Bàn phím chữ Chăm VN
Download
– Phát triển từ bộ gõ của google.
– Lấy kiểu chữ Chăm Akhar Thrah làm căn bản.
– Tuân thủ mã chuẩn Unicode quốc tế.
– Hỗ trợ chức năng gõ phiên âm Chăm thành chữ Chăm.
– Có kiểm soát chính tả theo từ điển âm vận tiếng Chăm và tiếng Việt.
– Phần mềm bộ gõ có sẵn font chữ Chăm đi kèm bên trong nên không cần root máy để cài font.
– Do không root máy nên bộ gõ này cần đi kèm với bộ soạn thảo “Chữ Chăm Notepad” để có thể hiển thị các chữ Chăm gõ ra
(Có thể tải phần mềm “Chữ Chăm Notepad” từ Google Play.)
– Nguyên tắc gõ chữ cái Chăm rất đơn giản: phiên âm bắt đầu bằng chữ cái nào thì đặt chữ Chăm vào phím đó, như vậy một phím sẽ ứng với nhiều chữ, bộ gõ sẽ hiển thị ra cho người dùng chọn.
Ví dụ gõ “a” sẽ hiển thị cả “a”, “ai”, “au” … gõ “n” sẽ hiển thị cả “na”, “nư”, “nha”, “như” và chữ “-n” cuối vần.
– Người dùng có 2 cách nhập chữ Chăm, cách thông thường là nhấn chọn từng chữ cái Chăm đã hiện ra trên thanh nhắc.
Cách thứ 2 là cứ gõ liên tục theo phiên âm đến khi hiện ra từ hợp lệ trong ô đoán từ ở bên phải thì nhấn chọn nó.
– Dùng quy ước phiên âm trong Từ điển Chăm-Việt 1995, có cải tiến một chút.
– Các dấu đặc biệt:
+ Ký hiệu nguyên âm dài là dấu nháy đơn \’\ gõ ngay sau nguyêm âm đó.
+ Các chữ phiêm âm ư, ơ, ǐ có phím riêng của mình trên bàn phím:
* ǐ nằm ở vị trí phím “z” tiếng Anh (đúng tự dạng trong từ điển thì dấu mũ nằm ở dưới chữ i,
nhưng để tiện hiển thị nên bộ gõ đã đặt ngược lên trên). Khi cần gõ chữ z tiếng Anh thì gõ đúp 2 lần
* ư, ơ đặt ở bên phải phím “m”.
* “ai” ngoài đặt ở “a” còn đặt ở chữ “x” (tận dụng phím này vì phiên âm chữ Chăm không dùng tới x).
+ Còn lại là các ký tự Latin đúng như trong từ điển.
+ Các Spiral (dấu tách câu tiếng Chăm) đi sau dấu chấm câu “.”
Bộ gõ cho phép gõ hỗn hợp cả tiếng Anh, Việt, Chăm.
Bình thường sẽ nhìn thấy phím “Ch” khi đó hiển thị là bàn phím phiên âm tiếng Chăm, nhưng vẫn gõ tiếng Anh, và tiếng Việt kiểu telex được (trừ phím z phải gõ đúp).
Khi nhấn vào “Ch” nó sẽ chuyển thành phím “E,V” (và ngược lại), khi thấy “E,V” thì hiển thị là bàn phím tiếng Anh, nhưng vẫn gõ được tiếng Việt và các chữ cái Chăm lẻ và nhiều từ Chăm (trừ các từ phiên âm có ư, ơ, ǐ).
Bổ sung 10 ký tự số (0,1,2…9) của văn tự Chăm vào bàn phím số.
Bàn phím chữ Thái Việt Nam
I. Giới thiệu sơ lược:
– Phát triển từ bộ gõ của google.
– Lấy kiểu chữ Thái đen Tây bắc làm cơ sở.
– Tuân thủ mã chuẩn Unicode quốc tế.
– Hỗ trợ chức năng gõ phiên âm chữ Quốc ngữ thành chữ Thái.
– Có kiểm soát chính tả theo từ điển âm vận tiếng Thái và tiếng Việt
– Phần mềm bộ gõ có sẵn font chữ Thái đi kèm bên trong nên không cần root máy để cài font.
