huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Tiếng Việt

Về những địa danh “thuần Việt” thời Hùng Vương

(Tạp chí Thông tin Khoa học & Công nghệ TT-Huế, 4-1996)

Đây là bài viết của học giả An Chi, chủ thớt không đồng tình quan điểm cho rằng hễ từ thuần Việt nào nào phát âm giống từ tương đương ở Hán ngữ thì đều là từ gốc Hán (mà chẳng cần khảo kỹ về ngữ âm lịch sử). Tuy nhiên vẫn đăng lên đây để rộng đường dư luận.

Trong bài “Nước Văn Lang và cương vực của nó qua tài liệu ngôn ngữ học” (1), Hoàng Thị Châu đã cho rằng yếu tố “Kẻ” và những địa danh đi liền sau nó như “Mẩy”, “Cót”, “Vòng”, v.v.. (thành “Kẻ Mẩy”, “Kẻ Cót”, “Kẻ Vòng”, v.v..) là những tên Nôm làm thành một “hệ thống tên xã thôn (…) hoàn toàn khớp với cương vực nước Văn Lang được ghi lại trong truyền thuyết dựng nước” (2). Sau đó, nhiều người đã xem đây gần như là điều hiển nhiên, không cần phải lật đi lật lại, rồi Nguyễn Linh, trong Thời đại Hùng Vương (3), đã lấy lại lập luận của Hoàng Thị Châu để phổ biến cho người đọc như là những tín điều chẳng có gì cần phải bàn cãi. Thực ra, lập luận của hai tác giả trên đây đã có những chỗ sơ hở rất quan trọng nên không thể chống đỡ được cho kết luận mà họ muốn mọi người đều xem là sự thật hiển nhiên. Chúng tôi đã có phản bác một phần của lập luận đó và chứng minh rằng “kẻ” là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ  mà âm Hán Việt thông dụng hiện đại là giới, âm Hán Việt hiện đại ít thông dụng hơn là giái, còn âm chính thống thì lại là cái (“cổ bái thiết”) (4). Vì vậy, trong bài này chúng tôi sẽ không trở lại với từ “kẻ” mà chỉ chứng minh rằng những cái gọi là tên Nôm hoặc “thuần Việt” như Mẩy, Cót, Vòng, v.v.. chẳng qua chỉ là âm xưa của những chữ Hán nay đã được đọc theo âm Hán Việt hiện đại mà thôi.
Để bắt đầu, xin phân tích tên  là một địa danh cổ xưa từ lâu đã trở thành quá quen thuộc với người Hà Nội. Địa danh này có liên quan đến tên Hán Việt hiện đại của các làng Hoàng Mai, Tương Mai và Mai Động. Theo Bùi Thiết thì:
“Hoàng Mai và Tương Mai có tên Nôm là Kẻ Mơ hay gọi là làng Mơ nhưng Hoàng Mai là Mơ Rượu vì làng này có nghề nấu rượu cổ truyền với rượu mơ nổi tiếng thời trước, còn Tương Mai là Mơ Cơm vì làng này chuyên bán hàng cơm. Làng Mai Động cũng gọi tên Nôm là Mơ nhưng gọi là Mơ Táo. Kẻ Mơ hay ba làng Mai nói chung nằm kề góc đông nam của kinh thành Thăng Long xưa, được khai phá từ rất sớm (…) Thời nhà Trần, khu vực này là thái ấp Cổ Mai (hay trang Cổ Mai) mà các vua nhà Trần phong cấp cho anh em Trần Khát Chân và Trần Hãn” (5).
Thực ra, chẳng phải chỉ có Hoàng Mai, Tương Mai và Mai Động mới có tên “Nôm” là ; các làng cổ mà tên Hán Việt hiện nay có yếu tố Mai, ghi bằng chữ , thì đều có tên “Nôm” là . Thôn Mai Châu, thuộc xã Đại Mạch, một trong 23 xã của huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, cũng có tên “Nôm” là làng  (6). Thôn Mai Trai, thuộc xã Vạn Thắng, một trong 32 xã của huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội, cũng có tên “Nôm” là làng  (7).
Cái mà Bùi Thiết, và nhiều người khác nữa gọi là tên Nôm trên đây, chẳng qua chỉ là âm xưa của yếu tố Hán Việt hiện đại mà thôi:  là âm xưa của mai . Điều này đã được ngữ âm học lịch sử khẳng định và sau đây là lời của Nguyễn Tài Cẩn:
“Hiện ta có từ  là dạng cổ Hán Việt ứng với cách đọc Hán Việt maiMai là kết quả của cả một quá trình diễn biến  *əj > oj > aj.  là dạng vay mượn vào lúc âm cuối *-j chưa xuất hiện trong tiếng Hán: theo giới Hán ngữ học, mơ phải được vay trong khoảng từ 1500 năm trở về trước. Mà trong thời cổ đại đó thì – cũng theo sự phục nguyên của giới Hán ngữ học – từ mai đang có vần mở là *ə; vần *ənày không chỉ có mặt trong thời Đông Hán, Tây Hán mà còn lên đến tận thời Kinh Thi” (8).
Cứ như trên thì  là dạng cổ của mai nhưng trong tiếng Việt hiện đại thì giữa hai từ cùng gốc này đã có một sự phân công rành mạch về ngữ nghĩa: Mơ là một loại cây mà tên khoa học là Prunus armeniaca Lin, thuộc họ hoa hồng (Rosaceae); còn mai thì lại là một loại cây mà tên khoa học là Prunus mume S. et Z., cũng thuộc họ hoa hồng như cây mơ (9). Một sự phân công như thế là điều hoàn toàn dễ hiểu và đây là một hiện tượng phổ biến trong các ngôn ngữ, chẳng hạn cùng một gốc Germanic mà tier của tiếng Đức có nghĩa là thú vật nói chung còn deer của tiếng Anh thì chỉ là hươu, nai.
Trở lên, sở dĩ chúng tôi phải dài dòng như thế là để chứng minh rằng, dù diễn biến ngữ âm và ngữ nghĩa của nó có quanh co đến đâu thì mơ vẫn là một yếu tố mà lai lịch có thể được xác minh một cách rõ ràng và đó rõ ràng là một từ Việt gốc Hán có liên quan đến chữ/từ  mai . Đó dứt khoát không phải là một yếu tố Nôm, thuần Việt hoặc Việt cổ và đây tất nhiên không phải là trường hợp duy nhất vì ngoài nó ra thì còn rất nhiều, rất nhiều ca giống như nó mà sau đây chỉ là thêm một số thí dụ, cũng lấy từ sách đã dẫn của Bùi Thiết (số ghi trong ngoặc đơn sau mỗi thí dụ là số trang trong sách này):
Núc là âm xưa của Canh Nậu (32); Vài, của Ngọc Nhị (35); Gượm, của Cần Kiệm (37); Noi, của Cổ Nhuế(52); Vườn, của Cổ Nhuế Viên (52); Núc, của Dị Nậu (56); Vòng, của Dịch Vọng (57); Mẩy của Mễ Trì (57); Cói, của Cối Giang (85); Hóc của Minh Húc (93); Tạnh của Quán Tình (104); Then, của Kim Sơn(130); Keo, của Giao Tất (130); Bưởi của Bái Ân (155), Nghè, của Trung Nha (157); Bún, của Phấn Hạ (160); Vẹt, của Việt Yên (163); Mọc, của Nhân Mục (164); Nành, của Phù Ninh (167); Sủi của Thổ Lỗi(183): Gùn, của Siêu Quần (212), Ngâu, của Yên Ngưu (218); Ngà, của Miêu Nha (231); Đìa, của NgọcTrì (232); Gạch, của Ô Cách (244, 245); Cót, của Yên Quyết (268); Lềnh, của Linh Thượng (284);Ngò, của Ngô Khê (286); v.v..
