Gặp mặt lớp Lý K1 ở Nha Trang tối 29/06/2013
Bạn Thứ :
Tình cờ hạt bụi gặp nhau
Hạt bay hạt đậu bể dâu vô thường
Dũng:
Mái đầu đã nhuốm thu sương
Bể dâu chìm nổi vô thường gặp nhau
Kiến trúc tổng thể: Bức tranh toàn cảnh
|
|||
Nguyễn Tuấn Hoa (www.pcworld.com.vn)
|
![]() |
Mọi tổ chức đều vận động dựa trên thông tin. Theo đó, những con người hay nhóm – thành phần cấu tạo tổ chức – đảm đương những nhiệm vụ cụ thể luôn luôn giao tiếp với nhau, thông tin cho nhau để tương tác giữa bộ phận này với bộ phận khác, người này với người khác… Chỉ như thế, tổ chức mới có thể tồn tại và phát triển.
Trong khi đó, tổ chức lại xuất hiện từ xa xưa, trước CNTT rất lâu. Và từ thời xa xưa ấy, bản chất trên đã tồn tại và sẽ tồn tại mãi mãi cùng với xã hội loài người. Vì thế, việc mô hình hóa tổ chức luôn luôn dẫn đến bộ đôi: Mô hình tổ chức (tổ chức được cấu trúc như thế nào?) và mô hình thông tin (hệ thống thông tin bên trong tổ chức được xây dựng và vận hành như thế nào?).
Mọi chuyện thay đổi khi CNTT ra đời và mở ra những viễn cảnh mới, mang đến cho tổ chức phương tiện xử lý thông tin với tốc độ rất cao, lưu trữ thông tin với khối lượng rất lớn và truyền thông tin gần như tức thì và không giới hạn về khoảng cách. Những ưu việt đó vượt xa khả năng làm việc thủ công. Chúng giúp con người thực hiện những điều mà trong thế giới thủ công chỉ là mơ ước, với các ứng dụng ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp dựa trên những nền tảng công nghệ ngày một phát triển. Vì thế, nghiên cứu ứng dụng CNTT trong một tổ chức luôn dẫn đến mô hình ứng dụng (application model – tổ chức sẽ hoạt động như thế nào trong môi trường CNTT) và mô hình công nghệ (technology model – các ứng dụng được phát triển trên nền công nghệ nào).
Tổ chức là một thực thể thống nhất, nên mọi sự thay đổi ở một thành phần bên trong luôn luôn kéo theo sự thay đổi ở tất cả các thành phần còn lại. Khi CNTT xâm nhập vào tổ chức, làm thay đổi cách thức con người hoạt động thông tin bên trong tổ chức, kéo theo thay đổi cả về mô hình tổ chức lẫn mô hình thông tin. Nói theo ngôn ngữ quản lý, việc ứng dụng CNTT (hay điện tử hóa) chắc chắn làm thay đổi các quy trình làm việc thủ công (cải cách hành chính) theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho CNTT phát huy những năng lực phục vụ phù hợp với khả năng tiếp thu và phát triển của tổ chức.
Tổng hợp những ý trên dẫn chúng ta đến 4 hợp phần mà tất cả các phương pháp luận về CPĐT đều thống nhất lựa chọn là: Mô hình tổ chức + Mô hình thông tin (được xây dựng trên nền móng của chiến lược CPĐT về tổ chức); Mô hình ứng dụng + Mô hình công nghệ (được xây dựng trên nền móng của chiến lược CPĐT về CNTT).
|
Khung kiến trúc tổng thể
Kiến trúc của một tổ chức là một tập hợp các mô hình được dùng làm cơ sở để phân tích, giúp các nhà quản lý quyết định thực hiện những thay đổi cần thiết để đạt được mục đích và mục tiêu của tổ chức đó. Các mô hình này thực hiện vai trò giống như các bản kế hoạch chi tiết hướng dẫn và phối hợp nỗ lực của các bộ phận liên quan trong việc xây dựng mới hoặc thay đổi một tổ chức hiện tại.
Thực tiễn cho thấy trong những tổ chức lớn, các mô hình tổ chức tại những bộ phận khác nhau thường được xây dựng bởi các nhóm khác nhau. Các nhóm này thường có xu hướng tạo ra những sản phẩm kiến trúc chỉ đáp ứng yêu cầu của riêng chứ không thể áp dụng ở nơi khác, còn nếu muốn áp dụng thì phải hiệu chỉnh rất nhiều. Vì thế, khi một tổ chức muốn chuẩn hóa kết quả làm việc của tất cả các nhóm vào kiến trúc tổng thể thì biện pháp đầu tiên là thiết lập một khung kiến trúc tổng thể chung (EA).
Khó có thể xây dựng một khung EA duy nhất chung cho tất cả mọi trường hợp do sự khác nhau về lĩnh vực , trình độ quản lý, nguồn nhân lực, khả năng đầu tư, trang bị, cơ chế vận động… Từ đây, xuất hiện những cách tiếp cận khác nhau về xây dựng khung EA cho những lớp tổ chức khác nhau.
|
Người ta ghi nhận có 5 phương pháp được áp dụng nhiều nhất và được xem là có ảnh hưởng nhất:
• TOGAF (The Open Group Architecture Framework – Khung kiến trúc nhóm mở)
• The Zachman Framework (Khung Zachman)
• FEAF (Federal Enterprise Architecture Framework – Khung kiến trúc tổng thể kiểu liên bang)
• MDA (Model Driven Architecture – Kiến trúc được điều khiển bởi mô hình)
• EUP (Enterprise Unified Process – Quy trình hợp nhất tổ chức).
Mỗi phương pháp đưa ra một khung (framework) gồm nhiều mô hình con phân tích các khía cạnh khác nhau của kiến trúc cho một lớp tổ chức phù hợp. Trong số đó, theo ý kiến cá nhân, FEAF là phương pháp có cách diễn đạt sáng sủa và dễ hiểu hơn cả.
FEAF đặt tất cả các quy trình phát triển, từ kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc dữ liệu, kiến trúc ứng dụng và kiến trúc công nghệ hiện thời thông qua các mô hình kiến trúc và các quá trình chuyển đổi, chuẩn hóa để đạt tới kiến trúc nghiệp vụ, kiến trúc dữ liệu, kiến trúc ứng dụng và kiến trúc công nghệ tương lai trong một khung tổng thể thống nhất.
FEAF được sử dụng nhiều trong các tổ chức có trình độ phát triển tương đối cao, nơi hiện hữu môi trường ứng dụng tương đối đồng nhất. Nếu khởi đầu từ một môi trường ứng dụng không đồng nhất (có những ứng dụng được phát triển ở các cấp độ khác nhau trong cùng một tổ chức như thường thấy ở nước ta) thì TOGAF là phương pháp được xem là phù hợp.
|
TOGAF dựng lên một khung kiến trúc tổng thể gồm phần lõi và các thành phần mở rộng. Khung kiến trúc tổng thể lõi bao gồm:
• Kiến trúc nghiệp vụ: Mô tả các mục tiêu hoạt động, các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ…
• Kiến trúc dữ liệu: Xác định các quan hệ giữa các tập hợp dữ liệu, các quy trình nghiệp vụ và dữ liệu
• Kiến trúc ứng dụng: Xác định mô hình ứng dụng, giao diện người – máy, cơ chế xử lý, các quy tắc nghiệp vụ
• Kiến trúc kỹ thuật: Thể hiện các mô hình dữ liệu vật lý, thiết kế hệ thống kỹ thuật, công nghệ và các cơ chế trình diễn, thiết kế các thủ tục và cơ chế kiểm soát.
