huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Chữ Hán Nôm

TẢN MẠN VĂN HÓA NHẬT QUA CHỮ VIẾT

Vì sao chữ viết của Nhật vẫn dùng một nửa là chữ Hán ?

Xin đi từ cái tên Handa Kenichi của người lãnh đạo nhóm M17N, đối tác phía Nhật mà tại hạ cùng làm việc. Liên hệ công việc mấy năm mà ổng toàn ghi tên theo kiểu Latinh như trên – người Nhật gọi là chữ Romari. Khi sang Nhật làm việc, nhìn chữ ký của ổng trong giấy tờ mới biết tên chữ Hán của ổng là “Bán Điền Kiếm Nhất” (半 田  劍 一 ), Handa là Bán Điền, Kenichi là Kiếm Nhất, cũng chẳng thành vấn đề gì phải không các bạn ? Nhưng đến lúc bước lên một xe bus tình cờ đọc thấy tên của người lái xe viết khá to trên bảng sau ghế ngồi thì tên Romari cũng là Kenichi mà tên chữ Hán là Kiện Nhất (健 一 ) … Đến đây chắc các bạn thấy có vấn đề gì rồi đây: cứ nội suy trên cơ sở đã biết rằng tiếng Nhật không có 6 thanh như tiếng Việt, cũng không phân biệt phụ âm cuối -m với -n, thế thì  Kiếm Nhất, Kiêm Nhất, Kiệm Nhất, Kiên Nhất, Kiện Nhất, Kiến Nhất .v.v. viết chữ Romari sẽ là Kenichi tuốt tuột… Xét cho công bằng thì tên “Kiệm Nhất” chẳng hạn không phải là không hay, nhưng thử hỏi có mấy người thích đánh đồng cái tên cha mẹ đặt ra với hàng chục tên người khác như vậy ? Vả lại dùng chữ Hán một khi đã thuộc mặt chữ thì dễ nhớ hơn là dùng lối phiên âm Romari, hay các lối viết ký âm Hiragana (Bình Giả Danh), Katakana (Phiến Giả Danh). Đến tận bây giờ tại hạ vẫn hay lẫn lộn Yamaha (tên hãng xe máy của Nhật) với Yahama, bởi đọc lên cứ ý ả ỳ a như các thầy cúng, thầy pháp đọc thần chú vậy …

“Thầy dốt mà đọc canh y khôn
Đến lúc đọc dồn ý ả ỳ a …”

Tình hình tương tự cũng có trong tiếng Hàn và Trung Quốc, mặc dù các nước này từng có các phong trào vận động chuyển sang dùng hệ thống văn tự Latin ghi âm, nhưng do hiện tượng chữ đồng âm khác nghĩa quá nhiều, mà chữ viết Latin không thể nào phản ánh được như chữ Hán, nên tất cả các vận động đó kết cục đều không đi đến đâu. Kết cục này cũng do nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng có lẽ vấn đề chữ đồng âm vẫn là nguyên nhân lớn nhất.

Trong các nước theo văn hóa phương Đông chỉ có duy nhất Việt Nam đã chuyển thành công sang dùng chữ viết Latin ghi âm, có lẽ lý do chính không chỉ vì mệnh lệnh của chính quyền thực dân Pháp (thực ra quyết định này nhằm phục vụ nền cai trị của thực dân Pháp hơn là vì lợi ích của người Việt), mà còn do bản thân hệ thống vần và thanh điệu của tiếng Việt cực kỳ phong phú nên đã hạn chế được rất nhiều hiện tượng một âm tương ứng với nhiều chữ, nhiều nghĩa khác nhau, nên việc chuyển đổi khá thuận lợi … Tuy nhiên sự chuyển đổi này không phải là không có hệ lụy đáng tiếc, là đã nảy sinh sự phân cách nhất định với nền văn hóa truyền thống khi chúng ta rời bỏ hệ thống chữ viết Hán-Nôm. Một số nghiên cứu hiện đại cho rằng hệ thống chữ viết tượng hình không phải chỉ toàn những nhược điểm mà không có ưu điểm gì so với hệ thống chữ viết ghi âm, chẳng hạn chữ tượng hình giúp phát triển tư duy hình tượng hóa, trừu tượng hóa, hơn là các loại chữ ghi âm …

