
Mẫu font chữ Thái:
ꪶꪎ꪿ꪉ ꪋꪴ꫁ ꪎꪮꪙ ꪎꪱꪫ
XỐNG CHỤ XON XAO
Dân ca Thái – Trích đoạn đầu.
ꪮꪽ ꪙ꫁ꪲ ꪭꪱ ꪊ꪿ꪲ ꪁꪳꪒ ꪵꪔ꪿ ꪀ꪿ꪮꪙ ꪣꪱ ꪨꪰꪉ
ꪁꪳꪒ ꪵꪔ꪿ ꪨꪰꪉ ꪣꪱ ꪜꪰꪉ ꪮꪽ ꪘ꫁ꪱ
ꪁꪳꪒ ꪵꪔ꪿ ꪡ꫁ꪱ ꪜꪱꪉ ꪀ꪿ꪮꪙ ꪣ꪿ꪱꪉ ꪹꪩ ꪀ꪿ꪮꪙ ꪙ
ꪁꪳꪒ ꪵꪔ꪿ ꪹꪣ꪿ ꪠꪴ꫁ ꪎꪮꪉ ꪹꪭꪱ ꪑꪰꪉ ꪤꪴ꪿ ꪶꪝ꫁ꪀ ꪹꪚ꫁ꪉ ꪄꪱꪫ
ꪑꪰꪉ ꪤꪴ꪿ ꪝꪱ ꪹꪚ꫁ꪉ ꪏ꫁ꪱꪥ
ꪵꪣ꪿ ꪯꪣ ꪨ꫁ꪱ ꪵꪀ꪿ꪉ ꪵꪣ꪿ ꪯꪣ ꪵꪝꪉ ꪻꪊ ꪀꪲꪙ ꪶꪎ꫁ꪣ ꪜꪱ ꪚꪮꪉ
ꪮ꪿ꪮꪙ ꪙ꫁ꪮꪥ ꪹꪄ꫁ꪱ ꪕ꫁ꪮꪉ ꪵꪣ꪿ ꪎꪮꪉ ꪹꪚꪙ
ꪵꪣ꪿ ꪯꪣ ꪵꪝꪉ ꪻꪊ ꪀꪲꪙ ꪶꪎ꫁ꪣ ꪢꪱꪀ ꪄꪱꪣ
ꪮ꪿ꪮꪙ ꪙ꫁ꪮꪥ ꪹꪄ꫁ꪱ ꪕ꫁ꪮꪉ ꪵꪣ꪿ ꪎꪱꪣ ꪹꪚꪙ
ꪵꪣ꪿ ꪯꪣ ꪵꪝꪉ ꪻꪊ ꪀꪲꪙ ꪶꪎ꫁ꪣ ꪜꪱ ꪨ꪿ꪲ
Để gõ chữ Chăm thì cài bộ gõ chữ Chăm tại:
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.googlecode.chamkeyboard
Mẫu font chữ Chăm:
(Trích một đoạn từ điển Chăm-Việt)
ꨈꨪꨤꨩꨤꨮꩌ gila’lơm (d) cõi trần.
ꨯꨊꨱꩀꨈꨪꨤꨩꨤꨮꩌ ꨗꨫ – Ngauk gila’lơm ni': trên cõi trần này
ꨈꨪꨤꩄ gilach (đg) cv galach – trở lại
ꨈꨪꨤꩄ ꨰꨈꩈ gilach gaiy (đg) phản bội, trở mặt. ꨈꨪꨤꩄ ꨰꨈꩈ ꨯꨧ ꨢꨭꩅ ꨔꩅ – Gilach gaiy
saung yut that: phản bội đồng chí
ꨈꨪꨤꨮꩃ gilơng (d) cv galơng – kho lớn
ꨈꨪꨤꨮꩃ ꨚꨣꨳꩀ gilơng pari`ak (d) ngân khố
ꨈꨪꨤꨮꩌ gilơm (đg) vác. ꨈꨪꨤꨮꩌꨆꨢꨭꩃ ꨴꨓꨭꩆ ꨌꨮꩀ – Gilơm kayơu trun chơk: vác gỗ xuống
núi
ꨈꨰꨤ galai (d) ghe. ꨙꨪꩀꨈꨰꨤ ꨯꨗꨱ ꨀꨯꨓꨱꩂ ꨁꨆꩆ – Đik galai nau ataung ikan: lên ghe đi
đánh cá
ꨈꨪꨰꨤ ꨯꨨꨱꩀ gilai hauk (d) tàu bè. ꨣꨟꨪꩀꨈꨪꨰꨤ ꨯꨨꨱꩀ ꨯꨗꨱ ꨧꩃ – Ramik gilai hauk nau
sang: thu dọn tàu bè trở về
ꨈꨪꩌꨗꨪꩅ gimnit (d) ý tưởng, tư tưởng
* Cách bật bộ gõ:
Vào Setting (cài đặt) => My Device => Phần Language and Input (ngôn ngữ) => Default => Chọn bộ gõ (keyboard) định dùng.
Nếu chưa nhìn thấy bộ gõ thì nhấn vào “ADD KEYBOADS” cũng ở cửa sổ trên sẽ xuất hiện danh sách các bộ gõ đã cài, đánh dấu chọn vào các bộ gõ mình muốn dùng trong số đó.
…
…
VỀ NGUỒN GỐC DÂN “BÁCH VIỆT”
Mạng Trung Quốc https://zh.wikipedia.org/wiki/%E7%99%BE%E8%B6%8A cho rằng dân Bách Việt cổ (gồm cả Lạc Việt) theo ngữ hệ Đồng-Tráng tức Thái-Kađai, một nhà nghiên cứu người Mỹ là Jerold A. Edmondson cũng nghiêng về giả thuyết này. Tuy nhiên tại hạ không rõ Edmondson sẽ giải thích ra sao về nguồn gốc ngữ âm của từ giang 江 trong tên sông Trường Giang, chú ý rằng lưu vực Trường Giang mới là vùng đất chính của dân Bách Việt cổ chứ không phải vùng núi Quảng Tây, Vân Nam của đám Thái-Kadai. Nhiều nhà ngôn ngữ học Âu Mỹ và TQ đã phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ của chữ giang 江 là “Krong”, có thể tra cứu ở đây http://fanzung.com/?page_id=445 , và họ cho rằng Krong là từ chỉ sông có gốc từ các nhóm tộc Nam Á (Mon-Khmer), mà vùng Nam Á đến thời hiện tại vẫn còn bảo lưu, ví dụ Krong Pha là thị trấn Sông Pha ở Ninh Thuận.
Tiếng Việt “sông”, tiếng Mường “không” cũng gốc từ Krong.
Giả định người Thái-Kadai vốn là chủ nhân vùng lưu vực Trường Giang, thì sông Trường Giang đáng lý phải có tên là “Trường Nặm” chứ ? Nặm là từ chỉ sông trong các ngôn ngữ Choang, Tày, Thái !
Để giải thích mâu thuẫn này tại hạ cho rằng Thái-Kadai với Haplogroup chính O1 (M119) đúng từng là chủ nhân vùng Trường Giang hơn 1,5 vạn năm trước, nhưng khoảng 1 vạn năm trước đã bị lấn át bởi nhóm Nam Á, với Haplogroup chính là O2 (M95), mới thiên di đến sau.
Tham khảo bản đồ thiên tỉ của nhân loại do chính các trang mạng Tàu đưa ra thì cư dân lưu vực Trường Giang vốn từ lưu vực sông Hồng (Bắc VN) thiên di lên, gồm 2 đợt, đợt đầu 2-3 vạn năm trước, haplogroup là O1, đợt sau khoảng 1,5 vạn năm trước haplogroup là O2 :
(Bản đồ của Lý Huy ở Đại học Yale Hoa Kỳ, có lẽ khách quan hơn của Trung quốc đại lục)
Có thể tham khảo thêm tỉ lệ O1/O2=6.8/17.4 ở Hoa Nam (South China, tức vùng Nam Trường Giang) ở trang này: https://en.wikipedia.org/…/Y-DNA_haplogroups_by_populations…
Dòng số liệu của Karafet (2005) cho thấy cả O1(M119) và O2(M95) đều nhỏ so với O3(M122) là nhóm chính gốc Hán tộc (chiếm hơn 50%), nhưng xét tương đối với nhau thì O2 lớn gấp 2,5 lần O1, vậy mà các bác Tàu vẫn dám khẳng định lúc Hán tộc (O3) chưa xâm chiếm được vùng Hoa Nam thì nhóm Thái-Kadai O1 (M119) mới là nhóm chủ thể của vùng Hoa Nam, lờ tịt nhóm Nam Á O2 (M95) đi ?
…. khoa học ở đâu đây !?