Trong những cặp tương ứng trên đây, tiếng đầu (Núc, Vài, Gượm, v.v..) là âm xưa, còn tiếng sau (Nậu, Nhị, Kiệm, v.v..) là âm nay của cùng một chữ Hán trong những địa danh hữu quan và sự tương ứng đó là hoàn toàn nhất quán trong các địa danh chỉ nhiều địa phương khác nhau, thậm chí cách nhau rất xa. Thí dụ: Núc không chỉ là âm xưa của Nậu trong Canh Nậu, Dị Nậu, nay thuộc ngoại thành Hà Nội, mà còn là âm xưa của cả Nậu  trong tên của xã Dị Nậu, ở gần Tam Đảo, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Then không chỉ là âm xưa của Sơn  trong Kim Sơn nay thuộc ngoại thành Hà Nội mà còn là âm xưa của cả Sơn trong địa danh Bình Sơn, nơi có tháp Bình Sơn nổi tiếng, tục gọi là tháp Then, thuộc tỉnh Phú Thọ hiện nay. Gạch không chỉ là âm xưa của Cách   trong Ô Cách nay thuộc ngoại thành Hà Nội mà còn là âm xưa của cả Cách trong địa danh Bình Cách, thuộc huyện Đông Quan (cũ), tỉnh Thái Bình.
Vậy Núc, Then, Gạch, v.v.. và tất cả các tiếng đầu trong những cặp tương ứng trên đây không phải là những tên Nôm, thuần Việt, hoặc Việt cổ như Bùi Thiết và nhiều nhà nghiên cứu khác đã ngộ nhận. Nếu tiếng đầu trong những cặp trên đây là Nôm, là thuần Việt còn tiếng sau là hình thức phiên âm thì không làm sao có được sự tương ứng nhất quán đến cao độ như đã thấy từ địa phương này sang địa phương khác, có khi cách nhau rất xa:
– Gạch ở gần Hà Nội cũng được phiên bằng Cách như Gạch ở Thái Bình mà lại không phiên bằng Kịch, chẳng hạn;
– Then ở gần Hà Nội cũng được phiên bằng Sơn như Then ở tận Phú Thọ mà lại không phiên bằng Thiên, chẳng hạn;
– Đặc biệt, Núc ở gần Hà Nội cũng được phiên bằng Nậu y hệt như Núc ở tận Vĩnh Phúc mà lại không phiên âm bằng Nục, chẳng hạn. Trường hợp này đáng được nói kỹ hơn một chút: Sự tương ứng Nậu ~Núc chỉ có thể được chứng thực bằng chính lịch sử ngữ âm và lịch sử văn tự của tiếng Hán mà thôi. Và điều này, khi đã được đặt vào bối cảnh chung của tiếng Hán thì sẽ hoàn toàn chẳng có gì là khác thường cả, vì về mối tương ứng âu ~ uc thì người ta còn có, chẳng hạn: – chữ  vừa đọc mậu vừa đọc mục; – chữ dục (không có trong font Hanosoft ) vừa hài đậu  vừa hài thục    ; – chữhữu (= có) hài thanh cho chữ úc  còn bản thân nó lại có âm xưa là dẫu trong “dẫu sao”, “dẫu rằng”, xưa hơn nữa là dầu trong “mặc dầu” (dầu = có → có sao đi chăng nữa thì cũng  hư từ hóa = mặc dù, dù sao); – chữ   cũng đọc câu, xét ngược lên lối triện, chỉ là một biến thể của chữ cục  ; v.v.. Và cuối cùng, chính B. Karlgren đã phục nguyên cho chữ  âm thượng cổ là *nug, đối lập với âm nay là nou (10).
Sự tương ứng nhất quán đến cao độ trên đây là một chỗ dựa chắc chắn để khẳng định rằng những cặp từ đang xét chỉ là âm xưa và âm nay của những chữ Hán hữu quan. Nếu là phiên âm thì, dù âm gốc có là một, từ địa phương này sang địa phương khác, kết quả phiên âm thế nào cũng có sai biệt, và có khi khác nhau rất xa. Cứ nhìn vào các hình thức phiên âm từ tiếng Sanskrit thì có thể thấy ngay vấn đề. Nhiều từ Sanskrit có đến hai hình thức phiên âm khác nhau bằng tiếng Hán, có khi ba, bốn,… Ngay một từ quen thuộc nhất và tôn nghiêm nhất của Phật giáo là Buddha thì cũng có ít nhất là ba: Phật Đà, Phật Đồ và Phù Đồ.
Đã rõ những yếu tố đang xét không phải là những tên Nôm. Hoàng Thị Châu còn biện luận rằng “sự tồn tại lâu đời của tên Nôm còn thể hiện ra ở chỗ nó là những từ khó hiểu, nhiều từ không tìm thấy trong từ vựng tiếng Việt hiện đại” (11). Ý kiến này hoàn toàn không thể đứng vững được vì tính khó hiểu đâu có phải là chỗ dựa để xác định “ngữ tịch”! Ngày nay những người không thông thạo tiếng Hán khó mà biết được vưu trong vưu vật, chẳng hạn, có nghĩa là gì. Nhiều trí thức, nhà văn, nhà báo vẫn gọi nhược điểm là “yếu điểm” vì không biết rằng yếu có nghĩa là quan trọng. Vậy chẳng lẽ đó không là những từ khó hiểu? Nhưng chẳng lẽ vì chúng khó hiểu mà khẳng định rằng chúng là Nôm? Mà lại còn là Nôm lâu đời! Sự vắng mặt của một từ trong từ vựng của tiếng Việt hiện đại cũng không thể là bằng chứng cho “ngữ tịch” Nôm của nó được. Xin đơn cử một thí dụ. Nhà nghiên cứu Hán Nôm nào cũng biết rằng cóc là một từ Việt gốc Hán có nghĩa là biết. Đây là một từ cổ không còn tìm thấy trong từ vựng của tiếng Việt hiện đại nữa. Vậy có lẽ nào nó ắt phải là Nôm?
Thực ra, sở dĩ những địa danh như Noi, Cót, Vòng, v.v.., khó hiểu thì chỉ vì chúng là dạng tắt của những địa danh hai tiếng, nghĩa là chúng đã bị tách khỏi cái cấu trúc song tiết hoàn chỉnh trong đó ý nghĩa của địa danh mới được bộc lộ đầy đủ. Đã thế, chúng lại còn là âm xưa của những chữ Hán mà âm nay đã khác đi ít hoặc nhiều (Noi ~ Nhuế; Cót ~ Quyết; Vòng ~ Vọng; v.v..) nên khó nhận diện đến nỗi nhà nghiên cứu cũng còn phải nhầm chúng là… Nôm!
Một cái tên như Gùn quả là khó hiểu nếu nó hoàn toàn đứng riêng ra một mình. Nhưng khi địa lý lịch sử cho phép gắn nó với tên đầy đủ và hiện đại là Siêu Quần, rồi những thao tác từ nguyên học lại cho phép khẳng định mối tương ứng gùn ~ quần  thì mọi sự sẽ trở nên sáng tỏ. Thật vậy, bản thân chữquần là một trong 36 tự mẫu của Thiết vận mà giá trị ngữ âm cổ xưa đã được khẳng định là [g] dễ chuyển hóa với [γ]    của gùn trong tiếng Việt ngày nay, vậy bước đầu chúng ta đã có:
] ~ [k]         (1)
biết rằng q- ở trong quần chính là [k]. Ngoài ra, chúng ta lại còn biết thêm được rằng âm xưa của vận -uân là -un với các thí dụ: hun (khói) ~ huân 熏 (= xông khói); (đống) un ~ uân 熅 (= khói đặc bốc lên); (dây) thun ~ thuân 逡 (= rụt lại, lùi lại) v.v.. Vậy chúng ta còn có:
un ~ uân          (2).
