huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Góc nhìn ADN về gốc rễ dân tộc và ngôn ngữ Trung Quốc

Xem bản đồ ADN thể hiện các luồng thiên tỉ của nhân loại ở châu Á sau:
(Lấy từ mạng của TQ: http://www.tianyabook.com/qita/zhongguorencongnalilai/4.html)

– Từ bản đồ trên nhận thấy nguồn gốc các dân tộc trên lục địa TQ là đa nguyên, khá phức tạp.

Hai đường thiên di lớn của giống người cổ đại Homo sapiens vào TQ là:

1- Nhóm O1 và O2a  xuất phát từ đồng bằng sông Hồng thiên di lên phía Bắc, tới vùng Lưỡng Quảng khoảng 3 vạn năm trước, rồi chia 2 nhánh tới vùng đồng bằng Trường Giang khoảng 1,5 vạn năm trước
– Nhóm O1 và O2a tiếp tục đi dọc bờ biển lên phía bắc tới vùng Sơn Đông và cửa sông Hoàng Hà (Hà Bắc) khoảng 1 vạn năm trước.
– Nhóm O2b tách ra từ O2a đi tiếp tới bán đảo Triều tiên và tây nam quần đảo Nhật Bản khoảng 5000 năm trước.

2- Nhóm O3 xuất phát từ Miến Điện vòng qua sườn đông Hy Mã Lạp Sơn tới cao nguyên Tây Tạng khoảng 2 vạn năm trước, tới vùng sông Khương khoảng 1,5 vạn năm trước, đi tiếp tới vùng lưu vực Hoàng Hà khoảng 8000 năm trước và “chạm trán” các nhóm O1,O2 tại vùng phía bắc Hà Bắc.
– Điểm “chạm trán” này ở khoảng vùng Bản Kiều, phía bắc Bắc Kinh, nơi theo truyền thuyết thì Hoàng Đế (nhóm tộc gốc vùng Hoàng Hà) đã đánh bại Viêm Đế gốc phương Nam và “hòa nhập” các nhóm tộc, hình thành nên dân tộc “Hoa Hạ” ban đầu. 
– Theo Sử Kí sách ẩn của Tư Mã Trinh thì Viêm Đế Thần Nông vốn sinh ra ở Hồ Bắc, táng ở Hồ Nam, nên Thần Nông Thị chắc là gốc Bách Việt ở vùng Trường Giang (thuộc nhóm O1 hay O2a). 

Bây giờ thử bàn về nguồn gốc ngôn ngữ Hán:
– Nhóm Tạng Miến (O3) của Hoàng Đế là nhóm chiến thắng trong cuộc “hòa nhập” với nhóm phương nam của Viêm Đế nên không có gì ngạc nhiên khi ngôn ngữ của kẻ chiến thắng (họ Hán Tạng) là ngôn ngữ chính thống của cả tộc Hoa Hạ, từ đây xin gọi là Hán Tộc, mặc dù thực ra thì Hán Thủy là nơi xuất phát của Viêm Đế – Thần Nông thị, còn Hoàng Đế thường được coi là gốc ở vùng Hoàng Hà.
– Tuy nhiên nhóm phương Nam tới lục địa TQ sớm hơn và do đó có khả năng là nhóm đông hơn, văn hóa phát triển sớm hơn. Sử TQ từng nói nhiều về nền văn minh nông nghiệp do Thần Nông khai sáng, trong khi Hoàng Đế thì chỉ nức tiếng về những chiến công quân sự: đánh bại tộc Cửu Lê của Xi Vưu ở trận Trác Lộc, đánh bại Viêm Đế ở trận Bản Tuyền .v.v. Có thể so sánh với các tộc Mông Cổ và Mãn Thanh từng thống trị TQ nhưng lại là sắc dân thiểu số và nền văn minh vốn kém hơn, chỉ chiến thắng nhờ sự thiện chiến cùng với sự chia rẽ, tự suy yếu của các nhóm tộc phía Nam.
– Giới ngôn ngữ học cho rằng 6000 năm trước thì vùng Trường Giang xuống phía Nam còn nói chung 1 thứ tiếng, gọi là tiếng Nam Á. Các nhóm tộc phía nam TQ tức là các nhóm tộc gốc “Bách Việt”, ngôn ngữ của họ vốn gốc rễ từ họ Nam Á, các nhóm tộc này là cư dân ban đầu ở lục địa TQ và có khả năng phát triển sớm hơn nhóm Hán Tạng, vậy mà không lẽ các vết tích ngôn ngữ của họ Nam Á đã biến mất sạch trơn trong Hán ngữ sau cuộc “hòa nhập” Viêm-Hoàng ? Chắc là không ! Ví dụ điển hình là chữ “Giang 江” (sông, krông) gốc phương nam mà nhiều nhà nghiên cứu đã dẫn nên tại hạ xin miễn nhắc lại.
– Các khảo cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông và tại hạ chính là tìm lại các vết tích phương Nam trong Hán Ngữ trung đại và hiện đại, mà những kẻ chiến thắng đã cố tình xóa bỏ (xóa không được thì nhận luôn là của mình :)  ), là một việc làm khoa học khách quan, hoàn toàn không phải là một sự “ngộ nhận đáng thương”, “chủ nghĩa dân tộc cực đoan” như nhiều vị đã lợi dụng sự tự do trên các diễn đàn mạng lớn giọng dè bỉu . 