—
Các nhà ngôn ngữ học VN cũng có giả thuyết cho rằng nhóm Việt-Mường vốn ở vùng núi khu 4 (Thanh Hóa-Nghệ An- Hà Tĩnh) tiến ra vùng đồng bằng bắc bộ khoảng 3500 năm trước, xâm lấn đất đai của nhóm Thái-Kadai và tiếp thu nghề nông từ nhóm Thái-Kadai.
Việc nhóm Việt Mường (Kinh) tiến ra vùng đồng bằng Bắc bộ chắc ít người phản bác, nhưng cần xem lại 2 giả thuyết về sự “xâm lược” và “học nghề nông”.
Về việc “học nghề nông” tại hạ đã viết 1 bài phân tích về ngôn ngữ để đặt vấn đề nghi vấn, xem http://fanzung.com/?p=826
Bây giờ bàn về thuyết “xâm lấn”:
3500 năm trước thì vùng đồng bằng Bắc bộ mới nổi lên trở lại sau hàng nghìn năm chìm dưới biển do đợt biển tiến Flanđri (đại hồng thủy) cực đại vào thời Holocen giữa, chứ hồi đó vùng này đâu phải là đất cũ nhiều đời của dân Thái-Kadai mà nói là “xâm lấn” ? Có thể dân Việt-Mường từ vùng Thanh-Nghệ phía Nam tiến ra cùng với dân Thái-Kadai từ miền núi phía bắc tiến xuống đồng bằng gần như đồng thời, và cùng phối hợp khai thác vùng đồng bằng mới mở ra, chứ cho rằng dân Việt Mường là bọn “xâm lấn” thì có lẽ là oan …
Thêm nữa, trung tâm nền văn hóa Trống đồng lại nằm ở Đông Sơn trên đất Thanh Hóa, nên bảo rằng dân Việt Mường vốn chỉ là lũ man di giỏi đánh nhau và đi xâm lược xem ra cũng không ổn
Giả định nhóm phía Bắc xuống chính là nhóm thị tộc Lạc Long Quân – Hùng Vương Vốn gốc ở vùng hồ Động Đình thì có thể cho rằng dòng Hùng Vương vốn thuộc nhóm Thái-Kadai, nhưng điều này cũng đáng ngờ, vì như đã nói ở phần trên, TQ cho rằng Bách Việt chính là Thái Ka Đai, mặc nhiên họ đã thừa nhận các đặc điểm văn hóa xã hội của Thái-Kadai và Bách Việt là một, chỉ có khả năng khác về tiếng nói, nhưng cũng ở phần trên tại hạ đã chỉ ra rằng tiếng nói của bọn dân vùng trung tâm đất Bách Việt là Trường giang lại phù hợp với Nam Á hơn là Thái-Kadai.
Ngoài ra các dấu tích ADN nhóm đơn bội M88 (là nhóm haplogroup đặc trưng của người Kinh) xuất hiện ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên … cho thấy dân Việt Mường cổ không chỉ tiến ra làm chủ đồng bằng bắc bộ, mà còn “xâm lấn” xa hơn về phía bắc, nên việc sử Việt nói địa giới Văn Lang gồm cả Lưỡng Quảng cũng có ít nhiều bằng chứng khoa học (ADN) đó chứ ? Theo tại hạ vấn đề này cần tìm hiểu thêm chứ không thể vội vàng mạt sát các sử gia Việt là bố láo được.
Bàn cho sát lý thì 4 ngàn năm trước giỏi lắm dân Việt-Mường cũng chỉ đạt đến mức tổ chức liên minh bộ lạc, chưa thể nói là quốc gia nên không thể bàn về “địa giới”, nhưng “khu vực ảnh hưởng văn hóa” thì có thể có ? TQ thời Nghiêu Thuấn cũng chỉ ở tầm liên minh bộ lạc mà sử Tàu nói địa giới đến tận Lĩnh Nam, Giao Chỉ gì đó mà !
VỀ PHẠM VI CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT
- Sách “Dư địa chí” của Cố Dã Vương (顾野王519-581) viết : 交趾,周时为骆越, : 秦时曰西瓯,(Giao Chỉ Chu thời vi Lạc Việt, Tần thời viết Tây Âu – Giao Chỉ thời Chu là Lạc Việt, thời Tần gọi là Tây Âu…)
Giao Chỉ tức là vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Tuy nhiên có phải dân Lạc Việt chỉ quanh quẩn trong cái xó Giao Chỉ đó không ? Sử Việt từng “phét lác” rằng địa giới nước Văn Lang của Hùng Vương phía bắc tới tận hồ Động Đình cơ mà … ???