Người Nhật dùng chữ Hán có những cái khác chúng ta:

Từng chữ Hán đơn lẻ thì ý nghĩa khá xác định trong tất cả các quốc gia có sử dụng chữ Hán, sự khác biệt nảy sinh chủ yếu do cách tạo từ mới (ghép từ), hay cách dịch các từ gốc Latinh. Có một số từ Hán-Nhật khiến tại hạ phải vỗ trán suy nghĩ một hồi, hoặc phải so với phần tiếng Anh mới hiểu ra, như chữ mà họ dịch là “Tình báo”, nếu không có chữ tiếng Anh Information in kèm trên tấm card của họ thì chắc “đến Tết” mới hiểu “Tình báo Kỹ thuật” tức là “Công nghệ Thông tin” (“Information Technology”) của chúng ta, nhân tiện nói thêm: chữ “Tình báo” Trung Quốc cũng dùng như thế, không riêng gì Nhật Bản. Thành phố khoa học Tsukuba nơi tại hạ đến công tác, phía bắc Tokyo khoảng 70km, ở đây tập trung nhiều Viện nghiên cứu và trường Đại học của Nhật, họ gọi khá nôm na là thành phố “Học Viên”, với chữ viên nghĩa là vườn, tức là “Vườn Học”. Viện AIST (National Institute of Advanced Industrial Science and Technology) nơi tại hạ làm việc, có tên chữ Hán là “Sản nghiệp Kỹ thuật Tổng hợp Nghiên cứu Sở”, tên viết tắt trên nhiều biển báo và giấy tờ là “Sản Tổng Nghiên” … Qua vài ví dụ như vậy có thể thấy người Nhật sử dụng chữ Hán khá linh động và bình dân chứ không nhuốm đậm màu quan cách như chúng ta. Có lẽ Việt Nam đã quen dùng chữ Hán với sắc thái hành chính, trang trọng, nên ít thấy những tên chữ Hán mang ý nghĩa giản dị mộc mạc như tên “Vườn Học” nói trên hoặc tên “Đồng Lá Thu” (chữ Hán là “Thu Diệp Nguyên”, tức Akihabara, tên một ga tàu điện ngầm lớn của Tokyo) .

Lại có những từ đọc thấy trên Tivi khiến tại hạ sửng sốt một lúc, mặc dầu là những từ phổ thông, ý nghĩa hoàn toàn đơn giản, như “Bộ trưởng” họ kêu là “Đại thần”, “Thủ tướng” là “Tổng lý Đại thần”… đã biết từ hồi học cấp 1, cấp 2 rằng Nhật theo chế độ quân chủ lập hiến thì gọi như vậy cũng chẳng có gì phi lý, nhưng quen với cách dịch trên báo chí sách vở lâu nay rồi nên không khỏi ngỡ ngàng.

Còn một vấn đề nữa, lâu nay chúng ta thường quen hiểu rằng các nước dùng văn tự Hán thì chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng thực ra vẫn có chiều ảnh hưởng ngược lại. Xin trích một đoạn trong bài viết của kỹ sư Đỗ Thông Minh, một người Việt định cư ở Tôkyo, và là một nhà nghiên cứu am hiểu cả hai nền văn hóa Việt, Nhật: “Trong giai đoạn khoảng đầu thế kỷ 20, các từ như: tự do 自 由 , dân chủ 民 主 , tư bản 資 本 , cộng sản 共 產 (communist, đúng ra phải dịch là chủ nghĩa cộng đồng), triết học 哲 學 , kinh tế 經 濟 , diễn đàn 演 壇 , pháp nhân 法 人 … người Việt thường biết các từ này dưới dạng âm Hán-Việt, và cho là do người Hoa dịch, nhưng thực ra các từ này là do người Nhật ghép từ đơn tiếng Hoa để dịch các thuật ngữ Âu-Mỹ. Khoảng đầu thế kỷ 20, du học sinh người Hoa ở Nhật đem các từ này về nước, dùng trong Tân Thư (新 書), rồi truyền vào Việt Nam… ”