Bây giờ hãy nghiên cứu thêm bảng thông tin về các nền văn minh thời đồ đá mới ở TQ, chú ý cột cuối bên phải có ghi các thông tin về nhóm ADN (nhiễm sắc thể Y) của các tộc sở hữu nền văn minh đó:
Tư liệu từ trang http://www.tianyabook.com/qita/zhongguorencongnalilai/5.html

– Nhóm O1 là chủ nhân nền văn hóa Từ Sơn, ở Kí châu (Hà Bắc)
– Nhóm O1+O2 là chủ nhân nền văn hóa Đại Bộn Khanh, Lương Chử ở Dương Châu (Khoảng từ bắc nước Việt cổ tới nam Giang Tô)
– Nhóm O1+O2+O3 là chủ nhân nền văn hóa Hồng Sơn ở Yên Sơn, U Châu
– Nhóm O2+O3 là chủ nhân nền văn hóa Lý Gia Thôn ở Lương Châu, từ phía nam Tần Lăng tới phía nam Vân Quý (tức Vân Nam-Quý Châu), quá độ từ nhóm Môn-Khmer sang Tạng Miến.
– Còn lại là nhóm O3 chủ nhân các nền văn hóa Ngưỡng Thiều, Đại Khê, Bùi Lý Cương, Đào Tự Long Sơn, Đại Văn Khẩu, Long Sơn.

Nhìn qua bảng này thì các nhóm Hán Tạng (O3) chiếm phần lớn các nền văn hóa, nhưng cần lưu ý đây là nhóm “xâm lấn”, không loại trừ khả năng một số vùng trước khi nhóm O3 đến thì đã có nền văn hóa của các nhóm O1, O2 sau đó bị O3 che lấp đi, việc tồn tại các nhóm giao thoa O2-O3 và O1-O2-O3 chứng tỏ điều này.

Bây giờ hãy chú ý đến văn hóa Lý Gia Thôn, vốn gốc là Môn-Khmer O2 sau đó đã bị chuyển hóa  thành Tạng Miến O3 (nguyên văn chữ Hán trong bảng “Mạnh Cao Miên tộc quần hướng Tạng Miến tộc quần quá độ nhân quần”).
Phạm vi của văn hóa này rất rộng, từ phía nam Tần Lăng ở Thiểm Tây xuống đến nam Vân Quý, tức là tiếp liền với Lào-Việt Nam hiện nay.
Thông tin này cũng phù hợp thông tin trong Hậu Hán thư cho biết người Lạc Việt từng định cư ở huyện Trung Lư nay là Nam Chương, gần phía bắc của Hồ Bắc, gần địa giới phía nam Thiểm Tây, vào khoảng đầu công nguyên (Truyện Tang Cung ghi năm 12 Hán Quang Võ, trước khởi nghĩa của Hai Bà Trưng). Vùng này cũng sát cạnh Liệt Sơn-Tùy Châu là quê hương Thần Nông là ông tổ của Lạc Long Quân mà chính sử Việt Nam có ghi. Nhóm Lạc Việt ở Trung Lư này rất có thể thuộc ngữ hệ Môn-Khmer, và cùng nhóm ADN O2 như người Việt (Kinh).

Vùng Hồ Bắc-Hồ Nam chính là nằm trong dải đất từ Tần Lăng xuống phía nam Vân Quý, nếu khoảng 5000 năm về trước, tức từ thời Thần Nông trở về trước, vốn là đất của các tộc Môn-Khmer O2, thì việc chữ Giang 江 có âm cổ là krông, giống hệt tiếng của nhiều dân tộc Tây Nguyên VN hiện nay dùng gọi “sông”, là một việc hết sức tự nhiên ! Và việc tên gọi các vua dòng Viêm Đế: Thần Nông, Đế Đồi, Đế Thừa, Đế Minh, Đế Lai … Đế Du Võng có kết cấu thuận như tiếng Việt (đặt địa vị trước tên riêng) cũng không có gì lạ nữa.  

 

(Visited 113 times, 1 visits today)