huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

fanzung

TIẾP TỤC SO SÁNH CÁC BẢN KIỀU CỔ CỦA 3 MIỀN NAM, BẮC, VÀ HUẾ

Research and Development N.3(62), 2007, page 102-108. Published by Thua Thien Hue Scientic & Technology Office

Nguyễn Tài Cẩn – Nguyễn Thế – Phan Anh Dũng


1/ Chúng tôi hiện có 9 bản Kiều cổ, thuộc thế kỉ 19: 4 bản miền Bắc là Liễu Văn Đường 1871 (LVĐ), Quan Văn Đường 1879 (QVĐ), Thịnh Mĩ Đường 1879 (TMĐ), VNB –60 (?); 2 bản Huế là Lâm Nọa Phu 1870 (LNP), Kiều Oánh Mậu 1889-1902 (KOM); và 3 bản miền Nam là Duy Minh Thị 1872 (DMT), Trương Vĩnh Kí 1875 (TVK), A. Des Michels 1884 (ADM).

Khảo sát hơn 1960 câu có chữ nghĩa khác nhau giữa 9 bản ấy, trước đây chúng tôi đã làm mấy việc:

– Tính số lượng, tính tỉ lệ giống khác nhau giữa tất cả 9 bản, để dựng thành bảng tổng quan;

– Chọn những từ ngữ có mặt ở 5 bản trở lên, để xác lập các trường hợp phổ biến, có khả năng dễ được nhiều người chấp nhận;

– Cọn những từ ngữ chỉ xuất hiện ở một bản, để xem thử mỗi bản có nét độc đáo gì, với danh sách các trường hợp “độc hữu” như vậy;

– Và thống kê những từ ngữ chỉ có mặt ở 2 bản để xét xem thử bản nào hay đi cặp đôi với bản nào.

Xin xem các bảng và các con số đã công bố (1): vì công việc rất phức tạp, các con số đó có thể còn bị đếm sơ suất, chưa thật chính xác 100%, nhưng dầu sao chúng cũng đã cho phép chúng ta đi đến được một số nhận định bước đầu, có tính cách sơ kết (1).

Nhưng trước đây chúng tôi còn tạm gác các trường hợp có từ ngữ giống hoặc khác nhau giữa 3, 4 bản. Nay phải cố gắng xét thêm các trường hợp đó, rồi với các kết quả bổ sung thu thập được lần này, cố gắng đi sâu thêm vào một hướng tìm hiểu mới nữa: tìm hiểu 6 khả năng diễn biến trong 2 đợt thay đổi chữ nghĩa, khi đi từ DMT đễn LVĐ cũng như khi đi từ LVĐ đến 2 bản LNP, KOM của Huế.

2/ Như đã biết, 4 bản miền Bắc có thể chia thành hai nhóm nhỏ: nhóm LVĐ + QVĐ và nhóm TMĐ + VNB-60. Nhưng giữa 2 nhóm đó, cũng như giữa 4 bản, chữ nghĩa đều rất gần gũi nhau, chọn nhóm nào, bản nào để đại diện cho miền Bắc cũng được cả (chúng có chung từ hơn 81 % đến khoảng 92% tổng số dị bản). Tuy nhiên vẫn nên chọn bản LVĐ vì đó là bản in sớm nhất.

Nhóm 3 bản miền Nam thì thiếu thuần nhất hơn. Bản TVK chỉ giống bản DMT khoảng 59% dị bản. Bản ADM trung gian ở giữa, nhưng lại có nhược điểm là nhiều khi in Nôm theo DMT nhưng lại in Quốc ngữ theo TVK ! Do đó, nói đến miền Nam thì cũng chỉ nên chọn bản DMT.

Riêng hai bản của Huế có tình hình ngược lại. Chúng tuy ở cùng một miền nhưng lại rất khác xa nhau: chúng chỉ có chung khoảng trên 53 % tổng số dị bản. Hơn nữa con số từ ngữ độc hữu của chúng rất cao (282 ở LNP, 308 ở KOM) và chúng đều có đến 223 lần đi cặp đôi với nhau, với từ ngữ khác hẳn 7 bản còn lại. Như vậy loại dị bản thực sự chắc chắn đại diện cho Huế phải là những dị bản đồng thời có mặt ở cả LNP ở cả KOM. Những khi chỉ chọn một bản để thay mặt cho cả Huế thì phải coi đó là điều bất đắc dĩ, cần phải hết sức thận trọng.

3/ Những câu chưa nhất trí giữa 9 bản có thể có đến 3, 4, thậm chí 5 cách dùng chữ nghĩa khác nhau, ví dụ:

– Ở câu 2627 Cửa …. vội mở / thác / rèm châu
chữ thứ 2 có thể là BỒNG, BUỒNG, PHÒNG tùy bản: BỒNG ở DMT, KOM; BUỒNG ở LNP; và PHÒNG ở 4 bản miền Bắc;

– Ở câu 2638 Thì đà đắm ngọc chìm hương .… rồi
chữ thứ 7 có thể là MẤT, QUÁ, CHO, hoặc ĐÃ: MẤT ở TVK; QUÁ ở KOM; CHO ở LVĐ; ĐÃ ở DMT và LNP.

– Ở câu 2665 Ma …. lối, quỉ đem đường
chữ thứ 2 có thể là GIỦI, DẮC, MÁCH, ĐƯA, DẪN: GIỦI ở DMT; DẮC ở TVK; MÁCH ở LNP; ĐƯA ở LVĐ, KOM; và DẪN ở TMĐ, VNB-60.

Nhưng trên đại thể, chúng ta đều thường chỉ có 2 dị bản. Vậy có 2 dị bản là trường hợp sẽ được tập trung sự chú ý nhất.

4/ Nếu ở một vị trí X nào đó, trong một câu Y nào đó, mà có 2 dị bản bất kì là A, B thì sự khác nhau cần chú ý nhất giữa A và B là: đúng và sai hoặc hay và dở. Trường hợp dùng đúng thay sai thường được gọi đính ngoa; trường hợp dùng hay thay dở thường được gọi là nhuận sắc. Ngược lại với đính ngoa và nhuận sắc là trường hợp vô tình tạo ra những dị bản sai lầm hay kém cõi hơn. So sánh các dị bản A (tạm qui ước là hay, đúng) và B (tạm qui ước là dở, sai) của 3 miền Nam, Bắc, Huế, trên lí thuyết, tối đa, có thể đi đến 8 khả năng trừu tượng như sau:

NAM (đại diện: ở DMT) BẮC (đại diện: ở LVĐ) HUẾ (ở cả LNP cả KOM)