Gặp lại Đường thi ở Nhật :

Nếu chữ Hán là chữ viết quốc tế của các nước theo văn hóa phương Đông thì có lẽ thơ Đường luật và Tống từ lại còn có tính quốc tế cao hơn, được biết tới không phải chỉ trong các nước phương Đông. Trong “Tuyển tập từ Trung Hoa – Nhật Bản” (Nguyễn Chí Viễn, NXB Văn hóa Thông tin -1995) thấy một số tác giả là người Nhật, có lẽ từ khúc với sự linh động về số chữ và nhạc điệu phù hợp với ngôn ngữ đa âm của Nhật hơn, còn thơ Đường luật với những hạn định chặt chẽ về số chữ (đơn âm) và niêm luật (thanh điệu và vần) thì ít phù hợp với tiếng Nhật…

Ở các thành phố công nghiệp hóa cao như Tokyo, toàn nhà chọc trời và người đi lại chật đường thì thật khó mà gặp được dù nửa câu Đường thi, nhưng ở thành phố khoa học Tsukuba thì có khác. Trong một buổi nhóm M17N mời cơm thân mật ở nhà hàng Otaru Shokudou (小樽食堂 Tiểu Tôn Thực Đường = Quán ăn “Chén nhỏ”), vừa đến cửa đã thấy trên tường viết la liệt toàn những Đường thi, họ viết kiểu chữ cổ, nửa giống Triện thư nửa giống Lệ thư, chữ viết to và chân phương nên dù tác giả không quen với các kiểu chữ đó nhưng cũng đọc được một số. Ở nhà cũng tự phụ là “gia trung hữu Đường thi vạn thủ”, thuộc làu Đường thi tinh tuyển hơn 300 bài, nhưng đến đây đọc mới hay là mình còn thuộc ít lắm, phần lớn đều không nhớ ra bài nào, có câu nhớ được thì lại không nhớ tên tác giả. Chỉ nhớ được có một bài “Tảo phát Bạch Đế thành” là của “Thi tiên” Lý Bạch, hình như chương trình Văn học mới ở trường phổ thông có học bài này, bài thơ cũng gợi cảm với một người xa nhà lúc đó, nên xin mạn phép giới thiệu lại ở đây:

Triêu từ Bạch Đế thái vân gian
Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn
Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trụ
Khinh chu dĩ quá vạn trùng san.

Tạm dịch:

Sáng từ Bạch Đế ngàn mây
Giang Lăng nghìn dặm một ngày thẳng dong
Đôi bờ tiếng vượn chẳng dừng
Nhẹ thuyền đã vượt vạn trùng núi tây

Minh họa:

Ảnh hai câu thơ đề mặt trước quán Tiểu Tôn:
“Điểu hạ lục vu Tần uyển tịch.
Thiền minh hoàng diệp Hán cung thu”

Dịch ý:

“Cỏ hoang xanh phủ vườn Tần
Ve ngâm lá đổ Hán cung thu vàng”

Huế, Mồng một Tết Mậu Tý.

7-2-2008

Ngẫu quá Thúc Dạ Thị mộ phần

Năm ngoái, Nguyễn Hữu Tưởng huynh đệ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm chốn Hà thành có chuyến ghé Cố đô làm công tác điền dã thu thập tư liệu, ở chơi nhà tại hạ luôn mấy tuần.