Các thành phần mở rộng gồm:
• Các tiêu chuẩn, chính sách: Xác định các tiêu chuẩn, đề xuất các chính sách cho từng bộ phận cấu thành
• Kiến trúc an ninh: Xác định các yêu cầu và giải pháp về an ninh cho toàn bộ tổ chức, đặc biệt là an ninh dữ liệu
• Kiến trúc dịch vụ: Xác định cách thức cung cấp dịch vụ của tổ chức.
Đến tháng 11/2010, trong cả nước chỉ có TP.Đà Nẵng là đã xây dựng hoàn chỉnh kiến trúc tổng thể CPĐT (Kết quả của dự án CNTT-TT TP.Đà Nẵng). Khung kiến trúc tổng thể được đề xuất cho TP.Đà Nẵng có các thành phần được mô tả trong hình.
Ngọc hình rồng ở di chỉ văn hóa Hồng Sơn Trung Quốc có gốc từ Lạc Việt ?
NGỌC HÌNH RỒNG Ở DI CHỈ VĂN HÓA HỒNG SƠN TRUNG QUỐC CÓ GỐC TỪ LẠC VIỆT ?
-FANZUNG-
Dẫn nhập:
Nghi án về việc người Việt “thấy người sang bắt quàng làm họ”, đã nhận bừa là dòng dõi vua Thần Nông[1], là “con rồng cháu tiên”, và “ăn cắp” hình tượng con “long” của nền văn hóa Trung Hoa về làm con “rồng” trong tiếng Việt là điều mà người viết băn khoăn lâu nay. Về cứ liệu ngôn ngữ, nhà ngôn ngữ học đương đại nổi tiếng William H. Baxter (người Mỹ) đã phục nguyên âm Hán thượng cổ của chữ Long 龍/龙 là b-rjoŋ, còn nhà ngôn ngữ học Trung Quốc là Trịnh Trương Thượng Phương phục nguyên b·roŋ… tức là khá gần âm “rồng” của người Việt, chỉ cần đọc lướt tiền âm tiết theo xu hướng đơn tiết hóa của tiếng Việt là thành “rồng”. Như thế rõ ràng chính người Hán đã “đọc trại” âm r- thời thượng cổ ra l-, chứ không phải dân Việt học chữ “long” của người Hán trong thời Bắc Thuộc rồi đọc trại ra “rồng”, chính âm “rồng” của tiếng Việt hiện nay mới gần âm thượng cổ của chữ Long 龍/龙 hơn là tiếng Hán hiện đại. Tuy nhiên dầu sao đó cũng chỉ là cứ liệu ngôn ngữ, còn cần thêm các cứ liệu khảo cổ, phân tích di truyền nhiễm sắc thể ADN v.v. để xác minh, và đây là cứ liệu khảo cổ:
Cuối năm trước (2012, nghĩa là vừa mới trước Tết Quý Tỵ), trang Lạc Việt Văn Hóa (http://www.luoyue.net) của Trung Quốc vừa đưa lên một thông tin giật gân, phát biểu nguyên văn như sau:
红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙
“Hồng Sơn văn hóa ngọc trư long chi tổ: Cổ Lạc Việt ngọc trư long” (Tổ của ngọc trư long của văn hóa Hồng Sơn : là ngọc trư long Lạc Việt)
Văn hóa Hồng Sơn có niên đại hơn 5000 năm trước ở vùng Hồng Sơn, phía tây tỉnh Liêu Ninh, nằm ở thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ, núi ở khu vực này có màu đỏ nên được gọi là Hồng Sơn. Ngày nay, giới khảo cổ lấy vùng chu vi 200.000 kilomet vuông với Hồng Sơn làm trung tâm gọi chung là khu vực Văn hóa Hồng Sơn. Hiện vật khảo cổ đặc trưng nhất của nền văn hóa này là ngọc trư long tức là ngọc có đầu hình lợn, thân hình rắn, và ngọc rồng hình chữ C, một số tác giả cho đây chính là xuất phát của biểu tượng con rồng trong nền văn minh phương Đông. Lưu ý rằng ngọc rồng hình chữ C đã được Ngân hàng Hoa Hạ của Trung quốc lấy làm biểu tượng (xem: http://www.hxb.com.cn/chinese/images/logo.gif).
Xem chi tiết các hiện vật khảo cổ ngọc trư long Lạc Việt ở trang : http://www.luoyue.net/show.aspx?tid=1148 , tiếc là trang này chỉ đưa lên các hình ảnh hiện vật cùng cái tiêu đề “giật gân” ở trên mà không thấy thảo luận hay thông tin gì cả:
红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙. Tổ của ngọc trư long văn hóa Hồng Sơn : ngọc trư long Lạc Việt
红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙 . Tổ của ngọc trư long văn hóa Hồng Sơn : ngọc trư long Lạc Việt
红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙. Tổ của ngọc trư long văn hóa Hồng Sơn : ngọc trư long Lạc Việt
红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙. Tổ của ngọc trư long văn hóa Hồng Sơn : ngọc trư long Lạc Việt
红山文化玉猪龙之祖:古骆越玉猪龙. Tổ của ngọc trư long văn hóa Hồng Sơn : ngọc trư long Lạc Việt
***
Các ảnh hiện vật trên đều không ghi rõ xuất xứ, riêng hình sau ghi rõ là ở huyện Long An, Quảng Tây:
隆安新发现的骆越玉猪龙 (Long An tân phát hiện đích Lạc Việt ngọc trư long)
Về địa lý thì huyện Long An ở phía tây thành phố Nam Ninh tỉnh Quảng Tây, sát cạnh huyện Bình Quả là nơi phát hiện chữ Lạc Việt cổ niên đại 4000-5000 năm, (trước chữ giáp cốt của Trung Quốc đến hơn ngàn năm ! tham khảo: http://fanzung.com/?p=483 ). Hai huyện này chỉ cách biên giới Việt Nam gần 100km trong khi cách xa vùng văn hóa Hồng Sơn đến gần 2000km.
Bây giờ xin các bạn so sánh kiểu dáng của ngọc trư long khai quật được ở huyện Vũ Minh, giáp phía bắc thành phố Nam Ninh (http://baike.baidu.com/picview/5264786/5294561/963762/b29f8282cb95b5df6d81190a.html#albumindex=2&picindex=5) , với ngọc Rồng hình chữ C ở văn hóa Hồng Sơn:
Bên trái màu vàng nhạt là ngọc trư long Lạc Việt, bên phải màu xanh đen là ngọc Rồng hình C Hồng Sơn. Nhìn qua thấy kiểu dáng rất giống nhau, nhưng trư long Lạc Việt dáng tròn mập và ít chi tiết sắc sảo hơn ngọc trư long Hồng Sơn, dạng tròn mập này cũng cho thấy sự chuyển tiếp từ ngọc trư long sang ngọc Rồng hình C.
Các điểm giống nhau:
– Dạng chung có hình chữ C
– Mũi rồng hơi vếch lên
– Có mào ở gáy
– Kiểu dáng mào cũng giống nhau
– Có lỗ xỏ dây nằm ngay giữa chữ C, khá cân đối ở vị trí trọng tâm.
Tham khảo thêm một số hình ngọc trư long trên mạng của TQ (có lẽ là ở Hồng Sơn, http://baike.baidu.com/view/57983.htm):
玉猪龙图片集(共18张图片) . . .
Và so sánh với ngọc hình rồng Lạc Việt (http://www.luoyue.net/show.aspx?tid=717 ) khai quật được ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây, trong cương vực của nhà nước Văn Lang của Hùng Vương theo sử Việt, nguyên tiêu đề trang đó là :
骆越龙文化–中国最古老的龙文化文物集萃
(Văn hóa Rồng Lạc Việt – sưu tập văn vật của Văn hóa Rồng Trung Quốc tối cổ)
邕江出水的新石器时代早期石龙 (Đá hình rồng thời sơ kỳ đồ đá mới, vớt được từ dưới nước ở Ung Giang)
中国最古老的龙凤图腾刻画纹 (Tranh khắc nổi trên đá hình rồng phượng, tối cổ ở Trung Quốc)
武鸣岩洞葬出土的C形龙玉佩 (Ngọc bội Rồng hình C khai quật trong mộ táng động đá ở huyện Vũ Minh)
武鸣出土的C形龙玉佩 (Ngọc bội Rồng hình C khai quật từ dưới đất ở huyện Vũ Minh)
隆安岩洞葬出土的猪龙玉佩 (Ngọc bội trư long khai quật trong mộ táng động đá ở huyện Long An)
隆安出土的猪龙玉佩 (Ngọc bội trư long khai quật từ dưới đất ở huyện Long An)
合浦出土的猪龙玉佩 (Ngọc bội trư long khai quật từ dưới đất ở Hợp Phố)
合浦出土的猪龙玉佩 (Ngọc bội trư long khai quật từ dưới đất ở Hợp Phố)
隆安出土的C形龙玉佩 (Ngọc bội Rồng hình C khai quật từ dưới đất ở huyện Long An)
田东出土的C形龙玉佩 (Ngọc bội Rồng hình C khai quật từ dưới đất ở Điền Đông)
左江出水的C形龙玉佩 (Ngọc bội Rồng hình C khai quật từ dưới đất ở Tả Giang)
隆安出土的猪龙玉佩 (Ngọc bội trư long khai quật từ dưới đất ở huyện Long An)
隆安出土的猪形玉佩 (Ngọc bội trư hình, khai quật từ dưới đất ở huyện Long An)
武鸣出土的龙形玉玦 (Ngọc khuyết hình rồng khai quật từ dưới đất ở huyện Vũ Minh)
武鸣出土的春秋玉龙 (Ngọc rồng thời Xuân Thu, khai quật từ dưới đất ở huyện Vũ Minh)
武鸣出土的春秋玉龙 (Ngọc rồng thời Xuân Thu, khai quật từ dưới đất ở huyện Vũ Minh)
武鸣出土的春秋玉龙 (Ngọc rồng thời Xuân Thu, khai quật từ dưới đất ở huyện Vũ Minh)
武鸣出土的春秋玉龙 (Ngọc rồng thời Xuân Thu, khai quật từ dưới đất ở huyện Vũ Minh)
横县郁江出水的战国双龙玉佩 (Ngọc bội song long thời Chiến Quốc, khai quật từ dưới nước ở Úc Giang, Hoành huyện)
Quan sát các hiện vật ngọc hình rồng Lạc Việt, chúng ta thấy có sự phát triển liên tục có hệ thống bắt đầu từ đá hình rồng thời sơ kỳ đồ đá mới, vớt được từ dưới nước ở Ung Giang có hình dạng cực kỳ thô sơ, tiến tới ngọc trư long loại thô và loại tinh, tiếp theo là ngọc rồng hình C chế tác tinh xảo hơn. Tới thời Xuân thu thì hình dạng vươn dài của rồng đã tương đối giống ngày ngay, cuối cùng là ngọc rồng “Song long” thời Chiến quốc thì căn bản đã giống như ngày nay, nếu không có giới thiệu người xem có thể nghĩ đó chỉ là con rồng thời nay với đôi chút cách điệu. Chính đặc điểm có tính hệ thống liên tục và đa dạng này đã khiến chúng ta có thể thấy rằng đây không phải là các cứ liệu khảo cổ giả tạo, các viên đá hình rồng thời sơ kỳ đồ đá cũng chỉ ra điểm khởi đầu hệ thống vốn ở ngay bản địa chứ không phải du nhập từ nơi khác đến.