1- A A A
2- A A B
3- A B A
4- A B B
5- B A A
6- B A B
7- B B A
8- B B B

Hai trường hợp 1 và 8 là hai trường hợp không có thay đổi giữa 4 bản nên có thể tạm gác. Còn 6 trường hợp trung gian thì đều có sự thay thế (đổi A thành B hay đổi B thành A), nên chúng ta phải khảo sát. Theo G. S. Hoàng Xuân Hãn, bản DMT là bản “quí nhất”, có gốc “xưa nhất”, và có từ ngữ “gần với lời của cụ Nguyễn Du hơn cả”; bản gốc cuối cùng của nó lại được biên tập trong khoảng 1825—1836, vì đã kị húy chữ ĐANG theo lệnh năm 1825, chưa kị húy chữ KIỂU (trong KIỂU TÁNG) theo lệnh năm 1836. Bản LVĐ, nói riêng, các bản miền Bắc nói chung, đều được biên tập hơi chậm hơn, trong khoảng 1836—1840 vì chúng đã kị húy chữ KIỂU theo lệnh đời Minh Mạng nhưng chưa kị húy TÔNG, THẬT … theo lệnh đời Thiệu Trị. Còn bản LNP thì đã kị húy THỜI, NHẬM đời Tự Đức, và bản KOM thì đã kị húy cả chữ CHIÊU đời Thành Thái. Như vậy những sự thay đổi từ A đến B hay từ B đến A đều phải chia ra thành hai đợt khác nhau: đợt trước, nếu đi từ DMT đến LVĐ, đợt sau nếu đi từ LVĐ đến hai bản LNP+KOM.

5/– Ví dụ về trường hợp 2: A-A-B:

Ở câu 98 Gió hiu hiu thổi một và …. lau
các bản DMT, LVĐ đều dùng dị bản NGỌN LAU, nhưng từ KOM trở về sau lại thường đổi thành BÔNG LAU:đổi tưởng cho hay hơn nhưng kì thực lại phạm sai lầm lớn, vì loài lau lách thường chỉ ra hoa từ mùa thu, tiết Thanh minh chưa thể có bông lau !

– Ví dụ về trường hợp 3: A-B-A:
Ở câu 168 Khách đà …. ngựa người còn nghé theo

bản DMT cũng như 2 bản TVK, ADM đều dùng LÊN NGỰA, không hiểu sao bản LVĐ và 2 bản QVĐ, TMĐ lại đổi nhầm thành XUỐNG NGỰA ! May rằng 2 bản LNP, KOM đã đính ngoa lại được và đã có ảnh hưởng tốt đến bản VNB-60.

– Ví dụ về trường hợp 4: A-B-B:
Ở câu 30 Pha nghề …. họa, đủ mùi ca ngâm

bản DMT đã dùng THƯ HỌA: rất đúng, theo ý chúng tôi ! Trong Thanh Tâm Tài Nhân cũng như trong Nguyễn Du đều có khen tài thư pháp của nàng Kiều:

Khen rằng bút pháp đã tinh
So vào với thiếp Lan đình nào thua

Nhưng các bản miền Bắc đã nhầm thành THI HỌA, vừa bỏ mất tài viết đẹp của nhân vật vừa gây trùng lặp giữa THI và CA NGÂM ở sau. Các bản Huế đã lặp lại sai lầm này. Và cả hai bản TVK, ADM cũng bị sai lầm theo.

– Ví dụ về trường hợp 5: B-A-A:
Ở câu 22 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu ….
bản DMT in nhầm DA thành LƯNG, làm mất vần, nhưng các bản LVĐ; LNP, KOM về sau đều đính ngoa lại được cả.

– Về trường hợp 6: B-A-B
nói chung rất khó tìm ra những ví dụ thích đáng. Điều đó cũng dễ hiểu: cũng như ở trường hợp A-B-A, trường hợp này cũng có sự giống nhau giữa DMT và 2 bản của Huế. Nhưng nếu ở A-B-A trên đây chuyện Huế phục hồi lại một dị bản tốt bị mất đi là chuyện thường tình thì ở đây ai cũng sẽ lấy làm lạ trước câu hỏi: LVĐ đã có công đính ngoa được một sai lầm của DMT, sao hai bản Huế không phục thiện mà lại đem một cái sai, cái dở xưa ra vãn hồi ?

Tuy nhiên, nếu cần minh họa phần nào cho mô hình B-A-B, thì cũng có thể tạm dẫn ví dụ như ở câu 114

“Bóng chiều đã ngã, ……. . . …… còn xa”

vì có người cho rằng: DMT dùng DẶM VỀ là kém, LVĐ đổi lại thành DẶM HOÈ là hay, nhưng LNP, KOM lại phục hồi dị bản kém !

Lập luận của những người đó là như sau: DẶM VỀ kém DẶM HOÈ vì VỀ là động từ, đối với CHIỀU không chỉnh bằng danh từ HOÈ ! Nhưng ý kiến này vị tất đã được mọi người nhất trí tán đồng !

– Ví dụ về trường hợp 7: B-B-A:
Ở câu 1685 Trên Tam …. , dưới Cửu tuyền

các bản miền Nam, miền Bắc đều dùng TAM BẢO: rõ ràng bản DMT đã phổ biến một dị bản sai lầm và các bản miền Bắc về sau vẫn tiếp tục sai theo. Phải đến hai bản LNP và KOM của Huế thì mới đính ngoa lại được thành TAM ĐẢO.

6/ Với cách tiến hành như trên, chúng tôi đã đi đến những con số như sau:

A) Ở đợt điều tra về các dị bản phổ biến, có mặt ở từ 5 bản trở lên:

– Chỉ có chung giữa Nam và Bắc (tức trừ Huế): khoảng 330 dị bản;
– Chỉ có chung giữa Bắc và Huế (tức trừ Nam): khoảng 93 dị bản;
– Và chỉ giữa Huế và miền Nam (tức trừ Bắc): khoảng 64 dị bản. (2).

B) Ở đợt điều tra bổ sung về các dị bản thiểu số chỉ có mặt ở 3, 4 bản:

– Có thêm khoảng 29 trường hợp chung giữa Nam, Bắc, đưa tổng số thành: 330+29=359;
– Có thêm khoảng 13 trường hợp chung giữa Bắc và Huế, đưa tổng số thành: 93+13=106;
– Và có thêm gần 40 trường hợp chung giữa Huế và Nam, đưa tổng số thành: 64+37=101.

Nhưng về thời gian trước sau chúng ta đã xếp 3 bản theo trình tự: DMT-LVĐ-LNP&KOM, vậy:

* 359 dị bản chung giữa Nam, Bắc có thể qui vào 1 mô hình gồm 2 khả năng A-A-B hoặc B-B-A;
* 106 dị bản chung giữa Bắc và Huế có thể qui vào 1 mô hình gồm 2 khả năng A-B-B hoặc B-A-A;
* 101 dị bản giữa Huế và Nam cũng tạo ra một mô hình, gồm 2 khả năng A-B-A hoặc B-A-B. (3).