Tưởng huynh là một tửu hữu lừng danh ở đất Thăng Long, tuy không có tuyệt chiêu ngạnh công dùng “đôi bồ cào” cắn chặt miệng vò rượu nâng lên ngửa cổ một hơi dốc cạn như một vị hưu quan nào đó nguyên Tuần phủ xứ Quảng Trị (xem blog Trương Duy Nhất ), nhưng có lẽ Tưởng huynh ăn đứt vị hưu quan lớn đó về tửu đạo cùng Hán Học thâm niên, Dịch học tinh thông, khi xướng họa, lúc đối liên từ phú với tại hạ thật mười phần ăn ý, kể cũng là một bậc tri kỷ.

Có vài buổi thong thả, tại hạ lưng đeo tráp, vai khoác bầu theo chơi giúp Tưởng huynh rập bia, nhân có hôm ghé qua khu mộ phần của dòng họ Ưng Bình Thúc Dạ Thị ở thôn Dương Xuân Hạ xã Thủy Xuân, cạnh ngôi chùa nhỏ Thiên Hòa, ngắm dòng suối nhỏ len quanh chân đồi, cảnh trí chiều hôm vắng vẻ tiêu điều mà cảm tác nên mấy vần:

菽 野 墓 墳 何 處 尋
楊 春 村 下 樹 森 森
天 和 小 寺 歸 西 佛
葦 野 辭 章 別 震 音
碑 崇 祖 北 誰 知 意
墳 小 籬 南 己 識 心
因 來 助 友 隨 工 事
不 為 應 詩 到 處 尋  

“rượu có mùi hương nên nồng mãi
thi là thuốc bổ cứ ngâm chơi”


Nhân trợ hữu ngẫu quá Thúc Dạ Thị mộ phần
Thúc Dạ mộ phần hà xứ tầm
Dương Xuân thôn hạ thụ sâm sâm
Thiên Hòa tiểu tự quy tây phật
Vĩ Dạ từ chương biệt chấn âm
Bi sùng tổ bắc thùy tri ý
Phần tiểu li nam kỉ thức tâm
Nhân lai trợ hữu tùy công sự
Bất vị ưng thi đáo xứ tầm

(Huế 2009)

Tạm dịch ý:
Mộ phần Thúc Dạ, ừ đây nhỉ
Dương Xuân thôn Hạ rợp xanh cây
Thiên Hòa am nhỏ vang kinh Phật
Vỹ Dạ từ chương vọng tiếng mây
Bia tôn tổ Bắc ai hay ý?
Mộ nép bờ Nam lối cỏ dày
Nhân vì giúp bạn làm công việc
Vốn chẳng vì thơ ghé chốn này

Ghi chú câu “Bia tôn tổ Bắc”: tấm bia lớn của khu một dành cho cụ thân sinh Thúc Dạ quay mặt về hướng Bắc là đúng hướng hoàng cung và xa hơn là quê hương họ Nguyễn ngoài Bắc (tức Gia Miêu Ngoại Trang, Thanh Hóa), thể hiện ý tứ khá sâu sắc.

***

Lúc bác Tưởng về Hà Nội nhiều tháng sau tại hạ mới gởi bài thơ ra, bác Tưởng có cảm tác gởi lại vài dòng:

Dũng mến.
Bài thơ của Dũng làm mình nhớ Huế
Nhớ dòng Đông Ba, nhớ biển Phong điền
Nhớ rượu Thủy Dương, nhớ cơm Thiên Mụ
Nhớ mưa thành nội, nhớ nắng Kim Long
Nhớ xị rượu ngon qua hàng ông ngoại … 

Còn đây là đôi câu đối xướng họa với bác Tưởng trong đợt điền dã đó.

水 得 水 山 得 山 幾 度 桑 蒼 存 勝 跡
詩 知 詩 酒 知 酒 何 期 海 角 對 知 音

NHTuong:  Thủy đắc thủy, sơn đắc sơn, kỷ độ tang thương tồn thắng tích
PADung:  Thi tri thi, tửu tri tửu, hà kỳ hải giác đối tri âm.

