huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Daily Archives: 02/01/2011

Góp thêm một ý về quốc hiệu “Đại Cù Việt”

Đọc bên trang [nguyenxuandien.blogspot.com] thấy có bài bình luận của một vị nặc danh tự xưng học trò GS Cẩn: “So bài Trần Trọng Dương với bài cụ GS Nguyễn Tài Cẩn thì bài cụ Cẩn hóa ra buồn cười. Hậu sinh khả úy là vậy đấy. Tôi đích thực là học trò cụ, tôi đặc biệt kính trọng cụ nhưng tôi quá mừng vì lớp chắt chút chít của cụ đã trưởng thành như thế này đây.”

Tai hạ biết cụ Cẩn rất khuyến khích học trò và hậu bối có các ý tưởng phản biện lại mình, nên thấy dùng chữ “buồn cười” rất chi là không ổn ! Cá nhân tại hạ không thấy bài của cụ Cẩn buồn cười chỗ nào cả, [đọc bài (sorry, blog của bác nguyenxuandien đã bị gỡ bỏ)]

Sau đây là dữ liệu về một dạng phục nguyên âm thượng cổ Hán ngữ của chữ Việt theo Karlgren là *gḭwăt:

(Nguồn:中上古汉语音的纲要高本汉齐鲁书社济南。 1987)
Dạng ký âm phức tạp này cho thấy giả thuyết của cụ Cẩn cho Cù Việt là cách đọc rời các âm tiết cu (biến ân từ gḭ) và việt (biến âm của wăt) của chữ Việt là có căn cứ ngữ âm học lịch sử, được quốc tế nhìn nhận, chứ không phải là những phát biểu cảm tính dựa trên tình cảm dân tộc. Hơn nữa nó cũng không mâu thuẫn gì với viên gạch đào được ở thành cổ Hoa Lư có chữ “Đại Việt quốc quân thành chuyên”, vì “Cù Việt” cũng chỉ là “Việt”, trong khi các thuyết cho “cù” là Cù Đàm (nước Phật giáo), hay “Cù là cồ, là lớn” đều bị viên gạch này phủ nhận.

(mạn phép bác ĐT trên diễn đàn viethoc.org, xin dẫn lại link ảnh):

Tiện đây thử tìm hiểu thêm về âm cổ của chữ Việt 越, thật bất ngờ, té ra không phải tìm đâu xa cả, nó vẫn được bảo lưu khá trọn vẹn trong tiếng Việt là “vượt”, xin xem bảng sau, là kết quả phục nguyên âm thượng cổ Hán ngữ của các nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Karlgren, Vương Lực, Baxter:

Chữ Hán Karlgren Vương Lực Baxter Cổ Việt Hán Việt (Đường âm) pinyin
gi ̯wa ̆t ɣiuat wjat vớt việt yue4
gi ̯wa ̆t ɣuat wat vượt việt yue4

Các chữ “vớt”, “vượt” tưởng chỉ là những từ ngữ “Nôm na là cha mách qué” đó lại gần với âm cổ xưa của các chữ 越, 戉 theo Baxter .

Phụ âm đầu thì có thay đổi ít nhiều, nhưng phần vần (ət/i ̯ət) thấy rõ ràng là tiếng Việt còn giữ gần âm thượng cổ hơn so với âm trung cổ Hán (Đường âm=ɣiuet=việt), còn âm Hán ngữ hiện đại (Pinyin=yue4) đã biến đổi quá xa khó mà nhận ra nguồn gốc.


 

Cá nhân tại hạ cũng từng đưa ra trên diễn đàn viethoc.org một giả thuyết: “cù” tức là “cổ” hay “kẻ” thường đứng trước địa danh của người Việt, như câu “bang kỳ Kẻ Chợ khỏe bền muôn thu” trong Chỉ Nam Ngọc Âm. Cù đóng vai trò chữ “quốc” hay “nước” trong tổ hợp 3 “Đại Cù Việt” nên cũng không mâu thuẫn với 3 chữ “Đại Việt quốc” trên viên gạch Hoa Lư. Tuy nhiên tại hạ tự cảm thấy giả thuyết của mình vẫn còn còn thiếu nhiều căn cứ.