Phối hợp (1) với (2) thì sẽ thấy rằng gùn ~ quần là hoàn toàn đúng quy luật. Quần là đám đông, bầy, đàn, bọn. Siêu  , mà âm xưa là xéo (trong “giày xéo”) có nghĩa là nhảy qua, vượt qua. Vậy Siêu Quầncó nghĩa là vượt lên trên đám đông, là xuất chúng. Đây vốn là tên của một xã thuộc tổng Đại Định, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Địa danh này cũng đồng nghĩa với địa danhSiêu Loại, vốn là tên của một huyện thuộc phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc. Siêu Quần xưa hẳn phải được phát âm thành *Xéo Gùn và thường được gọi tắt thành Gùn. Vậy Gùn là một địa danh Việt gốc Hán chánh cống chứ không phải  là thuần Việt, là Nôm.
Các địa danh đơn tiết khác cũng có thể được truy nguyên và tầm nghĩa một cách chính xác như từ Gùntrên đây. Đìa là âm xưa của Trì trong Ngọc Trì có nghĩa là ao ngọc; vậy Đìa có nghĩa là ao. Núc là âm xưa của Nậu trong Canh Nậu có nghĩa là cày bừa; vậy Núc có nghĩa là bừa. Vài là âm xưa của Nhịtrong Ngọc Nhị có nghĩa là hoa tai ngọc; vậy vài là hoa tai. Noi là âm xưa của Nhuế trong Cổ Nhuế có nghĩa là khúc sông xưa (nay đã được bồi); vậy noi là khúc sông uốn quanh. Vườn là âm xưa của Viêntrong Cổ Nhuế Viên có nghĩa là vườn ở khúc sông xưa (hoặc vườn Cổ Nhuế); vậy vườn có nghĩa là… vườn. Vòng là âm xưa của Vọng trong Dịch Vọng có nghĩa là (nơi) mong chờ tin trạm; vậy vòng có nghĩa là mong, ngóng (và đây cũng là một điệp thức của “mong” trong “chờ mong” và của “mòng” trong “chốc mòng”). Mẩy là âm xưa của Mễ trong Mễ Trì có nghĩa là ao gạo; vậy mẩy có nghĩa là gạo. Hóc là âm xưa của Húc trong Minh Húc có nghĩa là sáng sủa, rực rỡ, vậy hóc có nghĩa là rực sáng v.v.. NếuGùn, Đìa, Núc, Vài, Noi, v.v.. không từng là những từ độc lập thì ít nhất chúng cũng là những hình vị gốc Hán có nghĩa minh xác và cụ thể. Đây là một điều chắc chắn. Vậy thật là vô căn cứ nếu không truy nguyên và tầm nghĩa cho khách quan và chính xác mà cứ theo định kiến để khẳng định rằng những địa danh thuộc loại trên đây là thuần Việt hoặc Việt cổ.
Đến đây, tưởng cũng nên nhân tiện xác định lại cho rõ ràng và rành mạch nội dung của hai khái niệm “tên Nôm” và “tên chữ”. Hoàng Thị Châu đã viết: “Tên Nôm hiện nay đang bị quên dần vì ít được dùng nhưng nó đã tồn tại rất lâu. Trước đây trong một thời gian dài nó tồn tại song song với tên Hán-Việt, với sự phân công khá rõ ràng: tên Nôm dùng để gọi, tên Hán-Việt dùng để viết. Do đó mà tên Hán-Việt còn được gọi là tên chữ” (12). Nhưng, như đã phân tích ở trên, cái gọi là tên Nôm cũng phải được ghi, được viết: Gùn viết là  , Đìa:  , Núc:  , Vài: , Noi:    , Vườn:    , Vòng:     , Mẩy:  , Hóc:  , v.v.. Còn cái gọi là tên chữ thì cũng dùng để… gọi. Vậy cả hai loại đều là những tên chữ. Chẳng qua, như đã phân tích, “tên Nôm” là âm xưa còn “tên chữ” là âm nay của cùng một chữ Hán mà thôi. Vậy sự phân biệt thành “tên Nôm” và “tên chữ” như Hoàng Thị Châu và nhiều người khác đã chủ trương chỉ là một sự phân biệt giả tạo.
Cứ như đã phân tích thì ý tưởng dựa vào những địa danh “Nôm” như trên, mà lại có cả yếu tố Kẻ đứng trước, để vẽ lại cương vực của nước Văn Lang thời các vua Hùng là một ảo tưởng: những cái tên đóchỉ là những địa danh của bọn cai trị Tàu đặt ra để phân cấp và quản lý đất nước của chúng ta về mặt hành chính, hoặc là những địa danh mà chính chính quyền phong kiến tự chủ của ta đặt ra bằng những yếu tố mà ta đã mượn của Tàu. Sự thể khó lòng mà khác hơn thế được.
Vậy có lẽ nào trong toàn bộ hệ địa danh Việt Nam lại không có những trường hợp dùng tiếng Hán để phiên âm tiếng bản địa? Chúng tôi tuyệt nhiên không cho là không có. Chỉ xin nhấn mạnh rằng đó là những trường hợp cần được phân tích một cách thực sự cẩn trọng vì thực ra yếu tố được phiên âm chưa hẳn đã là yếu tố Việt đích thực, vì đã nói đến địa danh phiên âm thì con đường diễn tiến lắm khi lại rất quanh co. Chẳng hạn, ai lại không biết rằng Móng Cái là một địa danh Việt Nam. Nhưng địa danh này không phải là tiếng Việt “gốc” vì nó chỉ là một hình thức phiên âm từ tiếng của người Quảng Đông là Moòng Cái mà họ ghi bằng hai chữ 芒街 , đọc theo âm Hán Việt hiện đại là Mang Nhai. Vậy hai chữMang Nhai chẳng có liên quan gì đến Móng Cái vì nó chỉ dùng để ghi âm hai tiếng Moòng Cái của phương ngữ Quảng Đông mà thôi. Cho nên nếu nói rằng hai chữ Hán trên đây dùng để phiên âm “tiếng Việt” Móng Cái là đã đem râu ông nọ cắm cằm bà kia tới hai lần! Đến như hai tiếng Cổ Loa mà lại là dùng để phiên âm tiếng Việt cổ Klủ như có người đã từng truyền giảng thì chúng tôi hoàn toàn không tin (13).
Tóm lại trong toàn bộ các địa danh Việt Nam liên quan đến địa bàn cư trú của người Việt thời xưa, chắc chắn có những trường hợp là những chữ Hán dùng để phiên âm tiếng bản địa nhưng cũng chắc chắn những trường hợp đó là thực sự ít ỏi. Tuyệt đại đa số thì lại là những địa danh song tiết đặt bằng chữ Hán. Trong số đó, có nhiều địa danh thực sự cổ xưa, thường được gọi tắt bằng một trong hai âm tiết hữu quan, âm tiết này lại được đọc theo âm Hán-Việt xưa, khó nhận diện, nên nhiều người, đặc biệt là các học giả và các nhà nghiên cứu, cứ ngỡ rằng chúng là thuần Việt, là Nôm!
(1) Hùng Vương dựng nước, t.1, Hà Nội, KHXH, 1970, tr.136-143.
(2) Bđd, tr.141.
(3) Hà Nội, KHXH, 1973, tr. 40-85.
(4) Xin xem: An Chi, Chuyện Đông chuyện Tây, Kiến thức ngày nay, số 229, tr.51-53.
(5) Làng xã ngoại thành Hà Nội, Hà Nội, 1985, tr.116, 74-75 và 276.
(6), (7) Làng xã ngoại thành Hà Nội, Hà Nội, 1985, tr.116, 74-75 và 276.
(8) Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt, Giáo dục, 1995, tr.176-177.
(9) Theo Đỗ Tất Lợi, “Cây mơ, cây mai dưới con mắt người làm công tác khoa học”, Nhân dân, số 10468, 22-3-1983.
(10) Grammata Serica Recensa, Stockholm, 1964, p.314, 1223e.
(11) Bđd, tr.140
(12) Bđd, tr.140
(13) Xin xem: Trần Quốc Vượng, “Từ việc nghiên cứu một số tên riêng trong các truyền thuyết nói về thời kỳ dựng nước”, Tạp chí Văn học, 2-1969, tr.72. Chỉ riêng một việc là ở vào thời xa xôi đó mà cái từ “Klủ” lại có thanh điệu 4 (?) cũng đủ để làm cho nhà ngữ âm học lịch sử chín chắn phải kinh ngạc!