Núi có núi, sông có sông, đã mấy độ bể dâu còn thắng tích
Thơ hay thơ, rượu hay rượu, biết khi nào góc biển gặp tri âm ?

Về tấm bia của Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu

Về tấm bia của Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu ở chùa Thiên Mụ

Thích Hải Phước[1]
Phan Anh Dũng [2]

Ở khu vực cổng chùa Thiên Mụ, hai bên tháp Phước Duyên có bốn nhà tháp để ba tấm bia lớn và treo quả đại hồng chung của chùa, phía sau tháp Phước Duyên còn một bệ đá để một tấm bia lộ thiên thời Khải Định nữa.

Chếch phía ngoài gần cổng so với tháp Phước Duyên là hai nhà bia hình tứ giác đối diện nhau, đặt hai tấm bia của vua Thiệu Trị, tấm bên phải là “Ngự chế Thiên Mụ tự Phước Duyên Bảo Tháp bi”, tấm bên trái có bài “Thiên Mụ chung thanh” (thần kinh đệ thập tứ cảnh). Gần ngang hàng với tháp Phước Duyên, lui vào trong một chút là hai nhà lục giác, bên trái treo quả Đại Hồng Chung của chùa, còn đối diện bên phải đặt tấm bia cổ nhất do Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu lập, ở cuối bia đề:  時 永 盛 十 一 年 歲 次 乙 未 初 冬 之 吉 旦 日 – “Thời Vĩnh Thịnh thập nhất niên, tuế thứ Ất Mùi sơ đông chi cát đán nhật” – Niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 11, ngày tốt tháng 10 năm Ất Mùi (tức năm 1715, đời vua Lê Dụ Tông) .

Nội dung tấm bia này nói về việc chúa Nguyễn Phúc Chu trùng kiến lại chùa Thiên Mụ, khoảng đầu thế kỷ 18, bia khá dài nên bài viết này không giới thiệu toàn văn, chỉ xin giới thiệu khái quát lai lịch tấm bia và tác giả bài văn bia:

Minh vương Nguyễn Phúc Chu (阮福淍, 1675 – 1725) là vị chúa Nguyễn thứ sáu của chính quyền Đàng Trong (ở ngôi từ 1691 đến 1725). Dòng chúa Nguyễn vốn gốc ở Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hoá. Nguyễn Phúc Chu là con cả của Nghĩa vương Nguyễn Phúc Trăn (Nguyễn Phúc Tộc Thế phả ghi là Nguyễn Phúc Thái, chữ Thái có bộ thủy 溙 là chữ hiếm dùng, có lẽ vì vậy bị lầm với chữ Trăn  溱  chăng?). Mẹ ông là Tống Thị ở Tống Sơn, Thanh Hoá, con của Thiếu phó Quận công Tống Phúc Vinh, bà theo hầu Nghĩa vương từ khi ông chưa lên ngôi, sau khi Phúc Trăn lên ngôi, bà được lập làm cung tần, khi sinh được con trai thì càng được chúa yêu quý. Bà phi của Nghĩa vương vì vị nể nên đã đem Phúc Chu về nuôi. Nguyễn Phúc Chu được nuôi ăn học cẩn thận, văn hay chữ tốt, đủ tài văn võ. Khi nối ngôi chúa mới có 17 tuổi (1691).

Minh vương là một vì chúa hiền và có tài. Khi mới lên ngôi, ông quan tâm chiêu hiền đãi sĩ, cầu lời nói thẳng, nạp lời can gián, bỏ xa hoa, bớt chi phí, nhẹ thuế má phu dịch, bớt hình ngục. Ông còn cho xây dựng một loạt chùa miếu, mà điển hình là việc trùng kiến chùa Thiên Mụ ghi trong tấm bia đang đề cập. Chúa từng mở hội lớn ở chùa Thiên Mụ, chùa Mỹ Am, bản thân chúa cũng ăn chay ở vườn Côn Gia một tháng trời, phát tiền gạo cho người nghèo. Thời chúa Nguyễn Phúc Chu bờ cõi phía Bắc yên ổn do chiến tranh Trịnh – Nguyễn đã tạm ngừng 30 năm, còn phía Nam ông mở rộng bờ cõi đất đai xuống tới Nam Bộ ngày nay, đạt được nhiều thành tựu như:

– Đặt phủ Bình Thuận năm Đinh Sửu 1697 gồm các đất Phan Rang, Phan Rí trở về Tây.

– Đặt phủ Gia Định, sai Nguyễn Hữu Kính vào cai trị năm 1698, chính thức xác lập chủ quyền của Việt Nam ở Nam Bộ .v.v.

Nguyễn Phúc Chu làm rất nhiều thơ, ông có nhiều bài thơ khóc vợ với tình ý tha thiết. Ông là người rất đông con: 146 người con gồm 38 người con trai. Đương thời ông tự xưng là Quốc Chúa, còn gọi là Chúa Minh (Minh Vương), hiệu Thiên Túng Đạo Nhân, về sau nhà Nguyễn truy tôn ông là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế.

Ở đầu bài văn bia có ghi: 國 主 阮 福 週 嗣 洞 上 正 宗 三 十 世,   法 名 興 龍,   號 天 縱 道 人 鼎 建 順 化 天 姥 寺 碑 記 銘 – “Quốc chủ Nguyễn Phúc Chu[3] tự Động Thượng chính tông tam thập thế pháp danh Hưng Long hiệu Thiên Túng Đạo Nhân đỉnh kiến Thuận Hóa Thiên Mụ tự bi kí minh…”

Động Thượng ở đây chính là chỉ dòng Phật giáo Tào Động, theo sách sử thì năm 1695,  chúa Nguyễn Phúc Chu đã mời vị thiền sư dòng Tào Động người Quảng Đông Trung Quốc là Thạch Liêm, tự Đại Sán Hán Ông tới Huế truyền pháp, dựng giới đàn lớn ở chùa Thiền Lâm với hàng nghìn người dự, có lẽ chúa Phúc Chu đã quy y dòng Tào Động và lấy hiệu Thiên Túng Đạo Nhân chính từ năm này.

Về Tào Động tông (曹洞宗) là một tông phái Thiền quan trọng tại Trung Quốc được hai vị Thiền sư sáng lập, là Động Sơn Lương Giới và đệ tử là Tào Sơn Bản Tịch. Người ta ghép hai chữ đầu của tên hai vị này và gọi là Tào Động. Mặc dù mục đích tu tập trong hai trường phái Lâm Tế[4]  và Tào Động như nhau nhưng phương pháp tu tập cụ thể thì có khác biệt. Tào Động tông chú trọng đến phương pháp Mặc chiếu thiền[5], tức là Chỉ quản đả toạ[6], “chỉ an nhiên Toạ thiền là đủ”, Lâm Tế tông chủ trương phương pháp Khán thoại thiền[7], là quán Công án[8]. Thiền Tào Động được Thiền sư Thông Giác Thuỷ Nguyệt (1636-1704) truyền sang Việt Nam giữa thế kỉ thứ 17, Thông Giác truyền giáo cho Chân Dung Tông Diễn và phái này hoạt động ở Đàng ngoài (miền Bắc), rất thịnh hành cuối thế kỉ 17 và đầu 18.

Còn ở Đàng Trong người truyền dòng Tào Động được kể là thiền sư Thích Đại Sán, tới Đàng Trong tháng 3 năm 1695 để truyền pháp như đã nói ở trên. Thiền sư trở về Trung Quốc tháng 6 năm 1696, qua cuộc hành trình này thiền sư có viết cuốn “Hải Ngoại Kỷ Sự” thuật lại chuyến đi, đây là một tư liệu lịch sử rất quý về thời đó, được các sử gia Việt Nam khai thác khá nhiều, ví dụ như trong quyển 3 của Hải Ngoại Kỷ Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa tức quần đảo Hoàng Sa (Paracel) và đã khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.

Về dòng Tào Động do Thích Đại Sán truyền ở Huế, hiện chúng tôi chưa nắm được nhiều thông tin, vì Phật Giáo ở Huế khoảng 95% theo Bắc Tông mà trong đó đa số là dòng thiền Lâm Tế. Trong Tập san nghiên cứu phật học, Phật giáo Thừa Thiên Huế số 5-Phật lịch 2546, có bài về chùa Trúc Lâm Đại Thánh của sư Thích Lưu Thanh, cho biết là trong chùa có tôn ảnh của ngài Thạch Liêm Thích Đại Sán, đặt cạnh tường gian bên phải của chính điện, ngoài ra chùa còn giữ một pháp bảo vô cùng trân quý là cái bình bát bằng kim sa của tổ Thạch Liêm Thích Đại Sán.

Tuy nhiên theo nghiên cứu của ông Nguyễn Hữu Vinh[9] thì thiền sư Thích Đại Sán chỉ ghé qua Thuận Hóa thời gian ngắn chưa đến một năm, việc đời sau tôn là tổ khai sơn chùa Thiên Mụ chắc có sự nhầm lẫn, vì chùa do chúa Nguyễn Hoàng dựng cả trăm năm trước khi thiền sư Thích Đại Sán sang Việt Nam. Ông Vinh còn đi xa hơn, cho rằng “thật ra, sư chỉ ghé đến tại chùa Thiên Mụ trong một khoảng thời gian rất ngắn, để dưỡng bệnh trong lúc chờ đợi mùa gió thuận lợi để trở về Quảng Đông. Sư chưa bao giờ trụ trì chùa Thiên Mụ cả”, các sư hiện tu ở chùa cũng xác nhận dòng Tào Động ở chùa Thiên Mụ chỉ có sư Thích Đại Sán. Tuy nhiên theo suy luận của chúng tôi, một khi Quốc Chúa đã bái thiền sư Thích Đại Sán làm thầy, thì việc tôn thiền sư lên làm vị trụ trì ngôi quốc tự Thiên Mụ, dù chỉ hơn nửa năm, cũng không có gì bất hợp lý cả.

Ở cuối tấm bia có bài thơ của Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu, nội dung không chỉ nói lên tư tưởng sùng Phật, tôn Nho (Cư Nho mộ Thích, Nho Thích đồng ban), mà còn phản ánh lòng tự hào và tình cảm với quê hương đất nước nên chúng tôi xin giới thiệu nguyên văn:

Việt quốc chi nam hề giai thủy giai sơn

Bảo sát chi tráng hề nhật chiếu thiền quan

Tính chi thanh tịnh hề khê hưởng sàn sàn

Quốc chi điện an hề tứ cảnh u nhàn

Vô vi chi hóa hề nho thích đồng ban

Kí tư thắng khái hề nhân quả hồi hoàn

Kiến tiêu lập đích hề thành tồn tà nhàn

越國之南兮,   佳水佳山

寶剎之壯兮,   日照禪關

性之清淨兮,   溪響潺潺

國之奠安兮,   四境幽閒

無為之化兮,   儒釋同班

記茲勝概兮,   因果迴還

建標立的兮,   誠存邪閑

Bản dịch của sư Giới Hương[10] :
Phương Nam nước Việt chừ vững núi đẹp non
Chùa viện hùng tráng chừ tuệ nhật soi cửa
Nội tâm thanh tịnh chừ nước từ bi thấm
Đất nước yên ổn chừ bốn phương êm ấm
Pháp hóa vô vi chừ Phật Nho thuận đạo
Viết lời cảm khái chừ nhân quả vuông tròn
Dựng bia lưu niệm chừ, chánh còn tà tiêu.