7/ Theo ý chúng tôi, tất cả các kết quả trên đây đều góp phần soi rõ các bước đi đầu tiên trong lịch sử truyền bá Truyện Kiều. Căn cứ 9 bản thế kỉ 19 hiện còn, có thể thấy được rằng:

I/ Bản sơ thảo của cụ Nguyễn Du vốn đã là một áng văn nhìn chung rất tuyệt vời, nhưng trong đó cũng vẫn có:

a/ Những chỗ quá thâm trầm, độc đáo, người đọc bình thường không phải đều dễ tiếp nhận cả (như dùng NĂM TRÒN dịch NGŨ LUÂN ở câu 327 chẳng hạn !);

b/ Lại có một số từ ngữ khá đặc biệt: như một số từ ngữ cổ, một số từ ngữ địa phương Nghệ Tĩnh (ví dụ THA LA ở câu 170, CÁO ở câu 96). Về sau các từ ngữ này rất dễ bị các nơi khác thay đổi;

c/ Tất nhiên cũng có một số chỗ chính tác giả cũng chưa thật hài lòng, sau chính tác giả đã phải tự nhuận sắc lại (như các chỗ còn quá theo sát Thanh Tâm Tài Nhân, chẳng hạn TREO TRANH QUAN THÁNH ở câu 930, MÀ CHÀNG THÚC THỦ ở câu 2008 …).

II/ Bản sơ thảo chắc được nhà thơ bắt đầu viết ở Thăng Long, sau khi thi xong, khoảng 1783, và đã được hoàn thành khoảng 1790, thời về quê vợ ở, vùng Thái Bình (4). Bà con bạn bè biết chuyện đã xin cho chép lại: đây là lí do hình thành các bản sao đầu tiên của miền Bắc. Nhưng rồi nhà thơ lại phải về quê cũ ở, dưới chân núi Hồng. Nhà thơ tiếp tục tự nhuận sắc, tiếp tục cho sao chép thêm một số bản ở Nghệ Tĩnh. Các bản sao đầu tiên này – ở Nghệ Tĩnh cũng như ở miền Bắc – đều không tránh khỏi có những chỗ sai lầm về tự dạng, về từ vựng hay cả về mặt gieo vần.

III/ Bỗng lịch sử sang trang: Gia Long chiến thắng; một triều đại mới, hết sức chuyên chế, được bắt đầu. Tình thế đó đòi hỏi nhà thơ, cũng như bà con, bạn bè nhà thơ phải cố gắng xóa bỏ những chỗ kị húy Lê Trịnh cũ, phải thực hiện triệt để các lệnh kị húy mới, do triều Nguyễn ban hành, ngay từ năm 1803. Và cũng phải hết sức cố gắng giữ thái độ im hơi lặng tiếng, tránh làm sao cho khỏi bị triều đình mới chú ý, soi mói, bắt tội, vì những câu động trời vốn có trong tác phẩm.

8/ Nhưng “hữu xạ tự nhiên hương”, và với thời gian trôi qua, cuối cùng rồi tác phẩm cũng đến lúc được xã hội đòi hỏi phải phổ biến. Những bản in bán ngoài phố phường bắt đầu ra đời: bản LVĐ 1866, bản LVĐ 1871 v.v. . In sớm nhất, và ở một vùng sẵn có các bản sao cổ, nên chúng còn rất gần gũi với nguyên tác: con số 1184 dị bản chung với DMT (khoảng trên 60%), con số 359 trường hợp có mô hình chung Nam Bắc nêu trên đây đều là những con số phản ảnh điều đó.

Sự gần gũi với gia tài quá khứ còn thể hiện ra ở chỗ: có khoảng hơn 50 chữ các bản sao cổ vô tình bị sai lầm, thậm chí có khi làm mất cả nghĩa, hoặc mất cả vần, mà bản LVĐ vẫn không sữa chữa, vẫn trung thành rập khuôn lại, khắc in đúng nguyên xi như trước. Cũng dễ hiểu: bản LVĐ, nói riêng, cả 4 bản miền Bắc nói chung, đều không phải là những bản do những nhà biên tập nổi tiếng đứng ra đính ngoa, nhuận sắc. Chúng đều là những bản dân dã; đằng sau lưng chúng chỉ có trách nhiệm của những ông chủ Hàng Gai, của những ông đồ được thuê sao chép và của những ông thợ Liễu Tràng.

Nhưng đã khắc in lại thì cũng khó giữ được sự vẹn toàn 100% ! Ba lớp người này cũng đã đưa đến những sự đổi thay khác trước: khác gần 40% tổng số dị bản và khác đến 106 trường hợp A-B-B hoặc B-A-A. Trong những sự đổi thay đó có cả mặt tích cực, (như ở khoảng 15 dị bản thuộc B-A-A: tránh được một số sai lầm của các bản sao cổ) và cả mặt tiêu cực(như đẻ thêm một số sai lầm mới (ví dụ trong câu 168 đã nói ở mục 5 trên đây) hoặc để mất một số cách diễn đạt độc đáo của nguyên tác (ví dụ trong khoảng 91 dị bản thuộc A-B-B).

9/ Các bản truyền bá ở Thuận Hóa thì chưa rõ nguồn gốc vào đến kinh đô từ lúc nào: có thể có bộ phận ngược lên đến bản cụ Nguyễn Du đã tặng cho ông anh Nguyễn Nễ năm 1793, hồi Cụ vào thăm anh, đời Tây Sơn; có thể có bộ phận được chép sao lại từ bản nhà thơ đem theo hồi mới vào nhận chức; cũng có thể có bộ phận bắt nguồn từ bản năm 1811 đi cùng với cụ Phạm Quí Thích. Nhưng khi ở Huế rộ lên phong trào sao chép Truyện Kiều thì các bản gần nhất được phổ biến lại là loại bản in miền Bắc: không phải ngẫu nhiên mà có đến 106 trường hợp chung giữa LVĐ với LNP&KOM đã kể ở trên.

Mặt khác, Huế là đất kinh đô, nơi tập trung rất nhiều người thuộc tầng lớp đỗ đạt cao, thuộc tầng lớp sính văn chương, thích đính ngoa, thích nhuận sắc. Những vị này đã bỏ công sửa chữa rất nhiều (5), làm cho con số dị bản chung với các miền giảm hẳn xuống: chỉ còn khoảng 43 % tổng số, so với DMT, và khoảng 49%, so với LVĐ !

Nhưng Huế cũng không phải là một nơi chỉ có làm biến dạngTruyện Kiều ! Tất cả các loại sai lầm thô sơ, lưu cữu trong các bản có từ trước, sau khi đến Huế đều đã được đính ngoa hầu như toàn bộ; 101 trường hợp từ ngữ của nguyên tác bị các bản dân dã để mất đi, sau khi đến kinh đô cũng đều đã được phục hồi. Chắc là nhờ có công đóng góp của cả tác giả, của cả các bạn bè tác giả. Cụ Nguyễn Du sau khi đến Huế hẵn đã có thêm điều kiện cân nhắc suy xét để tiếp tục gia thêm sự tự nhuận sắc (6). Bạn bè của Cụ ở Huế cũng hẳn là những con người tinh tế dễ phát hiện ra được và phục hồi lại được những gì độc đáo của nguyên tác mà không may đã bị các bản in vô tình làm sai lạc hẳn đi (7). Có thể nói, cả 101 dị bản thuộc mô hình A-B-A (8) đã nêu trên đây đều rất quí. Sự có mặt đồng thời ở cả bản DMT, ở cả hai bản LNP & KOM, có thể đáng coi là một tiêu chí rất bảo đảm: khi định tái lập nguyên lời văn của cụ Nguyễn Du, mà gặp được những dị bản như vậy thì dứt khoát phải chọn chúng, cho dầu đó là những dị bản không thuộc loại phổ biến.