– Sau đây là một thông tin rất đáng chú ý cho thấy người Việt “nói láo có sách”, đó là thông tin trong sách Hậu Hán thư (một trong 24 bộ sử chính của Tàu – Nhị thập tứ sử), trong Truyện Tang Cung đã cho biết người Lạc Việt từng cư trú ở tận huyện Trung Lư, thủ phủ là Tương Dương-Phàn Thành, thuộc tỉnh Hồ Bắc, khá xa về phía bắc hồ Động Đình, chứ không phải chỉ đến hồ Động Đình:
https://www.kanripo.org/text/KR2a0009/048
… 十一年將兵至中盧屯駱越
是時公孫述將田戎任滿與征
南大將軍岑彭相拒於荆門彭等戰數不利越人謀畔
從蜀宫兵少力不能制㑹屬縣送委輸車數百乗至宫
夜使鋸斷城門限令車聲回轉出入至旦越人候伺者
聞車聲不絶而門限斷相告以漢兵大至其渠帥乃奉
牛酒以勞軍營宫陳兵大㑹擊牛釃酒饗賜慰納之
越人由是遂安
… Thập nhất niên, tương binh chí Trung Lư, đồn Lạc Việt,
Thị thì, Công Tôn Thuật tướng Điền Nhung, Nhiệm Mãn dữ chinh nam đại tướng quân Sầm Bành tương cự ư Kinh môn, Bành đẳng chiến sổ bất lợi, Việt nhân mưu bạn tòng Thục, Cung binh thiểu, lực bất năng chế. Hội thuộc huyện tống ủy thâu xa sổ bách thặng chí, Cung dạ sử cứ đoạn thành môn hạn, lệnh xa thanh hồi chuyển xuất nhập chí đán. Việt nhân hậu tứ giả văn xa thanh bất tuyệt, nhi môn hạn đoạn, tương cáo dĩ Hán binh đại chí, kì cừ súy nãi phụng ngưu, tửu dĩ lao quân doanh. Cung trần binh đại hội, kích ngưu sỉ tửu, hưởng tứ ủy nạp chi, Việt nhân do thị toại an.
—
Lược dịch:
(Trong ngoặc tròn là chú thích của người dịch).
Năm thứ 11 (đời Hán Quang Võ, tức năm 35, trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng 5 năm) Tang Cung đem binh đến huyện Trung Lư (sau là huyện Nam Chương thủ phủ là Tương-Phàn Thị tức Tương Dương và Phàn Thành), đóng đồn (trên đất cư trú của người) Lạc Việt. Lúc đó Công Tôn Thuật (thế lực cát cứ đang chiếm đất Thục) sai tướng Điền Nhung, Nhiệm Mãn ra cự địch với Chinh nam đại tướng quân Sầm Bành ở Kinh môn, Bành nhiều lần đánh mà không thắng (sau Bành bị quân thích khách của Thục giết!), người Việt do đó muốn làm phản theo Thục, Cung binh ít, không đủ lực lượng khống chế.
Biết có xe tiếp vận của huyện thuộc quyền hơn trăm chiếc vừa đến, tối đó Cung sai cưa đứt thanh chắn cổng thành, ra lệnh cho xe liên tục ra vào cho tiếng xe không dứt đến tận sáng, quân do thám của người Việt nghe tiếng xe không dứt lại thấy cổng thành bị cưa đứt, báo về là đại quân Hán đang đến, bọn thủ lĩnh người Việt (sợ) bèn đem trâu bò, rượu đến khao quân. Cung lệnh cho quân dàn đội tiếp đón, sai ngả bò, rót rượu thết đãi và tiếp nhận đồ lễ, do vậy bình yên được người Việt.
—-
(Hậu Hán thư, quyển 18, Phạm Diệp 范晔(398-445) soạn. Nguyên trong bộ Tứ khố Toàn thư ở Văn Uyên các, tại hạ copy ở trang www.kanripo.org, hình như của Nhật, đáng tin cậy hơn các trang của Tàu)
*******
Bình luận:
Tang Cung là một trong số 28 đại tướng của Hán Quang Võ được tạc tượng ở Đài Mây (Vân Đài nhị thập bát tướng), thì quân lính không thể ít, vậy mà Hán thư nói là binh ít không đủ chế áp người Lạc Việt. Nếu vậy người Lạc Việt ở Trung Lư khi đó có thể đến hàng vạn ?