THỬ TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN MỘT SỐ CẶP TỪ VIỆT HÁN

 

THỬ TÌM HIỂU TỪ NGUYÊN MỘT SỐ CẶP TỪ VIỆT HÁN

0.Đặt vấn đề:

Trước hết thử xác định lại nguồn gốc người “Hán” hay “Hoa Hạ”.

Tham khảo bản đồ thiên di của nhân loại ở châu Á, tài liệu gốc từ Đại học Yale, Hoa Kỳ  [i] :

Theo bản đồ này, người cổ đại đến lục địa Trung Hoa gồm 2 nhánh chính: Một nhánh [I] thiên di sớm từ đồng bằng sông Hồng tới đồng bằng Trường Giang khoảng 1.5 vạn năm trước, rồi đi tiếp đến vùng cửa sông Hoàng Hà khoảng 1 vạn năm trước. Một nhánh [II] muộn hơn, từ Miến Điện băng qua sườn đông Hy Mã Lạp Sơn đến cao nguyên Tây Tạng khoảng 1.5 vạn năm trước, rồi cũng đến lưu vực Hoàng Hà khoảng 8 ngàn năm trước.

Theo một số thông tin thảo luận chưa được kiểm chứng trên mạng[ii] thì Hán tộc vốn là “hòa hợp”của nhiều nhóm tộc, trong đó hai nhóm chính là nhóm thị tộc Hoàng Đế vốn gốc ở Hoàng Hà, theo ngôn ngữ Tạng-Hán nên chắc là bắt nguồn từ nhánh [II], và nhóm kia là thị tộc Thần Nông (Viêm Đế) vốn gốc ở Trường Giang, chắc bắt nguồn từ nhánh [I], ngoài ra còn có các nhóm tộc khác như thị tộc Cửu Lê của Xi Vưu cũng tham gia một phần vào cuộc hòa nhập này, số không chịu hòa nhập thì chạy lên vùng núi thành người Miêu, Dao hiện nay.

Trong bài này người viết muốn đặt vấn đề: phải chăng nhóm Bách Việt chính là nhóm [I] vốn từ đồng bằng sông Hồng thiên di về phía Bắc hơn vạn năm trước đã đem vốn từ gốc phương Nam đóng góp vào Hán ngữ. Dưới đây là một số dữ liệu bước đầu tìm hiểu các vết tích ngôn ngữ phương Nam còn tồn tại trong tiếng Hán và chữ Hán.

1. Bắt đầu từ cặp từ Hà/Giang (/)

Nhiều tài liệu ngôn ngữ học đều thống nhất cho rằng từ giang (nghĩa là sông trong tiếng Hán) có nguồn gốc phương Nam.

-Trước hết từ này vốn do nhóm Bách-Việt ở phương Nam (tạm gọi là Hán-Việt để phân biệt với nhóm Hán-Tạng), dùng để gọi sông Trường Giang (hay sông Dương tử), đối lập với các nhóm Hán-Tạng ở phía bắc thường gọi sông là “Hà” (như Hoàng Hà).

-Phần biểu âm của giang vốn là chữ công , âm cổ “công” này hiện vẫn còn bảo lưu trong tiếng Quảng Đông [], ghi âm đọc là “gong1” (TQ thường ký âm k- ra g-) như trong link sau : http://tool.httpcn.com/Html/Zi/28/PWMEMEILKOTBCUYF.shtml

-

-Giang vốn thuộc thanh mẫu kiến , vận mẫu giang , nhị đẳng, thiết âm trung cổ theo Đường Vận, Tập Vận, Vận hội là cổ song thiết (古雙切) tức âm “cong”. Vần ong/ông đã chuyển thành iang/ương muộn nhất cũng từ trước thời Trung nguyên âm vận (Chu Đức Thanh, năm 1324) vì trong sách đó đã chính thức xếp giang vào 1 nhóm chung với từ khương , cương …xem minh họa trong sách đó ở hình bên, (theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đại Cồ Việt thì thực ra quá trình biến âm này xảy ra sớm hơn, khoảng trước đời Đường).

-Gốc củatheo nhiều nhà nghiên cứu có thể là krong/không/sông trong các ngôn ngữ phươngNam. Các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Bernhard Karlgren, Vương Lực, William H.Baxter tái lập âm thượng cổ của nó lần lượt là ku ̆ŋ , keoŋ , kroŋ. Hãy chú ý tái lập của Baxter “krông”, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Việt Nam hiện nay vẫn gọi sông là krông, có lẽ là bảo lưu từ thời thượng cổ, ví dụ Krông Pha tức thị trấn Sông Pha ở Ninh Thuận, lại còn có các huyện Krông Năng, Krông Ana,Krông Bông… ở Tây Nguyên.

-Con sông lớn Mekong hay “Mè Khỏng” trong ngôn ngữ Thái-Lào vốn có nghĩa là “sông mẹ”. Người Mường hiện vẫn gọi sông là “không”. Tiếng Việt tuy đã biến đổi khá xa thành “sông”, nhưng vẫn còn vết tích trong sách “An Nam dịch ngữ” thời Minh (thế kỷ15) ghi chép rằng “hà ” tiếng Việt là “không ”, ngoài ra sách đó lại ghi “giang ” tiếng Việt là “sanh ”, có lẽ chính là âm “sông”, vì âm Nôm của “sanh” là “sống”, tư liệu này cho thấy khả năng người Việt thời đó tuy đã đọc với phụ âm đầu “s-” nhưng vẫn còn giữ dạng đọc với phụ âm đầu “kh-” .

2. Xem xét tiếp cặp từ Thổ/Địa (/)

Các khảo sát về cặp từ đồng nghĩa Hà/Giang (/) đã gợi ý cho người viết bài này phải chăng cặp từ Thổ/Địa (/) cũng có nguồn gốc tương tự, nghĩa là Thổ có gốc Hán-Tạng phương Bắc, còn Địa vốn có gốc Hán-Việt ở phương Nam ?

-Trước hết căn cứ vào chữ viết thì thấy chữ thổ phải có trước chữ địa vì chữ địa được ghép từ chữ thổ chỉ nghĩa với chữ dã chỉ âm, nên có thể ước đoán “địa” mới phổ biến trong tiếng Hán về sau khi các nhóm Hán-Tạng bành trướng về phía Nam, xâm lấn và “hòa nhập” với các nhóm gốc Hán Việt. Để kiểm tra ước đoán này người viết đã mở sách Kinh Thi ra đếm thử trong các bài thì thấy chỉ có 2 chữ địa, trong khi dùng đến 31 chữ thổ (!)

-Theo đối chiếu Việt – Mon – Khmer trong sách của Nguyễn Ngọc San “Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử”thì chữ ĐAI nghĩa là đất trong Tiếng Việt (có trong từ “đất đai”) vốn có gốc từ tiếng Khmer “đây”.

-Bây giờ xét phục nguyên âm thượng cổ của địa theo các nhà ngôn ngữ học:

oKarlgren là d’ia

oVương Lực là diai

oBaxter là djejs

Chúng ta thấy :

Âm do Baxter phục nguyên “đjêy” khá gần với tiếng Khmer gọi đất là “đây”.

Âm do Vương Lực phục nguyên “đjai” thì gần với tiếng Việt “đai” nghĩa là đất .

- Âm Quảng Đông, TQ gọi là Việt ngữ , của địa có một dạng là dei6, rõ ràng khá gần với “đây” Khmer và “đai” tiếng Việt[iii].

Nhân tiện xin trích dẫn một bài trong “Quốc Âm Thi Tập” thời Lê (khoảng cuối thế kỷ 15) đã dùng chữ “đai” một cách độc lập, không phải đi theo “đất” :

Giàu chỉnh chện, khó lai dai,

Vần chuyển lưu thông, há của ai ?

