huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Daily Archives: 14/11/2013

Những thông điệp từ quá khứ

(TTH) – Sắc phong là một nhóm tài liệu có giá trị trong hệ thống các loại văn bản Hán – Nôm của làng xã và họ tộc, đó là một loại hiện vật gốc đặc biệt quý hiếm (nói theo ngôn ngữ bảo tàng học), là tư liệu địa chí quý hiếm (nói theo ngôn ngữ thư viện học), là một loại cổ vật đặc biệt do có tính chất độc bản và là một nguồn tư liệu có giá trị về nhiều phương diện. Ngoài một số sắc phong làm chất liệu vải – lụa, chủ yếu là chất liệu giấy – giấy sắc, giấy long đằng.

Từ năm 2009 đến 2013, Thư viện Tổng hợp tỉnh phối hợp với Thư viện KHTH thành phố Hồ Chí Minh sưu tầm, số hóa được gần 105 ngàn trang tài liệu Hán – Nôm tại 26 làng với 116 dòng họ và gia đình, 12 phủ, trong đó có hàng ngàn sắc phong, chế.

Một nghề truyền thống

Theo một số tài liệu, thư tịch, nghề làm giấy sắc phong – giấy long đằng xuất hiện từ thời chúa Trịnh Tráng cách đây khoảng hơn 300 năm, là nghề độc quyền của họ Lại làng Nghè, tổng Bưởi, phủ Hoài Đức, Hà Tây (nay là phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội). Hàng năm, họ Lại cung cấp cho triều đình khoảng 2.000 tờ giấy sắc vàng, dùng làm sắc phong ban cho bách quan, bách thần đất Việt.

Sắc phong được lưu giữ tại một tư gia

Theo các cụ tổ của dòng họ Lại Nghĩa Đô, dưới các triều đại nhà Nguyễn, triều vua Khải Định sử dụng giấy sắc nhiều nhất, tính riêng năm tổ chức “Tứ tuần đại khánh” đã sử dụng đến 10.000 tờ. Có thể mẻ giấy sắc vàng làng nghề cuối cùng được sản xuất vào giữa năm 1944, và nghề làm giấy sắc làng Nghè cũng gần như thất truyền từ đó. Để sản xuất một tờ giấy sắc vàng là một công việc khó nhọc, trăn trở với sự lao động cần cù đầy sáng tạo của những nghệ nhân.

Nguyên liệu chính làm giấy sắc phải chọn lựa cây dó mọc ở hai bờ sông Thao (Phú Thọ) gọi là dó Thao và trải qua nhiều công đoạn như: ngâm nước lạnh và nước vôi, sau đó cho vào vạc nấu chín bằng hơi, ngoài một số công đoạn thông thường, giấy sắc còn phải thêm một số kỹ thuật khác như bóc uốn, nghè bồi keo, nhuộm vàng, vẽ hoa văn… Ngoài mặt kỹ thuật cầu kỳ độc đáo, loại giấy này còn rất đẹp. Hai mặt của đạo sắc với những nét vẽ có vàng, bạc tô điểm óng ánh lúc mềm mại, khi bay bổng. Khâu vẽ thể hiện sự tinh sảo của nghề. Người giỏi – thợ chính thì vẽ “chạy”, thợ kém hơn hay mới học việc thì vẽ “đồ” (tức theo nét “chạy” mà tô kim nhũ, vàng bạc). Nguyên liệu dùng để vẽ lên mặt giấy là các nguyên liệu hiếm quý: vàng, bạc nguyên chất và kim nhũ. Giấy sắc vì thế rất quý hiếm, hình thức màu sắc lại đẹp, không phai. Vì vậy, còn được gọi là giấy Kim Tiên. Nghệ nhân làm giấy sắc luôn giữ bí quyết kỹ thuật “đánh vàng, đánh bạc” tạo màu vẽ. Để làm công việc này họ thường làm ở những nơi kín đáo nhất trong nhà (gầm bàn thờ), nhằm tránh người ngoài học lỏm. Vì vậy, một tờ giấy sắc vàng sau khi hoàn thành có giá 1 lượng vàng dưới các triều đại nhà Nguyễn.

Lịch sử, văn hóa

Sắc phong có tên gọi đầy đủ là đạo sắc phong, bao gồm sắc phong chức tước cho quý tộc, quan chức của các vương triều và sắc phong thần do nhà vua phong tặng cho các vị thần được thờ ở trong đình, đền, miếu, từ đường…

Sắc phong trước tiên là một văn bản hành chính của nhà nước phong kiến, đứng đầu đại diện là nhà vua, ban thưởng khen ngợi cho những nhân vật có những đóng góp cho làng xã, đất nước. Những nhân vật được ban tặng sắc phong có thể là nhân thần (những người khi còn sống đã có công trạng, được làng xã thờ tự, suy tôn như thần) hoặc thiên thần, thiên nhiên thần được làng xã thờ vọng. Sắc phong truyền tải cho các thế hệ sau thông tin tư liệu trung thực về tên, tuổi, công trạng của một số nhân vật lịch sử như: quê quán, công tích. Mặt khác, sắc phong còn chứa đựng một số thông tin có thể bổ sung thêm những thiếu sót, sai lệch về lịch sử làng, xã và là một nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu các tín ngưỡng dân gian. Qua sắc phong, người ta có thể biết thêm những thông tin về hệ thống hành chính với những địa danh và đơn vị hành chính mang niên đại cụ thể. Niên đại trên văn bản sắc phong Thừa Thiên Huế có vai trò quan trọng trong việc xác định mốc thời gian của việc ban cấp sắc phong, đồng thời thông qua niên đại có thể biết được những sự kiện lịch sử đã diễn ra trong khoảng thời gian đó. Niên đại trên sắc phong khẳng định giá trị của toàn bộ văn bản sắc phong, giúp các nhà nghiên cứu truy nguyên lại được nguồn gốc lịch sử của văn bản và các vấn đề có liên quan đến văn bản sắc phong đó. Như vậy, nghiên cứu sắc phong có thể cho ta những hiểu biết quý giá về địa lý, lịch sử, văn hóa dân gian.

