huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Sử địa

Tiếp tục tìm hiểu nghĩa gốc của chữ Hán lang 郞

Xin xem bài gốc ở Văn Hóa Nghệ An:

http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/tiep-tuc-tim-hieu-nghia-goc-cua-chu-han-lang-von-la-lang

và :
http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/nghia-goc-cua-chu-han-lang-von-la-lang

Sau khi đăng bài trên người viết đã nhận được nhiều ý kiến phê bình và góp ý trên Facebook của mình. Trong đó có ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Đại Cồ Việt cho rằng “Lang” có lẽ chỉ là địa danh thôi chứ đâu có sách nào nói rõ nó có nghĩa là làng, ấp ? Vì vậy người viết phải tiếp tục tìm kiếm thêm tư liệu xác minh:

Phân tích ý nghĩa câu trong Tả Truyện mà các từ thư như Thuyết Văn Giải Tự, Khang Hy Tự Điển khi chú giải chữ lang 郞 hay nhắc tới:

《左傳·隱元年》費伯帥師城郞. “[Tả truyện. Ẩn nguyên niên] Phí bá suất sư Thành Lang”. (Năm Lỗ Ẩn Công thứ nhất. Bá tước đất Phí cầm quân Thành Lang). Cổ văn súc tích không có giới từ nên người đọc phải tự suy đoán “đến Thành Lang” hay “từ Thành Lang” hay “ở Thành Lang”…

Sách Thuyết Văn Giải Tự của Hứa Thận giải thích lang là “Lỗ đình” (Đình nước Lỗ), trong phần chú giải sách Thuyết văn của người đời sau còn chú thêm : 鄭曰。郎、魯近邑也。杜云。郎、魯邑. Trịnh viết: lang, lỗ cận ấp dã. Đỗ vân: lang, lỗ ấp ( Trịnh Huyền chú là ấp gần trung tâm nước Lỗ, Đỗ Dự cũng chú là ấp nước Lỗ) [1].

Khang Hy Tự Điển thì chỉ dẫn lại y nguyên sách Thuyết Văn.

Như vậy các từ thư cổ không có sách nào nói rõ ra “lang” có nghĩa là làng hay ấp cả, đúng như ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Đại Cồ Việt, nhưng cũng không có từ thư nào nói rõ nó là địa danh cả, ví dụ Khang Hy Tự Điển vốn là sách chú giải rất cẩn thận các tính danh, địa danh, sơn danh, thủy danh … nhưng lại không thấy chú rõ “Thành Lang” là địa danh, trong khi ngay đoạn sau khi nhắc đến tên nước “Dạ Lang” thì lại chú rõ là địa danh ở quận Tang Ca.

Ý kiến nói “Lang” là địa danh là cách giải thích của người hiện đại ở trang mạng nào đó của Trung Quốc (người viết quên ghi lại địa chỉ).
Do nghĩa gốc của Lang là “làng”, “ấp” không còn trong Hán ngữ hiện đại nên người viết quyết định “gúc” địa danh “Thành ấp 城邑” thay vì “Thành Lang 城郎”, và tìm thấy trên BaiDu giải thích sau:
https://baike.baidu.com/item/%E6%AD%A6%E5%9F%8E%E9%82%91
武城邑为春秋时期鲁国城邑,治所在今山东平邑县魏庄乡武城村。
Võ Thành ấp vi Xuân Thu thì kì Lỗ Quốc Thành ấp, trị sở tại kim Sơn Đông Bình Ấp huyện Ngụy Trang hương Võ Thành thôn…. 公元前554年(鲁襄公十九年)筑城 công nguyên tiền 554 niên (Lỗ Tương Công thập cửu niên ) trúc thành. (Ấp Võ Thành tức là ấp Thành ở nước Lỗ thời Xuân Thu, trị sở nay là thôn Võ Thành, xã Ngụy Trang, huyện Bình Ấp, tỉnh Sơn Đông. Năm Lỗ Tương Công thứ 19 (554 TCN) xây thành.) [2]

Đối chiếu thì “Thành Lang” có lẽ chính là “Thành ấp”.

Trong trang trên có một thông tin đặc biệt thú vị xin lưu ý với người đọc, đó là câu trích sách Mạnh tử: 《孟子》:“曾子居武城,有越寇。” “Tăng Tử cư Vũ Thành, hữu Việt khấu” (Tăng Tử ngụ ở Vũ Thành, có bọn giặc Việt)[3].

Như vậy vùng đất Vũ Thành này gần với đất của người Việt, người viết đề nghị xem xét tới khả năng “Thành Lang” vốn là “làng Thành” của người Việt, sau Hán tộc đến xâm lấn và cai trị, dân cư gốc còn sót lại ở vùng đó bị gọi là bọn “giặc Việt”. Chú ý “Việt” đây là người viết muốn nói Bách Việt nói chung chứ không phải chỉ riêng nước Việt của Câu Tiễn, tức là chỉ nhóm dân cư cổ ở vùng Trường Giang nói ngôn ngữ Nam Á hay Thái Kadai.

Nếu đúng Thành Lang là Thành Ấp thì chữ “lang” khớp với nghĩa “ấp”. Ngoài ra theo sách Tả Truyện thì đời Lỗ Ẩn Công (trị vì 722 TCN-712 TCN) thì tên “Thành Lang” vẫn còn, nhưng sau vài thế kỷ đến sách Mạnh Tử (372–289) thì đã trở thành tên thuần Hán là “Võ Thành”.

Dầu sao thì thì gần 3 nghìn năm nay cái tên “Thành” (của “làng Thành”, có thể của người Việt cổ ?), vẫn còn đó, chỉ bị người Hán gia thêm chữ “Vũ” để thành tên đậm chất Hán “Vũ Thành”.

Cuối cùng, người viết xin bàn rộng ra vì sao các chữ đình (chỉ cái đình) và chữ lang (vốn gốc chỉ cái hành lang) lại dẫn đến nghĩa “làng”?
Tự điển Thiều Chửu chú chữ đình 亭 như sau:
Đình
(1): Cái đình. Bên đường làm nhà cho khách qua lại trọ gọi là quá nhai đình 
過街亭 . Trong vườn công, xây nhà cho người đến chơi nghỉ ngơi, ngắm nghía gọi là lương đình 涼亭 .
(2): phép nhà Hán chia đất cứ 10 dặm là 1 đình, 10 đình là 1 làng, nên người coi việc làng gọi là đình trưởng 
亭長 tức như lý trưởng bây giờ.
(3): dong dỏng. Như đình đình ngọc lập 
亭亭玉立 -dong dỏng cao như ngọc đẹp, tả cái dáng người đẹp.
(4): đến, như đến trưa gọi là đình ngọ 
亭午

 Còn sách Thuyết văn chú chữ đình 亭 là 民所安定也。亭有樓,从高省,丁聲。 Dân sở an định dã, đình hữu lâu. Tòng cao tỉnh, đinh thanh (Là chỗ dân an cư, có cái lầu. Phần chỉ nghĩa là chữ cao viết tỉnh lược, phần chỉ âm là chữ đinh)

Như vậy sách Thuyết văn coi trọng nghĩa phái sinh (nơi tụ họp dân cư) hơn là nghĩa gốc (cái nhà bên đường để nghỉ chân). Từ nghĩa phái sinh này mà có nghĩa “đình là làng”, có thể do nơi dựng đình thường là chỗ giao thông thuận lợi và mát mẻ gần nguồn nước (cây đa-bến nước-sân đình), mà đó cũng là tiêu chí để dân cư tụ họp dựng làng lập xóm nên thành ra cuối cùng thì “đình” sẽ thành “làng”.

Từ lập luận đó sẽ thấy là “lang 廊” (cái hành lang, theo Khang Hy tự điển thì thông với chữ lang 郎 chúng ta đang bàn) cũng có thể dẫn đến nghĩa làng, mà chữ Nôm thường viết là 廊.
Thật vậy, chỉ cần quan sát hình ảnh cầu ngói Thanh Toàn ở Huế hay Cầu chùa (Lai Viễn Kiều) ở Hội An là đủ hiểu: Trên cầu có mái che cho khách bộ hành nghỉ chân, chức năng cũng như cái đình, nhưng do kết cấu thông cả hai đầu nên thực chất nó là một cái “lang 廊 ” (hành lang).
Hình ảnh cầu ngói Thanh Toàn (Huế):

So sánh với hình ảnh cái đình tiêu biểu (làng Đình Bảng) :

Cây đa, giếng nước, sân đình là hình ảnh quen thuộc đã đi vào thi ca dân gian:

“Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen… “


GHI CHÚ:

[1] Trịnh Huyền (127-200) là học giả đời Hán. Đỗ Dự (222-285) là học giả đồng thời cũng là danh tướng nhà Tấn, đã tham gia diệt nước Ngô, kết thúc thời kỳ Tam Quốc.

[2] Sử dụng bản đồ Google có thể dễ dàng tìm thấy Ngụy Trang hương 魏庄乡 ở phía đông nam thành phố Khúc Phụ, kinh đô cũ của nước Lỗ, cách khoảng 60-70 km đường chim bay tức là khá gần kinh đô nước Lỗ, khớp với câu chú “Ấp gần Lỗ” của Trịnh Huyền.

[3] Võ Thành Ấp chính là quê hương của Tăng Tử, học trò xuất sắc của Khổng Tử.

Nghĩa gốc của chữ Hán lang 郎 vốn là làng

(Bài gốc đăng trên Văn hóa Nghệ An: http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/nghia-goc-cua-chu-han-lang-von-la-lang )
Nhân đọc bài của sư Thích Viên Như về nguồn gốc từ “quê hương”:

https://nghiencuulichsu.com/2018/02/05/nguon-goc-hai-tu-que-huong/

Người viết không rành về Dịch học lắm nên chỉ xin bàn về khía cạnh ngữ âm lịch sử và chữ viết:

Người viết từng để ý từ gần chục năm trước một hiện tượng “hơi lạ” là trong cấu tạo chữ Hán “Hương 鄉” lại có chứa chữ Lang 郎 tức là “làng” của tiếng Việt. Nếu dựa vào nghĩa của chữ lang 郎 trong tiếng Hán là “chức quan” hay “anh chàng” thì không lý giải được việc xuất hiện chữ lang 郎 trong thành phần cấu tạo chữ hương 鄉 (nghĩa là làng, quê).

Tự điển Hán Việt của Thiều Chửu chú về chữ Lang như sau:

郎 Lang

(1): Chức quan. Về đời nhà Tần nhà Hán thì các quan về hạng lang đều là sung vào quan túc vệ, về đời sau mới dùng để gọi các quan ngoài, như: thượng thư lang 尚書郎, thị lang 侍郎 v.v… Ở bên ta thì các quan cai trị thổ mán đều gọi là quan lang.

(2): Chàng, một tiếng gọi về bên con trai, là cái danh hiệu tốt đẹp.

(3): Anh, chàng, vợ gọi chồng là lang.

Nhưng nếu đặt giả thuyết có vẻ “ngược đời” cho rằng chữ này vốn của nhóm người gốc Bách Việt tạo ra thì lại thấy ý nghĩa thật rõ ràng, “郎” là “làng” của người Việt. chính là thành phần chỉ nghĩa (làng, quê) của chữ hương 鄉.

Tra cứu kỹ hơn ở các từ thư cổ thì thấy chữ lang 郎 sách Thuyết văn Giải tự của Hứa Thuận (許慎, khoảng năm 58-147, thời Đông Hán) chú nghĩa chính là “魯亭也” (Lỗ đình dã – Đình của nước Lỗ). Do chữ lang có bộ ấp 邑 nên “đình” ở đây chắc không phải “cái đình” mà chỉ một địa khu tầm cỡ làng, vì Tự điển Hán Việt Thiều Chửu có chú một nghĩa của chữ đình 亭 như sau : phép nhà Hán chia đất cứ 10 dặm là 1 đình, 10 đình là 1 làng, nên người coi việc làng gọi là đình trưởng 亭長 tức như lý trưởng bây giờ. Nghĩa này của chữ lang 郎 gần như trùng với nghĩa “làng” của tiếng Việt còn nghĩa trong tiếng Hán là “chức quan” hay “anh chàng” không liên quan gì đến sự xuất hiện của bộ ấp 邑 cả, các nghĩa đó vốn chỉ là chữ giả tá mượn âm của chữ gốc “lang=làng” mà thôi.

Lưu ý là sách Thuyết Văn giải tự là cuốn từ điển thuộc hàng cổ nhất của TQ giải nghĩa đình là “dân sở an định dã” (chỗ dân cư ở yên định) tức chỉ làng xóm, và đó là nghĩa gốc của chữ đình, đến thời Khang Hy tự điển vẫn đặt nghĩa này là nghĩa đầu tiên, chỉ đến gần đây nghĩa “cái đình” mới được đặt lên trước, như ở tự điển Thiều Chửu.

Truy ngược về giải nghĩa chữ lang theo Thuyết Văn  là “đình  nước Lỗ” thì tức là người nước Lỗ gọi thôn ấp (tức đình) là lang (tức làng).

Phải chăng vì nghĩa gốc của lang 郎 vốn là “làng” của người Việt nên đã bị đào thải trong Hán ngữ (lý do thì tự nhiên thôi, người đọc chắc đều hiểu).

Nói thêm là nghĩa “làng” cũng có liên quan tới cái “đình 亭”, văn hóa cổ truyền của người Việt từ hàng nghìn năm nay vẫn coi cái đình làng chính là đại biểu của làng, một vùng đất nếu đã gọi làng thì không thể thiếu cái cái đình, nếu vì chiến tranh hay thiên tai mà đình làng bị hủy hoại thì trước sau cũng phải tính việc dựng lại.

Lưu ý chữ Nôm “làng” không viết bằng chữ lang 郞 mà dùng chữ lang khác 廊, tuy nhiên Khang Hy Tự điển chú rằng chữ 廊 đó cũng có thể viết là lang 郞.

又通作郞。《前漢•董仲舒傳》蓋聞唐虞之時,遊於巖郞之上 . 《註》晉灼曰:堂邊廡。巖郞,謂嚴峻之郞也。

hựu thông tác lang. [Tiền Hán • Đổng Trọng Thư truyện] cái văn Đường-Ngu chi thì, du ư nham lang chi thượng. [Chú] Tấn Chước viết: đường biên vũ. Nham lang: vị nghiêm tuấn chi lang dã. (Dịch thoát ý: Từng nghe thời vua Đường Ngu đi chơi trên nham lang. Tấn Chước ghi chú rằng đó là hàng lang bên nhà. Nham lang là cái hành lang cao nghiêm)

Nham lang 巖廊 theo Tự điển Hán Việt Thiều Chửu là “mái hiên cao”, tại sao vua Nghiêu-Thuấn (Đường Ngu[1]) lại trèo lên mái hiên cao mà chơi ? Người viết đồ rằng Tấn Chước (học giả đời Tấn) có lẽ đã giải thích sai vì không còn biết (hay cố tình xuyên tạc) nghĩa cổ của người Việt “lang 廊/郞” là làng chứ không phải cái “hành lang” bên tường nhà, “nham lang” là làng ở chỗ núi cao, trèo lên núi cao chơi thì hợp với câu “nhân giả nhạo sơn, trí giả nhạo thủy” (người nhân chơi nơi núi non, người trí chơi miền sông nước) … chứ cái hành lang thì quá nhỏ bé tầm thường đối với vua Nghiêu-Thuấn !

Nếu cách giải thích chữ lang 郎 trong cấu tạo chữ hương 鄉 vốn nghĩa là “làng” của người Việt ở trên là đúng, thì lại nảy ra vấn đề là: Vì sao “đình” (một phần làng) của người nước Lỗ lại gọi là “lang/làng” giống với tiếng Việt của chúng ta? Có phải đó là sự đồng âm tình cờ mà người viết cố tình “nhận vơ” không, hay phải chăng người nước Lỗ vốn không phải Hán tộc chính gốc? Lưu ý khu vực nước Lỗ ở Sơn Đông thời xưa bị coi là đất Đông Di (nghĩa là man di phía Đông), sau này vua nhà Chu phân phong con cháu đến cai trị (là Cơ Bá Cầm, con trai của Chu Công Cơ Đán), nên sau đó sách vở Trung Quốc cứ “lải nhải” luận điệu rằng “nước Lỗ là dòng dõi nhà Chu”, nhưng thực ra có lẽ đó chỉ là tầng lớp cai trị thôi, chứ dân cư đến thời Khổng Tử cũng chưa chắc đã Hán hóa 100%.

Việc nghĩa gốc của chữ lang 郎 vốn là làng mà sách Thuyết Văn Giải tự đã ghi chép được có thể là đầu mối quý giá để xem xét ý nghĩa của tên nước Văn Lang 文郎 của người Việt thời Hùng Vương, hay tên nước Dạ Lang 夜郎 cổ ở vùng Quý Châu (Trung Quốc). Do sử Trung Quốc chỉ có ghi chép về “Dạ Lang Quốc” mà không có nước “Văn Lang” nên có thuyết cho rằng các sử gia Việt “ăn cắp” cái tên “Dạ Lang” mà ngụy tạo thành tên “Văn Lang”, nhưng việc nghĩa gốc của chữ lang 郎 chính là làng của tiếng Việt lại cho thấy cách giải thích làm bộ như “khoa học, nghiêm túc”, tránh các tư tưởng “dân tộc chủ nghĩa cực đoan” đó thật ra lại có màu sắc định kiến khá nặng !
Nói thêm về di chỉ Khả Lạc mới phát hiện ở Trung Quốc gần đây:

https://baike.baidu.com/item/可乐遗址

Di chỉ Khả Lạc 可乐 (âm pinyin: KELE một âm pinyin khác của chữ lạc 乐/樂 là yue4 đồng âm với chữ Việt 越/粵) được các học giả Trung Quốc nhận định là quốc đô của nước Dạ Lang cổ, có điều lạ là âm đọc hai chữ này hơi giống tên Khả Lũ tức Cổ Loa của người Việt (tức là Kẻ Chủ, Kẻ Chúa theo giải thích của Giáo sư Trần Trí Dõi), theo người viết thì nên tìm hiểu thêm về vấn đề này chứ có lẽ đây không phải sự giống nhau tình cờ ?

Tra trong Kinh Thi là tuyển tập thơ ca dân gian lớn của Trung Quốc nửa đầu thời Chu không thấy xuất hiện các chữ đình 亭, đình 停, lang 郎, lang 廊, trong khi chúng là các từ khá phổ thông trong Hán ngữ hiện đại. Tất nhiên chưa thể  căn cứ vào đó để bảo rằng thời Chu chưa có các chữ đó, mà chỉ có thể nói rằng thời đó chúng chưa phổ biến, có thể giải thích rằng đó là các từ gốc Bách Việt, mà Hán tộc vào thời đó vẫn còn quanh quẩn khu vực Hoàng Hà, chưa đặt được quyền thống trị lên vùng Trường Giang và Nam Trường Giang của nhóm Bách Việt, nên các từ ngữ gốc Bách Việt khi đó dẫu đã có mặt thì cũng chưa phổ biến trong Hán ngữ.

Người đọc có thể tham khảo thêm bài cùng chủ đề:
http://www.vanhoanghean.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/kha-nang-chu-da-han-co-nguon-goc-nam-a

[1] Ghi chú: Đường Ngu tức là vua Nghiêu (họ Đào Đường) và vua Thuấn (họ Hữu Ngu).

Lại bàn về nguồn gốc người Việt

Trích chủ đề “Người Việt; Bách Việt Tiên Hiền Chí”
http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,29092,65769,page=2#msg-65769
Posted by: fanzung
Date: July 05, 2014 01:25PM

<Quote>:

Tích DãThế kỉ 15 trở đi người Việt Nam từ
Lạng Sơn đến Cà Mau thì lịch sử đã
rõ ràng thì không bàn làm gì. Chữ 越
người miền Bắc đọc là ‘việt’,
người miền Nam đọc là ‘diệt’ thì cũng
chẳng liên hệ gì với từ ‘rìu’, ‘búa’
là từ gốc Việt so với gốc Hán-Việt
là ‘việt/diệt’ hay âm đọc Quảng Đông
là ‘jyut’, âm đọc Bắc Kinh là ‘yue’. Há
chẳng phải ư?

Chuyện nguồn gốc Bách Việt di cư
xuống thì rất mù mịt, ngoài việc cùng
gọi là người Việt (越). Như dòng họ
nhà tôi đây, chỉ biết từ thế kỉ 13
có gốc ở miền Bắc xuống xứ Nghệ
phát triển đến nay, về trước thì mù
tịt. Nói chi đến sâu xa hơn ở tẩn
đâu? Còn như chuyện họ Hồng Bàng, họ
Thục đã xưa lắm rồi, họ có từ phía
bắc xuống thì cũng chỉ là một dòng
họ nào đó thôi, cũng như một số dòng
họ như họ Hồ, họ Võ từ thời Bắc
thuộc, nhưng không phải là phần nhiều.
Chỉ dựa vào đấy mà bảo người Kinh
(Việt Nam) ngày nay có gốc Bách Việt thì
thật là vô lí. Trong khi sách cổ đã xác
nhận có người Lạc bản địa từ
trước thời Bắc thuộc.

</Quote>

Tích Dã tiên sinh giải thích ra sao về cứ liệu khảo cổ ở khu mộ cổ Mán Bạc có cả xương cốt chủng người châu Á (Mongoloid) và chủng người Đa Đảo phương Nam (Australoid) :
[www.bbc.co.uk]

Khu mộ Mán Bạc có niên đại khoảng 3800 năm trước, giả định nếu nhóm Mongoloid “Nam tiến” khoảng vài trăm năm trước đó thì phù hợp khá tốt với truyền thuyết Lạc Long Quân-Hùng Vương hơn 4000 năm của người Việt.

Bài thơ Tặng Cao Li sứ của Nguyễn Huy Oánh mà tiên sinh dịch
“…
Thành Thang quân viễn tổ,
Viêm Đế ngã gia tiên…”
Xem ra lại đúng với cứ liệu khảo cổ trên, Thành Thang 1766 TCN-1761TCN tức khoảng 3800 năm trước, lúc đó thì nhóm chủng Mongoloid đã có mặt ở Bắc Việt rồi nên dân Việt đâu có thèm nhận Thành Thang là viễn tổ, mà nhận xa hơn 1000 năm nữa tới tận thời Viêm Đế-Thần Nông.

Ngoài ra nếu cứ theo sách Tàu thì nhóm thị tộc Thần Nông cùng gốc với nhóm Hán Tộc Hoàng Hà … nhưng Tích tiên sinh đã có chứng cứ khoa học (ví dụ ADN) nào chưa ngoài trùng điệp sử Tàu mà nhóm tiên sinh đưa lên diễn đàn này ?
Cứ liệu ngôn ngữ thì lại cho thấy chữ Giang 江 vốn có bộ phận biểu âm là chữ Công 工, âm thượng cổ theo nhà ngôn ngữ học Baxter phục nguyên là kroŋ , nhiều tác giả nhận định có nguồn gốc ở từ “sông” của phương Nam (Krông ở Tây Nguyên, Không ở người Mường…) đối lập với từ “hà” của nhóm Hán tộc gốc Hoàng Hà. Từ địa 地 âm thượng cổ theo Baxter phục nguyên là djejs rất gần với tiếng Khmer “đây” nghĩa là đất và tiếng Việt “đai” cũng là đất (còn lưu tích rõ trong từ kép “đất đai”), đối lập với từ “thổ” của nhóm Hán tộc sống trên vùng đất hoàng thổ, sông Hoàng .v.v.
Mà vùng trung lưu Trường Giang có Hồ Bắc là đất sinh Viêm Đế, Hồ Nam là nơi có lăng Viêm Đế, do đó nếu nhận định Viêm Đế – Thần Nông Thị vốn là một nhóm tộc gốc phương Nam hay chịu ảnh hưởng của phương Nam thì đâu phải vô lý ?

Đâu phải vị vua nào các chú Tàu nhận là vua của mình cũng là dân Hán gốc, như vua Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn (họ Thiết Mộc Chân) với vua Thanh (họ Ái Tân Giác La) không phải là những chứng cứ hùng hồn sao ? Cái thuyết “nhận xằng” có lẽ lên áp dụng cho các chú Tàu đúng hơn là dân Việt (xem ghi chú 2).

Về nguồn gốc từ “Việt” thì sử Tàu đã đề cập đến chuyện nước Việt Thường dâng rùa trên lưng có chữ từ thời vua Nghiêu (xem ghi chú 1), xa hơn ngàn rưởi năm trước nước Việt của Câu Tiễn, và nước Việt Thường ít ra cũng tồn tại hơn ngàn năm để đến đời Chu Thành Vương lại tiếp tục đến dâng chim trĩ. Xem vậy không phải người Việt (Kinh) thèm cái danh Bá của Câu Tiễn mà ăn trộm cái tên “Việt” đâu.

***
Ghi chú 1:
《通志》(宋•鄭樵[1104年-1162年]撰)又按陶唐之世,越裳國獻神龜,蓋千歲,方三尺餘,背有科斗文記開闢以來,堯命錄之,謂之龜歴。
《Thông Chí 》(Tống •Trịnh Tiều [1104-1162]soạn) Hựu án Đào Đường chi thế, Việt thường quốc hiến thần quy, cái thiên tuế, phương tam xích dư, bối hữu khoa đẩu văn kí khai tịch dĩ lai, Nghiêu mạng lục chi, vị chi Quy Lịch.
(Lại xét đời Đào Đường, nước Việt Thường dâng con rùa thần, phải đến hơn nghìn năm tuổi, mình nó hơn ba thước, trên lưng có văn khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở mang trở về sau. Vua Nghiêu sai chép lấy, gọi là Quy Lịch tức Lịch rùa)

***
Ghi chú 2:
Dân Việt có đạo thờ tổ tiên rất nghiêm cẩn, khó có chuyện bưng một thằng ngoại tộc đặt lên bàn thờ.
***