Vũng nọ ghe khi làm bãi cát,

Doi kia có thuở lút hòn ĐAI.

Khôn ngoan mới biết thăng thì giáng,

Dại dột nào hay tiểu có đài ?

Đã khuất bao nhiêu thì lại duỗi ?

Đạo trời lồng lộng chẳng hề sai.

3. Xem xét tiếp cặp từ Túc/Chỉ (/)

Người viết cho rằng đây cũng là một cặp đối lập Bắc/Nam, trong đó “chỉ” là một từ gốc phương Nam, cùng nguồn gốc với từ “chân” của tiếng Việt. Xét bảng so sánh âm Thượng cổ phục nguyên của một số chữ Hán sau :

Qua bảng trên người viết nhận thấy có một lớp từ mà Karlgren khôi phục với phụ âm cuối –g có sự đối ứng khá hệ thống với các từ đồng nghĩa của tiếng Việt mang phụ âm cuối –ŋ[iv].

Hình minh họa lấy từ sách của Karlgren [2] :

Hiện tượng ở tiếng Việt một số từ âm cuối –g thời thượng cổ có thể đã biến chuyển ra –ng, là những trường hợp khá “đặc dị” ít người nhận ra.

Như chữ “hỉ” âm cổ có thể là “hửng” (trong từ hí hửng) phù hợp với phục nguyên âm Hán Thượng cổ theo Karlgren là “xi ̯əg” (đọc gần như hưâg=hửng) sau đó -g biến ra -i (“xji” trong hình minh họa trên) nên ta có “hưâi” ứng với chữ “hởi” (trong từ hồ hởi), sau đó lại du nhập thêm âm “hỉ” trong thời Bắc thuộc. Thật may mắn cả 3 âm Hửng, Hởi, Hỉ đều còn tồn tại trong tiếng Việt giúp khẳng định quá trình biến âm mà Karlgren phục nguyên là có thật. Ví dụ khác là chữ “tự ”= “tương tự, dường như”, Karlgren phục nguyên âm thượng cổ “dzi ̯əg” khá gần với chữ “dường” của tiếng Việt, dạng rụng phụ âm cuối “-ng” là “dựa” thì hiện nay không còn lưu, chỉ còn “tựa” (tự như); nhưng “tựa” với nghĩa động từ “tựa vào” thì tiếng Việt vẫn còn giữ âm “dựa”.

Chữ vụ ,Karlgren phục nguyên mi ̯ug , nếu chuyển -g=>-ŋ thì khá gần âm “mồng” tiếngViệt (vân mồng=mây mù), đồng thời tiếng Việt còn giữ cả âm trung gian là “mù”, là âm thông dụng ngày nay.

Đặc biệt, theoKarlgren chữ “chỉ “và “chi “đều được phục nguyên âm thượng cổ là ȶi ̯əg . Âm thượng cổ này giải thích vì sao người Việt lại đọc “chi ” là “chưng”, còn “chỉ ” là “chân”, giọng miền Nam là “chưn” hay “chưng”. Theo tài liệu Giáo trình Lịchsử ngữ âm tiếng Việt của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn thì từ “chân” thời cổ vốn có âm cuối -ŋ, trích trang 199 sách trên:

“… chúng ta chỉ có hai ví dụ là từ chânlên (và liên quan tới lên là từ trên). Ở hai từ này có lẽ ta phải phục nguyên *-ŋ cho thời Proto Việt Chứt, hay chậm nhất thì cũng cho thời Proto Pọng Chứt chung.”[v]

Cũng theo tài liệu của GS Cẩn thì thời Proto Việt Chứt tức thời Việt-Katu là trên 3.000 năm trước. Vậy khả năng phục nguyên “ȶi ̯əg” của “chỉ ”gần với từ cổ Việt “châŋ”, phải ứng với niên đại trên 3000 năm trước, tức ứng với cuối đời Thương của TQ, kết quả cũng giúp chúng ta có ước lượng khái quát về niên đại (mức cổ xưa) của cả nhóm từ liệt kê trong bảng, đó là những từ cổ Việt-Hán chứ không phải từ Hán-Việt du nhập thời Bắc Thuộc.

Chú thêm: Khả năng một số chữ Hán hiện đọc với vần “-i” thời cổ xưa đọc là “-ưng” còn vết tích khá rõ ngay cả trong Hán Ngữ, như chữ nghi có một nghĩa trùng với chữ ngưng , mà lại chung bộ phận biểu âm. Theo Karlgren âm thượng cổ của nghi là ŋi ̯əg còncủa ngưng là ŋi ̯əŋ, như vậy có thể đã tồn tại 1 xu hướng biến âm ở Hán Ngữ (nhưng ít còn lưu tích) là -g thượng cổ về sau chuyển thành -ŋ. Xu hướng này ở tiếng Việt có vẻ rõ rệt hơn, ví dụ chữ “vị ”người Việt vẫn quen đọc là “vựng”, mà tra các từ thư Trung Quốc thì không hề thấy ghi âm “vựng” này !

4. Xem xét tiếp cặp từ Xã/Lý (/)

Cũng trong thế đối lập trên,người viết dự đoán Lý (làng) là từ gốc phương Nam đối lập với Xã, và cùng gốc với cả hai từ “làng” và “chiềng” của tiếng Việt. Trong bảng phục nguyên âm thượng cổ ở trên Karlgren phục nguyên Lý là li ̯əg, mà phần trên đã chỉ ra khả năng –g có thể biến chuyển thành –ŋ trong tiếng Việt nên chúng ta có li ̯ə-ŋ đọc gần như lưâng hay lương, từ đó chuyển sang lang/làng không còn xa (so sánh phần vần của các cặp từ đương/đang, nương/nàng, trường/tràng…).

Sách Thuyết văn giải tự chú chữ Lý như sau: 里,[良止切],居也。从田从土。凡里之屬皆从里。Lý, [lương chỉ thiết], cư dã, tòng điền tòng thổ, phàm lý chi thuộc giai tòng lý.

Chú ý chiết tự của chữ Lý “trên điền dưới thổ” và nghĩa gốc là cư trú, thể hiện rõ nguồn gốc nông nghiệp của chữ này, cũng là của thị tộc Thần Nông vốn gốc ở vùng Trường Giang.

Nhân tiện bàn thêm: Âm cổ xưa của “làng” có lẽ chính là “chiềng”. Đi từ phục nguyên âm thời cổ li ̯ə-ŋ ta thấy phần vần vốn gần với “iêng”, còn việc phụ âm đầu l- có thể đọc ra ch- thì chúng ta có khá nhiều ví dụ: lạp/chạp, lang/chàng, lam/chàm, lồng/chuồng .v.v. So sánh xa hơn thì có cặp lải/chài (lải nghĩa là “lưới” trong tiếng Mường) mà phục nguyên âm cổ của chữ la tức là lưới trong tiếng Hán theo Vương Lực là “lai”, nếu không kể dấu thanh thì trùng khớp với tiếng Mường. Để thấy rõ hơn quan hệ giữa L- và CH- xin xem các cứ liệu phục nguyên âm thượng cổ theo Baxter:

(lạp/chạp) : c-rap

(lang/chàng) : c-raŋʔ

(lung/lồng, chuồng): b-rong

(lam/chàm) : g-ram

(lý/làng, chiềng) : c-rjəʔ

(la/lưới, chài): c-raj

Và so sánh thêm tiếng Việt với tiếng Katu (phản ảnh của Proto Việt-Chứt):

Chrum = chồm lên

Chréh = chẻ (củi)

Chraih= chải (tóc)

G-roong= (cái)chuồng

Như vậy có mối tương quan giữa tổ hợp âm đầu C-R- (CHR-) và G-R- của Hán ngữ cổ theo Baxter, với CH- trong tiếng Việt cổ, vì lần ngược tới giai đoạn Việt-Katu thì thấy một số trường hợp CH- Việt vốn là CH-R hay G-R-.