10/ Nhưng đến đây chúng ta phải thừa nhận: có những câu hỏi đang treo, chưa được giải đáp triệt để. Ví dụ trong 359 dị bản chung giữa DMT và LVĐ, cũng như trong 106 dị bản chung giữa LVĐ và 2 bản Huế, hay trong 101 dị bản chung giữa Huế và DMT, chúng ta chưa biết được thật chính xác có bao nhiêu dị bản nên xếp vào A, bao nhiêu dị bản nên xếp vào B ? Nói một cách khác, vấn đề số lượng của hai khả năng trong mỗi mô hình là một vấn đề chưa thật được làm sáng rõ. Chúng ta đã tạm qui ước xếp vào A là những di bản đúng, hay; xếp vào B là những dị bản sai, dở. Nhưng phân biệt đúng sai là điều tương đối dễ phát hiện như đã thấy qua sơ bộ tính toán trên đây, còn phân biệt hay dở thì lại là điều nhiều khi rất dễ gây rắc rối, người nghĩ thế này, người cho thế khác, không ai chịu ai ! Rõ ràng đang cần phải có thêm những công trình nghiên cứu tiếp: công bố đầy đủ danh sách các dị bản, thảo luận về các tiêu chí dùng khi đánh giá, và sau đó cùng nhau trao đổi về từng dị bản một (hay ít nhất là về các dị bản có vấn đề nhất).

=======================================

CHÚ THÍCH:
(1)
TƯ LIỆU TRUYỆN KIỀU: TỪ BẢN DUY MINH THỊ ĐẾN BẢN KIỀU OÁNH MẬU – TTNC Quốc Học và Nhà XB Văn học in năm 2004; xin xem từ trang 55 đến trang 79.

(2) Xin xem thêm bài của Nguyễn Tài Cẩn & Phan Anh Dũng, Tạp chí Sông Hương số 211, tháng 09 -2006.
Chúng tôi đã đưa ra những con số rất cụ thể, nhưng vẫn dùng những chữ ước chừng như “ khoảng”, “gần” v. v. là để đề phòng khả năng còn bị sơ suất trong khi đếm.
(3)
Chúng ta có những cặp 2 khả năng đối xứng như A-A-B, B-B-A giữa Nam, Bắc; A-B-B, B-A-A giữa Bắc và Huế, hoặc A-B-A và B-A-B giữa Huế và Nam. Mỗi cặp 2 khả năng đó đều có thể qui thành một mô hình, như mô hình chung giữa 2 miền: mô hình NAM-BẮC, mô hình BẮC-HUẾ, mô hình HUẾ-NAM.
(4)
Các vết tích kị húy Lê Trịnh còn sót lại đã chứng minh điều đó, xin xem các bài của Nguyễn Tài Cẩn, của Nguyễn Tài Cẩn & Ngô Đức Thọ và của Nguyễn Tài Cẩn & Đào Thái Tôn đăng ở NC Văn học số 3 và số 11/2005, KT ngày nay số 4/2005, Lao Động số 92/2005, TC Hán Nôm số 3(70)/2005.
(5)
Như bốn câu 531, 532, 533, 534 đã bị chữa thành 6 câu (xin xem LNP & KOM) !
(6)
Ví dụ ở câu 1064, trước cụ Nguyễn Du vẫn theo sát TTTN, viết TRÔNG CHÀNG NÀNG CŨNG …. nhưng sau khi vào Huế Cụ đã cân nhắc và viết lại thành TRÔNG NÀNG CHÀNG CŨNG RA TÌNH ĐEO ĐAI, để vạch mặt SỞ KHANH cũng như để bảo vệ Kiều. .
(7)
Ở câu 775, LNP và KOM vẫn dùng RÉN CHIỀNG như trong câu 773 của DMT; dị bản cổ này đã bị các bản miền Bắc, và ngay cả 2 bản TVK, ADM của miền Nam, nhất luật đổi thành THƯA CHIỀNG.
(8)
Trong mô hình chung giữa LNP & KOM và DMT, chắc chỉ còn lại A-B-A, vì khả năng B-A-B thì hầu như ít khi được ai chấp nhận. Xin xem lại mục 5 ở trên.

CHỮ THÁI VIỆT NAM TRONG TÁC PHẨM THANH HÓA QUAN PHONG

Tạp chí Hán Nôm số 2 (99) 2010  (tr.24 – 30)


 

VỀ CHỮ THÁI VIỆT NAM TRONG TÁC PHẨM

THANH HÓA QUAN PHONG

 

Về khả năng tồn tại của chữ Việt cổ, giáo sư Bửu Cầm trong tập bài giảng “Nghiên cứu chữ Nôm” ngay ở phần mở đầu mục “I. Nguồn gốc chữ Nôm”, đã đưa ra một kiến giải, dựa vào ý kiến của Vương Duy Trinh[1] trong sách “Thanh Hóa quan phong”, như sau:

“Có người cho rằng, về thời đại thượng cổ, dân tộc Việt Nam đã có một thứ văn tự riêng mà người Mường ở Thanh Hóa hiện nay còn dùng ([2])

Thuyết trên đây có tương quan với một thuyết nhân chủng học chủ trương: người Việt Nam và người Mường nguyên là một chủng tộc, nhưng sau khi có cuộc tiếp xúc với người Phương Bắc, những người Việt ở đồng bằng, chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, còn người Việt bất hợp tác với dị tộc, rút lui vào rừng núi, tức là người Mường bây giờ, thoát khỏi ảnh hưởng Trung Hoa và giữ được phong tục, ngôn ngữ cùng văn tự cũ…”

Chúng tôi, qua việc tham gia xây dựng font chữ chuẩn Unicode và bộ gõ cho chữ Thái, đã có vài năm nghiên cứu về chữ Thái Việt Nam, nên khi đọc văn bản ghi trong Thanh Hóa Quan Phong đã nhận ra ngay đây thực chất chỉ là một trong 8 dạng chữ Thái VN, phổ biến ở vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An.