– Do không root máy nên bộ gõ này cần đi kèm với bộ soạn thảo “Chữ Thái Notepad” để có thể hiển thị các chữ Thái gõ ra
– Có thể tải phần mềm “Chữ Thái Notepad” từ Google Play.
– Sử dụng quy ước phiên âm mới, hoán chuyển vị trí thanh 1 và 5, cụ thể:
– Tô thấp đi với:
+ “Mà” => Thanh 1
+ “Má” => Thanh 2
+ “Mả” => Thanh 3
– Tô cao đi với:
+ “Mã” => Thanh 4
+ “Ma” => Thanh 5
+ “Mạ” => Thanh 6
– Dấu thanh kiểu non-space gõ sau phụ âm chính (nằm trên phụ âm chính).
– Mỗi phím tiếng Anh được liên kết với vài chữ Thái gần về âm, ví dụ phím g gồm luôn cả go cao, go thấp, ngo cao, ngo thấp, và cả mai căng luôn, hiển thị thành dãy hàng đợi cho người dùng nhấp chọn.
– Ở góc trên bên phải bàn phím có ô đoán từ Thái có thể gõ vào văn bản:
+ Từ Thái hợp thức có màu xanh lam (nếu phiên âm gõ vào khớp 1 âm tiếng Thái)
+ Màu xanh lục là từ phiên âm tiếng Việt không có trong bảng từ Thái
+ Màu vàng là từ Tiếng Thái có vẻ gần nhất với phiên âm gõ vào.
+ Màu đỏ là các trường hợp không hợp lệ…
– Các dấu đặc biệt:
+ ho hơi có thể gõ tắt là hoi, đặt vào chữ h ꫞
+ nưng có thể gõ tắt là nung, đặt vào chữ n ꫜ
+ cỗn có thể gõ tắt là con, đặt vào chữ c ꫛ
+ lai săm có thể gõ tắt là sam, đặt vào chữ s ꫝ
+ cọi cọi có thể gõ tắt là coi, đặt vào chữ c ꫟*
*********
Liên hệ: fanzung@gmail.com.
*********
Lại bàn về chữ Việt cổ
Chuyện chữ Việt cổ mà ông Đỗ Văn Xuyền công bố cách đây vài năm có thể tìm hiểu sơ qua ở trang này:
https://longtranvinh.wordpress.com/2015/01/21/chu-viet-co-khoa-da%CC%89u-tu%CC%A3/
Có một điều kỳ quái là với rất nhiều văn bản cổ thu thập được đó ông Xuyền không hề công bố được nội dung của dù chỉ một dòng chữ, để bàn dân thiên hạ biết người Việt cổ đã viết gì trong những văn bản đó (trong khi ông tự nhận là người đọc thông viết thạo chữ Việt cổ). Biết đâu trong những văn bản đó có chứa đựng những thông tin về lịch sử người Việt còn quý báu hơn chính “phát kiến” của ông Xuyền ?
Ví dụ 1 hình ở link trên có chú giải là “văn bản có chữ Việt cổ tìm được tại Sơn La“:
Không thấy ông Xuyền công bố nội dung của văn bản trên ?
Văn bản trên thấy rất mờ – không rõ vì sao họ chỉ công bố ảnh có độ phân giải thấp, nhưng những người đã học qua chữ Thái đều nhận ra đó chính là chữ Thái Việt Nam, cụ thể là kiểu chữ Thái Đen vùng Tây Bắc.
Tôi không rành chữ Thái lắm, mà văn bản lại viết kiểu chữ Thái cổ không có dấu thanh rất khó đọc, nhưng cũng đọc loáng thoáng được dòng đầu là :
“Khải Định pét pi chang bươn một cảu mự”
– Tiếng Thái thì pét là 8, cảu là 9 (tức là bát và cửu của Hán ngữ, về hệ đếm thì tiếng Thái-Kadai giống Hán-Tạng)
– Pi là năm (niên kỷ).
– Một là số 1 của tiếng Việt (người Thái cũng hay xài lẫn cả tiếng Việt )
– Mự là ngày.
Tôi đã có một bài đề cập đến vấn đề này đăng trên tạp chí Hán Nôm, có thể xem ở đây:
http://fanzung.com/?p=91
http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23954-chu-viet-co-o-nam-duong-tu/