Theo GS Nguyễn Tài Cẩn *R- trong Hán ngữ mới chuyển thành L- khoảng thời Tần-Hán, còn bên phía tiếng Việt thì dựa trên ví dụ về từ “chuồng” trong tiếng Katu người viết phỏng đoán G-R- có xu hướng chuyển thành CH- từ khá sớm, vì phụ âm CH- của tiếng Việt vốn có từ cổ xưa ít ra là thời proto Mon-Khmer[vi], nên khi tiếng Việt xảy ra xu hướng đơn tiết hóa thì tổ hợp G-R nhập vào CH- khá thuận lợi.

5. Về cặp từ Nội/Trung (/)

Trung tức là “trong” tiếng Việt, phục nguyên âm Hán thượng cổ của Baxter cho chữ TRUNG là “k-ljuŋ”.

Bây giờ thử so sánh với từ tương đương trong tiếng Việt là “trong”: chữ Nôm trong sách “Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh” (viết tắt PT) ghi bằng chữ Hán công ứng với âm cổ “cong”, theo giáo sư Nguyễn Tài Cẩn thì bản gốc diễn nôm PT có thể ra đời từ rất sớm, ngay thời Lý, “công/cong” có thể là cách ghi âm Việt cổ của “klong”, gần với phục nguyên của Baxter.

Tiếp tục tìm hiểu thêm một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong họ Mon-Khmer: tiếng Vân Kiều thì trong là “klống” (theo “Tiếng Bru-Vân Kiều”, Hoàng Văn Ma, Tạ Văn Thông, NXB KHXH, Hà Nội 1998, trang 322), tiếng Katu thì trong là “kơrloóng” (“Từ điển tiếng Cơ Tu –Việt, Việt – Cơ Tu”, Nguyễn Hữu Hoành, Tạ Văn Thông, Nguyễn Văn Lợi, Sở KHCN Quảng Nam và Viện Ngôn ngữ học 2007, trang 112). Các dạng trên cũng đều khá gần với phục nguyên âm Hán thượng cổ của chữ Trung theo Baxter. Mà chúng ta biết là vùng cư trú của hai nhóm tộc Katu, Vân Kiều từ Quảng Bình trở vào vốn tách khỏi cai trị của TQ từ rất sớm, khoảng thời Khu Liên lập nước Lâm Ấp năm 192. Có thể nói thực sự họ chưa bao giờ ở trong vòng kềm tỏa của phong kiến TQ, vì họ cư trú trên các vùng núi cao hẻo lánh. Ngay cả sau này vào các đời “thịnh trị” của chế độ phong kiến Việt Nam thì các vùng núi cao như Sơn La, Lai Châu… vẫn theo chế độ phụ đạo, các “khun”, “tạo” thủ lĩnh người dân tộc vẫn là “vua” trong lãnh địa của mình, nên ít chịu ảnh hưởng ngôn ngữ văn hóa của người Việt. Còn chính người Việt thì chỉ quen ở đồng bằng, hiện diện rất ít ở các vùng đó, chỉ từ sau 1954 và 1975 mới có chuyện người Việt ồ ạt lên các vùng cao “khai thác”…. Vì vậy rất khó tin là hai nhóm dân tộc thiểu số trên đã vất bỏ một từ rất gần lớp từ cơ bản của mình để dùng từ “trung” của người Hán vào thời Bắc thuộc ngắn ngủi 3 thế kỷ của vùng đất trên, truyền qua trung gian là người Việt. Giải thích hợp lý nhất là cho rằng từ “trung” là một từ gốc phương Nam, vốn là từ rất cổ còn bảo lưu trong tiếng Hán giống như từ Giang=Sông. Xin nhấn mạnh đây chỉ là một giả thuyết mang tính cá nhân, chắc nhiều nhà nghiên cứu sẽ không đồng tình, vì nguồn gốc chữ Trung có vẻ khá phức tạp, giả định đó là một từ cổ khoảng trên 6.000 ngàn năm trước, lúc một dải Trường Giang về phía nam còn nói chung một thứ ngôn ngữ cổ là ngôn ngữ Nam Á (theo“Tìm hiểu tiếng Việt Lịch sử”, Nguyễn Ngọc San, NXB ĐH SP, Hà Nội 2003, trang14), với mức xa xôi như thế thì có thể khi đó hai nhánh ngôn ngữ proto Môn-Khmer với ptoto Miến-Tạng còn chưa tách xa nhau nhiều, nên rất khó để nói về việc “ai mượn của ai”.

6. Sơ kết

Giả thuyết về nguồn gốc phương nam của một số từ Hán ngữ bắt nguồn từ ngôn ngữ Nam Á, chính do các nhóm tộc Bách Việt vốn từ đồng bằng sông Hồng thiên di về phía Bắc đóng góp vào Hán ngữ là một giả thuyết do tác giả bài này đề xuất, hiện chưa có thông tin về ý kiến tương tự của các tác giả khác hay của các nhà nghiên cứu tiền bối [vii]. Bài này bước đầu đã đưa ra được một số cứ liệu ngôn ngữ học so sánh nhằm sáng tỏ giả thuyết đó.

Gần đây có thông tin quan trọng đăng trên các trang mạng của Trung Quốc như sau: Tại khu di chỉ “Xẻng đá lớn” ở huyện Bình Quả, tỉnh Quảng Tây vừa khai quật được hơn chục mảnh đá có khắc hơn ngàn ký tự biểu ý cổ Lạc Việt. Các chuyên gia Trung Quốc nhận định niên đại của các mảnh đá này là vào thời đại đồ đá mới, cách nay 4000-6000 năm tức là vượt xa niên đại của chữ giáp cốt đời Thương ít nhất cũng hơn nghìn năm. Do đó vấn đề xác định ảnh hưởng của các ngôn ngữ phương Nam vào Hán ngữ càng trở lên có căn cứ xác đáng, cần được quan tâm nghiên cứu[viii].


[i]Bản đồ này lấy từ trang mạng http://www.tianyabook.com/qita/zhongguorencongnalilai/4.html, có ghi chú nguồn gốc “耶鲁大学李辉供图” tức là của Lý Huy Cung ở Đại học Yale, Hoa Kỳ. Như vậy có độ tin cậy hơn các tài liệu của Trung Quốc

.[ii]http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,8972,48172,quote=1

[iii]http://tool.httpcn.com/Html/Zi/23/PWPWKOPWAZUYMEKOAZ.shtml

[iv] Người viết tạm dùng tên “Cổ Việt” cho các từ tiếng Việt dẫn trong bảng trên, hiện chưa có đủ căn cứ để xác định chính xác chúng là từ Việt cổ hay phần lớn chúng là từ của tiếng Việt hiện đại, tuy nhiên nếu để ý có thể thấy ngữ âm của các từ này gần với âm Hán thượng cổ hơn Hán Trung cổ (Đườngâm)

.[v]Về nhận định của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn cho “chân” thời proto Việt Chứt vốn có phụ âm cuối “-ng”, có thể dẫn thêm tư liệu về tiếng Katu ở miền Tây Thừa Thiên: chân là “jung”, tức phụ âm cuối đúng là “-ng”.

[vi]Theo Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt của GS Nguyễn Tài Cẩn, trang46-48, mục “Lai nguyên của CH-” thì CH- là một phụ âm cực cổ của tiếng Việt, có từ thời Proto Môn-Khmer với các từ như chó (*cuə), chấy, chết(*kacɛt), chín, chim (*cɨm) (theo G.Difflot)…

[vii]Xin tham khảo thêm loạt bài viết của tác giả Nguyễn Cung Thông về nguồn gốc của 12 con giáp và các bài sưu tầm giới thiệu các từ có thể có gốc phương Nam đã bị đào thải trong tiếng Hán trên trang http://www.viethoc.org/phorum.