Xem ảnh bản chụp từ cuốn Thanh Hóa quan phong dưới đây (đã được cắt dán lại!), chúng tôi xác định đó là bảng kê 35 mẫu tự phụ âm chính của tiếng Thái Việt Nam. Chính Vương Duy Trinh cũng ghi chú rõ bằng chữ Hán: “Phụ man mẫu tự tam thập ngũ tự” (Phụ bản 35 mẫu tự của người man), như vậy Vương Duy Trinh đã khẳng định đó là chữ của người “man” chứ không phải người Việt, và khi ông phát biểu rằng đây là lối chữ của nước ta thì chỉ hàm nghĩa là của một dân tộc sống trên đất nước ta, ví dụ là người Thái VN, ông còn đèo thêm mấy từ khá rụt rè “tôi nghĩ rằng” chứ không khẳng định chính xác đó là chữ của người Việt cổ, người đầu tiên nêu giả thuyết đó là thứ chữ của người Việt cổ có lẽ là GS Bửu Cầm.

Các nghiên cứu về người Thái cho biết họ vốn gốc rễ tại vùng núi A Nhĩ Thái (Altai) ở Trung Á thiên di dần về phía nam trong khoảng hàng ngàn năm, một nhánh lập lên vương quốc Thái Lan ngày nay từ khoảng thế kỷ 13-14 [3], còn nhánh người Thái Việt Nam thì tách ra khá xa, khoảng thế kỷ 10-11 đã theo thung lũng sông Hồng tới định cư vùng Mường Lò (Nghĩa Lộ), rồi vượt qua dãy Fanxipăng sang vùng Mường Thanh (Điện Biên) và tỏa khắp vùng Tây Bắc và miền núi Thanh Hóa, Nghệ An, một số sang tận Lào. Chữ Thái vốn bắt nguồn từ chữ Sanskrit (chữ Phạn) gốc rễ ở Ấn độ, thuộc nhánh Sanskrit phương Nam, chịu ảnh hưởng từ chữ Khmer, như chính người Thái Lan thừa nhận, và sự thực lịch sử là vương quốc Thái Lan thành lập sau đất nước Chân Lạp của người Khmer đến hơn nghìn năm… Theo Yukti Mukdawijitra[4], chữ viết Thái Lan cũng như Thái VN hình thành khá muộn, khoảng thế kỉ 10-11 mới bắt đầu tách khỏi nhánh Pallava-Mới của nhóm Pallava Đông Nam Á. Pallava tức là nhóm phương Nam của chữ Phạn Sanskrit, nói như vậy không hẳn là trước thế kỉ 10 người Thái chưa có chữ viết, mà có lẽ họ dùng chữ Phạn gần nguyên gốc.

Phần lớn người Việt khi nhìn những ký hiệu loằng ngoằng của chữ Thái VN đều không biết là thứ chữ gì, phát “hoảng”, mất hết tự tin, nên có thể thụ động ngả theo ý kiến của các vị học giả, nhất là đó lại là những người có uy tín và khả kính như Gs Bửu Cầm. Nên chúng tôi thấy cần giải thích đôi chút về các chữ Thái trong hình chụp từ cuốn Thanh Hóa quan phong ở trên:

Đọc theo dòng từ trái sang phải:

–                     Chữ đầu tiên ở góc trên bên trái Vương Duy Trinh chú âm bằng chữ Nôm là “Tô bò” 蘇 (牛+甫)  (dùng chữ Nôm chỉ con bò tức là bộ “ngưu牛 ” bên chữ “bô甫 ” ), đây chính là tên gọi phụ âm B trong tiếng Thái VN. Người Thái gọi chữ phụ âm là “Tô” còn nguyên âm là “May”, “Tô” trong tiếng Thái nghĩa là “con”,  “cái”…  ví dụ “tô ma” là con chó, chính người Việt cũng hay gọi các chữ cái La Tinh (quốc ngữ) là “con” chữ. Trong bảng ký tự chữ Thái VN đã đăng ký với tổ chức Unicode con chữ đó có tự dạng như sau [X] , nhìn giống chữ V của tiếng Việt, so hình dáng thấy không khác gì nhiều với con chữ mà Vương Duy Trinh ghi chép từ hơn một thế kỷ trước.

–                     Chữ thứ 2, Vương Duy Trinh chú âm bằng chữ Nôm là “Tô đo” 蘇 (才都) (chữ Nôm đo : bộ thủ才 bên chữ “đô” 都), chính là tên gọi phụ âm Đ của tiếng Thái VN. Trong bảng ký tự chữ Thái VN đã đăng ký với tổ chức Unicode con chữ đó có tự dạng như sau [X] , tự dạng cũng không khác mấy so với con chữ của Vương Duy Trinh ghi lại, chỉ có cái “râu” chìa ra bên trái thì bị thu ngắn bớt.

–                     Chữ thứ 3, Vương Duy Trinh chú âm bằng chữ Nôm là “Tô cô” 蘇姑, chính là tên gọi phụ âm K của tiếng Thái VN. Trong bảng ký tự chữ Thái VN đã đăng ký với tổ chức Unicode con chữ đó có tự dạng như sau [X], so sánh thấy dạng Unicode có thêm một nét “khởi bút” kéo từ trên xuống, điều này thực ra cũng không có gì lạ, vì kiểu chữ đăng ký với Unicode dựa vào chữ Thái đen vùng Mai Châu, Sơn La chứ không phải chữ Thái vùng Thanh Hóa-Nghệ An, mà theo Cầm Trọng[5] thì chữ Thái VN có đến 8 loại hình phân bố trong các địa phương khác nhau[6].

–                     Với các chữ khác trong bảng, về căn bản cũng giống 3 trường hợp trên, tức là 2/3 giống với kiểu chữ Thái đen đã đăng ký với Unicode chỉ có 1/3 có sai lệch, ít hay nhiều, về cách viết.

–                     Đặc biệt trong bảng có 2 con chữ hình dáng khá đặc biệt, nên dễ nhận ra, đó là chữ mà Vương Duy Trinh phiên là “Tô ô” 蘇烏 (chữ thứ 3 dòng thứ 3, nhìn giống chữ Hán “nhật日” viết dạng Lệ thư tròn cạnh, dạng Unicode của nó là [X], đó là phụ âm “O” của tiếng Thái[7]) và “Tô hô” (chữ thứ 3 dòng thứ 5, nhìn giống dấu vô cực nhưng không kín nét, đó là phụ âm “H” của tiếng Thái, dạng Unicode là [X])

–                     Ngoài ra, trong phần sưu tầm tác phẩm ghi bằng tiếng Thái mà Vương Duy Trinh chú âm (không có trong bảng 35 mẫu tự ở trên) chúng tôi còn thấy một con chữ có tự dạng khá phức tạp và cực kỳ đặc biệt chỉ có trong các văn bản chữ Thái VN, đó là chữ “Ho hơi” thường dùng mở đầu đoạn văn trong các văn bản chữ Thái cổ. Vương Duy Trinh cũng đã chú rất chính xác âm đọc Nôm của nó là “hơi” tức là chữ Hán “hi” thêm bộ khẩu (xem hình dưới).

