huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Daily Archives: 13/02/2017

PHẢN BIỆN VỀ THÀNH NGỮ LANG BẠT KỲ HỒ

Trên trang:

“…

Lang bạt kỳ hồ” là một câu trong “Kinh Thi” của Trung Hoa. “Lang” là chó sói, “bạt” là giẫm đạp, “kỳ” là một đại từ thay thế cho danh từ “lang” còn “hồ” là cái yếm da dưới cổ của một số loài thú. Vậy “lang bạt kỳ hồ” là con chó sói giẫm lên cái yếm của chính nó (nên không thể bước tới được). Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng giảng và chú như sau: “Con chó sói giẫm lên cái phần da cổ của nó, lúng túng không biết làm sao. Chỉ sự lúng túng khó xử. Ta lại hiểu là sống trôi dạt đây đó (không rõ tại sao)”.

Điều mà quyển từ điển trên ghi “không rõ tại sao” chung quy cũng là do từ nguyên dân gian mà ra. Không biết được ý nghĩa đích thực của câu đang xét, người ta đã liên hệ các thành tố của nó với những yếu tố mà mình đã biết: “lang” với “lang thang”, “bạt” với “phiêu bạt”, “hồ” với “giang hồ”, chẳng hạn. Thế là thành ra cái nghĩa “sống lang thang rày đây mai đó”. Chẳng những thế, người ta còn lược bỏ hai tiếng “kỳ hồ” mà nói gọn thành “lang bạt” để diễn đạt cái nghĩa trên đây. Quả vậy, Từ điển tiếng Việt 1992 đã ghi nhận: “lang bạt: sống nay đây mai đó ở những nơi xa lạ”. Nhiều quyển từ điển khác cũng làm như thế vì hai tiếng “lang bạt” đã trở thành một đơn vị từ vựng thông dụng trong tiếng Việt.

…”

Nhà nghiên cứu – TS Nguyễn Ái Việt còn gay gắt hơn, ông đã móc nối sự nhầm lẫn này với “thói quen làm khoa học ếch ngồi đáy giếng” của người Việt, xin xem link:
http://aivietnguyen.blogspot.com/2014/11/lang-bat-ky-ho.html.

Đọc kỹ bài thì thấy cả học giả An Chi và TS Nguyễn Ái Việt đều lập luận rất logic, đặc biệt TS Nguyễn Ái Việt đã dẫn tư liệu sách chữ Hán hết sức phong phú.

Có điều tui thấy cả hai vị đều sơ suất ở một điểm, đó là chỉ trích dẫn mỗi câu đầu của bài Kinh Thi “Lang Bạt” 狼跋, ở thiên Mân Phong 豳風:

狼 跋 其 胡, 载 疐 其 尾 .
Lang bạt kì hồ, tải chí kì vĩ.
Nghĩa đen là “Con sói bước tới dẫm vào yếm lông trước cổ của mình, lui lại vấp phải cái đuôi của mình” (TS Nguyễn Ái Việt dịch)

Trong khi đó cả hai vị đều không đả động gì đến câu tiếp sau :
公孫碩膚、赤舄几几。
Công tôn thạc phu, xích tích kỉ kỉ

Đại ý là “Bậc đại nhân quý tộc, đi hài đỏ dáng yên bình, ổn định, chắc chắn”.

Để hiểu sâu ý nghĩa toàn bài “Lang bạt” cần phải phân tích kết hợp nghĩa của cả hai câu trên, rõ ràng chúng là những hình ảnh mang tính đối lập, ví von và giàu ẩn ý:

–       Một bên thì có bộ điệu cập rập lúng túng chân nọ đá chân kia, một bên thì đi đứng khoan thai, bình ổn.

–       Một bên vốn là giống vật hoang dã quen lang thang ngoài thảo nguyên hay trong rừng rậm, không có chỗ trú ẩn cố định, một bên là bậc quý tộc đại nhân, đi đứng khoan thai bình ổn trong điền trang hay dinh thự của mình…

Bản thân từ “lang thang” biết đâu cũng có thể xuất xứ từ chữ “lang” là con sói, do lối sống săn mồi của loài sói nên chúng không cố định hang ổ một chỗ, thường thì sói chỉ nằm ổ khi đẻ. Khi chưa phân tích kỹ lưỡng từ nguyên của từ “lang thang” thì chưa thể phê bình việc người xưa gắn “lang sói” với “lang thang” là một sự lầm lẫn được.