====

Tài liệu tham khảo:

  1. 汉文典高本上海辭書出本社。1997
  2. 中上古汉语音的纲要、高本汉、齐鲁书社、济南。1987
  3. The Austroasiatics in Ancient South China, 梅祖麟言语学论文集。务印书馆出本。2000
  4. . 字典.VươngLực “Cổ Hán ngữ tự điển”.
  5. A Handbook of Old Chinese Phonology, William H. Baxter, Mouton de GruyterBerlin – New York 1992.
  6. Giáo trình Lịch sử ngữ âm tiếng Việt. Nguyễn Tài Cẩn, NXB Giáo Dục, Hà Nội.1995
  7. Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt. Nguyễn Tài Cẩn. NXB Đạihọc Quốc gia , Hà Nội. 2000
  8. Về dấu vết chữ nôm kỵ húy trong sách “Phật thuyết”, Nguyễn Tài Cẩn, T/c Văn hóa Nghệ An, Số 7, 2010.
  9. An Nam Dịch Ngữ, Vương Lộc dịch và chú giải, nhà Xuất bản Đà Nẵng, Trung Tâm Từ Điển Học. 1995.
  10. Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu Khoa học “Giáo trình dạy chữ Katu cho cán bộ người dân tộc”, Hoàng Huy Lập, Nguyễn Thị Sửu, Sở Giáo dục Thừa Thiên Huế, 2003.
  11. Từ điển Mường Việt, Nguyễn Văn Khang, Bùi Chỉ, Hoàng Văn Hành, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội 2002.
  12. Tiếng Bru-Vân Kiều, Hoàng Văn Ma, Tạ Văn Thông, NXB KHXH, Hà Nội 1998.
  13. “Từ điển tiếng Cơ Tu –Việt, Việt – Cơ Tu”, Nguyễn Hữu Hoành, Tạ Văn Thông, Nguyễn Văn Lợi, Sở KHCN Quảng Nam và Viện Ngôn ngữ học 2007.
  14. “Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử”, Nguyễn Ngọc San, NXB ĐHSP, Hà Nội 2003.
  15. Các bài viết của tác giả Nguyễn Cung Thông trên http://www.viethoc.org/phorum

 

Vài thông tin về người Lạc Việt

Sử ta ghi rõ Lạc Long Quân là cháu xa đời của Thần Nông.
Có nhiều vị “giả Tàu” có vẻ tức tối với chuyện này, mỉa mai là “thấy người sang bắt quàng làm họ” hay “chủ nghĩa tự tôn dân tộc quá khích”, thậm chí còn lớn tiếng mạt sát các sử quan Đại Việt đã bịa chuyện v.v… Chẳng qua là học giọng điệu trịch thượng kiểu con trời ! Thần Nông đâu phải dân Hán gốc ở lưu vực Hoàng Hà, mà là dân Bách Việt ở lưu vực Trường Giang, ngôn ngữ của thị tộc Thần Nông có khả năng rất giống tiếng Việt cổ (tất nhiên không phải tiếng Việt-Mường ngày nay, mà là proto Việt-Katu khoảng hơn 4000 năm trước).

Vài thông tin đáng lưu ý, lấy từ chính sử Tàu hoặc các trang mạng của Tàu:

1. Sách Hậu Hán Thư, một trong các sử chính của Tàu, trong truyện Tang Cung cho biết người Lạc Việt từng cư trú ở huyện Trung Lư, nay là huyện Nam Chương, thủ phủ là Tương-Phàn thị.

Các bạn trẻ ít đọc sử chắc không rõ “Tương Phàn thị” là ở đâu, nhưng nếu lấy truyện kiếm hiệp Kim Dung ra nói Tương là thành Tương Dương, nơi đại hiệp Quách Tỉnh và Dương Quá đại chiến với quân Mông Cổ, và Dương Quá một cái búng tay giết tươi vua Mông Cổ là Mông Kha (anh của Hốt Tất Liệt) thì chắc rất nhiều Kim-Dung-Tàu-Đệ-Tử biết ngay. Còn Phàn là Phàn Thành, đối diện Tương Dương ở bờ bắc sông Hán Thủy cũng được nhắc nhiều trong truyện Tam Quốc, là nơi Quan Công xả nước vào thành, bắt sống Bàng Đức …

Điều lạ lùng là huyện Trung Lư ở ngay gần Liệt Sơn, quê hương của Thần Nông, lị sở vốn là Tương Phàn Thị chỉ cách Liệt Sơn có 60-70km đường chim bay.

Nếu người Lạc Việt vốn ở đó từ 4-5 ngàn năm trước, cùng thời với Thần Nông và định cư ở bên cạnh thị tộc Thần Nông suốt hơn 2 ngàn năm cho tới lúc được Hậu Hán thư ghi chép … thì không lẽ không học được nền văn minh lúa nước của thị tộc Thần Nông, không hề ảnh hưởng lẫn nhau về ngôn ngữ-văn hóa, không có sự pha trộn về huyết thống ? (tại hạ muốn giữ bài viết nhã nhặn lịch sự, tránh khiêu khích nên không muốn hỏi ngược lại là phải chăng chính thị tộc Thần Nông học nghề trồng lúa nước của người Lạc Việt ? :)  )

2. Trang mạng của Tàu (http://www.12edu.cn/lunwen/wxlw/200902/246579.shtml) khi khảo cứu về ảnh hưởng của thi ca dân gian Lạc Việt trong thơ Khuất Nguyên đã ghi rõ vùng Tương Giang, phía nam hồ Động Đình, tức phía nam của tỉnh Hồ Nam, nơi Khuất Nguyên bị đi đày và sáng tác ra các tác phẩm Li Tao, Thiệp Giang …  nổi tiếng, vốn là đất cổ Lạc Việt.

Điều bất ngờ hơn nữa là lăng Viêm Đế (Thần Nông) lại nằm chính trên đất cổ Lạc Việt này, ở huyện Viêm Lăng, cách Hành Dương thị khoảng 150km về phía đông nam. Sử kí sách ẩn của Tư Mã Trinh cũng nói Viêm Đế Thần Nông sinh ở Hồ Bắc, táng ở Hồ Nam, vùng Trường Sa, nhưng không nói cụ thể là ở vùng lưu vực sông Tương, khá xa về phía Nam, gần với Ngũ Lĩnh hơn là phía hồ Động Đình. Xem bản đồ, Viêm Lăng phiên chữ Latinh là Yanling:
[map:http://maps.google.com/?z=8&ll=26.518425,113.738708&om=0 600 450]
Chú ý rằng vua Sở Hùng Cừ từng “hiên ngang” tuyên bố “Ta là người Man, ta không chịu nhận thụy hiệu của vua nhà Chu”, tức người Sở vốn không phải Hán tộc, vậy mà vùng sông Tương lại còn ở xa hơn nữa về phía nam của nước Sở. Theo một thông tin trên diễn đàn viethoc.org/phorum thì khoảng 400 năm trước công nguyên nước Sở mới chiếm được vùng Hồ Nam và Tương Giang của người Việt, lúc Khuất Nguyên bị vua Sở đày xuống vùng này thì nơi đây vẫn còn bị coi là vùng đất biên thùy hoang vu nơi ở của các giống dân “dã man”: ở  lõa, khắc trán, giao chỉ (chéo chân hay chéo ngón chân ?) .

Như vậy suốt 2 ngàn năm từ thời Thần Nông cho tới khi vùng đất Tương Giang thuộc Sở rồi thuộc Hán, thì vùng này là chỗ định cư của người Lạc Việt, lúc đó Hán tộc chính thống còn quanh quẩn ở lưu vực Hoàng Hà ! Vậy nhóm tộc nào đã coi sóc, bảo tồn lăng Thần Nông suốt 2 ngàn năm đó ? Phải chăng thời đó người Lạc Việt chưa có tinh thần “chống Hán-bài Khựa” như người Việt Nam hiện nay, hay đơn giản là người Việt đã nhận Thần Nông là gốc tổ của mình ngay từ thời đó và coi sóc lăng đó, chứ không phải đến thời Đại Việt Sử Ký Toàn Thư mới bịa đặt ra chuyện Lạc Long Quân là cháu chắt của Thần Nông ?