Nhân tiện cũng xin nói qua về quả Đại hồng chung rất đẹp, đặt ở nhà tứ giác đối diện bia này, chuông cũng do chúa Nguyễn Phúc Chu đúc, nặng “tam thập nhị bách bát thập ngũ cân” (3285 cân, nếu tính cân ta khoảng 0.605kg thì là 1987kg, tức gần 2 tấn). Trên chuông ghi “Vĩnh Thịnh lục niên tuế thứ Canh Dần tứ nguyệt”, tức tháng 4 năm 1710, trước khi dựng bia đến 5 năm rưỡi. Đúc chuông là một công việc lớn, như vậy có lẽ việc trùng kiến chùa Thiên Mụ có thể đã được làm dần dần qua nhiều năm, chứ không phải dồn vào một năm 1715, điều này có vẻ cũng phù hợp với đánh giá về Quốc Chúa ở phần trên: “bớt chi phí, nhẹ thuế má phu dịch”. Trong Đại điện của chùa còn có bức hoành phi lớn với thủ bút của Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu, đề 4 chữ “靈 鷲 高 峰- Linh Thứu cao phong”, “甲午年孟夏穀日,  國主天縱道人題 – Giáp Ngọ niên mạnh hạ cốc nhật, Quốc Chủ Thiên Túng Đạo Nhân đề” (tháng 5-1714), từ đó có thể ước đoán là Đại điện hoàn thành trước khi dựng bia (tháng 10-1715) gần một năm rưỡi.Ảnh bản rập tấm bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu:

– Ảnh chụp nhà lục giác để bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự”, nhìn từ cổng:

– Ảnh chụp chính diện tấm bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự”:


– Ảnh chụp bức hoành phi thủ bút của Nguyễn Phúc Chu, Giáp Ngọ niên (1714), đặt ở Đại điện:


[1] Chùa Thiên Mụ

[2] Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên Huế

[3] Chú ý chữ Chu trên bia viết bộ xước 週 , phải chăng đây là dạng viết tránh chữ húy tên Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu, là chữ Chu có bộ thủy: 淍 ?

[4] Lâm tế tông một trong Ngũ gia của Thiền tông Trung hoa, do Lâm Tế Nghĩa Huyền( ?-886 ) lập nên.

[5] Mặc chiếu thiền: là thiền phong được dẫn xướng bởi Thiền sư Hoằng trí Chánh giác thuộc thiền phái Tào Động đời Tống. Mặc là chỉ cho sự trầm mặc chuyên tâm tọa thiền; Chiếu tức dùng tuệ soi chiếu linh trí tâm tính là bản nguyên thanh tịnh.

[6] Chỉ quản đả tọa là chỉ chuyên tâm tọa thiền không để tâm đến việc khác.

[7] Khán thoại thiền là tông phong của Đại tuệ tông cảo thuộc Lâm Tế tông. Khán chỉ cho cái nhìn; Thoại, chỉ cho Công Án, tức chuyên chú vào một phép tắc Thoại đầu của người xưa, sau thời gian lâu dài chân thực tham cứu, cuối cùng có được sự khai ngộ. (Phật Quang đại từ điển: 看話禪 : 為臨濟宗大慧宗杲之宗風.看, 見之意 ; 話 , 公案之意.即專就一則古人之話頭.歷久真實參究終於獲得開悟)

[8] Công án vốn có nghĩa là những điều lệ để phân định đúng sai ở trong quan phủ. Thiền tông ghi chép lại hành động, lời nói của các vị cao tăng nhiều đời để chỉ bảo cho những người tọa thiền, sau đó cũng trở thành một loại đối tượng để quán suy trong thiền.

[10] “Văn bia chùa Huế”, Thích Giới Hương 1994. Sách lưu hành nội bộ.