Theo tui muốn hiểu từ “lang bạt” cần phải hiểu trong toàn bộ bài Kinh Thi “Lang bạt”, và phải giải thích với cách nhìn khái quát sự vật vì Kinh Thi vốn dĩ rất hàm súc thâm thúy, chứ không thể cắt xén một câu hay một từ rồi giải thích theo nghĩa đen “Lang bạt” là “con sói tự dẫm lên yếm nó”, hay diễn giải xa hơn thành “mắc kẹt” như ý kiến của TS Nguyễn Ái Việt. Phải so sánh với cuộc sống của kẻ quý tộc trong lầu son gác tía “xích tích kỉ kỉ” mới thấm hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn của những người lao động “lang bạt kỳ hồ” sống cuộc đời như súc vật ngoài thảo nguyên bao la !

Với cách nhìn khái quát đó việc người Việt hiểu “lang bạt” theo nghĩa “sống lang thang rày đây mai đó” có thể phê bình là “óc tưởng tượng hơi quá đà” nhưng bảo rằng hoàn toàn lầm lẫn (do ngu dốt, ít học), không có căn cứ gì thì tui thấy chưa thuyết phục !

Để tránh lặp lại cái lỗi trích dẫn không đầy đủ, tui xin copy/paste nguyên cả bài Kinh Thi “Lang bạt” dưới đây vì nó còn có 2 câu ở khổ dưới nữa.
狼跋

狼跋其胡、載疐其尾。
公孫碩膚、赤舄几几。

狼疐其尾、載跋其胡。
公孫碩膚、德音不瑕。

 

Lang bạt

Lang bạt kì hồ, tải chí kì vĩ
Công tôn thạc phu, xích tích kỉ kỉ

Lang chí kì vĩ, tải bạt kì hồ
Công tôn thạc phu, đức âm bất hà.

Do bài thơ có sự ví von ẩn dụ, 2 câu nói về con sói không thể hiểu đơn giản theo nghĩa đen nên tui không dịch, để người đọc tự cảm nhận, chỉ giải thích một số từ khó theo tự điển, chứ không bịa ra chữ nào cả:
– 疐Chí . (1): vướng chân. (2): ngã. (3): ngăn trở.
– 膚Phu :  (nghĩa thứ 3 trong tự điển Thiều Chửu): lớn, như: phu công  膚功-công lớn.
– 舄 Tích (nghĩa thứ 1 trong tự điển Thiều Chửu): giày hai lần đế, giày của vua đi gọi là xích tích  赤舄.
– 瑕Hà : vết ngọc, điều lầm lỗi của người ta gọi là hà tỳ  瑕疵.
– 几几kỉ kỉ :安和穩重的樣子 – an hòa ổn trọng đích dạng tử (theo zdic.net)

Ngoài ra tôi đề nghị người đọc trước khi tìm hiểu bài Kinh Thi đó thử cảm nhận 2 bài thơ này:
(Bùi Giáng)
Rong rêu ngày tháng rong chơi
Tìm xuân tinh thể chốn nơi nào là
Sưu tầm túy vũ cuồng ca
Hồn nhiên như thể như là hài nhi?
Chiêm bao tóc thuận tơ tùy
Tồn sinh nặng nhọc nhu mỳ ở đâu
Ngữ ngôn khép kín mặc dầu
Hùng tâm tim máu óc đầu mở ra
Dịu dàng cuối lá đầu hoa
Mười về châu lệ chín sa dòng dòng
Miêu Cương mạc ngoại hoài mong
Hồng hoang chín bệ tấm lòng đầu thai
Mùa xuân hiện giữa ngàn mai
Nguyên hình Nữ Chúa trên ngày phù du

(Tuệ Sỹ)
Đôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ

Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối rừng xa ngược nước xuôi ngàn.

12/2/2017