Sử Việt nói: Đế Minh là cháu 3 đời của Thần Nông đã phân đất cho hai người con, Đế Nghi là anh được nối ngôi ở phương bắc, Kinh Dương Vương Lộc Tục là em được cho cai quản vùng đất phía nam, gọi là nước Xích Quỷ, đến đời Lạc Long Quân Sùng Lãm là con của Kinh Dương Vương mới xuống định đô ở Phong Châu, thuộc châu thổ sông Hồng. Phải chăng Xích Quỷ thời đó chính là vùng Tương Giang và Quảng Tây ngày nay ? Chú ý lúc đó vùng đồng bằng cửa sông Châu Giang (Tây Giang) ở Quảng Đông có lẽ còn ngập chìm dưới mực nước biển do hiện tượng biển tiến Flandri đạt cực đại cách nay khoảng 6000 năm, nên tạm thời không kể đất Quảng Đông vào nước Xích Quỷ.

3. Vừa rồi lại có thông tin về việc tìm thấy chữ biểu ý Lạc Việt ở khu di chỉ “Xẻng đá lớn” ở huyện Bình Quả, tỉnh Quảng Tây, niên đại hơn 4000 năm tức là phù hợp với thời đại sau Thần Nông tiếp đến các đời Đế Minh, An Dương Vương, Lạc Long Quân … (xem thông tin ở bài “Chữ biểu ý Lạc Việt niên đại hơn 4000 năm” trong web này). Hơn bốn ngàn năm tức là cổ hơn loại chữ Giáp Cốt đời Thương đến hơn ngàn năm !

Vấn đề ai là chủ nhân của chữ viết này còn chưa rõ ràng, nhưng chính sách Tàu (Dư địa chí của Cố Dã Vương 顾野王 519—581) thì đã viết rõ Lạc Việt là ở Giao Chỉ, tức miền Bắc VN, nguyên văn: “Giao Chỉ, Chu thời vi Lạc Việt, Tần thời viết Tây Âu…”. Về chữ Lạc Việt, trước đây chỉ biết Hậu Hán Thư là sách sớm nhất đề cập, ví dụ trong Mã Viện truyện có viết: “Viện thích ngựa, giỏi phân biệt giống ngựa, vào Giao chỉ lấy được trống đồng của người Lạc Việt bèn đem đúc ngựa”, riêng chữ “Lạc” thì từng có trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, trong Nam Việt Úy Đà truyện đã nhắc tới địa danh Âu Lạc ví dụ thông tin “Triệu Đà chiếm Âu Lạc sau khi Cao hậu chết 1 năm” . Gần đây trên trang “Lạc Việt” của TQ có bài của Đàm Thánh Mẫn (www.luoyue.net) , có dẫn ra nguồn sớm hơn trong Lã Thị Xuân Thu, tức là thời Lã Bất Vi (292-235 TCN), sớm hơn Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN) hơn một thế kỷ . Nguyên văn Lã Thị Xuân Thu như sau “和之美者:阳朴之姜,招摇之桂,越骆之菌 hòa chi mĩ giả: Dương phác chi khương, Chiêu dao chi quế , Việt Lạc chi khuẩn ” Cao Dụ 高诱 chú “越骆,国名。菌,竹笋”= “Việt Lạc: quốc danh. Khuẩn: măng trúc”, Đàm Thánh Mẫn giải thích Việt-Lạc cũng là Lạc-Việt, do thứ tự cú pháp tiếng Việt đặt ngược với tiếng Hán mà ra.

Các thông tin trên cũng không mẫu thuẫn với việc sử Việt từng ghi rõ là “nước” ban đầu của Kinh Dương Vương là nước Xích Quỷ ở đâu đó ngay phía nam hồ Động Đình trải dài xuống phía Nam, còn cương vực nhà nước Văn Lang của Hùng vương thì phía bắc đến tận Hồ Động đình.

Vùng Ngũ Lĩnh (Vạch màu xanh lá cây):


Kết nối các thông tin trên chúng ta thấy rõ bản đồ định cư của người Lạc Việt tiếp nối liên tục suốt từ vùng đất Trung Lư gần Liệt Sơn ở Hồ Bắc, qua vùng Hồ Động Đình và vùng lưu vực sông Tương ở Hồ Nam, rồi qua vùng núi Quảng Tây, tới vùng châu thổ Sông Hồng (Hà Nội), không có khoảng đứt đoạn nào cách xa quá vài trăm cây số.

4. Về quan hệ ngôn ngữ của các nhóm Lạc Việt cũng có những điểm ảnh hưởng đến nhau khá rõ. Cụ thể là giữa nhóm ngữ hệ Thái-Kadai của các tộc Choang, Lê, Tày, Nùng, Thái với ngữ hệ Môn-Kmer của người Việt, Mường, tham khảo bài viết: (http://www.viethoc.org/phorum/read.php?20,56592)
Ở đây chỉ tóm tắt lại vài thông tin:

– “Ngựa” đa số các nhóm Choang-Lê-Thái đều gọi là “mã” như người Hán, nhưng nhóm Choang ở Lang Giá, Quý Châu, gọi là “nga” như người Việt.
– “Ngủ” đa số các nhóm Choang đều gọi là “nòn”, nhưng nhóm Lục Chi và Ba Cáp gọi là “ngu” như người Việt.
– “Con bò” phần nhiều các nhóm Choang đều gọi là “ngú” (liên qua tới ngưu của tiếng Hán ?), nhưng có một số nhóm lại gọi là “bo/po” gần với tiếng Việt, hay “mo” gần với tiếng Mường…
– Con lợn tiếng Choang, Tày Nùng, Thái đều gọi là “mu”, nhưng riêng nhóm Choang vùng Liễu Giang và Nghi Sơn gọi là “hjai” gần với “hợi 亥”, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông thì “hợi” có nguồn gốc từ “cúi” của người Việt.

Khả năng những từ trên là vay mượn hay chịu ảnh hưởng của tiếng Việt, chẳng hạn “ngựa”, trong các nhóm Việt-Môn-Khmer vốn là từ song tiết “ma-ngơ”, còn lưu tích trong cách đọc “bà ngựa” ở thơ quốc âm Nguyễn Trãi: “Bà ngựa gầy thiếu kẻ chăn … ”

Tất nhiên đã nói về ảnh hưởng Việt Mường trong các ngôn ngữ Choang-Thái thì để công bằng cũng phải xét tới chiều ảnh hưởng ngược lại từ các nhóm Thái-Kadai tới tiếng Việt, giáo sư Nguyễn Tài Cẩn từng đề cập vấn đề này trong cuốn “Lịch sử ngữ âm tiếng Việt”. Trong phạm vi bài viết có tính cách “blog” này tại hạ chỉ xin dẫn vài ví dụ về các từ kép Việt-Thái:
– Chó má
– Tre pheo
– Chân cẳng
– Áo xống
– Súng ống
– Gà qué …

Trong các từ này thì chữ đứng sau chính là các từ gốc Thái-Kadai, đồng nghĩa với chữ tiếng Việt đứng trước, cấu trúc kết hợp hai từ này biểu thị nghĩa khái quát chỉ chung về loại vật đang nói. Các từ gốc Thái này đã du nhập vào tiếng Việt từ lâu đời, và ngày nay một số đã bị đào thải nên người Việt cũng không hiểu nếu nó đứng tách riêng (như “ma” tiếng Thái và tiếng Choang, Tày, Nùng đều có nghĩa là “chó”, “xống” có nghĩa là áo mà tiếng Thái vùng Sơn La đọc là “xuổng” ). Cũng có những từ như “pheo” hay “cẳng” thì người Việt vẫn hiểu khi đứng riêng, nhưng ít được dùng hơn, điều đó chỉ ra gốc ngoại lai của chúng …

=============

Tham khảo các bài trên trang “Lạc Việt” của Đàm Thánh Mẫn 覃圣敏:
瓯骆古都及其南迁
Kinh đô cổ của người Âu-Lạc và sự di chuyển về phía nam của nó
[www.luoyue.net]

西瓯骆越新考
Khảo cứu mới về Tây Âu-Lạc Việt
[www.luoyue.net]