Nghệ thuật dân tộc

Trang trí sắc phong in đậm dấu ấn tạo hình nghệ thuật của thời kỳ lịch sử tương ứng với thời gian ban hành sắc phong, đồng thời thể hiện sự sáng tạo và bàn tay kheo léo của các nghệ nhân xưa. Hoa văn hoạ tiết nền, màu sắc trên các sắc phong hết sức phong phú và đa dạng, đặc biệt là hình tượng rồng chủ đạo trên nền sắc phong, chúng luôn mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của từng thời đại trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam như: long vân, long cuốn thuỷ, long cuốn hoả chầu vào một vòng tròn tượng trưng cho mặt trời… tiếp đến là các hình tượng thuộc tứ linh như lân, quy, phượng hoặc hình cuốn thư, lá ba tiêu có dải tua cuốn, sách, hình chữ thọ cách điệu. Đặc biệt, trong tạo hình mỹ thuật các hình tượng trang trí này giữa các triều đại vua hoặc ngay trong một triều đại đều có sự khác biệt nhau về cách thể hiện. Những thông tin về họa tiết trang trí trên sắc phong góp phần giúp các nhà chuyên môn, cho thời đại chúng ta cách nhìn toàn diện hơn về phong cách mỹ thuật ở một giai đoạn lịch sử nhất định khi so sánh chúng với những hoạ tiết trang trí trên các chất liệu khác cùng niên đại.

Lịch sử chữ viết

Thư thể trên sắc phong cũng là một nguồn tư liệu có ý nghĩa đặc biệt đối với việc nghiên cứu về lịch sử chữ viết Hán Nôm ở Việt Nam. Hiện nay, chúng ta còn quá thiếu tư liệu để nghiên cứu về chữ viết của ông cha ta qua các thời kỳ cụ thể. Thư tịch cổ chỉ ghi lại quá ngắn gọn về thư thể, về các hành động thể hiện chữ viết. Do đó, những nhà nghiên cứu về thư thể, thư pháp Việt Nam không thể không để ý đến những con chữ cụ thể trên sắc phong. Chính hệ thống sắc phong đã cung cấp một khối lượng thông tin khổng lồ về thư thể với chữ viết có niên đại tuyệt đối. Hơn nữa, sắc phong ưu điểm hơn các thể loại văn khắc Hán Nôm trên lĩnh vực nghiên cứu thư thể vì đây là thể loại mà chữ được viết trực tiếp bằng bút lông trên giấy với sự biểu hiện chân xác các đặc điểm: mặc tích (vết tích mực), bút lực (lực đi bút), khởi bút (khởi điểm của bút), hành bút (đi bút), liên bút (liên kết nét), hồi bút (kết thúc bút). Theo đó, gần như đầy đủ các kỹ thuật của thư pháp được thể hiện chân thực nhất trên sắc phong. Phong cách chữ trên sắc phong ở từng thời kỳ thể hiện rõ ràng mà không phải đoán định, bàn cãi. Vì vậy, thông điệp này từ sắc phong giúp thế hệ chúng ta hiểu về phong cách chữ từng thời kỳ, sự chuyển biến, tiếp nhận, kế thừa, sáng tạo của thời kỳ sau so với thời kỳ trước ngay trong từng triều đại Việt Nam, sự vay mượn cũng như ảnh hưởng của thư thể Trung Quốc…

Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa

Tư liệu Hán – Nôm nói chung, sắc phong nói riêng là một loại hình, loại hiện vật gốc trong hệ thống các loại hiện vật gốc thuộc nội thất di tích lịch sử văn hóa đã được công nhận cấp Quốc gia và cấp tỉnh. Sắc phong là một trong những hiện vật – tư liệu quan trọng góp phần xây dựng đề án, thiết kế tu bổ, tôn tạo di tích. Thông qua các thần hiệu trên các sắc phong, người ta có thể biết được di tích đó trước đây thờ những vị thần nào, nhân vật nào, từ đó có phương hướng tu bổ và phục dựng lại giá trị lịch sử, lễ hội dân gian đã từng gắn liền với di tích trong quá trình tồn tại theo quy luật phát triển.

Sắc phong làng xã nói chung và sắc phong làng xã Thừa Thiên Huế nói riêng là tài sản quý báu của dân tộc Việt Nam, góp phần xác minh về thời điểm thành lập làng xã, thôn ấp, đồng thời cũng cung cấp tư liệu về các tộc họ, tổ nghề, vùng miền, sự kiện. Việc sưu tầm, số hóa và nghiên cứu chuyên sâu về sắc phong làng xã có một ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu về phong tục lễ nghi của làng xã và những điển chế của triều đình đối với làng xã Việt Nam nói chung và với vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân nói riêng.

Trung Phương