Gần đây, lại có nhiều học giả lặp lại giả thuyết của GS Bửu Cầm như GS Lê Trọng Khánh và nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền trong công trình nghiên cứu về chữ Việt cổ (Xem : http://hodovietnam.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=662&Itemid=33),   hoặc của một tác giả chưa biết tên trên trang mạng sau: http://www.omniglot.com/forum/viewtopic.php?f=17&t=32&start=40 . TS-nhà nghiên cứu Phật học Lê Mạnh Thát cũng đưa ra một số tư liệu chứng minh người Việt cổ đã có chữ viết từ lâu, nhưng ông đi theo một hướng khác mấy vị trên, và không viện dẫn tới cuốn Thanh Hóa quan phong, nên trong phạm vi bài này chúng tôi không đề cập.

Quan điểm của chúng tôi về  vấn đề này là không thể chỉ từ tình cảm dân tộc mà nhắm mắt đề cao “chữ Việt cổ” khi chưa có cơ sở khoa học, như việc giám định niên đại các văn bản chữ cổ mà các tác giả trên sưu tầm được[8], cũng như nghiên cứu kỹ tự dạng, hình dáng, cung cách viết các con chữ mà các tác giả nói trên đơn phương đưa ra và khẳng định đó là chữ Việt cổ.

Sau đây là một văn bản minh họa chữ Việt cổ mà các tác giả trên viết ra, ảnh lấy từ trang WEB đã dẫn ở trên:

Nếu muốn minh họa chữ viết tiếng Việt (nếu có !) thời Hai Bà Trưng hai ngàn năm trước, ghi bằng thứ chữ ghi âm giống chữ Phạn, thì nên chú ý rằng ngay ngữ âm tiếng Việt thời Trần cách đây 700-800 năm cũng đã khác ngày nay rất nhiều, như câu thơ “tìm mai theo đạp bóng trăng” có nhà nghiên cứu đã khôi phục theo ngữ âm cổ thời Trần-đầu Lê là “xìm môi xeo tạp poóng blăng”, như vậy chữ “trời” trong bản hịch viết theo âm tiếng Việt cổ sẽ là “blời”, chứ không nên viết theo ngữ âm thế kỷ 21 hiện nay là “trời”. Ngoài ra đặc điểm của họ văn tự ghi âm Sanskrit cổ xưa là viết liền trên một dòng chứ không tách rời các vần như văn bản minh họa ở trên.

Nhân tiện người viết bài này xin dùng kiến thức chữ Thái của mình thử đọc ba chữ đề bài trong bài hịch viết bằng thứ chữ Việt cổ đó:

–                     Từ thứ nhất: Chữ cái đầu là phụ âm “H” tiếng Thái, chữ thứ 2 nhìn giống dấu mũ ^ là nguyên âm “I” tiếng Thái, chữ thứ 3 là phụ âm “K” , vậy là “HIK” tức là “hịch” ?

–                     Từ thứ hai: Chữ cái đầu kết hợp dấu mũ lộn ngược viết ở trên từ (tiếng Thái gọi là may khít) thành nguyên âm “Ơ” Thái, chữ thứ 2 là phụ âm “KH” Thái, chữ thứ 3 là phụ âm J (“tô DO”), khi đứng cuối từ thì phụ âm J tiếng Thái đọc như bán nguyên âm I cuối từ tiếng Việt, vậy đó là chữ “KHƠI” tức “khởi” ? Chú ý nguyên âm “Ơ” Thái luôn viết đầu từ, trước cả phụ âm đầu.

–                     Từ thứ ba: Chữ cái đầu là phụ âm “tô ngo” tức “NG”, chữ thứ 2 là dấu ^ tức “I” đã nói trên, chữ thứ 3 nhìn như dấu ngã là nguyên âm A tiếng Thái (thực ra người Thái không viết nó nằm ngang như trong hình mà nằm hơi nghiêng như dấu \ ) vậy đó là chữ “NGIA” tức “nghĩa” ? Về vần “IA” này thực ra tiếng Thái có một con chữ riêng để ghi chứ không viết ghép “I” với “A”.

Từ các thông tin và phân tích ở trên có thể rút ra các kết luận:

1. Thanh Hoá quan phong là nói về chữ dân tộc Thái.

2. Chữ Thái mới phát triển từ khoảng thế kỉ 10-12, trong khi chữ Việt cổ nếu có từ thời Văn Lang thì phải có niên đại cỡ 500-1000 năm trước công nguyên, cách xa nhau đến gần 2000 năm.

3. Chữ Việt cổ chỉ có thể tồn tại nếu có chính quyền hỗ trợ và có nhiều tác phẩm lưu giữ trong dân gian, trong khi hiện tại không có bằng chứng thực tế còn lại [9], mọi bằng chứng đã có trên văn bản mà những người phát hiện “chữ Việt cổ” đưa ra đều là chữ Thái, chưa có hình dạng một từ Việt cổ nào được ghi nhận.

4. Đặc điểm cách ghi âm chữ Thái dễ dàng cho biểu diễn phát âm tiếng Việt, vì tiếng Thái cũng là ngôn ngữ đơn âm tiết và có nhiều thanh điệu như tiếng Việt, nhưng không thể vì thấy dễ ghi âm tiếng Việt, như trong bản minh họa bài hịch trên, mà nói chữ Thái là chữ Việt cổ.

Huế 21/10/2009
Phan Anh Dũng


[1] VƯƠNG DUY TRINH:  hiệu Đạm Trai; sống khoảng cuối thế kỉ 19-đầu thế kỷ 20. Quê: làng Phú Diễn, huyện Từ Liêm, nay thuộc Hà Nội. Đỗ Cử nhân, làm Tổng đốc Thanh Hoá. Tác phẩm: “Thanh Hoá quan phong”, “Thanh Hoá kỉ thắng”.

[2] Giáo sư Bửu Cầm có trính dẫn từ cuốn “Thanh Hóa quan phong” nguyên văn như sau:  “tỉnh Thanh Hóa, một châu quan có chữ là lối chữ thập châu đó. Người ta thường nói rằng nước ta không có chữ. Tôi nghĩ rằng không phải, thập châu vốn là đất nước ta, trên châu còn có chữ, lẽ nào ở dưới chợ lại không? Lối chữ châu là lối chữ nước ta đó” (Vương Duy Trinh 王 維 楨 Thanh Hóa quan phong 清 化 觀 風  , Hải dương, Liễu văn Đường 柳 文 堂  khắc in , năm Thành Thái 成 泰  thứ 16, Giáp Thìn 甲 辰  1904, tờ 69b).

[3] Theo bài của Prasert Na Nagara tại Hội thảo quốc tế về chữ Thái Việt Nam, Hà Nội, 11-2005.

[4] Theo bài trong Hội thảo quốc tế về chữ Thái Việt Nam, Hà Nội, 11-2005 của Yukti Mukdawijitra, khi đó là nghiên cứu sinh người Thái Lan ở Viện Việt Nam học và khoa học phát triển,.

[5] Nguyên chủ nhiệm Chương trình Thái học VN, mới mất năm 2007.