Cù, cổ, kẻ, gia … là những chữ thường đứng đầu địa danh trong các ngôn ngữ của các nhóm tộc Lạc Việt (ngoài người Việt-Kinh thì Lạc Việt còn có Tày Nùng, Choang, Lê, và cả Di Bộc ở tận Quý Châu …). Xin trích thông tin trong cuốn sách “Đồng-Thái ngữ ngôn dữ văn hóa”, Lý Cẩm Phương, Dân tộc xuất bản xã, Bắc Kinh, 2002. Trang 289 -290 :
(Lược dịch:)
[… Các từ chỉ địa danh Câu (cẩu ), Cô, Giao phân bố khắp cả đông tây của đất Bách Việt như: Câu chương, Câu dung, Câu ngô, Câu vô, Câu dịch, Câu dương, Câu Dũng đông, Câu dư chi, Câu đinh, Cô hùng di, Cô phát nhiếp phản, Cô mạc, Cô hạ, Cẩu lậu, Cô tô, Cô tăng, Cô miệt, Giao chỉ.
Các chữ đầu địa danh có lúc có thể tỉnh lược, như Câu Dịch, Câu Dũng Đông cũng viết Dịch, Dũng Đông, điều này cho thấy chữ “câu” là chữ đặc trưng để chỉ tên. Các chữ chỉ tên này có âm thượng cổ Hán ngữ là : câu=ku9, cẩu=*kugx , cô=*kag, giao=*kragw. Các chữ đó đều thuộc Kiến mẫu (見), có vận bộ gần nhau, nên âm đọc rất gần, đều là chữ ghi âm tên chỉ làng xóm trong các nhóm Bách Việt.

Tiếng Ngật Ương còn bảo lưu khá nhiều thành phần Đồng Thái ngữ cổ xưa, tiếng Ngật Lão trong địa danh cũng thêm tiền âm “qă”. Như An Thuận ở Quý Châu có “qɒ33ɳtçi 13” (Loan tử trại), ở Bình Bá có qɒ33mpau73 (Cẩu trường). Các âm câu, cô, giao với ka, qă khá gần nhau, chính là ghi âm của từ đầu chỉ địa danh vùng Bách Việt (chủ yếu là tên xóm làng).

Giao Chỉ 阯 về sau viết Giao Chỉ 趾, người xưa nhìn chữ mà sinh nghĩa, nên nói “Người phươngNam, ngón chân cái cong vẹo, khi đứng thẳng thì các ngón chân này giao nhau, nên thành danh !”. Phạm Thành Đại đời Tống trong “Quế hải ngu hành chí” từ rất sớm đã phê phán, bác bỏ cách giải thích này. Sau đời Hán tại quận Giao Chỉ cũ từng lập các huyện Giao Hưng, Giao Cốc, chữ Giao đó vẫn là theo từ đầu địa danh trong tiếng Bách Việt mà ra.
Câu còn dùng làm từ đầu trong tên người vùng Bách Việt, như:  Câu Tiễn, Câu Dư. Các từ này với các từ chỉ địa danh vốn bất đồng. Đồng Thái ngữ có một số danh từ chỉ người mà chữ đầu có âm gần với “câu ”. Chẳng hạn như: Mao Nam có từ  ka6laau4 (trượng phu ), Thuỷ có qa3man1 (tha môn ), Ngật Lão  có qɒ3tau5 (nam nhân ), qɒ33ʐɒ13 (nữ nhân ). Chữ “câu”  ở đầu các tiếng chỉ người này có khả năng liên quan với các từ chỉ tên người, chính là chữ thường đặt ở đầu tên người trong Bách Việt ngữ …]

Như thế các địa danh bắt đầu bằng tiếng Kẻ (như Kẻ Chợ), Cổ (như Cổ loa) có mặt dày đặc trên vùng đồng bằng bắc Bộ và Thanh Hóa, đều có quan hệ với các âm cô, cẩu, giao, gia… của các nhóm tộc Choang, Di ở TQ.

* Đặc biệt chú ý câu của Lý Cẩm Phương: “Các chữ đầu địa danh có lúc có thể tỉnh lược, như Câu Dịch, Câu Dũng Đông cũng viết Dịch, Dũng Đông, điều này cho thấy chữ “câu” là chữ đặc trưng để chỉ tên”. Như thế thì Cù Việt cũng có thể đọc ngắn gọn là Việt, cũng có nghĩa là viên gạch “Đại Việt quốc quân thành chuyên” không bác bỏ được khả năng tồn tại của tên “Cù Việt” , “Cồ Việt”.

* Ghi chú : Gần đây tại hạ có đọc một tài liệu (sơ suất quên ghi lại link) thì được biết cụ Hoàng Xuân Hãn cũng theo giả thuyết cù là một chữ chỉ địa danh như cổ, kẻ …

* Vài địa danh lấy từ diễn đàn VVH:  http://www.viethoc.org/phorum/read.php?20,46613
KẺ: Kẻ Chợ là Hà Nội … và thêm Kẻ Mơ, Kẻ Nọ, Kẻ Nú, Kẻ Sặt, Kẻ Sắt, Kẻ Sở, Kẻ Vồi  …
CỔ: Cổ loa, Cổ Pháp, Cổ Đô (làng Giả Quỳnh hay Quỳnh Đô, Thường Tín, Hà Nội), Cổ Tiết (Tam Nông, Phú Thọ), Cổ Tiết (Làng Rét, Quỳnh Phụ, Thái Bình), Cổ Lễ (Trực Ninh, Nam Định), Cổ Bi (Gia Lâm, Hà Nội), Cổ Phúc (Trấn Yên, Yên Bái)….
Xem thêm bản đồ sau để thấy “kẻ” nhiều thế nào khắp đồng bằng sông Hồng: