huge boobs pictures hd. 3gp desi glamcore perfect goddesses in oral.

https://eporner.monster destiny blonde has a sweet teen pussy.

Daily Archives: 21/10/2017

Khả năng chữ ĐẢ 打 HÁN có nguồn gốc Nam Á

1.      Đặt vấn đề:

Trong bài viết tham gia hội thảo nhân một năm ngày mất của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn (2012) người viết từng đặt vấn đề về việc có nhiều từ Hán ngữ có thể có nguồn gốc Nam Á, dựa trên sự so sánh đối lập một số cặp từ gốc Hán-Tạng vùng Hoàng Hà và gốc Bách Việt vùng Trường giang như Hà/Giang (河/江), Thổ/Địa (土/地),  Túc/Chỉ (足/趾),  Xã/Lý (社/里), Nội/Trung (內/中)… ở đây xin tiếp tục đưa ra một trường hợp khác là cặp từ Kích/Đả (擊/打).

 

2.      Khảo sát cặp từ Kích/Đả (/打)

Chữ đả 打 có phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ (OC) theo các nhà ngôn ngữ học như sau:

Karlgren: te ̆ŋ
Lí Phương Quế: triŋx
Vương Lực: teŋ
Baxter: treŋʔ
Trịnh Trương Thượng Phương: rteŋʔ
Phan Ngộ Vân: rteeŋʔ

Về âm Trung cổ Hán ngữ của chữ đả thì có thể căn cứ ở Khang Hy Tự điển, chú như sau: 《唐韻》《集韻》《韻會》都挺切,音頂。{Đường vận} {Tập vận} {Vận hội} đô đĩnh thiết , âm đỉnh. Tức là âm cuối -ng (-ŋ) vẫn còn tồn tại đến thời Trung cổ.

Nếu không tính thanh điệu thì phục nguyên âm thượng cổ của các tác giả Vương Lực và Karlgren trùng với từ “tảnh” cũng là “đánh” trong tiếng Mường, chính bộ phận biểu âm của chữ đả 打 là chữ đinh/đanh 丁cũng cho thấy rõ dạng âm cổ gần với tiếng Việt.

Từ “đánh” ở tiếng Bru-Vân Kiều là tơânh, ở tiếng Katu là đhưng … các ngôn ngữ này đều thuộc nhóm Môn-Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á. Sự chuyển hóa: đhưng (Cơ tu)=>tơânh (Vân Kiều)=>tánh (Mường)=>đánh (Việt) có vẻ khá liền lạc và có tính hệ thống, nên không thể cho rằng từ “đánh” là người Việt đã vay mượn từ “đả” Hán Ngữ trong thời Bắc thuộc, dù âm đọc của nó rất gần với âm Trung cổ Hán Ngữ (MC) và Thượng cổ Hán ngữ (OC) của chữ “đả” 打.

Hơn nữa ngay trong Hán Ngữ khi thử tra trong Kinh Thi người viết phát hiện ra điều bất ngờ là hoàn toàn không có chữ “đả” nào cả, chỉ có “kích” mà thôi, như ở bài Kích cổ (đánh trống):

擊鼓
擊鼓其鏜、踊躍用兵。
土國城漕、我獨南行…
Kích cổ
Kích cổ kì thang , dũng dược dụng binh

Thổ quốc thành tào , ngã độc nam hành…

Thông tin này khá quan trọng, qua đó có thể phần nào nhận ra đả/đánh 打 có thể là một từ gốc phương Nam mới phổ thông trong Hán ngữ sau khi Hán tộc đã xâm chiếm và đồng hóa được nhóm Bách Việt ở phía Nam ? Có thể tham khảo thêm số liệu thống kê của Google hiện đại khi tra từ đả cổ 打鼓và kích cổ 擊鼓, tỉ lệ là 5.720.000/4.430.000 trường hợp nghiêng về đả cổ, cho thấy xu hướng phổ thông hóa theo thời gian của chữ đả.

Ngoài ra tra trong sách Thuyết văn giải tự của Hứa Thận (許慎58-147, thời Đông Hán) có chú về chữ đả打như sau:

擊也。从手丁聲。都挺切 文十三 新附- kích dã, tòng thủ đinh thanh, đô đĩnh thiết. Văn thập tam. Tân phụ.

Chính hai chữ “tân phụ” nghĩa là mới bổ sung phụ vào sau mỗi quyển sách (của bộ Thuyết Văn giải tự) cũng cho thấy đây vốn không phải là từ “chính gốc” của Hán tộc, mà là một từ mới được bổ sung vào Hán ngữ chưa lâu !

Chúng tôi cũng đã thử tra trong phần chính văn (đã bỏ các chú thích của đời sau) của các sách Lão Tử, Mạnh Tử, Lễ Ký v.v. cũng không thấy có chữ “đả” nào cả, ngay cả cuốn sách lừng danh là Sử Ký của Tư Mã Thiên (145TCN – 86TCN, thời  Tây Hán) cũng không sử dụng chữ “đả” 打nào.

Tra trong Khang Hy Tự điển thì sách sớm nhất có chữ đả 打là Cốc Lương Truyện 穀梁傳, là một trong các sách chú giải kinh Xuân Thu, tương truyền do người nước Lỗ là Cốc Lương tiếp thu từ Tử Hạ 子夏-một trong các học trò Khổng Tử rồi viết thành truyện. Nhưng tìm hiểu kỹ thì thấy các nhà nghiên cứu nhận định đây chỉ là sách truyền khẩu, đến đời Hán mới được ghi lại thành sách, hơn nữa chữ đả 打lại ở phần chú thích của người đời sau chứ không phải chính văn (lời đối đáp của Cốc Lương) nên sớm nhất cũng chỉ mới có từ đời Hán mà thôi.

3.      Sơ kết

Ngoài trường hợp các cặp từ đề cập ở trên, chúng tôi đã thu thập được một số cặp từ khác bổ sung cứ liệu nhằm sáng tỏ giả thuyết về nguồn gốc phương Nam của một số từ Hán ngữ, chúng tôi sẽ trình bày tiếp trong loạt bài sắp tới.

 

—-

* Chú thích: Vương Lực là nhà ngôn ngữ học hàng đầu của Trung Quốc, nguyên là Hội trưởng Hội Ngôn ngữ học Trung Quốc, các tác giả khác đề cập trong bài cũng là những nhà ngôn ngữ học có danh tiếng quốc tế.

Về nguồn gốc từ Ba la mật 菠蘿蜜 mà Hán ngữ dùng gọi quả mít

Trước hết về gốc gác phương Nam của cây “ba la mật 菠蘿蜜”[1] thì không cần phải bàn cãi, vì chính sách vở và các trang mạng Trung Quốc cũng ghi rõ ba la mật 菠蘿蜜là giống cây nhiệt đới có gốc gác ở Ấn Độ.

Như vậy phải chăng cách gọi cây “mít” của Việt Nam chính là mượn từ “ba la mật” của Trung Quốc rồi bỏ tiền tố “ba la” đi, chỉ còn “mật” sau đó lại đọc trại cả nguyên âm -â- thành -i-, là nguyên âm có độ mở miệng hẹp hơn ?

Điều nay có vẻ hơi nghịch lý, vì Việt Nam là nước trồng nhiều mít, và cây mít nếu di thực từ Ấn Độ thì lan truyền theo đường ven biển qua Việt Nam vào Trung Quốc thuận tiện hơn là qua vùng núi Tây Tạng, vì đây là vùng núi cao và giá lạnh không thích hợp để trồng mít. Do đó tên gọi “ba la mật” truyền từ Việt Nam sang Trung Quốc có lẽ hợp lý hơn ?

Thử tra tên gọi cây mít ở tiếng Ấn Độ (Hindu) là “katahal” thì không có liên hệ ngữ âm gì với “ba la mật” cả, tiếng Phạn và tiếng Bengal là “banasa” thì giống được 2 âm đầu là “bana” nhưng vẫn không giải thích được gì về âm thứ 3 “mật”, là âm quan trọng nhất mà chúng ta quan tâm. Cả tiếng Malayalam (Malaysia) gọi cây mít là “plāv” cũng không lý giải được gì về nguồn gốc của âm “mật” cả.

Cuối cùng chỉ còn tiếng Việt “mít” là giải thích được sự xuất hiện âm “mật” trong Hán ngữ, nhưng “ba la” thì ở đâu ra ? Bài này sẽ nêu các cứ liệu ngữ âm lịch sử để chứng tỏ rằng “ba la” chính là tiếng Việt cổ “blái” tức là “trái” (quả), ba la mật đơn giản là “blái mít” hay “trái mít” trong tiếng Việt cổ !

Thật vậy, phụ âm đầu tr- trong tiếng thuần Việt vốn có nguồn gốc từ nhóm phụ âm cổ là các tổ hợp có -l- như b-l, p-l, k-l, t-l… chẳng hạn “trời” vốn là “b-lời” còn lưu tích rõ ràng ở sách Công giáo gọi Đức chúa trời là “Đức chúa Bờ lời”, còn “trăng” là “blăng”, “trả” là “blả”.v.v. Chính chữ Nôm cũng có lưu tích rõ ràng âm cổ của từ “trái”, cụ thể các sách chữ Nôm ghi nhận cả hai cách viết với tổ hợp ba+lại 巴+賴(phản ánh âm đầu b-l) hoặc cự+lại 巨+賴(phản ánh âm đầu k-l). Nhóm phụ âm kép bl đó vẫn còn hiện diện trong tiếng Việt đến thời từ điển Việt-Bồ-La của A.D.Rhodes (1651), trái mít từ điển này ghi là “blái mít”.

Như vậy âm đầu “ba” của “ba lái mít” đã khớp được với âm đầu của “ba la mật”, chỉ còn âm giữa “lai” hay “lái” tại sao lại ghi bằng chữ “la” mà không dùng chữ “lai 來” Hán sát về âm đọc hơn ? Để giải thích điều này cần vận dụng một chút cứ liệu về ngữ âm lịch sử tiếng Hán:

Chữ la 羅vốn thuộc thanh mẫu lai 來, vận mẫu ca 歌, mà vận bộ ca thời Thượng cổ Hán ngữ tức khoảng thời Hán về trước theo các nhà ngôn ngữ học thì vốn không phải là một nguyên âm “a” đơn thuần mà là một tổ hợp của “a” với các âm cuối -j, -y,-i, -r, -l, là nhóm âm cuối có thể gieo vần được với nhau thời Kinh Thi (theo Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn). Chẳng hạn nhà ngôn ngữ học nổi tiêng của Trung Quốc là Vương Lực đã phục nguyên âm Thượng cổ Hán ngữ của chữ la 羅là “lai”… Chữ “La 羅” vốn nghĩa là cái lưới (có trong thành ngữ “thiên la địa võng”= “lưới trời lưới đất”), âm cuối -i mà Vương Lực phục nguyên hiện vẫn còn lưu tích rõ ràng ở từ “lưới” của tiếng Việt, và càng rõ ràng hơn ở tiếng Mường gọi cái lưới là “lải”, nếu không xét thanh điệu thì tiếng Mường “lải” trùng hoàn toàn với phục nguyên “lai” của chữ “la” theo Vương Lực nên khả năng lớn chính chữ “la” của Hán Ngữ là một từ gốc phương Nam, vốn gốc từ tiếng nói của nhóm Bách Việt cổ vùng Trường Giang, mà tiếng Việt-Mường là một đại diện còn sót lại hiện nay.

Hàng loạt từ Hán khác thuộc vận bộ “ca” cũng còn lưu tích âm cuối -i ở tiếng Việt :

Ma 磨= Mài
Cá 箇= Cái
La 羅= Lưới
Đà 拖=Lái
Bá 播=Vãi
Nga 蛾= Ngài (con tằm)

.v.v.

Có thể kể thêm chữ đại 大là lớn, người Hán Trung nguyên hay đọc “đạ” hơn là “đại” trong khi người Việt chỉ quen một âm Hán Việt là “đại” nên người viết cũng khá bất ngờ khi tra từ thư biết được nó vốn thuộc vận bộ ca 歌!

Việc người Hán dùng âm cổ “lai” của chữ la 羅để ghi “lái” của tiếng Việt là bằng chứng cho thấy khả năng từ “ba la mật” truyền từ Việt Nam vào Trung Quốc có thể từ rất xưa, khoảng thời Hán Về trước, lúc đó chữ “la 羅” tiếng Hán vẫn còn đọc với âm “lai” hay “lar”.

Còn về chữ cuối cùng “mật” cũng không có chuyện lộn ngược là người Việt đọc trại “mít” từ âm “mật” của Hán ngữ, vì bản thân chữ “mật 蜜” đã được nhà ngôn ngữ học nổi tiếng W. Baxter phục nguyên âm thượng cổ Hán Ngữ là “mjit”, rất phù hợp vớt âm “mít” của người Việt. Một hệ quả quan trọng có thể rút ra là âm “mít” của Tiếng Việt có lẽ đã giữ khá ổn định từ hơn hai nghìn năm nay ?

Sách Bản thảo Cương mục 本草綱目của Lý Thời Trân (LiShiZhen 李時珍1518 -1593, một danh y thời Minh) cũng ghi rõ ràng Ba La Mật vốn sinh sản ở đất Giao Chỉ tức miền Bắc Việt Nam, nguyên văn: 時珍曰︰波羅蜜生交趾、南邦諸國,今嶺南、滇南亦有之– Thời Trân viết: ba la mật sinh Giao Chỉ, nam bang chư quốc; kim Lĩnh Nam, Điền Nam diệc hữu chi.(Cây mít sinh sản ở Giao Chỉ và các nước phương nam, nay vùng Lĩnh Nam và Điền Nam cũng có).

Việc người Trung Quốc chỉ thừa nhận gốc gác Ấn Độ của từ “ba la mật” mà lờ đi khả năng gốc gác ở tiếng Việt “blái mít” có lẽ do tinh thần dân tộc chủ nghĩa mà thôi, cũng như tên gọi thành phố “Sài Gòn” người Việt chỉ chăm chăm đi tìm gốc gác ở tiếng Tàu như “Đề Ngạn” chi chi đó mà ít người chịu nhìn nhận rằng nó vốn là cái tên Prây Gor của người Khmer (prây tiếng Khmer tức là làng hay phố)… Ngoài ra có thể do cái tên ba la mật tình cờ lại nằm trong tên bộ kinh phật nổi tiếng “Kim cương Bát nhã Ba la mật đa [2]” nên càng tạo thêm ấn tượng về nguồn gốc Ấn Độ của nó ?

Kết luận: Các cứ liệu ngữ âm lịch sử ủng hộ ý kiến giải thích từ “ba la mật” Hán ngữ vốn gốc là từ “blái mít” của tiếng Việt cổ, ý kiến này vốn không phải do người viết đưa ra đầu tiêng, mà đã được một số nhà nghiên cứu đề cập trên diễn đàn Viện Việt học viethoc.org/phorum, tiếc là diễn đàn đó hiện đã đóng cửa. Có thể kể thêm thêm vài trường hợp tương tự như “phù lưu 芙蓅” Hán ngữ tức là “trầu” tiếng Việt (âm tiếng Việt cổ là b-lâu, còn phía Hán ngữ thì chữ “phù 芙” thời cổ vốn có âm đầu là b- chứ không phải ph-); hay “cảm lãm 橄欖” trong Hán ngữ là cây “trám”, có thể bắt nguồn từ tiếng Việt cổ là k-lám .v.v.

 



[1]Ba la mật là cây mít thường viết là 菠蘿蜜có khi viết 波羅蜜 không có bộ thảo chứng tỏ đây là một từ người Trung quốc phiên âm từ tiếng nước ngoài, có khi phiên theo tiếng Phạn là “bà na sa” 婆那娑.

[2]Ba la mật 波羅蜜 là phiên âm tiếng Phạn “pāramitā”, nghĩa là “ Vượt đến cõi giải thoát, cứu độ được người khác”. Còn được phiên âm là “Ba-la-mật-đa” 波羅蜜多 và “Ba-la-nhĩ-đa” 波囉弭多. Hán dịch là “đáo bỉ ngạn” 到彼岸-qua đến bờ bên kia, “độ vô cực” 度無極-đến nơi không giới hạn, “độ” 度-vượt qua, “sự cứu cánh” 事究竟-viên mãn rốt ráo sự việc. Thuật ngữ đề cập đến pháp tu tập nền tảng Tính không của hàng Bồ Tát Đại thừa để đưa chúng sinh đến bờ giải thoát. Phật giáo Đại thừa có dạy pháp tu Lục Ba-la-mật và Thập Ba-la-mật để được đến bờ giải thoát