[6] Trích báo cáo của Cầm Trọng tại Hội nghị Quốc tế về chữ Thái VN, Hà Nội 11/2005: “Có lẽ do trước đây, kém tiếp xúc giữa các vùng nên người Thái đã cho ra đời 8 loại hình kí tự cổ khác nhau. Tuy nhiên, cả 8 loại hình kí tự ấy đều bén rễ từ một gốc chữ Sanskrit (Ấn Độ) thông qua mẫu tự Khmer. Chúng hoàn toàn giống nhau về nguyên tắc dùng phụ âm, nguyên âm để ghép vần ghi được âm tiết Thái. Tám loại hình kí tự cổ đó là:

1.       Chữ Thái Đen ở các huyện thuộc tỉnh Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai.
2.       Chữ Thái Trắng ở huyện Phong Thổ.
3.       Chữ Thái Trắng ở huyện Mường Lay, Mường Tè (Lai Châu cũ).
4.       Chữ Thái Trắng ở huyện Phù Yên.
5.       Chữ Thái Trắng ở huyện Mộc Châu (Sơn la), Mai Châu, Đà Bắc (Hoà Bình).
6.       Chữ Thái Đen – Tay Thanh ở miền Tây Thanh Hoá và Nghệ An.
7.       Chữ Thái ở Châu Quỳ (Ngệ An).
8.       Chữ Thái mang tên Lai Pao ở huyện Tương Dương (Nghệ An).

[7] Chữ “O” tiếng Thái rất đặc biệt, vì ngoài chức năng ghi nguyên âm “O” (nếu đi sau 1 phụ âm), nó còn dùng như một phụ âm câm đứng đầu các vần không có phụ âm đầu. Sở dĩ cần có nó vì các nguyên âm chữ Thái chỉ là các dấu nhỏ có thể “đính” cả 4 phía trên dưới, trái phải của phụ âm đầu, lên cần có 1 phụ âm “câm” chỉ làm nhiệm vụ “đeo” các dấu nguyên âm đó khi vần không có phụ âm đầu như  “ải”=anh.

[8] Có tác giả đề cập đến chữ viết trên Bãi đá cổ ở Sapa, cũng cho rằng đây là chữ Việt cổ. Nhưng lại không đưa ra các bằng chứng rằng đây là vùng cư trú của người Việt cổ (!). Xem: http://vanhac.org/06/vai-net-ve-cong-trinh-chu-viet-co-cua-giao-su-le-trong-khanh.html

[9] Theo truyền thuyết và dã sử, từ thời xa xưa người Việt cổ đã có chữ viết riêng, sử sách Trung Quốc đã mô tả hình dạng thứ chữ viết này trông như “đàn nòng nọc đang bơi”, nên gọi tên là chữ “khoa đẩu”, nhưng chung quy vẫn chỉ là truyền thuyết, chứ không có bằng chứng thực tế.

TẢN MẠN VĂN HÓA NHẬT QUA CHỮ VIẾT

Vì sao chữ viết của Nhật vẫn dùng một nửa là chữ Hán ?

Xin đi từ cái tên Handa Kenichi của người lãnh đạo nhóm M17N, đối tác phía Nhật mà tại hạ cùng làm việc. Liên hệ công việc mấy năm mà ổng toàn ghi tên theo kiểu Latinh như trên – người Nhật gọi là chữ Romari. Khi sang Nhật làm việc, nhìn chữ ký của ổng trong giấy tờ mới biết tên chữ Hán của ổng là “Bán Điền Kiếm Nhất” (半 田  劍 一 ), Handa là Bán Điền, Kenichi là Kiếm Nhất, cũng chẳng thành vấn đề gì phải không các bạn ? Nhưng đến lúc bước lên một xe bus tình cờ đọc thấy tên của người lái xe viết khá to trên bảng sau ghế ngồi thì tên Romari cũng là Kenichi mà tên chữ Hán là Kiện Nhất (健 一 ) … Đến đây chắc các bạn thấy có vấn đề gì rồi đây: cứ nội suy trên cơ sở đã biết rằng tiếng Nhật không có 6 thanh như tiếng Việt, cũng không phân biệt phụ âm cuối -m với -n, thế thì  Kiếm Nhất, Kiêm Nhất, Kiệm Nhất, Kiên Nhất, Kiện Nhất, Kiến Nhất .v.v. viết chữ Romari sẽ là Kenichi tuốt tuột… Xét cho công bằng thì tên “Kiệm Nhất” chẳng hạn không phải là không hay, nhưng thử hỏi có mấy người thích đánh đồng cái tên cha mẹ đặt ra với hàng chục tên người khác như vậy ? Vả lại dùng chữ Hán một khi đã thuộc mặt chữ thì dễ nhớ hơn là dùng lối phiên âm Romari, hay các lối viết ký âm Hiragana (Bình Giả Danh), Katakana (Phiến Giả Danh). Đến tận bây giờ tại hạ vẫn hay lẫn lộn Yamaha (tên hãng xe máy của Nhật) với Yahama, bởi đọc lên cứ ý ả ỳ a như các thầy cúng, thầy pháp đọc thần chú vậy …

“Thầy dốt mà đọc canh y khôn
Đến lúc đọc dồn ý ả ỳ a …”

Tình hình tương tự cũng có trong tiếng Hàn và Trung Quốc, mặc dù các nước này từng có các phong trào vận động chuyển sang dùng hệ thống văn tự Latin ghi âm, nhưng do hiện tượng chữ đồng âm khác nghĩa quá nhiều, mà chữ viết Latin không thể nào phản ánh được như chữ Hán, nên tất cả các vận động đó kết cục đều không đi đến đâu. Kết cục này cũng do nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng có lẽ vấn đề chữ đồng âm vẫn là nguyên nhân lớn nhất.

Trong các nước theo văn hóa phương Đông chỉ có duy nhất Việt Nam đã chuyển thành công sang dùng chữ viết Latin ghi âm, có lẽ lý do chính không chỉ vì mệnh lệnh của chính quyền thực dân Pháp (thực ra quyết định này nhằm phục vụ nền cai trị của thực dân Pháp hơn là vì lợi ích của người Việt), mà còn do bản thân hệ thống vần và thanh điệu của tiếng Việt cực kỳ phong phú nên đã hạn chế được rất nhiều hiện tượng một âm tương ứng với nhiều chữ, nhiều nghĩa khác nhau, nên việc chuyển đổi khá thuận lợi … Tuy nhiên sự chuyển đổi này không phải là không có hệ lụy đáng tiếc, là đã nảy sinh sự phân cách nhất định với nền văn hóa truyền thống khi chúng ta rời bỏ hệ thống chữ viết Hán-Nôm. Một số nghiên cứu hiện đại cho rằng hệ thống chữ viết tượng hình không phải chỉ toàn những nhược điểm mà không có ưu điểm gì so với hệ thống chữ viết ghi âm, chẳng hạn chữ tượng hình giúp phát triển tư duy hình tượng hóa, trừu tượng hóa, hơn là các loại chữ ghi âm …

Người Nhật dùng chữ Hán có những cái khác chúng ta:

Từng chữ Hán đơn lẻ thì ý nghĩa khá xác định trong tất cả các quốc gia có sử dụng chữ Hán, sự khác biệt nảy sinh chủ yếu do cách tạo từ mới (ghép từ), hay cách dịch các từ gốc Latinh. Có một số từ Hán-Nhật khiến tại hạ phải vỗ trán suy nghĩ một hồi, hoặc phải so với phần tiếng Anh mới hiểu ra, như chữ mà họ dịch là “Tình báo”, nếu không có chữ tiếng Anh Information in kèm trên tấm card của họ thì chắc “đến Tết” mới hiểu “Tình báo Kỹ thuật” tức là “Công nghệ Thông tin” (“Information Technology”) của chúng ta, nhân tiện nói thêm: chữ “Tình báo” Trung Quốc cũng dùng như thế, không riêng gì Nhật Bản. Thành phố khoa học Tsukuba nơi tại hạ đến công tác, phía bắc Tokyo khoảng 70km, ở đây tập trung nhiều Viện nghiên cứu và trường Đại học của Nhật, họ gọi khá nôm na là thành phố “Học Viên”, với chữ viên nghĩa là vườn, tức là “Vườn Học”. Viện AIST (National Institute of Advanced Industrial Science and Technology) nơi tại hạ làm việc, có tên chữ Hán là “Sản nghiệp Kỹ thuật Tổng hợp Nghiên cứu Sở”, tên viết tắt trên nhiều biển báo và giấy tờ là “Sản Tổng Nghiên” … Qua vài ví dụ như vậy có thể thấy người Nhật sử dụng chữ Hán khá linh động và bình dân chứ không nhuốm đậm màu quan cách như chúng ta. Có lẽ Việt Nam đã quen dùng chữ Hán với sắc thái hành chính, trang trọng, nên ít thấy những tên chữ Hán mang ý nghĩa giản dị mộc mạc như tên “Vườn Học” nói trên hoặc tên “Đồng Lá Thu” (chữ Hán là “Thu Diệp Nguyên”, tức Akihabara, tên một ga tàu điện ngầm lớn của Tokyo) .

Lại có những từ đọc thấy trên Tivi khiến tại hạ sửng sốt một lúc, mặc dầu là những từ phổ thông, ý nghĩa hoàn toàn đơn giản, như “Bộ trưởng” họ kêu là “Đại thần”, “Thủ tướng” là “Tổng lý Đại thần”… đã biết từ hồi học cấp 1, cấp 2 rằng Nhật theo chế độ quân chủ lập hiến thì gọi như vậy cũng chẳng có gì phi lý, nhưng quen với cách dịch trên báo chí sách vở lâu nay rồi nên không khỏi ngỡ ngàng.

Còn một vấn đề nữa, lâu nay chúng ta thường quen hiểu rằng các nước dùng văn tự Hán thì chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng thực ra vẫn có chiều ảnh hưởng ngược lại. Xin trích một đoạn trong bài viết của kỹ sư Đỗ Thông Minh, một người Việt định cư ở Tôkyo, và là một nhà nghiên cứu am hiểu cả hai nền văn hóa Việt, Nhật: “Trong giai đoạn khoảng đầu thế kỷ 20, các từ như: tự do 自 由 , dân chủ 民 主 , tư bản 資 本 , cộng sản 共 產 (communist, đúng ra phải dịch là chủ nghĩa cộng đồng), triết học 哲 學 , kinh tế 經 濟 , diễn đàn 演 壇 , pháp nhân 法 人 … người Việt thường biết các từ này dưới dạng âm Hán-Việt, và cho là do người Hoa dịch, nhưng thực ra các từ này là do người Nhật ghép từ đơn tiếng Hoa để dịch các thuật ngữ Âu-Mỹ. Khoảng đầu thế kỷ 20, du học sinh người Hoa ở Nhật đem các từ này về nước, dùng trong Tân Thư (新 書), rồi truyền vào Việt Nam… ”

Gặp lại Đường thi ở Nhật :

Nếu chữ Hán là chữ viết quốc tế của các nước theo văn hóa phương Đông thì có lẽ thơ Đường luật và Tống từ lại còn có tính quốc tế cao hơn, được biết tới không phải chỉ trong các nước phương Đông. Trong “Tuyển tập từ Trung Hoa – Nhật Bản” (Nguyễn Chí Viễn, NXB Văn hóa Thông tin -1995) thấy một số tác giả là người Nhật, có lẽ từ khúc với sự linh động về số chữ và nhạc điệu phù hợp với ngôn ngữ đa âm của Nhật hơn, còn thơ Đường luật với những hạn định chặt chẽ về số chữ (đơn âm) và niêm luật (thanh điệu và vần) thì ít phù hợp với tiếng Nhật…

Ở các thành phố công nghiệp hóa cao như Tokyo, toàn nhà chọc trời và người đi lại chật đường thì thật khó mà gặp được dù nửa câu Đường thi, nhưng ở thành phố khoa học Tsukuba thì có khác. Trong một buổi nhóm M17N mời cơm thân mật ở nhà hàng Otaru Shokudou (小樽食堂 Tiểu Tôn Thực Đường = Quán ăn “Chén nhỏ”), vừa đến cửa đã thấy trên tường viết la liệt toàn những Đường thi, họ viết kiểu chữ cổ, nửa giống Triện thư nửa giống Lệ thư, chữ viết to và chân phương nên dù tác giả không quen với các kiểu chữ đó nhưng cũng đọc được một số. Ở nhà cũng tự phụ là “gia trung hữu Đường thi vạn thủ”, thuộc làu Đường thi tinh tuyển hơn 300 bài, nhưng đến đây đọc mới hay là mình còn thuộc ít lắm, phần lớn đều không nhớ ra bài nào, có câu nhớ được thì lại không nhớ tên tác giả. Chỉ nhớ được có một bài “Tảo phát Bạch Đế thành” là của “Thi tiên” Lý Bạch, hình như chương trình Văn học mới ở trường phổ thông có học bài này, bài thơ cũng gợi cảm với một người xa nhà lúc đó, nên xin mạn phép giới thiệu lại ở đây:

Triêu từ Bạch Đế thái vân gian
Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn
Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trụ
Khinh chu dĩ quá vạn trùng san.

Tạm dịch:

Sáng từ Bạch Đế ngàn mây
Giang Lăng nghìn dặm một ngày thẳng dong
Đôi bờ tiếng vượn chẳng dừng
Nhẹ thuyền đã vượt vạn trùng núi tây

Minh họa:

Ảnh hai câu thơ đề mặt trước quán Tiểu Tôn:
“Điểu hạ lục vu Tần uyển tịch.
Thiền minh hoàng diệp Hán cung thu”

Dịch ý:

“Cỏ hoang xanh phủ vườn Tần
Ve ngâm lá đổ Hán cung thu vàng”

Huế, Mồng một Tết Mậu Tý.

7-2-2008